1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tế bào mầm (UTbM) buồng trứng là những u xuất nguồn từ các tế
bào có nguồn gốc mầm bào (germ cell) tại các thời điểm biệt hóa khác nhau ở
buồng trứng (BT) [73]. Những u này được coi là sự chuyển dạng bệnh lý của
các tế bào mầm tại BT [37], là nhóm u phổ biến thứ hai trong các u BT chỉ
sau các u biểu mụ-mụ đệm bề mặt [61].
UTbM chiếm khoảng 30 % toàn bộ các u BT nguyờn phát [73], gặp ở
mọi lứa tuổi, UTbM ác tính chiếm khoảng 1-2% trong các u ác tính của BT
(BT) [76]. Mặc dù u tế bào mầm BT ác tính chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với các
ung thư (UT) BT khác nhưng lại hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, độ ác
tính, khả năng xâm lấn cao, ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tử vong và khả năng sinh
đẻ sau này. Hơn 60% u BT ở trẻ em và thanh thiếu niên có nguồn gốc từ tế
bào mầm, 1/3 trong số đó là ác tính [61]. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong
điều trị UT nói chung đặc biệt là những tiến bộ trong hóa trị đã mang lại kết
quả tốt cho những bệnh nhân (BN) này. Việc điều trị đa phương thức với
phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản và hóa trị dựa trên nên tảng platinum đã
cải thiện tiên lượng bệnh một cách có ý nghĩa, ngay cả ở những BN ở gian
đoạn muộn, tỷ lệ sống thêm lên tới 60-80% [39].
Tuy nhiên, việc điều trị, tiên lượng bệnh UTbM BT ác tính khác với
nhóm UT biểu mô BT, thậm chí ngay giữa cỏc tớp mụ bệnh học UTbM BT khác
nhau cũng cú phỏc đồ đều trị và tiên lượng khác nhau. Mặt khác, việc xếp giai
đoạn của UT BT được đựa trên phẫu thuật/mụ bệnh học (MBH) [89], do đó chẩn
đoán chính xác cỏc tớp mụ bệnh học UTbM về mặt vi thể cũng như những đánh
giá về mặt đại thể trong phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn
phương pháp điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh.
2
Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (World health organization
-WHO) năm 2003, UTbM BT được chia thành nhiều típ và biến thể dưới típ
MBH. Một trong những khó khăn trong chẩn đoán MBH các UTbM là các u
này thường có sự phối hợp nhiều típ mô học, trong mỗi típ mô học cũng có
nhiều mẫu mô học khác nhau do đó, trong một số trường hợp chỉ dựa vào
chẩn đoán MBH thường quy không thể khẳng định chính xác típ MBH của u
cũng như phân biệt u nguyờn phỏt hoặc di căn mà phải dựa vào một số kỹ
thuật bổ trợ khác như: Húa mụ miễn dịch (HMMD), gen học…trong đó
HMMD đóng vai trò quan trọng nhất. Để giúp chẩn đoán xác định và/hoặc
chẩn đoán phân biệt các UTbM ác tính, một số dấu ấn hữu ích nhất thường
được sử dụng như: PLAP, Oct-4, CD117, AFP, CK, hCG, EMA [80]. Thời
gian gần đây người ta phát hiện ra SALL4 là một dấu ấn nhạy và khá đặc hiệu
cho UTbM [61], [32], [65] song chưa phổ biến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam nghiên cứu về MBH và HMMD các UTbM BT chưa được
đề cập nhiều và cũng chưa có dấu ấn chuyờn sõu. Do vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiờn cứu đặc điểm mô bệnh học của một số u tế bào mầm BT”
nhằm 2 mục tiêu chính sau:
1. Mô tả một số đặc điểm đại thể và vi thể của u tế bào mầm BT thường gặp
tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K Hà Nội và Bệnh viện Phụ Sản
trung ương.
2. Tìm hiểu giá trị của một số dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán u tế bào
mầm ác tính của BT.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Phôi thai học và mô học BT
Trong hệ sinh dục (SD) nữ, hai BT đóng vai trò hết sức quan trọng: tạo
ra cỏc noón chớn có khả năng thụ tinh để tạo ra cá thể mới và các hormon SD
chi phối hoạt động SD ở nữ giới. Để đảm đương được hai chức năng quan
trọng trên, BT có cấu tạo khá phức tạp và được tạo thành bởi nhiều loại tế bào
khác nhau, bao gồm tế bào biểu mô và tế bào liên kết. Một số tế bào hoặc mô
chỉ được hình thành và phát triển trong một giai đoạn nhất định và đó là điều
khác biệt với cỏc mụ khỏc của cơ thể. Chính cấu tạo phức tạp và chịu ảnh
hưởng của nội tiết nên bệnh lý BT cũng phong phú và rất phức tạp, đặc biệt là
các u ác tính. Để xác định cỏc tớp mụ u người ta phải căn cứ vào nguồn gốc
mô học của loại u đó. Do vậy, những hiểu biết về mô học và phôi thai học của
BT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bệnh học, đặc biệt là bệnh học u.
1.1.1. Phôi thai học BT
BT bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi
nghĩa là muộn hơn sự biệt hóa của tinh hoàn. Bởi vậy, ở phụi tỏm tuần, nếu
tuyến SD không biểu hiện những đặc tính của nam giới, ta có thể nói rằng
tuyến SD ấy là BT [13].
Trong tuyến SD phụi cú giới tính di truyền là nữ, những dây SD
nguyờn phỏt (dõy SD tủy) thoái hóa. Sự thoái hóa ấy tiến từ vùng ngoại vi
(vùng vỏ) vào vùng trung tâm (vùng tủy) của tuyến SD. Trong khi đó, ở vùng
vỏ xảy ra một đợt tăng sinh lần hai của cỏc dõy tế bào biểu mụ cú nguồn gốc
trung bì trung gian nằm phía dưới biểu mô khoang cơ thể phủ mào SD, để
chứa những tế bào SD nguyên thủy đã di cư tới đó. Trong cỏc dõy này, những
4
tế bào SD nguyên thủy biệt hóa thành những noón nguyờn bào, tế bào đầu
dòng của dũng noón. Những dây tế bào biểu mô chứa noón nguyờn bào tạo
thành những dây SD thứ phỏt, cũn gọi là dây SD vỏ vì nằm ở vùng ngoại vi
của tuyến SD. Những dây này tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ mào
SD rồi đứt thành từng đoạn. Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu mô vây
quanh noón nguyờn bào. Cũng như ở tinh hoàn, sau khi cỏc dõy tế bào biểu
mô tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD, trung mô sẽ chen
vào giữa biểu mô này với cỏc dõy SD để tạo ra màng trắng. Khác với ở tinh
hoàn, ở BT biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD tồn tại suốt đời và trở
thành biểu mô BT. Ở phôi thai và trẻ em, biểu mô này là một biểu mụ vuụng
đơn [13], [35].
Noãn bào hoạt động giỏn phõn rất tích cực để tăng nhanh số lượng
nhưng đại đa số noón nguyờn bào thoái hóa rồi biến đi trong thời kì phôi thai.
Trong thời kì này, số noón nguyờn bào còn lại lớn lên, biệt hóa thành noãn
bào I, chúng cùng với tế bào nang tạo thành nang trứng nguyên thủy. Những
nang trứng nguyên thủy được tạo ra vào khoảng tháng thứ tư của thời kỳ
trong bụng mẹ với số lượng khoảng 700.000 - 2 triệu, khi đến tuổi dậy thì số
nang này chỉ còn khoảng 400.000 vỡ cỏc nang trứng nguyên thuỷ và cỏc noón
bào ở bên trong đó thoỏi hoỏ và tiêu biến phần lớn [13], [35].
1.1.2. Mô học
Bổ đôi BT có thể phân biệt được 2 vựng: vựng trung tâm hẹp là vùng
tủy, và ngoại vi rộng là vùng vỏ.
Vùng tủy cấu tạo bởi mô liên kết thưa có nhiều sợi tạo keo, sợi chun và
cỏc ớt tế bào sợi hơn vùng vỏ. Ngoài ra, cũn cú cỏc sợi cơ trơn, những động
mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương BT.
5
Vùng vỏ BT được phủ ở mặt ngoài bởi biểu mô đơn có nguồn gốc từ biểu
mô phủ thành lưng của khoang thể phôi. Ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô này là biểu
mụ vuụng đơn về sau trở nên dẹt ở một số nơi trừ những nơi thấy rãnh ở trên
mặt BT [14], [35]. Dưới biểu mô là mô kẽ, cấu tạo bởi những tế bào hình thoi,
xếp theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành những hình xoáy tròn rất đặc biệt
chỉ thấy ở BT. Chỳng cú một tiềm năng khác với tế bào sợi của mô liên kết vì
có thể biệt hóa được thành những tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ và tế bào vỏ
của BT để tạo ra những tuyến nội tiết gọi là tuyến kẽ và tuyến vỏ đảm nhiệm
chức năng tiết hormon loại steroid. Giáp với biểu mô BT, mô liên kết chứa ít
tế bào sợi, ít mạch máu, nhiều sợi tạo keo và chất gian bào. Những tế bào sắp
xếp theo hướng ít nhiều song song với mặt BT, và cùng với sợi tạo keo tạo
thành một lớp liên kết mỏng gọi là màng trắng.
Hình 1.1 Mô học BT [90]
Mô kẽ của phần vỏ BT vùi trong những khối hình cầu gọi là nang
trứng. Mỗi nang trứng là một túi đựng noãn. Ở trẻ gái trước tuổi dậy thì, các
nang trứng rất nhỏ, khá đều nhau và không thấy được bằng mắt thường.
6
Chúng được gọi là nang trứng nguyên thủy hay còn gọi là nang trứng chưa
phát triển. Từ tuổi dậy thì, hàng tháng dưới tác dụng của các hormon của
vùng dưới đồi và tuyến yên, các nang trứng tiến triển qua nhiều giai đoạn:
nang trứng nguyên thủy, nang trứng thứ phát, nang trứng chớn (cũn gọi là
nang Graaf) có kích thước khác nhau và có thể nhìn thấy được bằng mắt
thường. Cuối cùng là sự giải phóng nang trứng chín khỏi BT gọi là phúng
noón. Nang trứng thứ phát trải qua các giai đoạn tiến triển: nang trứng đặc,
nang trứng có hốc và nang trứng có hốc điển hình.
Một nang trứng thuần thục bao gồm noãn bào, lớp tế bào hạt và lớp tế
bào vỏ. Các tế bào hạt mất cấu trúc lưới xung quanh, chúng tạo nên các cấu
trúc nhỏ giống hoa hồng gọi là thể Call- Exner, có chứa ở trung tâm các sợi
ưa toan mạnh gồm các màng dày. Các tế bào nguồn gốc mô đệm tạo thành lớp
trong (thường hoàng thể hóa điển hình) và một lớp ngoài gồm nhiều hàng tế
bào. Các tế bào vỏ lớp trong là nừi sản xuất các hormon steroid giới tính. Khi
mãn kinh, các nang trứng sẽ thoái triển. BT trở nên teo nhỏ, chắc và không
còn hoạt động [35], [14], [83], [85].
Ở rốn BT cú cỏc cụm tế bào giống như tế bào Leydig của tinh hoàn,
được gọi là tế bào rốn BT. Chúng nằm sỏt cỏc tĩnh mạch lớn và bạch mạch
của rốn BT, có thể tạo thành những chỗ lồi vào lòng mạch. Chúng có liên
quan chặt chẽ tới thần kinh và có thể chứa các thể Reinke, lipid và sắc tố
Lipocron.
Dây BT có ở rốn BT, bao gồm một lưới các khe, ống nhỏ, nang, nhú,
được phủ bới lớp biểu mụ cú chiều cao khác nhau và được vây quanh bởi một
lớp mô đệm tế bào hình thoi [14], [35], [83].
7
1.1.3. Nguồn gốc phôi thai của tế bào mầm
Vào tuần thứ 3-4 của phôi kỳ khi phôi người có kích thước khoảng
5mm, các tế bào mầm nguyên thủy nảy sinh ở nội bỡ phụi, ở bên ngoài phôi,
nơi vỏch tỳi noón hoàng gần nang niệu. Các tế này có những đặc điểm riêng
biệt, đó là những tế bào lớn đường kính 30 micromet, bào tương chứa những
hạt nhỏ glycogen, rất giàu lipid và có phản ứng phosphatase kiềm dương tính.
Hình 1.2 Nguồn gốc và đường di cư của tế bào mầm nguyên thủy ở phôi người [29]
Tế bào mầm di chuyển vào bên trong phôi theo vách ruột nguyên thủy,
mạc treo ruột đến rễ mạc treo sẽ di cư sang hai phía phải và trái. Vào khoảng
tuần thứ 5-6 của phôi kỳ tế bào mầm tới sát mào sinh dục ở đây, về sau các tế
bào này sẽ sinh ra những tế bào sinh dục của nữ (noãn bào) [29], [12]. Trên
đường di cư tế bào mầm có thể dừng lại bất kỳ nơi nào, dọc theo thành sau
của phôi gần đường giữa. Nếu những tế bào này không chết mà còn sống sút,
chỳng có thể phát sinh u ở những vị trí này: Vùng sau phúc mạc, vùng xương
cùng, trung thất và vùng tuyến tùng [21].
8
1.1.4. Sinh lý buồng trứng
BT của một bé gái mới lọt lòng có khoảng 500.000 bọc noãn nguyên
thủy cả ở 2 bên, giảm dần đến tuổi dậy thì còn khoảng 30.000 noãn. Trong
hơn 30 năm hoạt động của BT, chỉ khoảng 300 bọc noãn trưởng thành và
phúng noón.
Chức năng BT là sản xuất các tế bào SD và sản xuất các hormon SD.
Quá trình sản xuất các tế bào SD gọi là tạo noãn, tế bào SD đang phát triển
gọi là noãn bào, tế bào thuần thục gọi là trứng. Các hormon SD là estrogen và
progesteron. Estrogen kích thích sự phát triển và thành thục các cơ quan SD
trong và ngoài tạo nên những đặc tính nữ điển hình khi dậy thì. Progesteron
chuẩn bị cơ quan SD trong (chủ yếu là tử cung) để mang thai bằng kích thích
những thay đổi nội mạc. Ngoài ra, nú cũn tác dụng kích thích tăng sinh tiểu
thùy tuyến vú để chuẩn bị cho tiết sữa.
BT bắt đầu hoạt động vào tuổi dậy thì, được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu
tiên. BT ngừng hoạt động vào tuổi mãn kinh. Tuổi dậy thì trung bình là 13-15
tuổi, tuổi mãn kinh trung bình là 45-50 tuổi. Tuổi dậy thì phụ thuộc vào sự
chín muồi của trung khu điều khiển hoạt động SD ở vùng dưới đồi và vỏ não.
Hoạt động chức năng SD chịu sự tác động của trục dưới đồi-tuyến yờn-BT.
Rối loạn trục nội tiết này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà
còn cả sự phát triển về hình thái, cấu tạo cơ quan SD nữ. Vì BT luụn cú
những thay đổi về hình thái, chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ nên
có thể dẫn tới những thay đổi không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc
biệt là các khối u BT [3], [83], [85].
1.2. Dịch tễ học u tế bào mầm BT
- UTbM chiếm xấp xỉ 30% các khối u BT nguyờn phát, đứng thứ hai
sau u biểu mô bề mặt [73]. Quirk J.T và Natarajan N nghiên cứu 23.484 BN u
BT ở Mỹ, tỷ lệ mắc trên 100.000 phụ nữ tính chung, năm 2000 là 16,23,
9
UTbM đứng thứ hai (0,41), sau u biểu mô (15,48) [79]. Koonings PP nghiên
cứu trên 861 BN u BT ở Los Angeles, Mỹ tỷ lệ UTbM lên tới 46% [59], nghiên
cứu của Sah S P và cộng sự tại Nepal, UTbM chiếm 43,4% (n=279) [86].
- Chúng có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh tới tuổi già, phổ biến nhất
từ độ tuổi 10-60, nhưng cũng được thấy trong thời kỳ bào thai [61].
- Ở trẻ em và phụ nữ trẻ, UTbM ác tính là UT BT phổ biến nhất. Xấp xỉ
60% u BT xảy ra ở phụ nữ dưới 21 tuổi là thuộc loại UTbM, tới 1/3 trong số
đó là ác tính [73].
- Với phụ nữ trên 40 tuổi, UTbM ác tính thường là hậu quả của sự chuyển
dạng của một trong những thành phần trong u quái (UQ) nang thành thục [81].
- UTbM có thể gặp cả hai giới, chủ yếu ở cơ quan sinh dục, tỉ lệ mắc ở
tinh hoàn nhiều hơn BT. Ngoài cơ quan sinh dục, chúng có thể gặp ở các vị
trớ khỏc như: Trung thất, não, sau phúc mạc…; Vị trí hay gặp nhất là hệ thần
kinh trung ương [25]. Theo Arora RS và cộng sự nghờn cứu trên 33364
UTbM nói chung thấy: 92,5% gặp ở tinh hoàn, 3,9% ở BT và 3,2% gặp ở
ngoài cơ quan sinh dục. Tuổi mắc bệnh giao động từ 0 – 84. Moller H và
Evans H nghiên cứu 8363 UTbM ở cơ quan sinh dục, trong đó UTbM BT
chiếm 5,4% [70].
-Tại BT, 95 % UTbM là UQ nang thành thục. Các UTbM còn lại là ác
tính và chiếm khoảng 3% trong tất cả UT BT ở các nước Phương Tây nhưng
tỷ lệ này được ghi nhận lên tới 20% các u BT ở phụ nữ Nhật Bản, tuổi mắc
bệnh trung bình là 18 [73]. Cũng theo nghiên cứu của Koonings PP trong
nhóm UTbM UQ nang thành thục (96%), u tế bào mầm ác tính chiếm 3,2%,
UQ giáp BT chiếm 0,8% [59]. Về cỏc tớp mụ bệnh học của UTbM thường
gặp nhất là u quái (95%), u nghịch mầm (2%), u tỳi noón hoàng (1%), các u
còn lại như UT biểu mụ phụi, u đa phôi, UT biểu mô đệm nôi rất hiếm gặp,
10
chỉ chiếm dưới 0,2 % trong tổng số UTbM BT và thường là một thành phần
của UTbM hỗn hợp (<1%) [94].
- Ở Việt Nam đó cú một số nghiên cứu về dịch tễ học của u BT nói
chung nhưng nghiên cứu về u tế bào mầm nói riêng cũn ớt và chưa đầy đủ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu và cộng sự: Trong 10 loại
UT phổ biến nhất ở nữ giai đoạn 2004-2008, thì UT BT đứng thứ 8 trong các
bệnh UT tại HN, thứ 7 ở thành phố Hồ Chí Minh, thứ 8 ở Hải Phòng, Huế và
đứng thứ 6 ở Cần Thơ [9]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Khánh Dương,
Lê Quang Vinh, Lê Trung Thọ trên 532 BN UT BT thời gian 2006-2010 tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, u tế bào mầm chiếm 10,1 % [7]. Nghiên cứu
của Lý Thị Bạch Như trên 340 BN u BT thấy UTbM chiếm 44,4 % [17].
Nghiên cứu của Tạ Văn Tờ tại bệnh viên K, bệnh viện Phụ sản Trung ương
trong thời gian 2002-2007 trên 80 BN UTbM ác tính cho thấy cỏc tớp mụ
bệnh học phổ biến nhất theo thứ tự là: UQ không thành thục (KTT) (52,6%),
u tỳi noãn hoàng (21,3%), u nghịch mầm (12,5%), UT biểu mô bào thai, u tế
bào mầm hỗn hợp, UT biểu mô đệm nuôi [22]. Kết quả này cú khỏc so với y
văn và một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ cỏc tớp mụ bệnh học thường gặp
nhất của UTbM ác tính theo thứ tự là: U nghịch mầm, UQ KTT, u tỳi noón
hoàng, UT biểu mụ phụi, UT biểu mô đệm nuôi [22], [61], [94].
1.3. Một số phương pháp chẩn đoán u BT
1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Khi u còn nhỏ, phần lớn phát hiện tình cờ khi BN đến khám vỡ cỏc
rối loạn phụ khoa, như: Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau bụng hạ vị. Khám
bụng hay thăm trực tràng-õm đạo thấy có khối biệt lập với tử cung, căng hay
chắc, di động hay dính, đau hoặc không đau.
11
- Giai đoạn muộn: U chèn ép bàng quang gõy đỏi khú, chèn ép trực
tràng gây đau, táo bón, chèn niệu quản gây ứ nước đài bể thận. Có thể gặp
triệu chứng tắc ruột khi u lan tràn trong ổ bụng.
- Xoắn u: Đau hạ vị nhiều, buồn nôn và nôn, có thể có sốc do đau (nhợt
nhạt, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh).
- Chảy máu và vỡ u thường xuất hiện sau xoắn: Đau hạ vị, sốc, có thể
có thiếu máu cấp, phản ứng thành bụng, đau khi thăm khám qua âm đạo.
- U ác tính thường kèm theo các dấu dấu hiệu toàn thân như: Gầy sút
nhanh, sốt, ăn uống kém, cổ chướng, không di động và đau.
1.3.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng khó phân biệt UT BT nói chung và UTbM
nói riêng. Một số đấu hiệu trên x-quang, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính có thể
định hướng cho chẩn đoán UQ. Một số xét nghiệm sinh hóa như nồng độ AFP,
hCG, LDH, CA-125…cú thể định hướng cho chẩn đoán UTbM.
• Siêu âm ổ bụng
Trên hình ảnh siêu âm có thể xác định một số đặc điểm sau:
- Xác định là u cơ năng hay u thực thể: Nang cơ năng thì có vỏ mỏng,
dịch trong nang thuần nhất. Nang thực thể có vỏ dầy, dịch trong nang không
thuần nhất, có âm vang trong nang.
- U BT một bên hoặc hai bên.
- Một u hoặc nhiều u.
- Bờ của u: Bờ u dày hay mỏng, nhẵn hoặc nham nhở.
- Tính chất âm vang của u: Giảm âm, tăng âm, âm hỗn hợp.
- Có dịch ổ bụng hay không, nhiều dịch hay ít.
- Có tổn thương các tạng trong ổ bụng hay không.
12
Khi khối u có bờ không đều, vách dày, đậm âm, không đồng nhất, có tổ
chức đặc trong lòng hay cú sựi ở ngoài và trong vách xơ dày, đặc biệt khi ở
phụ nữ đã mãn kinh hoặc kèm theo dịch ổ bụng thì gợi ý là u ác tính. Siêu âm
Doppler màu thấy các mạch máu trong u tăng sinh với độ trở kháng thấp hay
nhiều mạch máu tân sản bất thường cũng thường là dấu hiệu gợi ý ác tính [8],
[97], [41]
• Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ ổ bụng
Chụp CT, chụp cộng hưởng từ ổ bụng và vùng chậu trước mổ đánh giá
mức độ xâm lấn và tình trạng di căn ổ bụng. Phương pháp này giúp ích cho
chẩn đoán gian đoạn trước mổ, ngoài ra còn để đánh giá kết quả sau điều trị.
Qua phim chụp cũng có thể chẩn đoán UQ BT do có hình ảnh xương, sụn [1],
[2]. Với các UTbM khác rất khó phân biệt với các u biểu mô. Trong nhiều
trường hợp UTbM là khối đặc.
• Chụp bạch mạch
Chụp bạch mạch qua việc tiêm thuốc vào bạch mạch có thể phát hiện
được mức độ lan rộng của u vào hệ thống bạch mạch.
• Chụp Xquang tim phổi
Là một xét nghiệm thường quy, ngoài mục đích đánh giá chức năng
tuần hoàn, hô hấp trước phẫu thuật còn để đánh giá giai đoạn bệnh. BN có thể
có tràn dịch màng phổi kết hợp với u xơ BT (hội chứng Meigs), hoặc di căn
các khối u BT ác tính với hình ảnh thả bóng [97], [45], [41], [73].
• Soi ổ bụng
Đánh giá được tổn thương, giai đoạn bệnh, đồng thời sinh thiết bệnh phẩm
làm xét nghiệm MBH. Tuy nhiên, có thể gây vỡ u hoặc làm lan tràn UT ra ổ bụng
và thành bụng. Vì vậy, chỉ nên tiến hành sinh thiết khi có nghi ngờ và với những u
còn nhỏ, và tiến hành ở những cơ sở có khả năng phẫu thuật tốt.
13
• Tế bào học dịch ổ bụng
Chọc dịch cổ chướng, vừa có tác dụng điều trị vừa làm xét nghiệm tế
bào học (TBH) đánh giá sự lan tràn của khối u, chẩn đoán giai đoạn bệnh.
Ngoài ra, có thể chẩn đoán TBH ỏp trờn diện cắt mô u ngay trong phẫu thuật.
Tuy phương pháp dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao. Tỷ lệ tìm thấy tế
bào u khi xét nghiệm dịch ổ bụng có thể lên tới 60%.
• Tế bào học chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm
Cung cấp những thông tin hữu ích trong những trường hợp nang BT cơ
năng ở phụ nữ trẻ do đó tránh được phẫu thuật không cần thiết. Nó cũng có
vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán UBT ác tính giai đoạn IV.Tuy nhiên
phương pháp này cũng đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm trong việc định típ chính
xác các UBTM [49].
• Chẩn đoán sinh thiết tức thì (STTT)
STTT còn gọi là sinh thiết cắt lạnh là một phương pháp chẩn đoán
MBH trong lúc mổ trờn cỏc tiêu bản được cắt từ máy cắt lạnh (Cryostat).
Phương pháp này đó giỳp cỏc nhà phẫu thuật có một thái độ xử lý đúng đắn,
làm giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị, góp phần quan trọng
trong điều trị các khối u và UT nói chung. STTT là phương pháp chẩn đoán
nhanh sau 10-15 phỳt, cú độ chính xác cao, có thể áp dụng rộng rãi tại các cơ
sở điều trị ngoại khoa lớn, đặc biệt là các trung tâm điều trị UT. Độ chính xác,
độ đặc hiệu của xét nghiệm chung cho các loại u là 96,03% và 97,9%, với u
BT thì độ chính xác, độ đặc hiệu là 98,2% và 100% [4].
• Chẩn đoán MBH
Được coi là chẩn đoán cuối cùng, có độ nhậy, độ đặc hiệu cao nhất.
Chẩn đoán TBH độ chính xác cao nhất cũng chỉ đạt tới 80% các trường hợp,
14
có những trường hợp không thể đưa ra chẩn đoán chính xác hoặc chỉ có thể
xác định dương tính với UT mà không thể định típ mô học của u, trong khi đó
chẩn đoán MBH với ưu thế có cả tế bào, cấu trúc mô, số lượng bệnh phẩm đủ
đã đưa khả năng chẩn đoán chính xác đến trên 95%. Với UTBT, người ta có
thể thực hiện các chẩn đoán MBH trước, trong và sau phẫu thuật dựa trên các
kỹ thuật nhuộm thường quy: HE, PAS
• Chẩn đoán húa mụ miễn dịch
HMMD kết hợp giữa hai lĩnh vực: Mô học và miễn dịch học, là phương
pháp chẩn đoán quan trọng, đặc biệt trong định típ mô học của u. HMMD
được sử dụng không chỉ nhằm xác định một mụ cú hay không sự bộc lộ của
một kháng nguyên (KN) nào đó mà còn cho biết tình trạng KN của các tế bào
riêng biệt ở trong mô và vị trí tế bào mang KN, đồng thời HMMD cũn giỳp
phân biệt sự khác nhau về KN của các tế bào nhờ vào các loại kháng thể (KT)
khác nhau. Sự bộc lộ của phức hợp KN-KT trong kỹ thuật HMMD cũn giỳp
nhận dạng một cách đặc hiệu cỏc dũng tế bào khác nhau trong cùng một mô
u.
• Xét nghiệm một số chất chỉ điểm khối u
Chất chỉ điểm u đóng vai trò quan trọng chẩn đoán và xử trí UTbM ác
tính BT, được sử dụng để kiểm tra sự khỏi bệnh hoàn hoàn toàn hoặc tái phát.
Nồng độ cao trước phẫu thuật của alpha-fetoprotein (AFP), β-human
chorionic gonadotropin (β-HCG) giúp ích cho chẩn đoán UTbM ác tính và
nên được xét nghiệm ở tất cả phụ nữ trẻ với khối ở hố chậu. Đo lường AFP và
β-HCG sau điều trị còn được sử dụng phát hiện tái phát sớm [76].
AFP và β-HCG tăng cao trong u tỳi noón hoàng, UT biểu mô đệm nuôi,
và các u chứa thành phần này. UT biểu mụ phụi và u đa phôi cũng có thể tạo
AFP, β-HCG. Một tỷ lệ nhỏ u nghịch mầm tạo một lượng thấp β-HCG liên
15
quan tới sự hiện diện của các hợp bào nuôi khổng lồ nhiều nhân. Xấp xỉ 1/3
UQ KTT sản xuất AFP và u nghịch mầm thường tạo lactic dehydrogenase
(LDH). Giảm nồng độ huyết thanh AFP sau điều trị là một chất chỉ thị hữu
ích để xác định bệnh còn hay không sau phẫu thuật. Để phát hiện tái phát,
AFP nhạy hơn chụp cắt lớp vi tính. Tăng Carbonhydrate antigen-125 (CA-
125) không thường xuyên trong UTbM ác tính. CA-125 và LDH trong một số
trường hợp cũng có thể hữu ích trong việc phát hiện tái phát khi giá trị của
AFP/ β-HCG trong giới hạn bình thường, nhưng CA-125 là một chất chỉ điểm
không đáng tin cậy ở phụ nữ trước mãn kinh. Placental alkaline phosphatase
(PLAP), là một đấu ấn khác, nhưng nó được dùng như một dấu ấn húa mụ,
hữu ích hơn là trong huyết thanh [76].
1.3.3. Chẩn đoỏn mụ bệnh học
1.3.3.1 Tạo mô học UTBM [61],
Tạo mô học và mối liên quan giữa cỏc tớp khác nhau của UTbM được gợi ý
bởi Teilum (1965) (Sơ đồ 1). Theo Teilum u nghịch mầm (u tinh bào) là một
u tế bào mầm nguờn thủy không đạt được tiềm năng cho sự biệt hóa xa hơn.
UT biểu mụ phụi được đề cập đến như khái niệm cũng như một thực thể hình
thái học và điển hình cho một u tế bào mầm bao gồm các tế bào đa tiềm năng
có khả năng biệt hóa xa hơn. Quá trình này có thể diễn ra theo hướng phôi
hoặc xụma, tạo nên các UQ với nhiều mức độ thành thục khác nhau, hoặc
hướng ngoài phôi theo một trong hai con đường: Noãn hoàng, biệt hóa thành
u tỳi noón hoàng, hoặc nguyên bào nuôi, biệt hóa thành một UT biểu mô đệm
nuôi [61].
16
Quá trình biệt hóa là không cố định, do đó các u có thể bao gồm nhiều thành
phần biệt hóa khác nhau biểu hiện các giai đoạn khạc nhau của sự phát triển
[61].
Sơ đồ 1.1. Giả thuyết hiện đại về tạo mô học của các u tế bào mầm [61]
1.3.3.2 Phân loại mô bệnh học UTbM BT [73]
Phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) chia các UTbM thành nhiều nhóm
và cũng bao gồm các u chứa tế bào mầm và nguồn gốc mô đệm - dây sinh
dục. Trong bảng phân loại gần đây nhất (2003), u tỳi noón hoàng đã được mở
rộng bao gồm các dưới típ: Đa tỳi noón hoàng, dạng gan và tuyến. Các dưới
típ này không giống các mẫu biệt húa khỏc trong u tỳi noón hoàng, chúng có
thể xảy ra ở dạng đơn độc do đó gây khó khăn cho chẩn đoán. Phân loại mới
cũng mở rộng nhóm UQ, chia chúng thành UQ hai pha, ba pha hoặc đơn pha
và các u loại xụma liên quan tới UQ hai pha hoặc ba pha. Các u bao gồm tế
bào mầm và nguồn gốc mụ đệm-dõy sinh dục được chia thành hai loại: U
17
nguyên bào sinh dục (Gonadoblastoma) và u hỗn hợp tế bào mầm-mụ đệm-
dõy sinh dục; Mỗi loại này lại được chia thành những dưới nhóm nhỏ bao
gồm các u kết hợp với u nghịch mầm hoặc các u tế bào mầm khác [61].
18
U tế bào mầm ác tính
- Cũng theo phân loại này u tế bào mầm ác tính bao gồm UTbM
nguyên thủy và UQ KTT. Về phương diện lâm sàng chỳng cú những đặc
điểm tương tự nhau và chúng có thể kết hợp trong một u tạo nên típ u tế bào
mầm hỗn hợp.
- Thuật ngữ "chuyển dạng ác tính" (malignant transformation) thường
được dùng để chỉ các u ác tính nói chung phát triển trên một UQ thành thục,
tùy thuộc vào thành phần chuyển dạng mà chúng có tên gọi khác nhau, theo
thành phần đó giống như u ở vị trí khác trong cơ thể (Ví dụ: UT biểu mô vảy/
nang dạng biểu bì, ).
Xin xem bảng phân loại MBH của WHO- 2003 ở phụ lục I.
1.3.4 Một số dấu ấn miễn dịch dùng trong chẩn đoán UTbM [80], [42],
[61], [32], [55], [64], [65], [101]
SALL4 (spalt/sal-like 4)
Là một dấu ấn được phát hiện trong những năm gần đây, nhạy và đặc
hiệu cao cho UTbM nguyên thủy. Dấu ấn Sall4 là một protein, sản phẩm của
gen SALL4 nằm trờn nhỏnh dài của nhiễm sắc thể 20. Các sản phẩm của gen
này đóng vai trò quan trong trong duy trì tính đa tiềm năng và tự nhân đôi của
tế bào mầm. Cao, D. Humphrey, P. A nghiên cứu trên 98 UTbM cho thấy
SALL4 dương tính trên 90% tế bào u ở tất cỏc cỏc tớp: U tỳi noón hoàng, u
nghịch mầm, u nguyên bào sinh dục, UT biểu mụ phụi. 11/15 trường hợp UQ
KTT bộc lộ ở các mức độ khác nhau [33].
Oct-4
Oct-4 cũng được biết đến như là POU5F1, là một yếu tố chuyển nhân
cần thiết cho duy trì tính đa tiềm năng của tế bào gốc và tế bào mầm nguyên
thủy. Nhuộm dương tính trong nhân của các UTbM đa tiềm năng như u
nghịch mầm, UT biểu mụ phụi và cho UTbM tại chỗ như UTbM nội ống tinh
19
hoàn và u nguyên bào sinh dục trong các dị dạng tuyến sinh dục. Các loại
UTbM khác âm tính [80].
Placental alkaline phosphattase (PLAP)
PLAP là một trong sáu men phốt phát kiềm đặc hiệu cơ quan. Là một
glycoprotein phân tử bao gồm hai tiểu đơn vị trọng lượng phân tử là 64kDa.
PLAP là một đáu ấn cho tế bào mầm đặc biệt cho u nghịch mầm và UTBM phôi.
CD117
Protein là một thụ thể yếu tố tăng trưởng gắn tyrosin kinase xuyên
màng, sản phẩm của sự bộc lộ gen c-kit. Bộc lộ CD117 có thể gặp trong u mô
đệm dạ dày ruột, UTbM, u hắc tố, được phát hiện bằng nhuộm HMMD. Một tỉ
lệ nhỏ UT biểu mô thanh dịch BT dương tính mạnh với CD117. Trong bệnh học
BT CD117 là dấu ấn hữu ích nhất của u nghịch mầm, dương tính mạnh, lan tỏa
màng bào tương trong hầu hết trường hợp [92].
Alpha-fetoprotein (AFP)
AFP là một protein giống albumin, thấy trong huyết thanh thai nhi.
Nồng độ AFP huyết thanh ở người trưởng thành có thể phát hiện được được
quan sát thấy trong hầu hết BN với UTBM tế bào gan. Trong các UTBM BT
như u tỳi noón hoàng, UTBM phôi có thể được hiển thị bằng HMMD trong
các mẫu nhuộm khác nhau.
Hman chorionic gonadotropin (HCG)
Là một húc mụn polypeptide gồm tiểu đơn vị α- và β Tiểu đơn vị β-
đặc hiệu cho nguồn gốc sinh dục của nguyên bào nuôi. Trong các UTbM
HCG nhuộm HMMD dương tính với cỏc nguyờn bào nuôi hợp bào nuôi trong
UT nguyên bào nuôi và với các hợp bào nuôi trong UTbM khác [80].
1.4. Phân loại giai đoạn lâm sàng các u BT
Phân loại giai đoạn các u BT theo Hiệp hội phòng chống UT quốc tế và
Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO) 2010 [89]. (Xin xem phần phụ lục II)
20
1.5. Tình hình nghiên cứu u tế bào mầm BT
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
UTbM nói chung cũng như UTbM BT nói riêng đã được
nhiều tác giả ở khắp cỏc vựng miền, châu lục khác nhau trên thế giới nghiên
cứu. Liên quan đến cụm từ khóa “ ovarian germ cell tumors” tính đến 9/2012
có 8480 bài báo được đăng tải và thống kê trên Pubmed [84]. Các nghiên cứu
này trên nhiều lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, miễn dịch học gen
học…Kết quả trên nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy:
UTbM có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng UTbM ác tính thường gặp ở
người trẻ tuổi, điều trị đa phương thức với phầu thuật ban đầu, phác đồ phối
hợp: Bleomycin, etoposide and cisplatin được xem là quy tắc vàng trong hóa
trị hỗ trợ [66].
Các yếu tố tiên lượng quan trọng là: Tớp mụ bệnh học, độ mô học, giai
đoạn bệnh, tồn dư khối u sau phẫu thuật. Nồng độ huyết thanh của CA-125,
AFP, hCG cao có ý nghĩa trong gợi ý chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi tái
phát, đáp ứng với điều trị. Tiên lượng của UTbM ác tính nhìn chung là tốt.
Về yếu tố gen học UTbM liên quan đến một số đột biến gen và bất
thường về nhiễm sắc thể như: Bất thường nhiễm sắc thể i (12p)-nhiễm sắc thể
đều nhánh ngắn nhiễm sắc thể 12 trong UQ, u nghịch mầm; Đột biến gen c-
kit dẫn đến bộc lộ dấu ấn CD117 trong u nghịch mầm, một số nghiên cứu
cũng đề cập đến khả năng điều trị cho u này; Bất thường về nhiễm sắc thể
giới tính 45,X/46,XY trong u nguyên bào sinh dục…
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu về UTbM BT cũn ít và chủ yếu về lâm sàng
nghiên cứu về mô bệnh học và húa mụ miễn dịch, chất chỉ điểm u cũng đó cú
một số nghiên cứu như nghiên cứu của Tạ Văn Tờ, Đỗ Thị Phương Chung
trên 80 BN UTbM ác tính khảo sát về chất chỉ điểm u CA-125, AFP, các đặc
điểm về mô bệnh học, sự bộc lộ một số dấu ấn HMMD: CD117, CK7, p53,
Ki67 [6], [5], [22]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về mô bệnh học
UTbM BT nói chung.
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các BN được chẩn đoán là u BT, đã được phẫu thuật và kết
quả xét nghiệm MBH sau mổ xác định là UTbM, tại Bệnh viện K, bệnh viện
Phụ sản Trung ương và bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 1/2009
đến tháng 8/2012.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả các trường hợp UTbM BT được phẫu thuật tại Bệnh viện K, Bệnh
viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai có thông tin hành chính đầy đủ.
- Kết quả nghiệm MBH sau mổ khẳng định là UTbM
- Có mô tả chi tiết cả về hình thái đại thể.
- Cũn các khối nến có đủ bệnh phẩm để chẩn đoán MBH và HMMD.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp UTbM không có thông tin đầy đủ như trên.
- Kết quả nghiệm MBH sau mổ UTbM nhưng không có đánh giá chi
tiết về hình thái đại thể.
- Không còn khối nến hoặc bệnh phẩm không đủ để cắt nhuộm lại HE
và HMMD.
- Các trường hợp u BT nhưng không phải UTbM.
- Các trường hợp UTbM tái phát hoặc các trường hợp có hình thái vi
thể của u UTbM nhưng không xác định được vị trí u nguyờn phỏt hoặc những
trường hợp có UT thứ hai.
22
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
- Cách chọn mẫu nghiên cứu:
Chon mẫu không xác suất, loại mẫu có chủ đích.
2.2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và vật liệu nghiên cứu
- Các dụng cụ để phẫu tích bệnh phẩm đại thể
- Thước đo có chia milimột
- Máy ảnh
- Máy xử lý mô tự động
- Mỏy đúc khối nến
- Máy cắt mảnh mô vi thể
- Kính hiển vi quang học với đủ các loại vật kính 5x, 10x, 20x, 40x và
100x, có camera để chụp ảnh vi thể và kết nối với máy tính.
- Khuôn nhựa chứa mảnh bệnh phẩm để xử lý
- Dung dịch formol trung tính 10% để cố định bệnh phẩm
- Các loại hóa chất cần thiết để xử lý bệnh phẩm mổ và nhuộm tiêu bản
MBH theo phương pháp HE và PAS.
- Các loại kháng thể (PLAP, CD117, hCG, AFP) và các hóa chất cần
thiết cho nhuộm HMMD: dung dịch bộc lộ KN, dung dịch rửa tiêu bản Tris
Buffer Saline -TBS; dung dịch Envision
+ Dualink System Peroxidase; Diamino-benzidine-DAB; dung dịch
Hematoxylin, Eosin để nhuộm nhân tế bào
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu
Khai thác hồ sơ bệnh án, điền đầy đủ, chi tiết theo mẫu phiếu nghiên
cứu thống nhất, bao gồm các thông tin sau:
23
- Tuổi:
- Vị trí u
- Mô tả đại thể
- Chẩn đoán MBH
- Giai đoạn lâm sàng
2.2.4. Quy trình nghiên cứu
Quy trình lấy mẫu:
- Lấy mẫu toàn bộ trong một khoảng thời gian nghiên cứu bao gồm cả
tiến cứu và hồi cứu.
- Để khảo sát, tính toán tỷ lệ UTbM BT nói chung, chọn tất cả UTbM
BT đủ tiêu chuẩn được chẩn đoán trong thời gian: Từ 1/2010 – 7/2012 tại
Bệnh viện Mạch Mai, từ 1/2011 – 7/2012 tại Bệnh viện K Hà Nội và từ
1/2012 – 7/2012 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, kết quả chọn được 524
trường hợp.
- Để phân tích riêng về đặc điểm mô bệnh học của UTbM BT ác tính và
chọn mẫu nhuộm HMMD với mục đích tăng cỡ mẫu của nhóm này, chúng tôi
mở rộng khoảng thời gian lấy mẫu là 1 năm tại bệnh viện Bạch Mai (1/2009-
1/2010), và 1 tháng (7/2012- 8/2012) tại bệnh viện K Hà Nội và bệnh viện
Phụ sản Trung ương, kết quả chọn thêm được 6 trường hợp UTbM ác tính vào
nghiên cứu. Tổng cộng có 44 UTbM ác tính được phân tích (u quái không
thành thục 17 trường hợp, 14 u tỳi noón hoàng, 10 u nghịch mầm, và 3 u tế
bào mầm hỗn hợp)
- Cỡ mẫu toàn bộ của nghiên cứu là 530 trường hợp.
24
Tiến cứu
- Thời gian từ 2/2012 – 8/2012 chọn được 270 trường hợp.
- Thu thập các số liệu từ hồ sơ bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Mô tả về số lượng, vị trí u (một hay cả hai bên), hình thái đại thể,
đường kính lớn nhất, diện cắt , sau đó chụp ảnh và lưu trữ trong máy tính.
Hồi cứu:
- Thời gian từ 1/2009 – 2/2012, chọn được 260 trường hợp.
- Tra cứu hồ sơ bệnh án, thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu,
tìm lại tiêu bản, khối nến cắt nhuộm lại HE và HMMD nếu cần.
Xét nghiệm MBH:
- Xét nghiệm MBH để khẳng định chẩn đoán và định típ MBH theo tiêu
chuẩn phân loại của TCYTTG năm 2003: Phẫu tớch mụ u, cố định trong dung
dịch formol trung tính 10%. Để bệnh phẩm đã cố định ở nhiệt độ phòng 12 giờ,
sau đó pha thành những mảnh với kích thước 1-2cm x 1-2cm x 0,1-0,3cm,
đánh số rồi cho vào khuôn nhựa, xử lý theo phương pháp thông thường bằng
máy xử lý mô tự động. Các mảnh mô sau đó được vùi trong paraffin, cắt nhiều
mảnh với độ dày 3-5àm, nhuộm theo các phương pháp HE (Hematoxylin
Eosin) và PAS (Periodic Acid Schiff).
- Địa điểm thực hiện tại khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viện K, bệnh
viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Bạch mai và Bộ môn GPB – Đại học Y
Hà Nội.
Xét nghiệm HMMD:
- Các trường hợp đã xác định được típ MBH là UTbM ác tính, chọn ra
32 trường hợp có hình ảnh MBH điển hình để nhuộm HMMD, đánh giá tỷ lệ
và cường độ dương tính của mỗi dấu ấn theo típ MBH.
- Các dấu ấn sẽ nhuộm gồm: PLAP, CD117, AFP và hCG, được nhập
từ hãng sản xuất Dako.
25
- Các tiêu bản dùng để nhuộm HMMD được cắt từ chính khối bệnh
phẩm đúc trong paraffin, đã được cắt nhuộm HE, PAS trước đó và được
nhuộm theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Địa điểm thực hiện tại khoa Giải Phẫu Bệnh của Bệnh viện Bạch Mai,
Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện K Hà Nội.
Đánh giá kết quả nhuộm HMMD:
- Kết quả nhuộm được xem là dương tính khi tế bào u bắt màu với chất
chỉ thị màu (DAB):
+ Với AFP nhuộm dương tính với bào tương (và chất tiết trong các
nang, tuyến của u tỳi noón hoàng).
+ PLAP và CD117 nhuộm dương tính với màng tế bào
+ HCG dương tính với bào tương tế bào.
- Đánh giá kết quả nhuộm theo Kao CS và cộng sự [56] chia độ về
cường độ bắt màu và phạm vi (tỷ lệ % tế bào u) bắt màu chia thành các mức
độ 0-3 [56]:
+ Tỷ lệ (Staining extent-SE):
0 ~ Âm tính
1 ~ (1đến 10% tế bào u nhuộm màu)
2 ~ (10 đến 50% tế bào u nhuộm màu)
3 ~ (≥ 50% tế bào u nhuộm màu)
+ Cường độ (Staining intensity-SI) [56], [52]:
0 ~ Âm tính
1 ~ Cường độ yếu (Vàng nhạt)
2 ~ Cường độ trung bình (Nâu vàng)
3 ~ Cường độ mạnh (Nâu)
- Điểm toàn bộ (Overall staining score-OS) được tính cho bất kỳ dấu ấn
nào: OS = SE x SI và được biểu thị bởi số nguyên từ 0 – 9 [56].
- Phản ứng dương tính khi OS >0.
- Âm tính: 0 điểm, 1-3 điểm (+), 4-6 điểm (++), 7-9 điểm (+++).