Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước phát triển chủ yếu về nông nghiệp, chăn nuôi lợn
từ lâu là nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Trong những năm gần
đây, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn nuôi mà ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta đã phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và quy mô chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó thì các loại dịch
bệnh ngày càng phức tạp, đã và đang gây thiệt hại lớn không chỉ cho kinh tế
của các hộ chăn nuôi lợn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Vi khuẩn Streptococcus spp có mặt khắp nơi trong tự nhiên, trên cơ thể
động vật và cả ở người. Vi khuẩn Streptococcus spp thường gây bệnh ho thở
truyền nhiễm; bệnh đường ruột; bệnh viêm hạch dưới hàm ở lợn; bệnh viêm
màng não ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo; bệnh viêm khí quản và phổi ở lợn con.
Bệnh truyền từ lợn sang lợn thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim
tiêm nhiễm trùng. Lợn con bị bệnh có thể do lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường
hô hấp, đường tiêu hoá, đường máu.
Vi khuẩn Streptococcus suis (S. suis) là nguyên nhân gây bệnh trên lợn
và gây thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi lợn tại nhiều nước trên thế giới. Vào
tháng 6 đến tháng 7 năm 2005 tại tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc một đợt dịch
bệnh ở lợn đã xuất hiện, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn và nguy
hiểm hơn là trong thời gian có dịch có 174 trường hợp bị nhiễm và có trên 30
người tử vong. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do những người này đã
từng tiếp xúc với lợn của các trại chăn nuôi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus
suis (liên cầu khuẩn gây bệnh ở lợn). Trong khi đó Việt Nam và Trung Quốc là
hai nước giáp gianh, có đường biên giới dài, điều kiện giao lưu buôn bán được
1
mở cửa thông thoáng nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2007
đến tháng 7 năm 2007, tại Việt Nam đã có 46 người bị mắc liên cầu khuẩn,
trong đó có 3 người tử vong ở hai thể viêm màng não và nhiễm trùng huyết,
số bệnh nhân này được xác định là do nhiễm vi khuẩn S. suis typ 2. Đa số
những người mắc bệnh tập trung ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây,
Bắc Ninh, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Đinh, Sơn
La, Hà Nam, Bắc Giang và Hà Nội. Những người nhiễm liên cầu khuẩn đều
được xác nhận là có tiếp xúc với lợn mắc bệnh hoặc tham gia giết mổ và bán
thịt lợn.
Gần đây bệnh do liên cầu lợn (S. suis) gây ra trên người có chiều hướng
tăng, đến tháng 11/ 2010 đã có 40 người phải nhập viện lâm sàng nhiệt đới Hà
Nội do mắc bệnh liên cầu lợn. Riêng ở tỉnh Ninh Bình đã có 13 trường hợp
người mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó có 4 người đã tử vong (Theo văn bản
số 276/ CCTY ngày 13 tháng 12 năm 2010). Theo điều tra ban đầu thì các
bệnh nhân mắc bệnh đều có tiếp xúc với lợn.
Từ thực tế về tình hình dịch bệnh của người và lợn trong nước, cũng
như của các nước trong khu vực, chúng tôi đã thực hiện đề tài “
!"#$%.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá mức độ lưu hành của vi khuẩn S. suis trên đàn lợn
- Đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng với kháng sinh của các chủng S. suis
2
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH DO VI KHUẨN &'()&*+*++,
,- Ở LỢN VÀ NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình bệnh do vi khuẩn .ở lợn
Theo Nguyễn Thượng Chánh (2007), các nhà dịch tễ học đã xếp vi
khuẩn S.suis vào trong nhóm các bệnh đang nổi lên (Maladie en esmeergence,
Emerging zonotic pathogen). Vi khuẩn S. suis là một trong số các tác nhân
gây bệnh quan trọng và gây ra những thiệt hại đáng kể trong công nghiệp
chăn nuôi lợn. Các thông báo đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn đã được
chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 (Jansen và Van
Dorssen, 1951) và ở Anh vào năm 1954 (Field và cộng sự, 1954). Kể từ đó,
bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế giới - nơi có
ngành chăn nuôi lợn phát triển (Higgins và cộng sự, 2002).
Các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như
viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh
mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột (Higgins
và cộng sự, 2002, Lun và cộng sự, 2007). Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo
đều chỉ ra rằng S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị
viêm phổi (Koehne và cộng sự, 1979, Sanford và Tilker, 1982, Erickson và
cộng sự, 1984). Những năm sau đó, các nghiên cứu từ Anh lại kết luận rằng vi
khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít
khi gây viêm phổi (MacLennan và cộng sự, 1996, Heath và cộng sự, 1996),
trong khi đó, các bệnh tích ở phổi vẫn là chủ yếu trong các trường hợp lợn bị
bệnh tại Bắc Mỹ (Reams và cộng sự, 1994, 1996, Hogg và cộng sự, 1996).
Một nghiên cứu ở Nhật giữa 1987 và 1991 đã cho biết kết quả là 38% số
3
chủng S. suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33% từ lợn bị viêm phổi
(Kataoka và cộng sự, 1993). Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể phân lập được
trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai.
Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3-16
tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này
(Lamont và cộng sự, 1980). Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này
gây ra là có sự sai khác nhau giữa các quốc gia (Higgins và cộng sự, 2002).
Tháng 7 và 8/2005, một vụ dịch lớn nhất chưa từng gặp trong lịch sử
ngành chăn nuôi lợn đã xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, với 6736 lợn
mắc bệnh trong 641 ổ dịch, gây chết 644 con.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Khương Bích Ngọc (1996) về tình hình
bệnh cầu khuẩn xảy ra ở hầu khắp các trại chăn nuôi tập trung trong những
năm 70 và 80 đã cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn, bao gồm
Staphylococcus aureus, Streptococcus suis và Diplococcus là các nguyên
nhân chính gây ra "Bệnh cầu khuẩn ở lợn" với các triệu chứng như con vật bỏ
ăn, sốt cao, chết đột ngột, khớp chân sưng to, liệt chân. Bệnh tích mổ khám
bao gồm: toàn bộ phủ tạng xuất huyết, phổi viêm hóa mủ, dính với lồng ngực
và hoành cách mô, tim nhão, cơ tim xuất huyết, xoang bụng tích đầy nước
vàng, toàn bộ ruột bị viêm kết dính, khớp viêm sưng to, thịt nhão và có mùi
hôi thối. Kết quả phân lập vi khuẩn từ phủ tạng lợn bệnh cũng đã cho thấy vi
khuẩn S. suis chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, tiếp đến là Diplococcus 33% và
Staphylococcus aureus 7%.
Kết quả theo dõi giám sát dịch bệnh của Cục Thú y và kết quả nghiên
cứu của Viện Thú y từ những năm 90 cho đến thời điểm này cho thấy ở Việt
Nam chưa xác nhận được các ổ dịch ở lợn do S. suis gây nên. Tuy nhiên, từng
trường hợp đơn lẻ (cá thể) có thể bị bệnh này thì chưa được nghiên cứu (Báo
cáo của Cục Thú y về tình hình bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây sang người).
4
2.1.2. Tình hình bệnh do vi khuẩn . gây ra ở người trên thế giới và
tại Việt Nam
Bệnh liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Người
nhiễm đầu tiên được phát hiện vào năm 1968 ở Đan Mạch. Kể từ đó, số lượng
bệnh nhân nhiễm bệnh ngày càng tăng. Điều này phản ánh sự tăng lên phạm
vi gây bệnh của liên cầu lợn hoặc tăng sự chẩn đoán đúng của bác sĩ.
Các trường hợp người mắc bệnh đã được thông báo ở các nước trên thế
giới: tại Châu Âu (Windsor 1997, Cliftton Hadley và cs 1986, Arend and
Zanen 1988, Homez 1988, Mazokopakis, 2005), tại Trung đông (1989), tại Úc
và Newzealand (1988), tại Brazil, Mỹ, Canada, tại các nước Bắc Âu (1988,
1995), tại Hồng Kông, Nhật, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc ( Theo Khoa
Học Phổ Thông, 2009).
Chattopadhyay (1975), Chau và cs (1983), Pedro Acho (1989) đã thông
báo: 50 trường hợp người bị lây nhiễm bệnh liên cầu khuẩn từ lợn bệnh với
các biểu hiện lâm sàng nhiễm trùng huyết, viêm họng, viêm hạch lâm ba,
viêm phổi, viêm màng não,… (Phạm Sĩ Lăng và Văn Đăng Kì, 2008).
Theo báo cáo của Kay và cs năm 1995, có 75 trường hợp bệnh do
S. suis tại các nước châu Âu và 67 trường hợp tại các nước châu Á, trong đó
viêm màng não mủ chiếm tỷ lệ là 88%, chỉ có 12% nhiễm trùng huyết đơn
thuần, tỷ lệ tử vong ở cả hai nhóm là khoảng 11 – 12% (Khoa Học Phổ
Thông, 2009).
Đến tháng 8/2005, số người nhiễm bệnh do S. suis được báo cáo lên
đến 220 trường hợp, bao gồm 91 bệnh nhân ở châu Âu và 129 trường hợp ở
châu Á với tỷ lệ tử vong lần lượt là 13,2% và 20,2%.
Dịch bệnh liên cầu lợn đã xảy ra ở Trung Quốc từ 22/7/2005, đến ngày
5/8/2005 Bộ y tế Trung Quốc cho biết không có thêm ca bệnh mới nào đựơc
báo cáo. Trong vụ dịch này có 215 ca ở người, trong đó có 39 ca tử vong
(chiếm tỷ lệ 18,1%). Theo thống kê có 80% những người bị bệnh là nam
5
giới, là những người giết mổ lợn bị bệnh hoặc chế biến và bán thịt. Hơn 40%
các trường hợp tuổi từ 50-60 (những người có sức đề kháng kém). (Lun và
cộng sự, 2007 [80]).
Tại Việt Nam, trong khoảng những năm trở lại đây, báo cáo tổng kết
tình hình bệnh tật hàng năm tại Bệnh viện nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho
thấy số trường hợp người nhiễm bệnh do S. suis ngày càng gia tăng. Từ năm
1996 đến năm 1998, mỗi năm chỉ ghi nhận được khoảng 3 bệnh nhân.Từ năm
1999 đến năm 2003, trung bình mỗi năm có khoảng 13 trường hợp. Trong
năm 2004 ghi nhận được 19 trường hợp. Tính đến tháng 7 năm 2007, tổng số
bệnh nhân nhiễm bệnh do S. suis gây ra nhập viện vào Bệnh viện vào khoảng
230 người (Khoa Họa Phổ Thông, 2009).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Mai và cs tiến hành tại Bệnh
viện nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2005 về viêm màng
não mủ ở người lớn thì S. suis là tác nhân gây bệnh hàng đầu chiếm tỷ lệ
38,6%, kế đến mới là phế cầu S. pneumoniae (18,4%). Cũng theo nghiên cứu
này, các tác giả đã sơ bộ khảo sát các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
nhiễm S. suis trong hai năm 2005-2006 đã cho thấy: trong số 47 trường hợp
viêm màng não do S. suis thì bệnh nhân thường ở độ tuổi lao động từ 21- 60
tuổi, nam giới chiếm đến 83%: bệnh thường gặp vào khoảng tháng 3 đến
tháng 8 hàng năm; có đến 52,3% trường hợp bệnh nhân có tiếp xúc với lợn
như chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn. Ngoài ra, có 12,8% trường hợp bệnh
nhân có các vết trầy xước trên da và đây chính là cửa ngõ của vi trùng xâm
nhập; 29,8% bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc cắt lách.
Tại miền Bắc Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2007, Viện các bệnh
truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã tiếp nhận được 41 trường hợp nhiễm
liên cầu khuẩn lợn được xác định qua kết quả phân lập vi khuẩn bằng PCR.
Trong đó 29 trường hợp viêm màng não mủ, 12 trường hợp nhiễm trùng
huyết với 8 trường hợp sốc nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong 7%. Tại bệnh viện
6
Bạch Mai, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2007, có 11 mẫu bệnh phẩm phân lập
được Streptococcus suis, trong đó có 4 trường hợp viêm màng não mủ.
Chính vì số lượng bệnh nhân có dấu hiệu tăng mạnh, ngày 18/7/2007
các phương tiện truyền thông đã bắt đầu đưa tin về bệnh liên cầu lợn, cụ thể
trên báo điện tử Việt Nam Net có tiêu đề “Đề phòng bệnh nhiễm trùng huyết
do nhiễm liên cầu lợn”. Ngày 23/7/2007, có 2 bệnh nhân nghi nhiễm liên càu
lợn ở Huế; ngày 24/7/2007, bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đầu tiên ở Quảng
Ninh cũng đã được đăng báo (Nguyễn Hải Nam).
Gần đây, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Ninh Bình đã thông báo tình
hình dịch liên cầu lợn trên người diễn biến rất phức tạp. Tháng 7 năm 2010,
đã có 9 người nhiễm S. suis, trong đó 4 người đã tử vong.
2.2. CĂN BỆNH
2.2.1. Hình thái
Vi khuẩn Streptococcus suis có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường
kính khoảng 1µm. Vi khuẩn bắt màu Gram dương, không di động, không sinh
nha bào.
Vi khuẩn thường đứng thành chuỗi như chuỗi hạt, có độ dài ngắn
không đều nhau tùy vào môi trường nuôi cấy, từ 2 cầu khuẩn tạo thành song
cầu khuẩn cho đến chuỗi có 6 - 10 cầu khuẩn và dài hơn tạo thành liên cầu
khuẩn. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn đứng thành chuỗi ngắn, thường có từ 2 – 8
đơn vị. Trong môi trường lỏng, vi khuẩn hình thành chuỗi dài (Nguyễn Như
Thanh và cs, 2001).
2.2.2. Tính chất nuôi cấy
S. suis là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, đòi hỏi môi trường
nuôi cấy có 5 – 10% C0
2
. Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy
giàu chất dinh dưỡng như môi trường thạch máu, thạch Chocolate, nhưng
mọc tốt nhất là môi trường thạch máu Columbia. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp
7
là 37
0
C, nhưng có thể phát triển được ở một khoảng nhiệt độ rất rộng từ 10 –
45
0
C, pH thích hợp 7 – 7,2.
Sau 24h nuôi cấy tính chất mọc của S. suis trên các môi trường:
- Trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc mọc yếu, khuẩn lạc trắng,
trong, tròn, gọn.
- Trên thạch máu: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc nhỏ, hơi lồi, tròn, gọn,
mịn. Đa số vi khuẩn gây bệnh cho lợn đều gây dung huyết khi nuôi cấy trên môi
trường có bổ sung máu cừu, dê hoặc bò. Các kiểu dung huyết chính gồm có:
+ Dung huyết kiểu α: khuẩn lạc được bao quanh bởi một vòng hồng cầu
còn nguyên hình nhưng có màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có vùng tan máu
(dung huyết từng phần hay dung huyết không hoàn toàn).
+ Dung huyết kiểu β: bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hoàn
toàn trong suốt, có bờ rõ ràng do hemoglobin được phân hủy hoàn toàn.
+ Dung huyết kiểu γ: xung quanh khuẩn lạc không có sự biến đổi nào
cả, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.
- Trên môi trường thạch huyết thanh: khuẩn lạc nhỏ, trắng, hơi lồi,
trong, mịn, gọn, có ánh xanh trong.
- Trên thạch Edward: khuẩn lạc nhỏ, mịn, ướt, tròn, gọn, trong, mặt hơi
lồi, màu hơi tím.
- Trên thạch Shapman: không mọc, màu đỏ tươi.
- Trong môi trường lỏng: vi khuẩn mọc không làm đục môi trường mà
tạo thành những hạt nhỏ hoặc những bông, lắng xuống đáy ống nghiệm.
2.2.3. Tính chất sinh vật hóa học
Vi khuẩn có khả năng lên men các loại đường: Sucroza, Trehalose,
Inulin, Lactose, Salicin; không lên men các loại đường: Sorbitol, Mannitol;
phản ứng Voges Proskauer âm tính.
Các phản ứng khác:
- Catalase : Âm tính
8
- Oxydase: Âm tính
- Indol : Âm tính
2.2.4. Sức đề kháng
S. suis có thể tồn tại trong môi trường nhiều ngày (Alexander, 1992).
Vi khuẩn tồn tại tới 6 tuần trong thịt lợn hoặc xương ướp lạnh (Clifton –
Hadley và cs, 1986) và có thể tìm thấy ở gia súc sống (hạch amidan là chỗ
thích hợp nhất) hoặc các bệnh phẩm sau khi gia súc chết (Nguyễn Gia Tuệ,
1995). S. suis tồn tại lâu trong đờm, chất bài xuất có protein. Theo Talkington
(1981) vi khuẩn có sức đề kháng tốt trong môi trường acid nên vẫn phát triển
bình thường ở pH=4. Vì vậy, trong đồ ăn phế thải của người đẻ làm thức ăn
cho gia súc, số lượng vi khuẩn đều tăng trong quá trình lên men.
- Ở 0
0
C: vi khuẩn có thể sống được 54 ngày trong bụi, 104 ngày trong
phân lợn.
- Ở 9
o
C: vi khuẩn có thể sống được 25 ngày trong bụi, 10 gày trong
phân lợn.
- Ở 25
0
C: vi khuẩn có thể sống được 24 giờ trong bụi, 8 ngày trong phân.
- Ở 40
0
C: vi khuẩn có thể sống trong 6 tuần và đây có thể là nguồn lây
nhiễm tiềm tàng cho con người.
- Ở 50
0
C: vi khuẩn bị diệt sau 2 giờ.
- Ở 60
o
C: vi khuẩn bị diệt trong vòng 10 phút.
Vi khuẩn S. suis có sức đề kháng kém, dễ dàng bị diệt bởi các chất sát
trùng thông thường như: phenol, iod, hypochlorid, chloramin, nước Javen,
acid phenic 3-5% diệt vi khuẩn trong vòng 3-15 phút, formol 1% diệt vi
khuẩn trong vòng 60 phút, cồn nguyên chất không có tác dụng với vi khuẩn,
cồn 70
0
C diệt vi khuẩn trong 30 phút, nước xà phòng nồng độ 1/500 có thể
diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút, tím gentian 1/300.000 cũng có tác dụng diệt
vi khuẩn.
9
2.2.5. Phân loại
Đầu tiên, S. suis được xếp trong các nhóm mới của Lancefield (nhóm
R, S, RS và T), sau đó trong nhóm D của Lancefield. Các nhóm cũ R, S, RS
trở thành các serotype tương ứng là 1, 2, 1/2. Nhóm T tương ứng với serotype
15 (Higgins và Gottschlk, 1992) (Nguyễn Gia Tuệ, 1995).
Cho đến nay, 35 typ huyết thanh giáp mô đã được xác định, trong đó
typ 1, 2, 1/2, 3, 7, 9. 14 là những typ gây bệnh phổ biến trên lợn (Wisslink và
cs, 2000: Okwumabua và cs, 2003; Henk và cs, 2002). Trong đó typ 2, 4, 14
có thể gây bệnh ở người, nguy hiểm nhất là typ 2.
2.2.6. Cấu trúc kháng nguyên và yếu tố độc lực
Liên cầu lợn có cấu trúc kháng nguyên vỏ là polychaccarides đặc hiệu,
kháng nguyên này đóng vai trò quan trọng trong khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Kết quả nghiên cứu về độc tính của vi khuẩn còn nhiều hạn chế. Một số
yếu tố về độc lực đã được đề cập đến như: vách vi khuẩn (CPS), yếu tố bám
dính (adhesion), giáp mô, yếu tố protein ngoài tế bào (EF), protein giải phóng
men Muraminidase (MRP), yếu tố dung huyết suilysin (sly), adhesin,
glutamate dehydrogenease (gdh), fibronectin-binding protein (FBP) và
arginine deiminase.
Những nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn là
Polysaccharide của giáp mô (Capsule Polysaccharide – CPS) vì các chủng đột
biến không có giáp mô đều thể hiện là không có độc tính và nhanh chóng bị
loại bỏ khỏi hệ tuần hoàn của lợn và chuột trong thí nghiệm gây nhiễm thực
nghiệm, tuy nhiên, không phải tất cả các chủng có giáp mô đều là chủng độc.
Độc tố CPS của S. suis bao gồm 5 phân tử đường bao gồm Sialic Acid (N-
acetyl neuraminic acid).
Yếu tố độc lực của S. suis typ 2 được xác định do 2 loại protein là
Protein ngoài tế bào (EF) có trọng lượng phân tử 110 kDa và Protein giải
phóng men muramidase (MRP) có trọng lượng phân tử là 136 kDa. Ở chủng
10
S.suis typ 2 có độc tính thường kèm theo yếu tố gây dung huyết suilysin
(SLY) có trọng lượng phân tử 65kDa, được mã hóa bởi gen sly, có độ phóng
xạ riêng là 0.7*10
6
Units/mg và cáo đặc điểm là dễ bị oxy hóa, dễ bị hoạt hóa
bởi một số chất khử, dễ bị ức chế bởi cholesrerol với nồng độ loãng. Tuy
nhiên vai trò sinh bệnh học vẫn chưa được xác định rõ.
2.3. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
2.3.1. Nguồn bệnh
Liên cầu lợn luôn có mặt trong môi trường và kí sinh bình thường ở lợn
nhưng không gây bệnh, hoặc chỉ gây các bệnh viêm nhiễm không thanh dịch
như viêm họng, nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng phổi. Liên cầu lợn chủ yếu sống
ở các loài lợn đã thuần hóa, nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng,
ngựa, chó, mèo và chim. Streptococcus suis có thể gây bệnh quanh năm,
nhưng các vụ dịch thường xảy ra vào giai đoạn đầu mùa xuân hoặc sau khi có
những thay đổi thời tiết đột ngột.
Nơi cư trú của liên cầu lợn thường ở đường hô hấp trên, đường tiêu hóa
và sinh dục; đặc biệt ở hạch amidan và xoang mũi. Hiện có 2 typ liên cầu lợn
thường gây bệnh ở lợn, typ 1 hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8
tuần tuổi, typ 2 gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cả 2 typ này đều cư trú
ở amidal. Tỷ lệ mang liên cầu lợn không có triệu chứng trong một đàn lợn
khoảng 60% - 100%. Lợn trưởng thành có tỷ lệ mang vi khuẩn cao nhất.
2.3.2. Đường lây truyền
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Vì thế,
môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do lợn khỏe hít thở không khí có mầm
bệnh, do tiếp xúc giữa lợn ốm và lợn khỏe, do lợn ăn phải thức ăn và nước
uống có mầm bệnh (Clifton – Halley và cs, 1986). Ngoài ra vi khuẩn cũng có
thể xâm nhập qua các vết thương, các vết trầy xước để gây bệnh. Dịch bệnh ở
lợn thường bùng phát khi có các yếu tố thuận lợi như chuồng trại quá chật
11
chội, đàn lợn quá đông, thiếu không khí hoặc khi lợn cai sữa. Tình trạng lợn
lành mang mầm bệnh không có bất cứ triệu chứng gì có thể là nguyên nhân
gây lây lan dịch bệnh thầm lặng và nguy hiểm. Một con đường lây lan khác
cũng rất hay gặp là thông qua ruồi, ruồi có thể bay từ trang trại nọ sang trang
trại kia và mang theo các tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm cả
Streptococcus suis. Enright (1987) đã chứng minh rằng ruồi có thể mang
S. suis typ 2 ít nhất là 5 ngày và còn có thể làm nhiễm mầm bệnh vào thức ăn
ít nhất 4 ngày. Sự tồn tại của xác chết mang vi khuẩn S. suis trong chuồng
nuôi cũng là một cách để truyền bệnh (Higgins và cs, 2002).
Điều cần đặc biệt quan tâm là bệnh liên cầu khuẩn có thể lây truyền từ
lợn ốm sang người và ngược lại. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể người nếu có sự
tiếp xúc với lợn, thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín kĩ. Vi khuẩn liên cầu lợn
đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi, miệng. Như
vậy, nguy cơ mắc bệnh cao gặp ở những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp
xúc gần với lợn hoặc các sản phẩm tươi sống từ lợn nhiễm khuẩn như thợ giết
mổ lợn, công nhân lò mổ, người bán hàng thịt, người chế biến thịt tươi, người
ăn tiết canh lợn,…
Hiện nay chưa có bằng chứng nào về việc bệnh liên cầu khuẩn có thể
lây trực tiếp từ người sang người.
2.3.3. Cách sinh bệnh
Theo William (1988) Streptococcus suis truyền theo đường hô hấp,
xâm nhập vào hạch amiđan, vòm họng; từ đó di chuyển theo hệ lâm ba tới
hạch dưới hàm, cư trú ở các mô. Lúc này cơ thể chưa có dấu hiệu lâm sàng
của bệnh. Ở các tổ chức cu trú, chúng sống và nhân lên trong tế bào monocyt,
rồi chuyển vào xoang dịch não tủy gây nên viêm màng não, có thể thông qua
con đường nhiễm trùng huyết để xâm nhập vào màng não, khớp xương và các
mô khác. Thời gian nhiễm trùng huyết là pha quan trọng trong quá trình phát
sinh viêm màng não do S. suis typ 2.
12
Autrian (1976) thấy rằng 30 – 70% Streptococcus spp cư trú ở đường
hô hấp trên của con vật khỏe mạnh, khi hệ thống hàng rào bảo vệ của cơ thể
bị suy giảm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp dưới gây bệnh ở đây và gây viêm
phổi. Sau đó chúng vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết, rồi tràn
vào nội và ngoại tâm mạc, màng não, xoang, khớp đẻ gây các bệnh ở đây. Với
Streptococcus spp. gây dung huyết kiểu β, khi vi khuẩn đi vào máu, đến các
cơ quan gây ra các ổ áp xe thứ phát, dẫn đến viêm ở tủy xương, khớp, van
tim, nội tâm mạc, thận, gan, hạch lympho và đường sinh dục.
Các tác giả đều cho rằng sau 2 giờ S. suis xâm nhập vào họng, vi khuẩn
di chuyển theo các mạch lâm ba vào hạch lympho ở xương dưới hàm, gây
hiện tượng thẩm xuất bạch cầu ở dưới hàm. Sau 96 giờ gây nhiễm có hiện
tượng hoại tử ở hạch và hoại tử kéo dài 5 ngày. Vào ngày tứ 7 sau khi bị
nhiễm có hiện tượng bao bọc ổ mủ, ngày thứ 13 áp xe nhỏ phát triển to lên tạo
thành nhọt.
2.4. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH DO VI KHUẨN .,-GÂY RA
2.4.1. Triệu chứng
/.0.1.1.& 23
Triệu chứng của bệnh do S. suis gây ra ở lợn rất phức tạp, khó nhận
biết, khó phân biệt với các bệnh do nhóm cầu khuẩn gây ra khi bệnh có hiện
tượng bội nhiễm, kế phát bởi một số bệnh khác và phụ thuộc vào thể bệnh
từng chủng gây ra.
Clifton – Halley (1983), nghiên cứu ở lợn gây thực nghiệm và quan sát
lợn trong các ổ dịch tự nhiên thấy: lợn từ 1- 3 tuần tuổi thường mắc bệnh thể
viêm não và màng não, thể hiện các triệu chứng như: lợn đang bú có triệu
chứng ủ rũ, biếng ăn, sưng hầu, khó nuốt, đi lại khó khăn, lông khô dựng
đứng, da mẩn đỏ và sốt cao 40
0
C – 41,5
0
C. Lợn hoạt động khó khăn, đi lại
loạng choạng, khi năm biểu hiện tư thế bơi chèo, tê liệt. Triệu chứng viêm
não ở lợn trưởng thành rất ít biểu hiện.
13
Thể viêm khớp thường xảy ra ở lợn đang bú và lợn trưởng thành. Ỏ lợn
trưởng thành có hiện tượng viêm một khớp, khớp viêm thường là khớp bẹn,
đầu gối hoặc khớp bàn chân. Tổn thương đầu tiên bao gồm thủy thũng, sưng
khớp và màng khớp xung huyết, dịch khớp đục. Bệnh có thể tiến triển nặng
hơn với hiện tượng sợi hóa và áp xe các tổ chức trong khớp, khớp bị thoái
hóa, viêm khớp có mủ ở lợn con. Bệnh xảy ra đối với hệ thống xương thường
là thoái hóa các đốt sụn, sau 10 – 15 ngày mắc bệnh có thể thấy các đốt sụn bị
hoại tử.
Theo Collier, Amstrong và cs (1982), trong bệnh áp xe hạch lympho
hầu hoặc viêm hạch dưới hàm ở lợn do S. suis gây ra, có thể sờ thấy áp xe
hạch ở hầu, ở cổ rất rõ. Hạch dưới hàm sưng sớm nhất và sau 15 ngày mới
thành áp xe.
Khi bệnh xảy ra ở da, ban đầu tạo ra các ổ áp xe, về sau phần da phủ
trên bề nặt các ổ áp xe bị hoại tử sau 5 tuần, khoảng tuần thứ 7 -8 các ổ áp xe
bị vỡ, dịch rỉ viêm màu xanh hoặc màu socoola, cà phê chảy ra, ổ áp xe trở
thành các tổn thương. Các tổn thương này có thể khỏi hoàn toàn vào tuần thứ
10 nếu được vệ sinh chăm sóc tốt.
Ngoài ra còn có các triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi, một số
trường hợp viêm rốn. Viêm nội tâm mạc ỏ lợn thường thấy khi hôn mê hoặc
chết không có biểu hiện triệu chứng trước đó. Trong các đợt dịch viêm màng
não do S. suis typ 2, biểu hiện chết đột ngột một hoặc nhiều con có thể là dấu
hiệu đầu tiên.
/.0.1./.& 2334
Nhiễm Streptococcus suis có thể gây ra những bệnh rất nặng và nguy
hiểm đến tính mạng con người, hay gặp nhất là gây viêm màng não, nhiễm
trùng máu, viêm nội tâm mạc, một số trường hợp tiến triển tối cấp rất nhanh
dẫn đến sốc nhiễm độc khuẩn gây suy đa phủ tạng và tử vong mà không kịp
điều trị gì. Thời kì ủ bệnh kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày. Người mắc liên cầu
14
lợn chủ yếu chia làm hai thể là thể tối cấp và thể viêm màng não mủ.
Ở thể tối cấp, bệnh nhân thường bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, lạnh
run, xuất huyết da dạng chấm hay mảng, nổi gồ lên mặt da, có thể có bóng
nước, gây hoại tử dưới da. Sau đó choáng, sốc, tụt huyết áp, suy chức năng
hô hấp, tuần hoàn, thận, gan và nhanh chóng tử vong. Từ khi xuất hiện dấu
hiệu bệnh đến khi tử vong có thể chỉ từ 1 -2 ngày. Tỷ lệ tử vong là 62%.
Ỏ thể viêm màng não mủ, ngoài những biểu hiện lâm sàng chung tương
tự bệnh viêm màng não mủ do các vi khuẩn khác gây ra như: Sốt kèm ớn
lạnh, nhức đầu, nôn ói, rối loạn tri giác, nói nhảm, la hét, viêm màng não mủ
do liên cầu khuẩn lợn thường gây giảm thính lực với biểu hiện ù tai, lãng tai
một phần hay điếc hoàn toàn cả hai tai. Tỷ lệ bệnh nhân giảm thính lực dao
động từ 50,5% tại châu Âu đến 51,9% tại châu Á, tại Nhật là 71,4%, Hồng
Kông là 80%. Qua nghiên cứu bệnh nhân viêm màng não mủ do
Streptococcus suis điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới, Nguyễn Thị Hoàng Mai
và cs ghi nhận được 77% các trường hợp có triệu chứng ù, điếc tai (so với 7 –
9% bệnh nhân viêm màng não mủ do các tác nhân khác). Những bệnh nhân
viêm màng não, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời, nhưng nếu để
muộn có thể dẫn đến phù não, tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh
nặng nề như động kinh, ngớ ngẩn… Tỷ lệ tử vong là 1%.
Hội chứng sốc nhiễm độc có thể xảy ra đối với bệnh nhân nhiễm liên
cầu lợn, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng trong cơ thể như
gan, thận, hệ tuần hoàn, ảnh hưởng rất xấu tới việc cứu sống bệnh nhân. Hội
chứng sốc nhiễm độc chỉ có thể điều trị được với kháng sinh và trong điều
kiện chăm sóc đặc biệt.
2.4.2. Bệnh tích
Lợn chết do S. suis typ2 có các bệnh tích đại thể, vi thể bao gồm: trên
da lợn có thể có các mảng đỏ, sần; các hạch lympho bị sưng, sung huyết; bao
khớp dày lên, khớp bị sưng và có dịch; màng não và não có thể bị tổn thương
15
dạng phù nề, sung huyết, dịch não tủy đục; phổi bị tổn thương với nhiều dạng
khác nhau như đông đặc, có mủ, viêm phế quản, viêm phổi…; viêm cơ tim
thoái hóa xuất huyết, viêm van tim hai lá (Nguyễn Vũ Trung, 2005).
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH
Việc chẩn đoán bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra thường dựa vào tuổi
mắc bệnh, các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, tác nhân gây bệnh và
bệnh tích vi thể của con vật mắc bệnh. Điều cần lưu ý khi chẩn đoán là phải
tiến hành phân lập vi khuẩn từ một vài cơ quan phủ tạng khác nhau của cùng
một lợn mắc bệnh và từ vài lợn bệnh trong cùng một đàn để tìm ra serotyp
gây bệnh chính (Higgins và cộng sự, 2002).
Tuy nhiên bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở lợn khó phân biệt, nhận biết với
các bệnh khác. Chúng ta có thể thấy viêm khớp rải rác ở lợn do tụ cầu trùng nhưng
phổ biến hơn vẫn là liên cầu trùng. Viêm khớp do Mycoplasma hyorhinis sinh mủ ít
hơn, do đó cần phải nuôi cấy đẻ xác định chính xác mầm bệnh.
Bệnh Glasser (bệnh gây ra bởi Haemophilus sp. với các biểu hiện viêm
đa khớp cấp tính, viêm màng phổi, viêm bao tim và viêm phúc mạc) thường
xảy ra ở lợn lớn hơn và kèm theo viêm màng phổi và phúc mạc.
Bệnh Đóng dấu lợn ở lợn con thường có các biểu hiện nhiễm trùng
huyết. Bệnh hệ thần kinh ở lợn con có thể kế tiếp viêm khớp nhẹ, nhưng
không sưng khớp và không biểu hiện què.
Tuy nhiên, thể viêm màng não do nhiễm Streptococcus có thể nhầm lẫn
với viêm virus. Viêm màng não ở bê cũng có thể gây ra do Pasteurella
multocida. Viêm đa khớp ở bê, cừu và lợn con cũng có thể gây ra do
Actinomyces (Corynebacterium) pyogenes và Fusobacterium necrophorum.
S. suis typ 2 cũng có thể gây viêm màng não ở lợn lớn từ 10 – 14 tuần tuổi.
Đối với con vật mắc bệnh, chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào các yếu tố
dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để có hướng xử lý kịp thời.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm về vi sinh vật học đối với Liên cầu lợn
16
hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Theo Devriese và cộng sự (1991), nếu
phòng thí nghiệm có thể tiến hành xác định được serotyp thì chỉ cần làm 2 xét
nghiệm đối với các chủng vi khuẩn phân lập được từ lợn là: phản ứng
amylase dương tính và Voges-Proskauer (acetoin) âm tính.
Phương pháp xác định serotyp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
chẩn đoán bệnh do vi khuẩn này gây nên. Có thể thực hiện bằng nhiều kỹ
thuật khác nhau, nhưng phương pháp ngưng kết nhanh hiện vẫn đang được sử
dụng rộng rãi ở nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới. Vì phần lớn các serotyp
gây bệnh đều thuộc các serotyp 1-8 và 1/2 nên chỉ cần tiến hành phản ứng
ngưng kết nhanh với các kháng huyết thanh này và gửi các chủng không xác
định được đến các phòng thí nghiệm tham chiếu để có kết quả chính xác
(Higgins và Gottschalk, 1996).
Các kỹ thuật sinh học phân tử cũng là công cụ hữu ích giúp phân biệt
các chủng S. suis phân lập được, xác định nguồn gốc lây nhiễm trong đàn,
giúp khống chế ổ dịch hoặc tìm ra đúng chủng để bổ xung vào vacxin
(Higgins và cộng sự, 2002). Gần đây, nhiều phòng thí nghiệm đã phát triển
phương pháp PCR dùng để giám định vi khuẩn S. suis, xác định các yếu tố
độc lực và serotyp của chủng vi khuẩn gây bệnh đã được ứng dụng rộng rãi ở
nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới (Silva và cộng sự, 2006), (Wisselink và
cộng sự, 2002). Phương pháp này dựa trên phân tích các gen mã hoá các
protein gây bệnh. Phương pháp PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể
thực hiện với số lượng mẫu lớn trong một thời gian ngắn nên có thể giúp ích
rất nhiều cho công tác kiểm soát bệnh. Việc xác định hàm lượng kháng thể
kháng lại S. suis, các phản ứng huyết thanh học như ELISA, sử dụng kháng
nguyên giáp mô tinh khiết cũng đã được ứng dụng và có độ đặc hiệu cao
(Kataoka và cộng sự, 1996).
Ngoài nuôi cấy, phân lập, nhận biết các đặc tính của tác nhân gây bệnh,
một số phương pháp chẩn đoán khác cũng đã được áp dụng trong phòng thí
17
nghiệm để chẩn đoán vi khuẩn này như, gồm: bệnh tích vi thể, kỹ thuật kháng
thể huỳnh quang trực tiếp. Nhược điểm của kỹ thuật này là có thể giúp xác
định mầm bệnh được rõ hơn, nhưng độ đặc hiệu không cao.
2.6. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
2.6.1. Phòng bệnh
Chủ yếu là phương pháp phòng bệnh chung, phương pháp phòng bệnh
đặc hiệu chưa thật sự hiệu quả.
/.5.1.1.)637
- Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: thực
hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ
môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn, thường xuyên vệ sinh chuồng trại,
tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các hóa chất (phenol, iot, hypocrit,
axit phenic 3 – 5%, formol 5%), tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng,
quản lý đàn.
- Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ
dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ
thuốc sát trùng hoặc tiêu hủy, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun
thuốc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. Đối với vùng có
lợn bệnh cần theo dõi, phát hiện sớm lợn bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho
đến khi khỏi hẳn bệnh mới cho nhập đàn. Cấm hoàn toàn việc di chuyển và
giết mổ lợn tập trung khi có dịch bẹnh ở lợn xảy ra.
- Phòng bệnh bằng vacxin
Dùng vacxin để phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất. Nhiều nước
trên thế giới đã và đang dùng vacxin tụ liên cầu để phòng bệnh do nhóm cầu
khuẩn gây ra ở lợn, bò, cừu và ngựa, đã đạt được những kết quả nhất định.
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Phan và Hoàng tuấn Lộc (1962-1963) dùng
vacxin nhược độc để phòng bệnh thối loét da thịt truyền nhiễm ở lợn, kết quả
18
thu được rất tốt và ổn định.
Nguyễn Thị Nội (1989) đã chế tạo vacxin Salsco đa giá, vô hoạt, bổ trợ
keo phèn, bao gồm các chủng vi khuản đường ruột là: Salmonella, E.coli và
Streptococcus, tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi để phòng bệnh tiêu chảy ở
lợn con. Kết quả thu được rất khả quan, tỷ lệ bảo hộ được 70 – 80%. Vacxin
đã được áp dụng rộng rãi và thường xuyên cho các cơ sở chăn nuôi.
Khương Bích Ngọc (1996) qua nghiên cứu bệnh cầu khuản ở lợn đã
chế tạo vacxin cầu khuẩn chết có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt
hiệu quả bảo hộ cao.
Vào năm 2005, tại Trung Quốc dịch bệnh do liên cầu khuẩn xảy ra và
các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm, đã
chế ra một loại vacxin vô hoạt với kháng nguyên chính là các chủng vi khuẩn
phân lập tại các ổ dịch dẻ tiêm phòng cho toàn bộ lợn trong vùng. Các ghi
nhận cho thấy kết quả bước đầu là rất khả quan, bệnh đã tạm dừng, không
thấy lợn nhiễm bệnh và chết ( Lê Văn Tạo, Đỗ Ngọc Thúy, 2005).
Viện Thú Y đã phối hợp với một số tỉnh và các cơ sở chăn nuôi, chế tạo
một số Autovacxin hay vacxin chuồng có hiệu lực có phòng nhiễm bệnh liên
cầu khuẩn cho đàn lợn (Cù Hữu Phú, 2005). Tiêm Autovacxin phòng bệnh
cho lợn định kì 06 tháng/lần
- Phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh
Streptococcus gây bệnh tuy rất mẫn cảm với các loại kháng sinh, nhưng
Streptococcus cũng rất dễ kháng lại các loại thuốc kháng sinh trong quá trình phòng
bệnh và điều trị, nên nếu dùng kháng sinh phòng bệnh phải rất thận trọng.
Trong một vài thử nghiệm tính mẫn cảm kháng sinh cho thấy vi khuẩn
mẫn cảm với Ampicillin, Penicillin, Trimethoprim-sulfamethoxazole; kháng
với Lincomycin, Erythromycin, Neomycin. Trong thử nghiệm khác lại cho
thấy tất cả các mẫu vi khuẩn phân lập được mẫn cảm với Penicillin và
Ampicillin, 1/3 kháng với Trimethoprim-Sulfamethoxazole, kháng rất mạnh
19
với Gentamicin, Nitrofuran và Tetracyclin. Tính mẫn cảm của Penicillin có
thể không lâu dài với tất cả các chủng S. suis. Vì vậy nếu dùng lâu dài phải
đánh giá lại tính mẫn cảm. Khi dùng Penicillin để phòng bệnh cần phải lưu ý:
phải tiêm cho tất cả các lợn khi chúng được phân đàn và tiêm cho những
trường hợp có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Cho uống phòng bằng Procain
Penicillin G làm giảm tỷ lệ viêm màng não.
Windsor (1977) thấy nếu bổ sung thêm Tylosin và Sulfadimidin vào
trong máng ăn cho lợn nái thì phòng được bệnh do Streptococcus gây ra.
/.5.1./.)637 8334
Cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về bệnh liên cầu lợn để
người dân tự nhận biết và phòng tránh, đặc biệt cần phổ biến cho nhóm những
người có nguy cơ mắc bệnh cao như nông dân nuôi lợn, công nhân ở trang
trại lợn, thợ giết mổ lợn, người bán thịt lợn tươi sống và cả những người nội
trợ về những nội dung sau:
- Không mua bán lợn bệnh, không mua bán thịt lợn không rõ nguồn
gốc, không giết mổ lợn bệnh, không ăn thịt lợn tái, không ăn tiết canh, nội
tạng chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết.
- Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y, những người
có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn sống hoặc tái;
phải rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc với thịt lợn, dùng
riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín; giữ các dụng cụ chế biến ở
nơi sạch sẽ và rửa tay sau khi chế biến thịt lợn.
- Người giết mổ, tiêu hủy lợn bị bệnh phải có biện pháp đề phòng bệnh
liên cầu khuẩn lây sang người như sau: những người có tổn thương ở tay,
chân, bệnh ngoài da… không được giết mổ lợn. Phải có trang bị bảo hộ tối
thiểu khi giết mổ lợn như găng tay, khẩu trang. Sau khi giết mổ lợn phải rửa
tay chân bằng nước xà phòng đề phòng bệnh lây sang người.
- Khi có các biểu hiện nghi nhờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột trên một
20
người có làm thịt lợn ốm, lợn chết,…cần phải đến khám tại các cơ sở chuyên
môn và khai báo cho bác sĩ biết những yếu tố liên quan để điều trị kịp thời.
- Các bệnh viện và cơ sở y tế cần lưu ý phát hiện sớm các trường hợp
có biểu hiện lâm sàng nhiễm trùng và có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh, chẩn
đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra. Tăng
cường giám sát bệnh trên lợn, có biện pháp xử lý triệt để nguồn lợn bị bệnh.
Hiện nay bệnh chưa có vacxin phòng bệnh ở người. Một vài nước đã
nghiên cứu phát triển vacxin phòng bệnh cho vật nuôi và người như các loại
vacxin sản xuất từ vi khuẩn làm chết, vi khuẩn còn sống giảm độc lực, vacxin điều
chế từ protein của vi khuẩn, tuy nhiên hiệu quả chưa được đánh giá đầy đủ.
2.6.2. Điều trị
* Hộ lý chăm sóc
- Giữ chuồng lợn luôn khô, ấm
- Phun thuốc sát trùng định kì cả trong và ngoài chuồng
- Bắt riêng lợn bệnh ra chuồng cách ly, tránh mọi tác động kích thích
* Dùng thuốc
- Điều tri bằng thuốc kháng sinh
Từ lâu, Penicillin luôn được chú ý và sử dụng trong việc điều trị bệnh
do Streptococcus gây ra, phương pháp điều trị từng các thể sớm bằng
Penicillin và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tử
vong. Điều trị lợn viêm màng não S. suis typ 2 có thể dùng với Trimethprim-
sulfadiazin hoặc penicillin làm giảm tỷ lệ chết.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1994), khi điều trị bệnh đường hô hấp trong
chăn nuôi lợn tập trung đã dùng Tylosin để diệt Mycoplasma, dùng kháng
sinh tiêm kết hợp với vacxin được chế từ chủng gây bệnh để tiêu diệt vi
khuẩn kế phát trong đó có Streptococcus đã thu được kết quả rất tốt.
- Điều trị bằng huyết thanh
Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc (cũ) đã chế tạo thành công huyết thanh
21
đặc hiệu điều trị bệnh do Streptococcus gây ra ở lợn và bò. Huyết thanh được
lấy ra từ những con bò được miễn dịch bằng kháng nguyên Streptococcus gây
bệnh và được cố định bằng phenol, dùng để điều trị bệnh, hoặc được dùng phối
hợp với vacxin để chống lại sự cảm nhiễm Streptococcus đối với những động vật
tiếp xúc với mầm bệnh. Điều trị cho lợn liều 2ml/kg thể trọng (sau khi tiêm huyết
thanh được 3 tuần thì tiêm tiếp vacxin tụ cầu 2ml/con). Khi sử dụng huyết thanh
đặc hiệu để điều trị bệnh thường giá thành rất cao, vì vậy trong thực tế ít sử dụng.
Chỉ sử dụng huyết thanh đặc hiệu để điều trị trong những trường hợp cần thiết và
với những động vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
22
Phần III
NỘI DUNG - ĐỊA ĐIỂM - NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Xác định tỷ lệ mang trùng vi khuẩn . ở lợn khoẻ (phân lập vi
khuẩn từ dịch ngoáy họng)
3.1.2. Định danh và xác định một số các đặc tính sinh vật hoá học của các
chủng vi khuẩn phân lập được
3.1.3. Giám định vi khuẩn . bằng phương pháp PCR
3.1.4. Xác định một số serotyp gây bệnh quan trọng của các chủng vi
khuẩn phân lập được
3.1.5. Kiểm tra khả năng mẫn cảm và kháng với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn phân lập được
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Một số lò mổ lợn nhỏ lẻ của các huyện Hoa Lư, Kim Sơn, Nha Quan
thuộc tỉnh Ninh Bình
- Phòng Vi trùng, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương
3.3. NGUYÊN LIỆU DÙNG CHO NGHIÊN CỨU
3.3.1. Môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn .
- Môi trường thạch máu cơ bản (blood agar base)
- Môi trường thạch máu Colombia cơ bản (Columbia Blood Agar Base)
có bổ sung Colistin và Acid nalidixic
- Môi trường nước peptone (peptone water)
- Môi trường Voges- Proskauer (VP)
- Huyết thanh chuẩn định typ Streptococcus suis
- Ethidium Bromide(EtBr); Dung dịch TAE hoặc TBE
23
- Bộ kit giám định đặc tính sinh hóa vi khuẩn S. suis
- Nguyên liệu cho PCR
3.3.2. Thiết bị, máy móc, dụng cụ hoá chất dùng trong thí nghiệm
- Giấy thử kháng sinh đồ.
- Thiết bị: Tủ ấm, nồi hấp sạch (120
0
C/15 phút), nồi hấp bẩn, tủ lạnh,
buồng cấy vô trùng, cân, kính hiển vi…
- Dụng cụ hoá chất cần thiết: gạc, túi đựng mẫu, ống Fancol, ống nghiệm,
pipet, chai lọ các loại, que cấy, hộp lồng petri, kéo, các hoá chất cần thiết.
- Sử dụng máy PCR iQ5 của hãng Biorad.
3.3.3. Mẫu dùng trong nghiên cứu
Dịch ngoáy họng của lợn khoẻ mạnh ở một số lò mổ tại một số huyện
thuộc tỉnh Ninh Bình.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu dịch ngoáy họng: dùng tăm bông vô trùng ngoáy sâu vào trong họng của
những lợn khoẻ mạnh. Mẫu sau khi lấy, được cho vào ống đựng tăm bông, bảo quản
lạnh 4
o
C và đưa về phòng thí nghiệm trong vòng từ 4 - 8 giờ.
3.4.2. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn .
Bệnh phẩm sau khi đưa về phòng thí nghiệm được tiến hành ria cấy
ngay vào các môi trường thông thường như thạch máu, thạch MacConkey,
nước thịt thường và môi trường đặc hiệu thạch máu Columbia. Sau đó bồi
dưỡng ở tủ ấm 37
o
C có 5% CO
2
trong 24 giờ. Căn cứ vào hình thái khuẩn lạc
để chọn ra những khuẩn lạc nghi là của vi khuẩn Streptococcus suis, cấy
chuyển sang một đĩa thạch máu thường và thạch máu Columbia mới để có thể
thực hiện các phản ứng nhận biết, đồng thời thực hiện các phản ứng PCR để
giám định vi khuẩn, xác định một số yếu tố gây bệnh và serotyp. Có thể tóm
tắt toàn bộ quy trình này theo sơ đồ sau:
24
Tủ ấm 37
o
C, C0
2
5%/24 giờ
Chọn khuẩn lạc điển hình
Thạch máu thường Thạch máu Columbia
Khuẩn lạc thuần
Các phản ứng nhận biết Kiểm tra hình thái VK
PCR để giám định vi khuẩn S. suis
PCR để xác định serotyp
Sơ đồ 3.1. Quy trình phân lập và xác định các đặc tính của
vi khuẩn .
25
Dịch họng
Nước thịt
thường
Thạch máu
thường
Thạch máu
Columbia
Thạch
MacConkey