Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phương pháp dạy học âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.1 KB, 33 trang )

1
TRƯỜNG CĐSP DAK LAK ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
KHOA XÃ HỘI-TỔ NHẠC.ĐĐ (ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2005 – 2006)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC (1 & 2)
2. Mã số của học phần: CĐNV (AN) 10
3. Khối lượng và cấu trúc học phần:
Số ĐVHT: 05 Số tiết lý thuyết: 35 Số tiết thực hành: 30
4. Vò trí của học phần trong toàn bộ chương trình:
Là môn học trang bò cho giáo sinh những kiến thức và nghiệp vụ cơ bản về
phương pháp dạy học môn âm nhạc bậc THCS.
5. Mục tiêu:
 Giúp giáo sinh nắm vững nội dung chương trình môn m nhạc bậc
THCS.
 Nắm vững phương pháp dạy học và phương pháp tổ chức các hoạt động
âm nhạc ngoại khóa.
II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN
THỨ TỰ SỐ TIẾT
CHƯƠNG TIẾT
NỘI DUNG CHƯƠNG, BÀI, MỤC
L.THUYẾT T.HÀNH
GHI
CHÚ
I 1-15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
A. AN – môn nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời
sống xã hội và nhà trường
1. Khái niệm – Bản chất và đặc trưng của AN
2. Vai trò GD của AN trong nhà trường phổ thông
3. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi HS THCS…
4. Giới thiệu chương trình, SGK AN bậc THCS


B. Quá trình dạy học AN
1. Quan niệm về GDAN ở trường phổ thông
2. Các nguyên tắc dạy học AN
C. Hệ thống các phương pháp dạy học A.N
1. Khái niệm chung về phương pháp
2. Các phương pháp dạy học AN
3. Những xu thế phát triển các PPDHAN trong trường
phổ thông
II PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG A.N
1. Phương pháp dạy hát
2
2. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc
3. Phương pháp dạy nghe nhạc
4. Phương pháp dạy m nhạc thường thức
III T. HÀNH XÂY DỰNG GIÁO ÁN TIẾT HỌC A.N
1. Những điều cần biết của GV chuẩn bò lên lớp
2. Cấu trúc bài học và tiết học AN ở trường THCS
3. Những yêu cầu khi soạn giáo án
4. Thực hành soạn giáo án các lớp 6,7,8,9
5. Chỉ đạo SV thực hành tập giảng
6. Đánh giá một tiết dạy như thế nào?
IV PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ANNK
1. Ý nghóa của hoạt động AN ngoại khóa
2. Các hình thức tổ chức hoạt động AN ngoại khóa
3. PP tổ chức hướng dẫn hoạt đông AN ngoại khóa
 Kiểm tra, đánh giá:
- Số lần kiểm tra ĐVHT: 01(Bài KT giữa HP) Hệ số: (Theo HD của Q.C 25)
- Thi hết học phần: Thời lượng 120 phút. thức thi: Tự luận
 Tài liệu, giáo trình tham khảo:
1. Phương pháp dạy học AN – H. Long, H. Lân – NXB ĐHSP – 2005.

2. Phương pháp dạy học AN – Ngô Thò Nam – NXB Giáo dục – 1990.
3. Sách giáo khoa AN 6, 7, 8, 9 – NXB Giáo dục – 2002, 2003, 2004.
4. Sách giáo viên AN 6, 7, 8, 9 – NXB Giáo dục – 2002, 2003, 2004.
5. Một số giáo trình, tài liệu liên quan khác.
Ngày ……tháng……năm 2007
TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN NGƯỜI LÀM ĐỀ CƯƠNG
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
3
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
A. ÂM NHẠC – MÔN NGHỆ THUẬT GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI VÀ NHÀ TRƯỜNG
1. Khái niệm – Bản chất đặc trưng của âm nhạc:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng âm
thanh, âm nhạc tác động quá thính giác và diễn ra trong thời gian, nhằm biểu hiện nội
tâm của con người.
Âm nhạc có một số đặc trưng sau:
a. Tính diễn cảm mạnh mẽ: AN sử dụng âm thanh làm phương tiện biểu hiện,
như một thứ ngôn ngữ riêng tác động mạnh mẽ đối với tình cảm của con người.
b. Tính khái quát: AN không biểu hiện cụ thể như các ngành nghệ thuật khác
(hội hoạ, đường nét, màu sắc; điêu khắc: mảng khối; múa: động tác, hình
thể...) nhưng "hình tượng âm nhạc" có tính khái quát cao. AN mô tả hiện thực
khách quan bằng cách gợi lại qua sự liên tưởng mang tính ước lệ.
c. Tính quần chúng rộng rãi: AN trải qua quá trình sáng tạo liên tục gồm 3 khâu
liên quan chặt chẽ với nhau: người sáng tác-người thể hiện -người nghe.
2. Vai trò của âm nhạc trong đời sống:
- Là phương tiện giao tiếp nhạy cảm, tạo nên sự hiểu biết đồng cảm lẫn nhau.
- Hỗ trợ con người trong các hoạt động (học tập, giải trí, lao động sản xuất, sáng
tạo...) làm tăng lòng dũng cảm, an ủi con người lúc khó khăn.
- Gắn bó với con người từ lúc chào đời đến khi từ giã cuộc sống.

3. m nhạc với sự phát triển toàn diện nhân cách của HS:
a. Giáo dục thẩm mỹ: AN nhạc là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ giúp HS
cảm nhận cái hay cái đẹp trong đời sống được phản ánh trong AN, từ đó giúp
các em yêu thích AN, mong muốn tìm hiểu và thể hiện âm nhạc...
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương trình môn học, SV cần đạt những yêu cầu sau
đây:
 Nắm được sở lý luận chung về DHAN ở trường THCS.
 Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình AN trường THCS.
 Có kỹ năng DH AN nội khoá và tổ chức các HĐANNK ở trường THCS.
 Biết vận dụng kiến thức chuyên môn AN và PPDH bộ môn vào công tác dạy
học và giáo dục AN, GDTM cho HS THCS.
4
b. Giáo dục phẩm châùt đạo đức: AN làm sâu sắc thêm lòng yêu quê hương, đất
nước, biết ơn những người đã hy sinh vì nước vì dân, tính tự hào dân tộc, tình
hữu nghò quốc tế, xây dựng tính tập thể, luyện tính kiềm chế và kiên trì.
c. Góp phần phát triển trí tuệ: việc cảm thụ âm nhạc gắn chặt với sự phát triển
trí tuệ, đối với HS phải chú ý, quan sát nhạy bén, tích cực tư duy, phát triển, óc
sáng tạo và tưởng tượng...
d. Góp phần phát triển thể chất: Giúp tai nghe nhạy bén hơn, tăng cường quá
trình hô hấp và rèn luyện giọng, hình thành tư thế và cử chỉ đẹp, phong thái tự
nhiên...
Có thể khái quát toàn bộ nhiệm vụ dạy học, giáo dục âm nhạc cho HS trong câu
nói nổi tiếng của nhà sư phạm lỗi lạc người Nga Xu-khom-lin-xki: "Giáo dục âm nhạc
không phải là đào tạo nhạc só, mà trước hết là giáo dục con người".
4. Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc ở trường THCS:
a. Mục đích: Thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm
nhạc, chúng ta cần đạt được những mục đích sau:
- Xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS.
- Giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh.

- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho HS.
- Giúp HS ở trường phổ thông phát triển toàn diện và cân bằng.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Cung cấp một số hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc.
- Xây dựng khả năng hoạt động âm nhạc, góp phần phát triển trí lực cho HS.
- Giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, làm phong phú đời sống
tinh thần cho các em.
- Tạo cho các em có một trình độ văn hoá âm nhạc nhất đònh, góp phần phát
triển toàn diện, hài hoà nhân cách HS.
- Thông qua môn học nhằm phát hiện những HS có năng khiếu về âm nhạc, tạo
điều kiện giúp các em phát triển năng khiếu của mình.
5. Vai trò của người giáo viên âm nhạc:
1. Vai trò: Giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt
động âm nhạc, tổ chức đời sống âm nhạc trong nhà trường.
2. Nhiệm vụ: Người giáo viên có nhiệm vụ bồi dưỡng cho HS lòng yêu thích âm
nhạc và phẩm chất đạo đức trên cơ sở tổ chức, rèn luyện năng lực âm nhạc cho
HS với những phương hướng cụ thể như sau:
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc bằng cách tạo điều kiện cho các em nghe
nhiều (trong giờ học nhạc, giờ biểu diễn văn nghệ...) dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đặt câu hỏi sau khi nghe nhạc và trao đổi về sắc thái tình cảm của bài hát để
khơi gợi cảm xúc âm nhạc ở các em.
5
- Rèn luyện thói quen hoạt động biểu diễn âm nhạc, tập cho các em ham thích
biểu diễn và tự biểu diễn âm nhạc.
- Quan tâm dạy TĐN gắn với ca hát, tổ chức biểu diễn thi hát cá nhân và tập thể.
Dựa trên những vai trò và nhiệm vụ cụ thể đó, ta có thể rút ra những yêu cầu về
phẩm chất và năng lực cần có của người GVAN như sau:
* Về năng lực:
- Có kiến thức và kỹ năng âm nhạc cơ bản, vững vàng.
- Có tai nghe nhạy bén, có kỹ thuật chỉ huy sinh động.

- Biết sử dụng nhạc cụ.
- Hiểu biết chung về phổ thông âm nhạc, nắm vững chương trình và phương pháp
giảng dạy âm nhạc ở trường phổ thông.
* Về phẩm chất:
- Có lòng yêu nghề mến trẻ.
- Quan điểm tình cảm và thò hiếu thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn.
6. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi HS THCS đối với việc tiếp thu AN:
HS THCS có độ tuổi từ 11 – 12 đến 14 – 15 tuổi. Đây là thời kỳ diễn biến khá
phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân về mặt tâm lý. Dựa
theo những đặc điểm của lứa tuổi, nghiên cứu về khả năng AN của HS THCS, ta thấy
các em có những nét riêng.
a. Đặc điểm tâm lý:
- Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, ham hiểu biết và khám phá cái mới, có
nhu cầu lớn về các hoạt động tập thể.
- Vốn tích luỹ về AN của các em đã nhiều hơn so với HS bậc TH, tiếp thu từ
nhiều nguồn qua các phương tiện thông tin đại chúng, các sinh hoạt AN…
- Có tính hưng phấn cao về cảm xúc.
b. Đặc điểm sinh lý:
- Tai nghe khá phát triển, thuận lợi cho việc học nhạc .
- Bàn tay mềm dẻo, thuận lợi trong việc vận động theo nhòp.
- Cơ tim, các động mạch và não phát triển, sự chú ý ghi nhớ trí tưởng tượng và tư
duy tốt hơn HS bậc TH.
- Cơ quan phát âm (cổ họng, thanh đới…) đang hoàn thiện dần theo cơ thể. GV
cần lưu ý có chế độ luyện tập thích hợp để không làm ảnh hưởng đến giọng hát
của HS.
c. Đặc điểm giọng hát:
Giọng của các em trai và em gái không phân biệt rõ rệt nhưng tầm cử giọng đã
mở rộng hơn HS bậc TH. Các em có thể hát được trong phạm vi quãng 9, quãng
10 một cách thuận lợi, âm thanh vang, sáng, trong trẻo.
Tuy nhiên, do nôn nóng và mong muốn nhận được kết quả nhanh chóng trong

khi còn thiếu kinh nghiệm nên quá trình tập trung chú ý, quan sát, suy nghó, so sánh,
6
phân tích thường dễ bò các em bỏ qua. GV cần chú ý đặc điểm này để nhắc lại, tái hiện
những gì cần thiết giúp các em có thể ghi nhớ thuận lợi hơn.
Các em cũng rất nhạy cảm với âm thanh, ham thích hoạt động AN. Nếu có
phương pháp tác động tốt, qua AN có thể để lại những ấn tượng, cảm xúc đẹp trong
suốt cuộc đời của các em.
7. Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa âm nhạc THCS:
Việc tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK là một việc làm bắt buộc và rất cần
thiết đối với giáo viên bộ môn cũng như những người làm công tác giáo dục. Thông
qua công việc này, giáo viên sẽ nắm được một cách khái quát về chương trình mà
mình sẽ dạy của tất cả các lớp ở bậc THCS. Qua đó, người GV sẽ đònh hướng được
những công việc cần làm, cần chuẩn bò trước để tiến hành công việc giảng dạy đồng
thời lựa chọn ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung của bài dạy.
Tóm lại: việc tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK là việc làm góp phần nâng
cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy môn học của GV.
 Lớp 6: Gồm 33 tiết/33 tuần.
I. Tập hát: Gồm 8 bài hát, trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 5 bài hát thiếu nhi,
1 bài hát nước ngoài (xem phần mục lục).
II. Tập đọc nhạc - Nhạc lý:
1. Nội dung: Xem nội dung ở phần mục lục.
2. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- HS hiểu được các thuộc tính của âm thanh và cách chia âm thanh làm 2 loại là
nhạc âm và tiếng động.
- HS biết tên 7 nốt nhạc, ý nghóa và cách viết khuông nhạc khoá Sol, vò trí các nốt
nhạc trên khuông.
- Biết hình dáng và quan hệ về độ dài giữa 5 loại hình nốt ( Ú -->–)
- HS có khái niệm về nhòp, phách, vạch nhòp, ô nhòp và số chỉ nhòp.
- HS biết cách dùng các dấu viết tắt (dấu nhắc lại kèm theo khung thay đổi, dấu

quay lại).
- HS hiểu được giá trò của nốt đen chấm dôi (Ú) nốt trắng chấm dôi (Ú) và có
khái niệm về nhòp 3/4, sự khác nhau giữa 2/4, 3/4.
b. Kỹ năng: HS đọc đúng các bài TĐN theo sự hướng dẫn của GV.
III. Âm nhạc thường thức:
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật AN.
2. AN có tác dụng giáo dục như thế nào trong đời sống XH nói chung và đặc biệt đối
với HS phổ thông nói riêng?
3. Phân tích một số đặc điểm của lứa tuổi HS THCS đối với việc tiếp thu AN.
7
1. Nội dung: Xem mục lục
2. Yêu cầu:
a. Nhạc só Văn Cao và bài hát "Làng tôi": HS biết được tên tuổi và một số sáng
tác tiêu biểu của ông, qua bài hát HS cảm nhận được tính chất nhẹ nhàng sâu
lắng, giàu tình cảm qua giai điệu ngàn nga như tiếng chuông nhà thờ, thể hiện
niềm tin vào ngày mai tươi sáng.
b. Nhạc só Lưu Hữu Phước và bài hát "Lên đàng" - Sơ lược về DC Việt Nam:
- HS biết tên tuổi và cuộc đời sáng tác của LHP, ông đã dùng âm nhạc làm vũ khí
đấu tranh và cổ vũ mọi người xây dựng đời sống mới tốt đẹp hơn.
- Giúp HS hiểu khái niệm và ý nghóa của dân ca, sự phát triển và đặc sắc của
DCVN trong đời sống tinh thần.
c. Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến: HS biết được tên và dặc điểm của
một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
d. Nhạc só Phong Nhã và bài hát "Ai yêu Bác Hồ...": HS biết tên tuổi và một số
sáng tác tiêu biểu cho thiếu nhi của ông. Qua bài hát, HS cảm nhận được thanh
cao, giản dò của Bác và tình cảm của các em thiếu nhi đối với Bác qua giai
điệu và lời ca giản dò, chân thành tha thiết.
e. Giới thiệu Nhạc só Mô-da (Mozart): HS cảm nhận được một nhạc só say mê lao
động NT, đã để lại cho loài người di sản âm nhạc rất lớn có giá trò NT đạt đỉnh

cao chói lọi.
f. Sơ lược về nhạc hát, nhạc đàn – NS VănChung và Lượn tròn, lượn khéo:
- HS phân biệt được 2 thể loại chính: nhạc hát (thanh nhạc) và nhạc đàn (khí
nhạc) với các hình thức biểu diễn rất phong phú của từng thể loại.
- HS biết được tên tuổi của NS Văn Chung qua bài hát các em cảm nhận được
hình ảnh duyên dáng dễ thương, gợi tả cánh chim bồ câu bay liệng trên nền trời
hoà bình qua đôi tay múa của những em bé, thể hiện ở đường nét giai điệu lúc
vút cao, lúc trầm lắng.
g. NS Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu: HS biết được tên tuổi và một số
sáng tác tiêu biểu của ông, người có công và khát vọng xây dựng một nền âm
nhạc Việt Nam độc đáo và đặc sắc. Bài hát Lúa thu là 1 ca khúc viết cho thiếu
nhi khá độc đáo về đề tài đấu tranh thống nhất đất nước.
 Lớp 7: Gồm 33 tiết/33 tuần:
I. Tập hát: Gồm 8 bài hát, trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 5 bài hát thiếu nhi, 1 bài
hát nước ngoài (xem mục lục).
II. Tập đọc nhạc - Nhạc lý:
1. Nội dung: xem phần mục lục.
2. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- HS biết được cấu tạo của nhòp C, có kinh nghiệp về nhòp lấy đà.
8
- HS nắm được khái niệm về quãng, biết gọi tên các quãng giai điệu căn cứ vào
số lượng các âm trong quãng đó.
- HS có khái niệm và biết các dấu ghi thể hiện cung và nữa cung, nắm được
khoảng cách cung và nửa cung trong hàng âm tự nhiên. Nắm được ký hiệu và
tác dụng của các loại dấu hoá (dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường).
- HS có khái niệm về gam trưởng, giọng trưởng và cấu tạo của nó.
b. Kỹ năng: HS đọc được các bài TĐN theo sự hướng dẫn của GV.
- Giọng: Đô 5 âm, đô 7 âm, La 5 âm, La 7 âm.
- Cử âm: từ nốt Sòl --> Mí

- Tiết tấu: ỉ, Ú, Ú, Ú...
- Nhòp: 2/4, 3/4, 4/4
III. Âm nhạc thường thức:
1. Nội dung: (xem mục lục).
2. Yêu cầu:
a. Nhạc só Hoàng Việt và bài hát "Nhạc rừng": HS biết được tên tuổi của NS,
cảm nhận được tính chất tươi vui, trong sáng, thể hiện tinh thần lạc quan của
quân và dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp qua bài hát.
b. Sơ lược về một vài nhạc cụ Phương tây: HS nhận biết được tên cấu tạo của
một vài nhạc cụ phương tây được sử dụng phổ biến ở nước ta.
c. Giới thiệu NS Bet-tô-ven (Beethoven): HS cảm nhận được thiên tài âm nhạc
của ông, ông đã để lại những tác phẩm âm nhạc vó đại (9 bản giao hưởng, 32
bản xô-nát…) phần lớn các tác phẩm của ông có nhân dân kêu gọi đấu tranh vì
hoà bình và hữu nghò.
d. Một số thể loại bài hát: HS có thể phân biệt được một số thể loại bài hát dựa
vào các căn cứ, hiểu sơ lược về đặc điểm của các thể loại bài hát này.
e. Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam: HS nắm được vài nét khái quát về đặc
điểm, tính chất về âm nhạc thiếu nhi từ trước cách mạng tháng 8 đến nay. Biết
được tên tuổi của một số NS tâm huyết, đã có nhiều đóng góp cho AN thiếu
nhi Việt Nam.
f. Nhạc só Huy Du và bài hát "Đường chúng ta đi": HS biết được tên tuổi và một
số sáng tác tiêu biểu của NS Huy Du, được thưởng thức bài hát có sức sống lâu
bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta, một trong những sáng tác hay
nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
g.Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người: HS biết được một vài nét khái quát
về dân ca của một số dân tộc thiểu số, qua đó phần nào hiểu được sự phong
phú, đa dạng của dân ca Việt Nam. Biết được một số sáng tác mới khai thác
chất liệu dân ca nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc VN.
 Lớp 8: Gồm 35 tiết/35 tuần:
I. Tập hát: Gồm 8 bài hát, trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 5 bài hát thiếu nhi, 1

bài hát nước ngoài (xem mục lục).
9
II. Tập đọc nhạc - Nhạc lý:
1. Nội dung: Xem phần mục lục.
2. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- HS có khái niệm về gam thứ, giọng thứ, gam thứ TN, gam thứ HT.
- HS biết được thế nào là giọng song song và biết 5 cặp giọng song song.
- HS hiểu được khái niệm giọng cùng tên và mối quan hệ giữa 2 giọng cùng tên.
- HS hiểu sơ lược về câu nhạc, đoạn nhạc trong các bài hát ngắn
- HS làm quen với nhòp 6/8, sự khác nhau giữa 6/8 và 3/4
- HS làm quen với một số thuật ngữ chỉ sắc thái, cường độ trong âm nhạc.
- HS làm quen với cấu trúc bài hát ở hình thức 1, 2, 3 đoạn đơn.
- HS ghi nhớ được thứ tự các dấu hoá trên hoá biểu và cách xác đònh giọng qua
hoá biểu.
b. Kỹ năng: HS đọc được các bài TĐN giọng C, Am với các loại nhòp đã học.
- Cử âm: từ nốt Sòl --> Mí
- Tiết tấu: Có thêm …………….
III. Âm nhạc thường thức:
1. Nội dung: Xem mục lục
2. Yêu cầu:
a. m nhạc với đời sống: HS hiểu được âm nhạc có mối quan hệ gắn bó mật thiết
với đời sống con người.
b. Hát bè trong âm nhạc: HS hiểu được một số hình thức hát bè trong AN như:
song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca...
c. Giới thiệu dàn nhạc bát âm cổ: HS biết được tên gọi xuất phát từ chất liệu tạo
nên 8 loại nhạc cụ trong dàn nhạc bát âm cổ ( Kim, Mộc, Thổ, Thạch, Cách,
Bào, Ti, Trúc).
d. Một số nhạc khí dân tộc: HS biết được một số loại nhạc khí dân tộc như đàn
bầu, cồng chiêng, đàn đá... và nét độc đáo của các loại nhạc khí này.

e. Sơ qua về nhạc giao hưởng, thính phòng: HS có khái niệm về nhạc giao
hưởng, thính phòng và các hình thức biểu diễn phong phú của nó.
 Lớp 9: Gồm 16 tiết trong học kỳ I.
I. Tập hát: gồm 4 bài hát, trong đó có 1 bài dân ca Việt Nam, 2 bài hát thiếu nhi,
1 bài hát nước ngoài.
II. Tập đọc nhạc - Nhạc lý:
1. Nội dung: xem phần mục lục.
2. Yêu cầu.
a. Kiến thức:
- HS kinh nghiệm về dòch giọng và thực hành dòch giọng bằng cách viết.
- HS nắm được ý nghóa của các quãng, khái niệm sơ lược về hợp âm.
b. Kỹ năng: HS tập đọc 4 bài thuộc 4 giọng có 1 dấu thăng và 1 dấu giáng
10
(F, Dm, G, Em).
III. Âm nhạc thường thức:
a. Giới thiệu một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
b. Một số ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng âm nhạc dân gian.
c. Đôi nét về ca khúc thiếu nhi Việt Nam từ cách mạng tháng 8 đến nay.
B. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ÂM NHẠC:
1. Quan niệm về giáo dục AN ở trường phổ thông:
Dạy học AN ở trường phổ thông khác hẳn với giảng dạy ở trường chuyên nghiệp
AN, nơi đào tạo một số ít người có năng khiếu đã được chọn lọc, tuyển lựa để sau này
làm nghề AN.
Để hiểu hơn quan niệm về giáo dục AN ở trường phổ thông, cần phân biệt các
khái niệm sau:
- Nghệ thuật AN: Là một phạm trù rộng lớn bao gồm hai lónh vực: sáng tạo AN và
biểu diễn AN.
- Môn học AN: Là một môn học cụ thể như Nhạc cụ, hoà âm, phân tích tác phẩm…với
mục đích đào tạo người làm nghề AN.
- Môn học AN ở trường THCS: Là một môn học bên cạnh các môn học văn hoá khác,

nó không có nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu mà chỉ nhằm mục đích giáo dục văn hoá
AN cho HS.
2. Các nguyên tắc dạy học AN:
Trong quá trình giáo dục, người giáo viên âm nhạc cần nắm vững một số nguyên
tắc giáo dục đặc thù của bộ môn như sau:
a. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích: Các hoạt động giảng dạy chính khoá và
ngoại khoá trong nhà trường đều phải quán triệt các mục đích đã nêu. Trong
từng tiết dạy cần phải xác đònh rõ MT cần đạt và phải quan tâm đến tất cả HS.
b. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan: Bản thân các phương tiện trực quan tự nó
đã gợi lên tính tích cực cho HS, vì vậy GV cần thiết phải có những phương tiện
trực quan để HS quan sát. Môn AN coi trọng trực quan thính giác, lấy thính
giác làm cơ sở cho giáo dục âm nhạc.
c. Nguyên tắc đảm bảo học đi đôi với hành: AN là nghệ thuật biểu diễn, nghệ
thuật có tính thẩm mỹ cao, muốn thực hiện chức năng giáo dục thẩm mỹ, HS
cần được thể hiện cái đẹp trong âm nhạc. Vì vậy cần phải cho HS thực hành
bất cứ lúc nào có thể được.
d. Nguyên tắc tính hệ thống, tính vừa sức: Nguyên tắc này đòi hỏi người GVAN
phải nắm chắc tri thức và dạy chương trình phù hợp với trình độ của số đông.
Mục tiêu:
 Hiểu được quá trình DHAN và những nguyên tắc giảng dạy AN cho HS.
 Nắm vững các nguyên tắc và PPDH để vận dụng vào bộ môn AN.
11
Cần phải xác đònh dạy cái gì trước, cái gì sau, từ cái dễ đến cái khó, cái đã biết
đến cái chưa biết, cái đơn giản đến cái phức tạp… theo một trình tự nhất đònh
và phải thực hiện liên tục.
e. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: Bản chất nghệ thuật AN đã có tính giáo
dục. Qua giờ học nhạc, GV cần phát huy bản chất này để qua đó hình thành
cho HS những tình cảm đạo đực tốt đẹp. (Nền giáo dục nước ta từ lâu đã có
câu:”dạy chữ, dạy người”, điều này được xem như một nguyên tắc hàng đầu mà
các nhà giáo dục Đông - Tây – Kim – Cổ đều thừa nhận; Bốn trụ cột trong

khuyến cáo của nền GD thế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung
sống và học để làm người).
f. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS: Muốn
phát huy tính tích cực của HS, người GV phải quan tâm đến hứng thú của HS
và tìm cách để gây được hứng thú học tập trong từng yếu tố của quá trình dạy
học: Nội dung bài phải hấp dẫn, phương pháp cần linh hoạt, phương tiện phong
phú…Nói cách khác là phải hấp dẫn, thu hút được HS vào bài giảng.
C. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
1. Khái niệm chung về phương pháp:
Phương pháp được hiểu là “cách thức”, là “con đường”, là “phương thức” để
giải quyết một vấn đề đặt ra. Có rất nhiều đònh nghóa khác nhau về phương pháp,
nhưng đều chung một ý lớn: đó là cách thức đạt tới mục đích, mục tiêu giải quyết một
công việc, tìm hiểu một vấn đề.
2. Các phương pháp dạy học âm nhạc:
a. Phương pháp trình bày tác phẩm: Tác phẩm AN nằm trên giấy chỉ là “AN
chết”, nó cần phải được vang lên để thành “AN sống”. Muốn vậy, tác phẩm
AN cần được trình bày, biểu diễn dưới các hình thức khác nhau.
Khi dạy một tác phẩm AN nào đó, GV phải trình bày tác phẩm để thu hút,
thuyết phục HS. Có nhiều cách trình bày khác nhau như cho nghe băng đóa,
nhưng tốt nhất là GV tự trình bày tác phẩm…Với cách trình bày tác phẩm có
Mục tiêu:
 Có khái niệm về phương pháp và các PPDH AN.
 Tiếp cận với đổi mới phương pháp nói chung và PPDH AN nói riêng.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích sự khác nhau giữa việc dạy học để đào tạo những người làm nghề AN với
việc dạy học AN cho HS phổ thông.
2. Vận dụng các nguyên tắc dạy học nói chung vào dạy học môn AN ở trường phổ
thông như thế nào?
12
hiệu quả, GV sẽ gây được ấn tượng rất mạnh mẽ trong quá trình HS cảm thụ

AN, góp phần tích cực vào việc GDTM.
b. Phương pháp thực hành - luyện tập: AN là bộ môn nghệ thuật âm thanh, qua
thực hành để cảm nhận AN là cách tốt nhất. Ngay cả khi dạy về lý thuyết, GV
cũng cần cho HS thực hành các bài tập đơn giản, qua đó nắm được kiến thức.
Qua việc thực hành -luyện tập, chúng ta hình thành và rèn luyện được kỹ năng
thể hiện AN cho HS, qua đó phát hiện sửa sai.
GV cần chú ý thay đổi hình thức trong quá trình thực hành – luyện tập để có
hiệu quả tốt hơn.
c. Phương pháp dùng lời (thuyết trình, diễn giảng, giảng thuật): Là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo từng nội dung
mà GV có cách dùng lời cho thích hợp.
GV phải diễn đạt gãy gọn, từ ngữ chính xác, dể hiểu. Tránh giải thích rườm rà,
thiếu trọng tâm.
d. Phương pháp trực quan: Là phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Phương
pháp này giúp cho những những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể,
HS dễ tiếp nhận hơn so với phương pháp dùng lời. Nhạc só thiên tài người Nga
Trai-côp-xky đã từng nói ”Khi nào lời nói bất lực thì ở đó xuất hiện một tiếng
nói hùng hồn hơn, đó là AN” hoặc “AN bắt đầu ở chỗ ngôn từ kết thúc”.
GV cần chú ý dùng các phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm
dụng để mọi đồ dùng dạy học thực sự trở thành cần thiết.
e. Phương pháp kiểm tra - đánh giá: Khi kết thúc một hoặc một phần của nội
dung, thông thường GV phải tiến hành ôn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của HS. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu việc kiểm tra, đánh giá không chỉ
đơn thuần là xếp loại kết quả học tập của HS mà thông qua đó, GV phát hiện
được các lỗ hổng kiến thức để có cách bù đắp, bổ sung kiến thức cho HS.
Thông thường, người ta dùng các hình thức kiểm tra – đánh giá sau:
- Kiểm tra viết (làm bài)
- Kiểm tra vấn đáp (trả lời miệng)
- Kiểm tra tập thể (cả lớp)
- Kiểm tra cá nhân (từng HS)

GV chú ý là việc kiểm tra đánh giá ở môn AN cần có sự “linh động”, không nên
vì môn AN mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả học tập của HS.
Bảng đánh giá – xếp loại HS môn AN (Không cho điểm):
- Điểm 9, 10: Tương ứng mức Giỏi.
- Điểm 7, 8: Tương ứng mức Khá.
- Điểm 5, 6: Tương ứng mức Đạt.
- Điểm 4: Tương ứng Chưa đạt.
* Chú ý: Cần nhớ rằng không có một phương pháp nào là phương pháp “toàn năng”.
Trong quá trình dạy học, GV phải vận dụng, kết hợp linh hoạt, tuỳ theo từng nội dung
mà GV sử dụng phương pháp thích hợp.
13
* Phần tóm tắt:
- Môn học âm nhạc có khả năng phát triển toàn diện nhân cách HS, bồi dưỡng
lòng yêu thích âm nhạc rèn luyện những năng lực về hoạt động âm nhạc. Muốn
thực hiện được nhiệm vụ này ta phải tạo điều kiện cho các em tiếp xúc và biểu
diễn thường xuyên.
- Các nguyên tắc giáo dục âm nhạc là một khối thống nhất cần được quán triệt,
tuy nhiên cần chú trọng nguyên tắc 2 và 3.
- Không ngừng trau dồi năng lực toàn diện và phẩm chất sư phạm của mỗi người,
trước hết là lòng yêu nghề mến trẻ, là động lực cơ bản thúc đẩy sự rèn luyện về
chuyên môn và nghiệp vụ.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích các phương pháp dạy học AN ở trường phổ thông.
2. Sự phát triển của phương pháp DHAN hiện nay đang đề cập đến những vấn đề gì?

×