MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Là trường hàng đầu của cả nước nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực
xã hội và nhân văn. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đã trang bị
cho sinh viên một nên tảng kiến thức toàn diện. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và
thực tiễn luôn có một khoảng cách rất lớn. Đặc biệt sau kỳ học chuyên ngành
với việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chính sách và các vấn đề xã hội
hiện nay của đất nước thì hoạt động thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên
năm năm cuối chuyển bị ra trường luôn là một hoạt động thường niên rất bổ
ích đối với sinh viên, để so sánh đối chiếu thực tế và kiến thức học, của nhà
trường, cũng là bước tập rượt chuyên môn phục vụ cho công việc sau này của
mỗi người.
Được sự giới thiệu của Nhà trường và sự tận tình hướng dẫn của Khoa,
tôi đã có cơ hội đến thực tốt nghiệp tại Phòng Lao động Thương binh và Xã
hội quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội. Đã giúp tôi có cơ hội,quan sát thực
tế và tập rượt bước đầu với công việc của cơ quan hành chính nhà nước trogn
việc thực hiện thi hành những chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân,
với các công việc cụ thể, nhận diện các nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên
làm việc trong cơ quan nhà nước.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sĩ Nguyễn Văn Chiều- giảng viên
Khoa Khoa học quản lý- Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn –
giảng viên hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập. Xin gửi lời cảm ơn tới các
chú và các anh chị trong Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Thanh
1
Xuân, Hà Nội, đặc biệt xin cảm ơn chị Trần Thị Thanh Thủy chuyên viên phụ
trách mảng công tác Phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận đã tận tính
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong qua trình thực tập thực tế tại cơ quan, để tôi có
thể hoàn thành báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo nó hàng loạt các hệ
quả khác nhau. Có cả sự tích cực và sự tiêu cực. Chúng ta không thể phủ nhận
những thành tựu mà nền kinh tế thị trường mang lại, đó là sự phát triển của
kinh tế trong nước, sự thay đổi trong đời sống người dân ngày càng rõ
rệt, nhưng bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng là bài toán
nhức nhối cần được giải quyết hiện nay đối với nhưng nhà quản lý nảy sinh xã
hội. Đó là việc thay đổi trong cách sống, trong suy nghĩ, trong việc thể hiện,
quan điểm về giá trị của con người trong xã hội ngày cang thay đổi. Đó là
những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội ngày càng gia tăng, cụ thể là
những tệ nạn xã hôi. Tệ nạn xã hội gia tăng và len lỏi vào trong xã hội, trong
mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, trong mọi môi trường.
Tệ nạn xã hội trở thành một vấn đề đang được sự quan tâm cuả toàn xã
hôi, vì không chỉ tác hại của nó mang lại không đơn giản là cho một cá nhân,
hay một xã hôi, mà còn liên quan đến cả cộng đồng. Nó dẫn đến tình trạng
mất an ninh xã hôi, dẫn đến sự suy giảm về đạo đức của con người trong xã
hôi, Hơn nữa, tệ nạn xã hội không phải là vấn đề của chỉ xảy ra trong một
nhóm, một đối tượng cụ thể nào, mà nó diễn ra trong mọi tầng lớp, trong mọi
lứa tuổi, trong mọi môi trường. Tệ nạn xã hội trở thành vấn đề làm đau đầu
mỗi nhà quản lý xã hội. Đứng trên phương diện quản lý nhà nước vấn đề
2
phòng chống tệ nạn xã hội được tiến hành, làm việc như thế nào?.Những
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phòng chống tệ nạn như thế
ào? Được áp dụng, ứng dụng như thế nào trong thực tế?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại
Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Quận Thanh Xuân, cùng với sự
hướng dẫn của Thạc Sĩ Nguyễn Văn Chiều, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác
quản lý nhà nước về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận
Thanh Xuân, Hà Nội” để nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập cuối khoá của
mình. Đồng thời cũng mong muốn được đóng góp những kiến thức mà bản
thân đã được học tập trong trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
làm cho công tác tạo mở việc làm của Quận được thực hiện ngày càng tốt hơn.
2. MỤC TIÊU BÁO CÁO
Với suy nghĩ được tiếp xúc trực tiếp với công việc liên quan tới chuyên
ngành của mình sinh viên đã đề ra mục tiêu của đợt thực tập tốt nghiệp lần này
đó là làm quen và từng bước tích lũy kinh nghiệm của công việc cho bản thân
để tạo nền tảng kiến thức cả về lý thuyết và thực hành thật vững chắc phục vụ
cho công việc sau khi sinh viên tốt nghiệp và được làm việc trong môi trường
công việc mà sinh viên đã hoàn thành trong quá trình thực tập. Để hoàn thành
và tích lũy khối lượng kiến thức sinh viên đã được anh, chị tại cơ quan thực
tập tạo điều kiện bằng việc giao một phần công việc cho sinh viên để góp phần
giúp sinh viên định hình và tiếp xúc và làm quen với công việc liên quan tới
chuyên nghành của mình.
Với những lý do như trên cùng những kiến thức và mối quan tâm của
bản thân, bài báo cáo thực tập cuối khóa của mình, tác giả trình bày với mục
tiêu: Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội
ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Với những nhiệm vụ cụ thể của báo cáo cần nêu
rõ, đó là:
3
• Mô tả hiện trạng thực hiện công tác quản lý nhà nước về vấn đề phòng
chống tệ nạn xã hội ở quận Thanh Xuân,Hà Nội, cụ thể công tác quản lý được
thực hiện tại phòng Lao động thương binh và xã hội Quận
• Những khó khăn hay vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện công tác
quản lý vấn đề phòng chống tệ nạn xa hội ở đây
• Khuyến nghị giải pháp khắc phục.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian : Sinh viên thực tập từ ngày 25 tháng 10 năm 2011 đến ngày
25 tháng 11 năm 2011
Không gian : Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội Quận Thanh
Xuân
( Uỷ Ban Nhân Dân Quận Thanh Xuân )
4. MẪU KHẢO SÁT
Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội Quận Thanh Xuân
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu tài liệu
6. KẾT CẤU BÁO CÁO
Chương I: Những lý luận chung về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về vấn đề phòng chống tệ nạn
xã hội ở quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chương III: Kiến nghị và đề xuất.
4
NỘI DUNG CHI TIẾT
CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG
CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI.
1. Tệ nạn xã hội
1.1 Khái niệm “Tệ nạn xã hôi”
Tệ nạn xã hội được hiểu và cắt nghĩa dựa trên quan điểm của từng xã
hội, từng nhà nước cụ thể. Điều đó tùy thuộc vào lợi ích của các giai cấp nhà
nước. Trong các giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau, giai cấp nhà nước khác
nhau, các nhóm lợi ích xã hội khác nhau thì quan điểm về tệ nạn xã hội là
khác nhau, ranh giới về việc xem xét hành vi có là tệ nạn xã hội cũng là khác
nhau.
Tuy nhiên hiểu một cách chung nhất thì tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội của cá nhân, các nhóm, các tổ chức nào đó, gây tác hại cho
đời sống xã hội, làm suy đồi đạo đức lối sống, văn hóa, thuần phong mỹ tục
của dân tộc, đồng thời chống lại tiến bộ xã hội.
“ Tệ nạn xã hội đó là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội
phạm, là những thối hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân
tộc ta do có nhiều người mặc phải gây tác hại đến đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân ta. Tệ nạn xã hội rất đa dạng gồm có văn hóa phẩm đồi
trụy, cao bồi càn quấy , đồng bong bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mại
dâm, ”
5
Ở Việt Nam, thuật ngữ tệ nạn xã hội là từ ghép Hán Việt, bắt nguồn từ
hai chữ: “tệ” ( hành vi sai trái, sai lệch) và “nạn” ( có tính chất lây lan nhanh,
phổ biến nhanh), và cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là những hành vi tệ nạn xã hội chưa truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tệ nạn xã hội, nhưng du định nghĩa
thế nào thì tệ nạn xã hội vẫn có những đặc trưng cơ bản sau:
• Xét về bản chất tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hôi mà xã hội cần phải loại bỏ.
• Tệ nạn xã hội là là một hiện tượng xã hội tiêu cực rất dễ lây lan và lây
lan nhanh, hình thức đa dạng phong phú và luôn biến đổi.
• Tệ nạn xã hội gây tác hại lớn cho công đồng, xét trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, văn hóa, xã hội,sức khỏe,…
1.2 . Đặc điểm tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
• Về tính chất.
Nếu như trước đây tội phạm, tệ nạn xã hội có tính chất tự phát, gắn liền
với cá nhân, tổ chức, các nhóm nhỏ thì nay đã mang tính tổ chức, hoạt động
theo kiểu băng nhóm xã hội đen, Maphia, ngày càng trẻ hóa về độ tuổi, và tính
chất mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Phương thức. thủ đoạn củ các
nhóm tệ nạn xã hội, tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, trắng trợn, và thậm
chí công khai về mặt xã hội, coi thường bất chấp pháp luật, bất chấp dư luận
xã hôi.
Tệ nạn xã hội ở nước ta trong những năm gần đây luôn luôn gắn liền
với tội phạm, là “sân sau” của tội phạm. Nhiều loại tệ nạn xã hội cũng chính là
những tội phạm hết sức nguy hiểm như: tham nhũng , ma túy, mại dâm, cờ
bạc, buôn lậu,…theo thống kê của cơ quan chức năng thì có khoảng 60% đối
6
tượng nghiện ma túy có tiền án, tiền sự và 50% số mại dâm có liên quan tới tội
phạm hình sự
Mặt khác, tệ nạn xã hội ở nước ta đồng thời cũng là “bạn đồng hành”
của căn bênh HIV/AIDS, là con đường ngắn nhất dẫn tới loại bệnh nguy hiểm
này. Điều đáng chú ý là những năm gần đây, số người nhiễm HIV/ AIDS ở
nước ta tăng rất nhanh và nhiều người đã chết, trong đó lây nhiễm chủ yếu qua
con đường tiêm chích ma túy và mại dâm.
• Về hình thức:
Các hình thức biểu hiện của tệ nạn xã hội ở nước ta những năm gần đây
rất phong phú, đa dạng. Riêng một số loại tệ nạn phổ biến như ma túy, mại
dâm, cờ bạc. tham nhũng, … cũng đã cho thấy điều đó. Đối với tệ nạn ma túy,
trước đây các đối tượng chỉ sử dụng một số loại ma túy tự nhiên, với các hình
thức hút, hít thì nay đang chuyển mạnh sang sử dụng ma túy tổng hợp với các
hình thức như tiêm, chích, uống. Đặc biệt gần đây, từ năm 2004 đến nay là
nạn “thuốc lắc” trong các quán karaoke, vũ trường
Tệ nạn mại dâm và cờ bạc cũng phong phú đa dạng không kém so với
ma túy. Tệ nạn mạ dâm có nhiều loại từ “đứng đường” cho đến các nhà hàng
khách sạn, từ loại “bình dân” cho đến “ cao cấp” còn tệ nạn cờ bạc thì lại
đặc biệt phát triển hơn với các hình thức “song bạc” có người bảo kê, cá cược
bong đá, ghi lô đề.
• Về phạm vi, quy mô.
Tệ nạn xã hội có mặt ở tất cả 64 tỉnh thành ở nước ta. Nhưng chủ yếu là
tập trung ở những thành phố, những khu, những vùng trọng điểm. Điều đáng
lo ngại đó là trong những năm gần đây, tệ nạn xã hội có xu hướng gian tăng,
lan rộng ở khu vực nông thôn. Hiện nay,ở nước ta còn có nhiều loại tội phạm,
tệ nạn xã hội hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia như buôn bán ma túy,buôn
bán phụ nữ trẻ em qua biên giới,
• Về đối tượng
7
Các đối tượng về tệ nạn xã hội ở nước ta cũng rất đa dạng và phong
phú. Len lỏi và kéo theo sự tham gia của mọi thành phần khác nhau ở mọi
tầng lớp trong xã hội, điều đáng lưu ý hiện nay đó là tình trạng ngày càng trẻ
hóa về độ tuổi của các đối tượng tham gia vào tệ nạn xã hội.
1.3, Nguyên nhân của tệ nạn xã hội.
Sự xuất hiện và phát triển của tệ nạn xã hội do nhiều nguyên nhân khác
nhau và ở mỗi thời kỹ lịch sử, mỗi xã hội, mỗi nhà nước, những nguyên nhân
đó lại có sự biểu hiện cụ thể khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu xã hội, nếu
nhìn từ bình diện chung thì tệ nạn xã hội có một số nguyên nhân sâu sa cơ bản
sau:
• Do bản chất của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
• Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.
• Do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
• Do sự nghèo đói
• Do sự chưa hoàn hảo của bộ máy quản lý và hệ thống pháp luật của mỗi
đất nước.
Đối với nước ta, sau hơn hai mươi năm đổi mới, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được về kinh tế thì tình hình tệ nạn xã hội, tội phạm lại diễn biến
phức tạp ngày càng có xu hướng gia tăng. Những nguyên nhân dẫn tới tình
hình tệ nạn xã hội trong quá trình đổi mới trong thới gian gần đây cũng chính
là sự biểu hiện cụ thể của những nguyên nhân nói chung trong điều kiên kinh
tế xã hội ở nước ta.
Sự tồn tại và phát triển của tệ nạn xã hội có ảnh hưởng, tác hại đối với
đời sống kinh tế xã hội của đất nước trên tất cả các phương diện từ kinh tế,
chính trị xã hội.
1.4, Một số tệ nạn xã hội chủ yếu hiện nay.
Như đã nói ở trên đầu, tệ nạn xã hội gồm nhiều loại, nhiều hình thức
khác nhau. Trong đó có một số loại có một số tệ nạn chủ yếu, chiếm phần lớn
8
các đối tượng tham gia, có tác động xấu ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã
hội hiện nay ở nước ta, đó là: ma túy, cờ bạc, tham nhũng, mại dâm.
2. Quản lý, Quản lý nhà nước về tệ nạn xã hội
2.1, Khái niệm Quản lý.
Quản lý là hoạt động thực tiễn xã hội có tổ chức mà con người tiến hành để
thực hiện những mục đích nhất định, một hoạt động nhằm bảo đảm sự vận hành
của một hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng chức năng. Có thể khái
quát một số cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý như sau:
• Thứ nhất, quản lý là dùng người thông qua người khác để hoàn thành
công việc
• Thứ hai, quản lý là một quy trình
• Thứ ba, quản lý là ra quyết định
• Thứ tư, tiếp cận quản lý theo hệ thống
• Thứ 5, tiếp cận quản lý theo tình huống
• Thứ sáu, tiếp cận quản lý theo văn hóa
Ngoài ra, khái niệm quản lý còn được định nghĩa như một công việc
nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí, các hoạt động trong tổ chức cụ thể, thể hiện ở
những lĩnh vực sau:
+ Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu
chung và hướng mọi nỗ lực của cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó.
+ Tổ chức điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân
trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt mục tiêu quản lý.
+ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích,
đánh giá, khen thưởng những người có công, uốn nắn những lệch lạc, sai sót
9
của cá nhân trong tổ chức nhằm giảm bớt những thất thoát sai lệch trong quá
trình quản lý.
+ Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của cá nhân và tổ chức,
đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả. [9, trang 85].
Tuy có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý nhưng
nhìn chung khái niệm quản lý được hiểu như sau:
Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực theo một quy trình với
những nguyên tắc, phương pháp giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý
để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
2.2, Quản lý nhà nước về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Trong quá trình xây dựng và gìn giữ đất nước, Đảng và Chính phủ sử dụng
những chính sách, những quy định khác nhau, dưới sự thể chế hóa về mặt pháp
luật để quản lý đất nước. Đối với mỗi lĩnh vực, vấn đề khác nhau của đời sống xã
hội thì lại có những chính sách khác nhau để quản lý. Đối với vấn đề tệ nạ xã hội
cũng vậy. Đây là một hiện tượng có ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống xã hội,
chúng ta cần phải phòng, chống lại nó. Việc quản lý nhà nước đối với vấn đề
phòng chống tệ nạn xã hội được thể hiện cụ thể trong những quan điểm chỉ đạo,
nguyên tắc, căn cứ quy phạm pháp luật và hệ thống tổ chức chặt chẽ nhằm thực
hiện công tác này. Cụ thể như sau:
• Những quan điểm, chính sách của Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã
hội.
Quan điểm chung nhất của Đảng và nhà nước ta trong công tác quản lý
phòng chống tệ nạn xã hội đó là: Kiểm soát -> chặn đứng -> đẩy lùi - > từng
bước loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống. Quá trình phòng chống tệ nạn xã hội
là một quá trình lâu dài, phức tạ, khó khăn.
10
• Nguyên tắc cơ bản trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Đảng và nhà nước coi công tác phồng chống tệ nạn xã hội là yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới.
- Đảng và nhà nước xác định tệ nạn xã hội là vấn đề phức tạp do nhiều
nguyên nhân: kinh tế, xã hội, chính trị, gây lên, do đó công tác đấu tranh phòng
chống có hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, văn hóa, xã hội,
- Trong công tác quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội
thì biện pháp phòng ngừa được coi là biện pháp chiến lược.
- Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội cần hoàn thiện hệ
thống pháp luật và tổ chức thực hiện có hiệu qủa.
Các văn bản quản lý của Đảng và Nhà nước trong quá trình phòng chống tệ nạn
xã hội.
Phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp từ
tuyên truyền giáo dục đến kinh tế văn hóa, xã hội.hành chính, luật pháp, nhằm
kiểm soát, chặn đứng, tiến tới giảm dần và loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống
cộng đồng. Đối với Việt Nam quá trình phòng chống tệ nạn xã hội là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Công cuộc phòng chống tệ nạn xã hội được thực hiện từ trong việc xác định các
quan điểm chỉ đạo trong việc thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội, đến việc xây
dựng các văn bản pháp lý thể hiện quan điểm đó mang tình pháp luật, và xây
dựng hệ thống tổ chức phòng chống tệ nạn xã hội các cấp từ trung ương đến địa
phương.
Các văn bản quản lý của Đảng và Nhà nước trong quá trình phòng chống tệ
nạn xã hội:
- Các Nghị quyết chỉ thị của Đảng.
11
- Các văn bản của Nhà nước: Luật, pháp lệnh
- Các văn bản của Nhà nước, cụ thể quy định trong việc xử lý các loại tệ nạn
xã hội, và trong từng loại tệ nạn cụ thể như: ma túy, mại dâm, tham nhũng, cờ
bạc,
Thành lập hệ thống tổ chức phòng chống tệ nạn xã hội từ Trung ương đến
cơ sở, với sự tham gia và trợ giúp của các bộ nghành liên quan: Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Bộ y tế, Bộ Công an,
12
Thường trực ban
chỉ đạo , Bộ LĐ-
TBXH , Cục
phòng chống
TNXH
Thường trực ban chỉ
đạo, Sở LĐTBXH, Chi
cục phòng chống
TNXH
UBND
tỉnh,
thành phố
BCĐ
phòng
chống
TNXH
BCĐ phòng chống
TXNH Nghành
đoàn thể trung
ương
Trung tâm 05, 06
của tỉnh thành phố
CHÍNH PHỦ
BCĐ phòng chống các TNXH
Phòng LĐTBXH,
Tổ phòng chống
TNXH
Cơ sở của quận,
huyện
UBND xã phường,
BCĐ phòng chống
TNXH
Cán sự hoặc kiêm
nghiệm công tác
phòng chống
TNXH
Cơ sở xã phường,
gia đình
Thông tin chỉ đạo
Thông tin báo cáo
13
UBND Quận
huyên BCĐ phòng
chống TNXH
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH XUÂN TRONG NHỮNG NĂM VỪA
2.1 Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Quận
Thanh Xuân
2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của quận
Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định
74/CP Chính phủ ngày 22/11/1996, chính thức hoạt động có hiệu lực từ ngày
01/1/1997. Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hà Nội: Bắc
giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng và Hoàng
Mai, Nam giáp quận Thanh Trì, Tây giáp quận Từ Liêm và Quận Hà Đông
.Diện tích tự nhiên 913,2ha. Dân số khoảng 214.500 người (năm 2009). Quận
Thanh Xuân hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Thanh
Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam,
Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân
Chính
Trụ sở UBND Quận: Số 9 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Bắc.
Với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho quận nhiều cơ hội thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá
hiện nay.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế-xã hội, thành tựu đã đạt được và mục tiêu trong
những năm tới:
Trong những năm vừa qua (từ năm 2006-2010) các cấp uỷ Đảng, chính
quyền trong quận Thanh Xuân đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo những bước tiến quan trọng,
những khâu đột phá mang tính quyết định, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; thu ngân sách khá và tăng dần
14
hàng năm; tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng được tăng
cường, nhất là hệ thống đường giao thông và các công trình phúc lợi công
cộng, an ninh quốc phòng được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân ngày một nâng cao. Cụ thể như sau:
Nếu như năm 1997, toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp. Đến tháng 12-
2008, trên địa bàn quận có 2164 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất
là các doanh nghiệp tư nhân (2.138 doanh nghiệp). Trong 6 tháng đầu năm
2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 311 tỷ 792 triệu đồng, bằng
98% so cùng kỳ năm 2008; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt
400 tỷ 520 triệu đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2008.
- Tổng sản phẩm GDP năm 2009 ước thực hiện 645 tỷ đồng bằng 116.85% so
với năm 2006.
- Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 1312 tỷ đồng bằng 112,33% năm 2006.
- Bình quân thu nhập đầu người năm 2007 là 7 triệu 610 nghìn đồng trên một
người bằng 126,35% so với năm 2006.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 138 tỷ 115 triệu đồng tăng
149,2% so với năm 2006.
Bên cạnh đó hệ thống điện đường trường trạm của quận đang được đầu
tư xây dựng rất mạnh mẽ tạo cở sở vật chất tốt nhất phục vụ cho phát triển
kinh tế.
Hiện nay quận Thanh Xuân đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để
phát triển kinh tế: hệ thống đường xá được mở rộng và hiện đại hoá, đặc biệt
trên địa bàn quận có những tuyến đường trọng yếu và vô cùng quan trọng
không chỉ đối với sự phát triển kinh tế xã hội quận mà còn đầu mối quan trọng
để thúc đẩy toàn thành phố phát triển ; như tuyến đường Nguyễn Trãi, Trường
Chinh, đường vành đai 3, cầu vượt Thanh Trì Bộ mặt của quận hiện nay
đang chuyển biến mạnh mẽ từng ngày theo hướng hiện đại hoá nhằm khai thác
tốt hơn các nguồn tiềm năng của quận: Đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn
15
đầu tư…Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển
cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần chú ý hơn để tạo sự phát triển toàn
diện
2.2 Đôi nét về phòng LĐTB&XH quận Thanh Xuân
2.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng lao động thương binh xã hội.
a. Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước được giao.
b. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận.
c. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn
quận sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
d. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức
phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội theo quy định của pháp luật.
e. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các
cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã
hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn quËn theo phân cấp, ủy quyền.
f. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm,
các công trình ghi công liệt sỹ.
16
g. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân phêng trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội.
h. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,
giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
i. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có
công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.
j. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
k. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội.
l. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy
định của pháp luật và phân công
m. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân quận.
n. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
2.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng LĐTB&XH
Với chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng là cơ cấu trực tuyến
- chức ngăng, có sự phân công theo cơ cấu quyền lực , đòng thời cũng có sự
phân công, giúp đỡ theo chức năng nhiệm vụ. Cơ cấu này đảm bảo sự hoạt
động có hiệu quả của Phòng
17
Giữa các bộ phận trong phòng có mối quan hệ chặt chẽ tương trợ lẫn nhau,
bên cạnh sự quản lý trực tiếp từ lãnh đạo Ủy ban
18
19
Trưởng phòng
LĐTB&XH
Phó phòng LĐTB&XH
Người có công
Bảo trợ xã hội
Kế toán
Phó phòng LĐTB&XH
Lao động việc làm
Cán bộ văn phòng
Phụ trách trẻ em
Tệ nạn xã hội
Bảo hiển xã hội
2.2.3 Nguyên tắc làm việc
1. Phòng LĐTB&XH làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy
vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo
của cán bộ công chức của phòng . Mỗi người chỉ được giao một người phụ
trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên của phòng chịu trách nhiệm
cá nhân về lĩnh vực được phân công
2. Chấp hành sự chỉ đạo, sự điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên, sự
lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND Quận phối hợp chặt chẽ giữa
UBND với Mặt trận tổ quốc và các tập thể nhân dân cùng cấp trong quá trình
triển khai thực hiện nhiệm vụ.
3.Giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng
thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; đảm bảo công khai minh bạch, kịp thời
và hiệu quả, theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế
hoạch công tác của UBND Quận.
4. CBCC Quận phải sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân,
có ý thức học tập để nâng cao trình độ của UBND Quận ngày càng chính
quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao
đời sống nhân dân.
5. Thời gian làm việc của UBND Quận : Làm việc theo quy định giờ hành
của Nhà nước
- Sáng từ 8h đến 12h
- Chiều từ 13h đến 17h
- Thứ 7 và Chủ nhật hành tuần nghỉ.
6. Văn hóa tố chức.
Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị chung, những niềm tin, những tập
quán thuộc về tổ chức và chúng tác động qua lại với cơ câu chính thức để hình
thành những chuẩn mực hành động mà tất cả mọi thành viên trong tổ chức
phải tuân theo. Văn hóa tổ chức xuất phát từ xứ mệnh, các mục tiêu chiến lược
20
của tổ chức và văn hóa xã hội…, nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những
chuẩn mực, các nghi lễ và truyền thuyết về những sự kiện nội bộ được biểu
hiện ra dưới hình thức trực quan hoặc phi trực quan.
Là một đơn vị sự nghiệp giúp việc cho cơ quan hành chính Nhà nước, thực
hiện các nội quy, quy chế theo quy định chung của pháp luật dành cho các cơ
quan của Nhà nước. Vì vậy theo quan sát, việc hình thành lên các đặc điểm về
một nét văn hóa chung của tổ chức chưa rõ rệt, chưa giúp phân biệt rõ với các
cơ quan hành chính nhà nước khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tạo dựng một môi trường làm việc hiệu quả, thân
thiện. Xây dựng văn hóa công sở, văn hóa ứng xử trong hoạt động công vụ
gắn liền với hiện đại hóa, chuẩn hóa trang thiết bị phục vụ hoạt động công sở là
điều được tất cả các cán bộ, nhân viê trong Sở tâm niệm và cố gắng hoàn thành tốt.
Khi tiếp xúc hay đến làm việc với Phòng, chúng ta dễ dàng nhận một môi
trường làm việc thân thiện cởi mở, mọi thắc mắc của người dân, doanh
nghiệp liên quan đến vấn đề lao động – thương binh- xã hội đều được cán bộ,
viên chức của Phòng giải đáp, giải quyết và hướng dẫn tận tình.
2.2.4 Mô tả công việc cụ thể của một cán bộ làm công tác phòng chống
tệ nạn xã hội.
Phòng Lao động thương binh xã hội là nơi xử lý tất cả những vấn đề
liên quan đến thương binh xã hôi, lao động việc làm,… như đã nói ở trên, với
lực lượng nguồn nhân lực hiện có là 10 người với khối lượng công việc
tương đối khổng lồ, chính vì vậy mỗi nhân viên trong Phòng phải đảm nhiệm
từ một đến hai công tác liền. Với công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại đây,
do chị Trần Thị Thanh Thủy đảm nhận. Với mảng công tác liên quan đến vấn
đề phòng chống tệ nạn xã hội ở quận Thanh Xuân, cùng với những đặc điểm
của thực tiễn trên địa bàn quận thì nhắc đến vấn đề tệ nạn xã hội ở đây dưới
góc độ quản lý Nhà nước chủ yếu được xem xét với các vấn đề cụ thể đó là :
21
tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, vấn đề phòng chống HIV/ AIDS, những vấn
đề khác liên quan đến những tệ nạn chủ yếu trên.
Cấp trên trực tiếp hỗ trợ, giám sát cho mảng công tác phòng chống tệ
nạn xã hội là trưởng phòng Lao động xã hội, bên cạnh đó cán bộ công tác
phòng chống tệ nạn xã hội còn nhận sự hướng dẫn hỗ trợ về chuyên môn từ
Sở Lao độn thương binh xã hội thành phố, Chi cục phòng chống tệ nạn xã
hội, Công an quận, trung tâm cai nghiện và trung tâm hỗ trợ giới thiêu việc
làm số I.
Hàng ngày bộ phận phòng chống tệ nạn xã hội của phòng LĐTB&XH thực
hiện những công việc sau:
- Phòng LĐTBXH nói chung và mảng phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng
cũng thường xuyên nhận được công văn chỉ thị từ cấp Quận Uỷ và trên Sở về
những công việc liên quan tới chuyên môn hành chính của từng mảng ( đôn
đốc cán bộ giải quyết hiệu quả hơn nữa trong công tác chuyên môn của mình,
họp giao ban… )
- Hàng tháng đôn đốc những phường triển khai và thực hiên nghiêm túc những
chỉ thị của cấp trên giao xuống, vào trung tuần của tháng sẽ đi kiểm tra cơ sở
đồng thời tổng hợp và đánh giá tình hình, cuối quý nộp báo cáo cho Sở
LĐTB&XH TP .
- Hàng tháng Chi cục gửi về danh sách tên những người đi cai nghiện về, từ
đó tiên hành đánh giá tình hình tái nghiện trong từng tháng của năm: có người
tái nghiện không?, những người đi cai nghiện về có việc làm không?
- Tiếp nhận và trả lời các công văn, báo cáo của các phường cơ sở về vân đề tệ
nạn xã hội, gửi công văn, đề nghị giúp đỡ, báo cáo đến các trung tâm hỗ trợ
như trung tâm cai nghiện, trung tâm giới thiệu việc làm về vấn đề quản lý
người nghiện, cai nghiện, vấn đề việc làm sau cai nghiện, trung tâm phục hồi
nhân phẩm cho đối tượng mại dâm, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho các đối
tượng này.
22
- Làm báo cáo chung về tình hình thực hiện công tác từ quá trình: chỉ đạo triển
khai; tuyên truyền, phòng ngưa ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS; đấu tranh
chống tội phạm; Công tác cai nghiện và quản lý người nghiện; công tác phòng
chống HIV/ AIDS và quá trình thực hiện chuyên đề công tác phòng chống ma
túy.
- Cùng với trưởng phòng, hoặc đại diện ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội
quận, đại diện chi cục, đi kiểm tra giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện công
tác phòng chống tệ nạn xã hội, sự hoạt động của các Hội hoạt động tình
nguyện viên như câu lạc bộ B93.
2.3 Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn xã hội quận Thanh Xuân
2.3.1. Đánh giá tình hình chung.
a. Tình hình tệ nạn ma túy:
Trong thanhgs 9 năm 2011, tệ nạn ma túy trên địa bàn Quận không diễn
biến phức tạp và tiếp tục được kiềm chế, không có điểm nóng về ma túy. Tội
phạm ma túy phát hiện, bắt giữ ở dạng nhỏ lẻ, đối tượng phạm tội chủ yếu đã
có tiền án tiền sự và nghiện ma túy.
Công an Quận đã rà soát, phâm loại, xác định trên địa bàn Quận hiện có 01
điểm phức tạp về ma túy, đó là số 1E – Trường Chinh – Phương Liệt tiềm ẩn
hoạt động mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.
Qua rà soát đến 30/9/2011, số người nghiện hiện có trong danh sách quản lý là
875 đối tượng , trong đó: Có mặt tại cộng đồng 437 đối tượng, vắng mặt tạm
thời là 73 đối tượng; ở trung tâm cai nghiện thành phố 215 đối tượng; ở
trường trại giam của Bộ Công an 150 đối tượng.
b. Tình hình mại dâm.
Trên địa bàn Quân không có tụ điểm về mại dâm phức tạp. Một số nhà
hàng Karaoke, cơ sở massage, cắt tóc gội đầu “thư giãn” tầm quất còn hiện
tượng mại dâm trá hình. Hiện tượng mại dâm đứng đường ở khu vực giáp ranh
cơ bản đã được giả quyết, số gái mại dâm trên địa bàn Quận bị thu gom đa số
23
là người tình ngoài, các ổ nhóm mại dâm bị phát hiện bắt giữ phần lớn hoạt
động núp dưới hình thức quán cắt tóc gội đầu thư giãn nhỏ, các ổ nhóm hoạt
động rất tinh vi nên việc phát hiện xử lý còn nhiều khó khăn.
c.Tình hình dich HIV/ AIDS
Nhìn chung tình trạng nhiễm HIV chủ yếu vẫn tập chung ở đối tượng
nghiện, tiêm chích ma túy, tỷ lệ nữ gia tăng, đa số người nhiễm HIV thuộc lứa
tuổi thanh niên.
Tính đến thánh 9/ 2011 địa bàn quận Thanh Xuân cso 975 người nhiễm HIV/
AIDS, có 277 người chuayển sang giai đoạn AIDS và 177 người đã tử vong.
Trong đó lây nhiễm qua nghiện, tiêm chích ma túy là 621 người chiếm
69,81%, số lây nhiễm qua đường tình dục là 90 người chiếm 14,5%, số có mặt
tại cộng đồng quản lý là 587 người, số không quản lý được là 120 người, số
đang ở TT 06 quản lý là 86 người. Tăng 50 người so với tháng 9/ 2010.
2.3.2 Kết quả công tác các mặt công tác phòng chống tệ nạn xã hội
quận Thanh Xuân.
Tính đến tháng 9/2011, kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa
bàn quận Thanh Xuân, mà chủ yếu của công tác phòng chống ma túy, mại
dâm HIV/AIDS, trên tất cả các mảng hoạt động chung.
a. Trong công tác chỉ đạo, triển khai.
- Ban chỉ đạo Quận tổ chức tổng kết công tác, phòng chống ma túy, mại
dâm, HIV/ AIDS năm 2011 và triển khai công tác năm 2011.
- Ban chỉ đạo Công an Quận phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ
chức kiểm tra thanh toán quyết toán kinh phí hỗ trợ công tác phòng chống ma
túy và tệ nạn xã hội.
- Chỉ đạo kiện toàn xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng
chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm quận, các phường theo nội
dung công văn số 271/BCĐ ngày 19/1/2009 của Ban chỉ đạo Thành phố và tổ
24
chức kiện toàn lại 11 Đội hoạt động xã hội tình nguyện phòng chống ma túy
Tệ nạn xã hội.
- Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm phòng chống ma túy
từ 1/6/2011 - > 30/6/2011.
- Chỉ đạo các nghành đoàn thể phối hợp với Ban chỉ đạo 11 phường đẩy
mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy sâu rộng trên địa bàn và
tăng cường phòng ngưà nhằm hạn chế phát sinh người nghiện mới.
- Các ngành Công an- LĐXH – VHTT- MTTQ phối hợp xây dựng, triển
khai Kế hoạch liên ngành về xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn
ma túy, mại dâm.
- Chỉ đạo các phường thường xuyên kiểm danh, kiểm diện thống kê số
người nghiện ma túy, gái mại dâm, người nhiễm HIV trên địa bàn nhằm phục
vụ hiệu quả công tác cai nghiện quản lý sau cai và hiệu quả công tác điều trị tư
vấn phòng chống lây lan dịch HIV ra cộng đồng.
- Thường xuyên duy trì giao ban đánh giá kết quả các mặt công tác qua
đó kiểm điểm rút kinh nghiệm, đề ra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cho
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
b. Công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy, TNXH
Các ban ngành đoàn thể và các phường đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng,
công tác phòng chống HIV/ AIDS, ma túy, mại dâm:
* Tuyên truyền bề rộng:
- Tổ chức phát thanh 1.185 buổi trên hệ thống lao truyền thanh của
phường; biên tập 230 tin bài; treo 110 pa nô áp phích, 25 băng rôn khẩu hiệu
tuyên truyền về đề tài phòng chống ma túy, mại dâm cấp phát 10.000 tờ rơi tài
liệu tuyên truyền huy động 120 người tham gia lễ ra quân mít tinh diễu hành
hưởng ứng ngày thế gới phòng chống tệ nạn ma túy và “ Ngày toàn dân
PCMT” 26/6/2011 tại Quảng trường 1- 5, đồng thời tổ chức 4 đợt ra quân diễu
25