Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 125 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––





LƢU VIỆT ANH




TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ












THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––





LƢU VIỆT ANH




TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc
dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận
văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
ghi rõ nguồn gốc./.

Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn




Lƣu Việt Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: "Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc
về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang", tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại
học, c -
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn
GS.TS. Đỗ Đức Bình.
- Đại
học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn





Lƣu Việt Anh




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
5. Kết cấu luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT
ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ 4
1.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc đối với giao thông vận tải 4
1.1.1. Các khái niệm 4

1.1.2. Các nguyên tắc, phƣơng pháp và công cụ quản lý nhà nƣớc 8
1.2. Khái niệm và các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô. 13
1.2.1. Khái niệm 13
1.2.2. Các loại hình vận tải hành khách 14
1.2.3. Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô 15
1.3. Nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng ô tô 15
1.3.1. Nội dung quản lý 15
1.3.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý Nhà nƣớc về giao thông vận tải 31
1.3.3. Chính sách vận tải 31
1.3.4. Các yêu cầu của vận tải hành khách 33
1.3.5. Đặc điểm vận tải khách bằng ô tô 34
1.3.6. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng vận tải hành khách 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô 36
1.4.1. Các nhân tố bên trong 36
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài 38
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô của một số
địa phƣơng và bài học cho tỉnh Tuyên Quang 39
1.5.1. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong công tác quản lý nhà nƣớc về vận
tải hành khách bằng ô tô 39
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách của
tỉnh Tuyên Quang 42
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 44
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 44
2.2.2.

P
hƣơng

pháp xử lý thông tin 45
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin 45
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 45
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG 51
3.1. Khái quát về giao thông vận tải và vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 51
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 51
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 52
3.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông 54
3.2. Thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 61
3.2.1. Các văn bản pháp quy về quản lý vận tải hành khách 61
3.2.2. Thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về vận tải hành khách
bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 70
3.2.4. Nhận xét đánh giá chung 89
3.3. Các giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã thực hiện nhằm tăng
cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng ô tô. 90
3.4. Ƣu điểm, hạn chế bất cập trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với vận tải
hành khách bằng ô tô 91

3.4.1. Ƣu điểm 91
3.4.2. Hạn chế, bất cập 91
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế, bất cập 92
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 94
4.1. Triển vọng vận tải hành khách băng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
những năm tới 94
4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển giao thông vận tải và thực hiện quản
lý Nhà nƣớc đến năm 2020 94
4.2.1. Quan điểm 94
4.2.2. Định hƣớng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 96
4.3. Các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách
bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 97
4.3.1. Phân loại nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về vận
tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 97
4.3.2. Các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển vận tải hành khách bằng ô tô 98
4.3.3. Các giải pháp về tăng cƣờng pháp chế 100
4.3.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về vận tải
hành khách bằng ô tô 108
4.4. Một số kiến nghị điều kiện để thực hiện các giải pháp 109
4.4.1. Đối với Nhà nƣớc 109
4.4.2. Đối với tỉnh 109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
4.4.3. Đối với các tổ chức, các nhân kinh doanh vận tải 110
4.4.4. Đối với hành khách 110
KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ATGT An toàn giao thông
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTVT Giao thông vận tải
GTĐB Giao thông đƣờng bộ
GTVT Giao thông vận tải
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KD Kinh doanh
KT-XH Kinh tế - Xã hội
TTĐK Trung tâm đăng kiểm
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
VTHK Vận tải hành khách








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại bến xe 24
Bảng 3.1: Hành chính tỉnh Tuyên Quang 53
Bảng 3.2: Tổng hợp mạng lƣới giao thông đƣờng bộ trên toàn tỉnh 56
Bảng 3.3: So sánh hệ thống giao thông đƣờng bộ Tuyên Quang với cả nƣớc 58
Bảng 3.4: So sánh mật độ đƣờng bộ của Tuyên Quang với cả nƣớc 58
Bảng 3.5: Tổng hợp đơn vị vận tải khách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 59
Bảng 3.6: Tổng hợp số lƣợng phƣơng tiện qua các năm 59
Bảng 3.7: Tổng hợp số tuyến vận tải khách qua các năm 63
Bảng 3.8: Tổng hợp nhu cầu đi lại, phƣơng tiện vận tải khách tuyến nội tỉnh 64
Bảng 3.9: Nhu cầu đi lại, phƣơng tiện vận tải khách tuyến liên tỉnh 65
Bảng 3.10: Tổng hợp phƣơng tiện vận tải khách hợp đồng qua các năm 68
Bảng 3.11: Tổng hợp nhu cầu đi lại, khả năng đáp ứng vận tải bằng taxi 68
Bảng 3.12: Hiện trạng hoạt động của bến xe tỉnh Tuyên Quang 75
Bảng 3.13: Hiện trạng lƣu lƣợng khách vào Bến đi xe 76
Bảng 3.14: Tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra 79




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô phỏng quan hệ quản lý 5
Hình 1.2. Các nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc 10
Hình 1.3. Các phƣơng pháp quản lý Nhà nƣớc 12
Hình 1.4. Các công cụ quản lý Nhà nƣớc 13
Hình 1.5. Các loại hình đơn vị kinh doanh VTHK bằng ô tô 18
Hình 3.1. Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về VTHK bằng ô tô tại tỉnh Tuyên Quang 71
Hình 3.2. Mô hình quản lý nhà nƣớc trực tuyến chuyên ngành 71
Hình 3.3. Mô hình tổ chức quản lý vận tải tại tỉnh Tuyên Quang 72
Hình 3.4. Mô hình tổ chức quản lý bến xe khách 75
Hình 4.1. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về VTHK bằng ô tô trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang 98


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải ô tô là phƣơng thức vận tải phổ biến hiện nay, có mặt ở mọi nơi, từ
thành phố đến nông thôn. Do tính cơ động cao cho nên vận tải ô tô đã phát huy vai
trò quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày càng
tăng lên của xã hội. Thực hiện sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp năm 2005
và Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, trên thị trƣờng VTHK bằng ô tô, các thành
phần kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ sản xuất khác nhau đều có thể tham
gia cung ứng dịch vụ (sản phẩm) vận tải, trở thành loại hình vận tải có tốc độ tăng
trƣởng nhanh nhất trong những năm vừa qua. Các doanh nghiệp kinh doanh VTHK
đã đầu tƣ nhiều phƣơng tiện mới, chất lƣợng tốt thay thế cho các phƣơng tiện cũ,
hỏng, hết niên hạn sử dụng và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách, đáp
ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, đƣợc dƣ luận xã hội hoan nghênh,

đồng tình ủng hộ.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc, do vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên là tỉnh miền núi, đƣờng sắt và hàng không chƣa đƣợc đầu tƣ
xây dựng, mặc dù có hệ thống đƣờng sông nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ cải tạo vì vậy
vận tải thủy chỉ hoạt động đƣợc vào mùa nƣớc, nên vận tải đƣờng bộ là phƣơng
thức vận tải chủ đạo. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong
lĩnh vực vận tải đƣờng bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu
tƣ đổi mới phƣơng tiện; tổ chức khai thác nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền trong
cả nƣớc đặc biệt với các tỉnh miền Nam và đồng bằng song Hồng…
Tuy nhiên, ở Tuyên Quang cũng nhƣ trên phạm vi cả nƣớc, sự phát triển quá
“nóng” của VTHK bằng ô tô, cùng với mặt trái của cơ chế thị trƣờng đã để lại nhiều
hệ lụy: chạy quá tốc độ cho phép, giành đƣờng, vƣợt ẩu, ATGT không đƣợc kiểm
soát; vi phạm các quy định về vận tải nhƣ chèn ép khách, chở quá tải, sang nhƣợng
khách, xe dù, bến cóc… đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và dƣ luận bất bình trong
xã hội. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác quản lý Nhà nƣớc về
vận tải và trật tự ATGT của các cấp còn nhiều thiếu sót, các cơ quan chức năng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
cấp chính quyền địa phƣơng còn buông lỏng quản lý trong lĩnh vực vận tải hành
khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi… chƣa tổ chức thực
hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản lý Nhà nƣớc theo các quy định của pháp
luật hiện hành; các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát chƣa phối hợp hoạt động một cách
chặt chẽ, thƣờng xuyên và xử lý chƣa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật chƣa đƣợc chú trọng.
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc
về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” có tính
thời sự, cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về quản lý Nhà nƣớc, về hoạt động
vận tải hành khách bằng ô tô; qua đó làm sáng tỏ bản chất, nội dung và phƣơng pháp
quản lý Nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Qua xem xét thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân những yếu
kém trong trong công tác quản lý Nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà
nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng ô tô tại tỉnh
Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
* Về thời gian:
Tình trạng quản lý từ năm 2010 đến năm 2013 và kiến nghị cho các năm tới.
* Về không gian:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Quản lý nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng ô tô tại Sở Giao thông vận
tải Tuyên Quang.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở thực tiễn tại địa phƣơng, Đề tài đã đƣa ra các giải pháp nhằm tăng
cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô, đặc biệt
là những giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thong và phƣơng tiện

vận tải. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý cần đƣa ra những hoạch định
chiến lƣợc, lâu dài và các quy định phù hợp vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt
động vận tải vừa khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động vận
tải hành khách bằng xe ô tô.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia
làm 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động vận tải hành
khách bằng ô tô.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về vận tải hành
khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý
Nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
1.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc đối với giao thông vận tải
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Ngày nay, thuật ngữ “Quản lý – Management” đƣợc sử dụng phổ biến
nhƣng chƣa có một định nghĩa thống nhất. Có ngƣời cho quản lý là hoạt động nhằm
đảm bảo hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của ngƣời khác, cũng có ngƣời
cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân và nhằm đạt đƣợc mục đích của nhóm…Từ những ý chung của các định nghĩa

và xét quản lý với tƣ cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt
mục tiêu đề ra.
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ngƣời ta phân ra quản lý kỹ thuật và quản lý
xã hội; quản lý vĩ mô và quản lý vi mô… Trong các loại quản lý thì quản lý xã hội
là phức tạp nhất. Do tính chất xã hội của lao động của con ngƣời, quản lý tồn tại
trong mọi xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Lao
động của con ngƣời luôn luôn là lao động tập thể, mỗi ngƣời có một vị trí nhất định
trong tập thể, nhƣng có quan hệ và có giao tiếp với ngƣời khác, tập thể khác trong
quá trình lao động. Vì vậy cần có sự quản lý để duy trì tính tổ chức, sự phân công
lao động, các mối quan hệ giữa những ngƣời trong một tổ chức xã hội và giữa các
tổ chức xã hội trong quá trình sản xuất vật chất, trong quá trình xã hội, nhằm đạt
mục tiêu nhất định. Một mặt, xã hội là một hệ thống trên của kinh tế, bao gồm toàn
bộ các hoạt động cả về kinh tế, chính trị, hành chính…nên nó chứa đựng tất cả
những sự phức tạp của các đối tƣợng phải quản lý, vì vậy quản lý là một khoa học,
dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tƣợng khác nhau, quy
luật tự nhiên hay xã hội. Mặt khác, trong quản lý xã hội có những quan hệ phi chính
thức nhƣ quan hệ đạo đức, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội nằm ngoài phạm vi điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
chỉnh của pháp luật, vì vậy đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều
kiến thức xã hội, tự nhiên, hay kỹ thuật.
Quản lý có các vai trò sau:
+ Quản lý nhằm tạo sự thống nhất ý chí trong tổ chức, bao gồm các thành
viên của tổ chức, giữa những ngƣời bị quản lý với nhau và giữa những ngƣời bị
quản lý và ngƣời quản lý.
+ Định hƣớng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung
và hƣớng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung. Tạo môi

trƣờng và điều kiện cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn
định, bền vững và hiệu quả.
+ Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hƣớng dẫn hoạt động của các cá nhân trong
tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt mục tiêu quản lý.
+ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, đánh
giá, khen thƣởng những ngƣời có công; uốn nắn những lệch lạc, sai sót của cá nhân
trong tổ chức nhằm giảm bớt những sai lệch trong quá trình quản lý.
Từ khái niệm và vai trò của quản lý, có thể mô phỏng quan hệ chủ thể quản
lý – đối tƣợng quản lý và mục tiêu quản lý nhƣ sau:
Xác định



Thực hiện
Hình 1.1. Mô phỏng quan hệ quản lý
1.1.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước
Đời sống xã hội là sự tổng hòa của nhiều yếu tố và quá trình vận động phát
triển. Mỗi yếu tố và quá trình lại bị chi phối bởi những quy luật vận động nhất định,
làm nên sự đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức của đời sống xã hội.
Muốn có một xã hội phát triển ổn định, bền vững, cần nhiều chủ thể tham gia quản
Chủ thể quản lý
Công cụ quản lý
Đối tƣợng quản lý
Khoa học
quản lý
Nghệ thuật
quản lý
Mục tiêu
quản lý


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
lý các đối tƣợng khác nhau nhƣ: Các tổ chức chính trị, pháp lý, các tổ chức đoàn thể
nhân dân, các nghiệp đoàn và tổ chức kinh tế… trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò quản
lý vĩ mô. Quản lý Nhà nƣớc xuất hiện sau khi các Nhà nƣớc ra đời và là dạng thức
quản lý đặc biệt – quản lý toàn thể xã hội. Mỗi Nhà nƣớc luôn gắn với một thiết chế
xã hội nhất định theo phạm vi không gian và thời gian, do vậy đặc tính quản lý Nhà
nƣớc sẽ thay đổi tùy theo bản chất của chế độ chính trị và trình độ phát triển nền
kinh tế - xã hội mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.
So với hoạt động quản lý của các chủ thể khác trong xã hội, quản lý Nhà
nƣớc có những điểm khác biệt sau đây:
+ Chủ thể quản lý Nhà nƣớc là cơ quan chính quyền các cấp, cán bộ, công
chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Những chủ thể
này tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nƣớc về lập pháp, hành
pháp, và tƣ pháp theo luật định.
+ Đối tƣợng quản lý Nhà nƣớc bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sinh sống
và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội đƣợc khai thác sử dụng vào quá trình cung
cấp các sản phẩm theo nhu cầu xã hội.
+ Quản lý Nhà nƣớc có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội nhƣ: Chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao,…
+ Quản lý Nhà nƣớc mang tính quyền lực Nhà nƣớc, sử dụng công cụ pháp
luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội.
+ Mục tiêu quản lý Nhà nƣớc là đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững
nền kinh tế - xã hội; xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi
ngƣời có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Từ những đặc tính trên, có thể hiểu quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội

và trật tự pháp luật, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông vận tải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Giao thông vận tải là một nhu cầu tiêu dùng của đời sống con ngƣời, với một
sản phẩm hàng hóa đƣợc xem nhƣ là một mục tiêu trung tâm, là kết quả cuối cùng
của mọi quá trình sản xuất vật chất diễn ra trên quy mô toàn ngành giao thông vận
tải là tấn.km và hành khách km. Tất cả những gì liên quan đến tới các quá trình sản
xuất để làm ra sản phẩm đó, cũng nhƣ liên quan tới sự tiêu dùng của toàn xã hội đối
với sản phẩm đó, chính là đối tƣợng quản lý của ngành Giao thông vận tải.
Vì vậy, đối với lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và hoạt động VTHK
bằng ô tô nói riêng, hoạt động quản lý Nhà nƣớc có thể hiểu là sự tác động của bộ
máy quản lý Nhà nƣớc vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong hoạt
động giao thông vận tải từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phƣơng tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng
lƣới đến tổ chức, quản lý, khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hƣớng ý
chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông
vận tải, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích của Nhà nƣớc.
Hay nói cách khác quản lý Nhà nƣớc về giao thông vận tải là toàn bộ hoạt
động quản lý của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nƣớc để tác
động vào các quá trình, các quan hệ liên quan giao thông vận tải nhằm đạt đƣợc
mục tiêu đề ra.
Hoạt động quản lý giao thông vận tải trƣớc hết phải tuân theo những nguyên
tắc cơ bản của quản lý Nhà nƣớc nhƣ đã trình bày ở mục trên. Tuy nhiên, do những
đặc thù riêng của hoạt động giao thông vận tải, quản lý Nhà nƣớc về giao thông vân
tải còn phải tuân theo những nguyên tắc phản ánh những tƣ tƣởng chỉ đạo riêng:
1- Nhà nƣớc thống nhất quản lý hoạt động GTVT đối với tất cả các thành
phần kinh tế về mục tiêu chiến lƣợc, về quy hoạch và kế hoạch phát triển GTVT, về

quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng kết cầu hạ tầng giao
thông, về lựa chọn công nghệ GTVT, ATGT,…
2- Thực hiện đúng quy chế quản lý đầu tƣ xây dựng, Luật Giao thông đƣờng
bộ và các quy định khác có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
3- Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc với quản lý sản xuất kinh
doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các doan
nghiệp trong các hoạt động GTVT.
1.1.2. Các nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước
1.1.2.1. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước
Nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc đƣợc hiểu là những yêu cầu bắt buộc, những
tƣ tƣởng chỉ đạo hành động của tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Nguyên tắc
quản lý Nhà nƣớc đƣợc hình thành trên cơ sở khách quan và theo sự phát triển của
Nhà nƣớc và quản lý Nhà nƣớc, do vậy các nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc không
phải là cố định. Các nguyên tắc ấy luôn luôn phát triển và hoàn thiện theo sự biến
đổi của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và theo những diễn biến trong nhận thức
khách quan của con ngƣời.
Có rất nhiều nguyên tắc trong quản lý Nhà nƣớc. Trong thực tế quản lý, có
thể nhấn mạnh nguyên tắc này hoặc nguyên tắc khác. Đối với nƣớc ta, có thể kể đến
các nguyên tắc cơ bản trong quản lý Nhà nƣớc nhƣ sau:
+ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo quản lý Nhà
nƣớc trƣớc hết bằng các nghị quyết, trong đó vạch ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách, nhiệm vụ cho quản lý Nhà nƣớc. Sự lãnh đạo của Đảng còn thông qua công
tác cán bộ: Lựa chọn và giới thiệu cán bộ cho quản lý Nhà nƣớc, lãnh đạo việc quy
hoạch, sắp xếp, bố trí cán bộ.
Về nguyên tắc, Đảng không làm thay các công việc quản lý Nhà nƣớc.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp

chặt chẽ, hài hoà giữa hai mặt “tập trung” và “dân chủ” trong mối quan hệ hữu cơ
biện chứng. Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
và hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Thực hiện nguyên tắc này cần đảm bảo các yếu tố sau:
1- Sự thống nhất quản lý Nhà nƣớc, có xét đến sự phân công, phân nhiệm rõ
ràng giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, đảm bảo
phát triển cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
2- Quyền tự chủ và tự do kinh doanh của các chủ thể kinh tế, kể cả về ngành
nghề và quy mô hoạt động, nguyên tắc có lợi cho quốc kế dân sinh và đúng pháp luật.
3- Dân chủ trong nền kinh tế, thu hút đông đảo nhân dân tham gia hoạt động
quản lý của Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân và tổ chức tham gia vào các quá trình sản xuất kinh doanh, kết hợp hài hòa lợi
ích cá nhân, tập thể và Nhà nƣớc.
+ Nguyên tắc pháp chế. Thực hiện nguyên tắc này, mọi quản lý của bộ máy
quản lý kinh tế của Nhà nƣớc phải đƣợc pháp luật điều chỉnh chặt chẽ và tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định pháp luật. Tuân thủ nguyên tắc pháp chế trong quản lý
đòi hỏi:
1- Các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nƣớc trong hoạt động ban hành
quyết định quản lý và thực hiện những hành vi quản lý khác không vƣợt quá thẩm
quyền do luật định.
2- Các chủ thể pháp luật kinh tế thuộc các thành phần đều bình đẳng trƣớc
pháp luật, đƣợc đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đƣợc khuyến
khích phát triển và bị hạn chế quy mô trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế
dân sinh. Tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các cá nhân và tổ chức kinh tế
đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ.
3- Thiết lập một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các chủ thể trong

quản lý và chế độ kiểm tra, giám sát có hiệu lực, hiệu quả vừa đảm bảo cho sự hoạt
động bình thƣờng của sản xuất kinh doanh (tính hiệu quả kinh tế) vừa đảm bảo pháp
luật đƣợc tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
+ Nguyên tắc kế hoạch hóa. Kế hoạch hoá là một nội dung và là một chức
năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch hoá gắn liền với việc lựa chọn
và tiến hành các chƣơng trình hoạt động trong tƣơng lai của một tổ chức, của một
doanh nghiệp. Kế hoạch hoá cũng là việc lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận hợp lý các
mục tiêu định trƣớc. Kế hoạch hoá là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm tra, vì
không có kế hoạch thì không thể kiểm tra. Vì vậy, mọi cơ quan quản lý ở các cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
đều phải làm tốt công tác kế hoạch hoá. Đây là nguyên tắc cơ bản, một đặc trƣng cơ
bản của quản lý Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.
+ Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Bản chất của
nguyên tắc này là đảm bảo sự phát triển hài hòa, thống nhất các hoạt động kinh tế
trên cùng một địa bàn kinh tế. Thực hiện nguyên tắc này, yêu cầu:
* Thực hiện quản lý đồng thời theo cả hai chiều: Phải chịu sự quản lý của
ngành, đồng thời cũng phải chịu sự quản lý lãnh thổ của địa phƣơng trong một số
nội dung theo chế độ quy định.
* Có sự phân công rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo
lãnh thổ, không trùng lặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Nguyên tắc công khai, minh bạch. Mọi thông tin của Chính phủ có liên
quan đến đời sống dân sinh phải đƣợc công khai cho mọi ngƣời dân và tổ chức, trừ
trƣờng hợp có quy định cụ thể theo pháp luật. Tính minh bạch là điều kiện tiên
quyết của chủ thể quản lý để đối tƣợng quản lý chủ động tham gia các hoạt động
kinh tế - xã hội trong phạm vi hành lang pháp lý.













Hình 1.2. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước
Đảm
bảo sự
lãnh
đạo của
Đảng
Tập
trung
dân chủ
Pháp chế
Kế
hoạch
hoá
Kết hợp
theo
ngành và
lãnh thổ
Công
khai,
minh

bạch

Các nguyên tắc quản lý
Nhà nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
1.1.2.2. Các phương pháp quản lý Nhà nước
Phƣơng pháp quản lý Nhà nƣớc là tổng thể cách thức tác động có chủ đích và có
thể có của Nhà nƣớc lên đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Nhà nƣớc.
Trong thực tế, Nhà nƣớc thƣờng sử dụng các phƣơng pháp quản lý sau đây:
+ Phƣơng pháp hành chính. Phƣơng pháp hành chính là cách thức tác động
trực tiếp của Nhà nƣớc thông qua các quyết định dứt khoát, có tính bắt buộc trong
khuôn khổ pháp luật lên các đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của
Nhà nƣớc trong những tình huống nhất định.
Hƣớng tác động của phƣơng pháp hành chính:
* Tác động về mặt tổ chức: Nhà nƣớc xây dựng và không ngừng hoàn thiện
khung pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các đối tƣợng quản lý hoạt động; ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của đối
tƣợng quản lý và những quy định thuộc về thủ tục hành chính buộc tất cả các chủ
thể từ cơ quan Nhà nƣớc đến đối tƣợng quản lý phải tuân thủ.
* Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những
tác động mang tính bắt buộc của Nhà nƣớc lên quá trình hoạt động của đối tƣợng
quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu quản lý.
+ Phƣơng pháp kinh tế. Phƣơng pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp
của Nhà nƣớc, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hƣớng dẫn lên đối tƣợng quản
lý nhằm làm cho các đối tƣợng quản lý tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Hƣớng tác động của phƣơng pháp kinh tế:
* Nhà nƣớc đề ra chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội quy định những

nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với những điều kiện thực tế.
* Sử dụng các định mức kinh tế (lãi suất, mức thuế,…), các biện pháp đòn
bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các đối tƣợng quản lý hoạt
động theo mục tiêu đề ra.
* Sử dụng các chính sách ƣu đãi kinh tế.
+ Phƣơng pháp giáo dục. Phƣơng pháp giáo dục là cách thức tác động của
Nhà nƣớc vào nhận thức và tình cảm của con ngƣời nhằm nâng cao tính tự giác, tích
cực nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Hƣớng tác động của phƣơng pháp giáo dục:
* Tuyên truyền, giáo dục đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nƣớc.
* Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, hiệu quả.
* Xây dựng tác phong lao động hiện đại.







Hình 1.3. Các phương pháp quản lý Nhà nước
1.1.2.3. Các công cụ quản lý Nhà nước
Công cụ quản lý là tất cả mọi phƣơng tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác
động đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra. Thông qua các công cụ
quản lý, Nhà nƣớc chuyển tải đƣợc ý định và ý chí của mình đến đối tƣợng quản lý.
Công cụ quản lý của Nhà nƣớc là một hệ thống, bao gồm các loại sau đây:

+ Nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý của Nhà nƣớc. Xác định
mục tiêu quản lý là việc khởi đầu quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà nƣớc.
Các công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của quản lý nhƣ sau:
* Đề ra đƣờng lối phát triển.
* Chiến lƣợc phát triển.
* Quy hoach phát triển.
* Kế hoach phát triển.
* Chƣơng trình phát triển.
+ Nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực ứng xử hành vi của các chủ thể. Hiến
pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Nhà nƣớc
quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý Nhà nƣớc có hai loại: Văn bản quy phạm
Các phƣơng pháp quản lý Nhà nƣớc
Phƣơng pháp
hành chính
Phƣơng pháp
kinh tế
Phƣơng pháp
giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
+ Nhóm công cụ thể hiện tƣ tƣởng, quan điểm của Nhà nƣớc trong việc điều
chỉnh các hoạt động của nền kinh tế. Nhóm công cụ này đƣợc gọi là chính sách kinh
tế. Chính sách kinh tế là một hệ thống phức tạp gồm nhiều loại: Chính sách phát
triển các thành phần kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu
nhập, chính sách ngoại thƣơng,…
+ Nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tƣợng quản lý. Công

cụ vật chất đƣợc dùng làm áp lực, hoặc động lực tác động vào đối tƣợng quản lý, có
thể bao gồm: Đất đai và tài nguyên trong lòng đất, ngân hàng thƣơng mại, vốn và
tài sản của Nhà nƣớc trong các danh nghiệp, các loại quỹ dùng vào công tác quản lý
của Nhà nƣớc,…
+ Nhóm công cụ để sử dụng các công cụ nói trên. Chủ thể sử dụng các công
cụ quản lý Nhà nƣớc đã trình bày ở trên là các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc. Đó
chính là các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, các cán bộ - công chức Nhà nƣớc trong
các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, các công sở và các phƣơng tiện kinh tế - kỹ thuật
đƣợc sử dụng trong hoạt động quản lý của Nhà nƣớc.








Hình 1.4. Các công cụ quản lý Nhà nước
1.2. Khái niệm và các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô.
1.2.1. Khái niệm
Vận tải là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hàng hóa, hành khách
trong không gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
Các công cụ quản lý Nhà nƣớc
Nhóm công
cụ thể hiện
ý đồ, mục
tiêu quản
lý Nhà
nƣớc
Nhóm công

cụ thể hiện
chuẩn mực
ứng xử
hành vi của
các chủ thể
Nhóm
công cụ
thể hiện
quan điểm
Nhà nƣớc
trong điều
hành
Nhóm
công cụ
vật chất
làm tác
động vào
các đối
tƣợng
quản lý
Nhóm công
cụ để sử
dụng các
công cụ
trong quản
lý Nhà
nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
ngƣời. Vận tải hành khách bằng xe ô tô là một loại hình vận tải chuyên chở con
ngƣời từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lƣợng và chất
lƣợng. Thay đổi về số lƣợng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Thay
đổi về chất lƣợng là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái,
nhanh chóng. Tính xã hội của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá cƣớc, thời gian vận
tải sẽ tác động trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng (hành khách). Chi phí chuyến đi của
hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và giá vé phải trả.
1.2.2. Các loại hình vận tải hành khách
1.2.2.1. Theo phương thức vận tải
* Vận tải đƣờng bộ;
* Vận tải đƣờng sắt;
* Vận tải đƣờng thủy;
* Vận tải hàng không;
* Vận tải đô thị. Bao gồm tàu điện ngầm (metro), tàu điện bánh sắt
(tramway), xe điện bánh hơi (trolleybus), ô tô buýt (bus), tàu điện một ray
(monoray), đƣờng sắt nhẹ (LRT), taxi,…
* Vận tải đặc biệt. Dấu hiệu phân biệt vận tải đặc biệt nhƣ phƣơng tiện đặc biệt,
đối tƣợng đặc biệt, cự ly đặc biệt,…Ví dụ nhƣ vận tải bằng băng chuyền, cáp treo,…
1.2.2.2. Theo phương thức quản lý
* Vận tải cá nhân. Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại của
cá nhân và ngƣời thân nhƣng không thu tiền.
* Vận tải hành khách công cộng. Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối
tƣợng hành khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc phục vụ
các đối tƣợng đó. VTHK công cộng gồm hai loại: Loại có sức chở lớn nhƣ tầu điện
ngầm, xe bus,… Loại có sức chứa nhỏ nhƣ xe máy ôm, xe taxi,…
* Vận tải hành khách công vụ. Phƣơng tiện đƣa đón công nhân, cán bộ,
học sinh,…
1.2.2.3 Theo địa giới hành chính

* Vận tải trong thành phố;

×