Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

de thi HSG li9 rat hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.53 KB, 1 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn : Vật lí
Thời gian làm bài : 150 phút

Bài 1 : (5 điểm)
Ba người đi xe đạp chuyển động đều từ A về B. Người thứ nhất đi với vận tốc là
v
1
= 8 km/h. Người thứ hai xuất phát sau người thứ nhất 15 phút và đi với vận tốc v
2
= 12 km/h. Người thứ ba xuất phát sau người thứ hai 30 phút. Sau khi gặp người thứ
nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa thì ở vị trí cách đều người thứ nhất và người
thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba.
Bài 2 : (4,5 điểm)
Một máy làm lạnh sau 24 giờ nó tạo được 2 kg nước đá có nhiệt độ – 2
0
C từ
nước ở nhiệt độ 20
0
C. Cũng máy lạnh đó, hỏi sau 4 giờ thì không khí trong một
phòng có thể tích 30 m
3
sẽ hạ được bao nhiêu độ ? Cho nhiệt dung riêng của không
khí là 1005 J/kgK và khối lượng riêng của không khí là 1,293 kg/m
3
. Nhiệt dung
riêng của nước và nước đá lần lượt là 4200 J/kgK và 2100 J/kgK, nhiệt nóng chảy
(nhiệt lượng cần cung cho 1 kg của một chất chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể
lỏng ở nhiệt độ nóng chảy) của nước đá là 340 kJ/kg.
Bài 3 : (4,5 điểm)


Cho mạch điện như hình vẽ. Biết : U = 2 V,
R
0
= R
4
= 0,5

, R
1
= 1

, R
2
= 2

, R
3
= 6

. R
5

một biến trở có giá trị lớn nhất là 2,5

. Bỏ qua điện
trở ampe kế và dây nối.
a, Đóng khoá K, tìm R
5
để ampe kế chỉ 0,2 A.
b, Đóng khoá K, tìm R

5
để ampe kế chỉ giá trị lớn
nhất. Tính giá trị lớn nhất đó.
Bài 4 : (4 điểm)
Một vật đặt trước một thấu kính hội tụ cho một ảnh thật cao 0,9 cm. Dịch chuyển
vật dọc theo trục chính một khoảng 3 cm về phía gần thấu kính thì thu được một ảnh
thật mới cao 1,5 cm. Ảnh mới cách ảnh cũ 45 cm.
a, Tính khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính và khoảng cách từ
vật đến thấu kính trước khi dịch chuyển.
b, Tìm độ cao của vật.
Bài 5 : (2 điểm)
Bằng một khí áp kế thuỷ ngân, hãy nêu một phương án thực nghiệm xác định độ
cao của ngọn núi Bạch Mã (nơi có đặt trạm quan sát cho du khách nhìn phong cảnh
từ trên cao) so với chân núi. Biết trọng lượng riêng của không khí và của thuỷ ngân.
Coi mật độ không khí ở đỉnh núi và ở chân núi là như nhau.
Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×