Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.73 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bùi Diệu Thu
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ chính trị đã được đề ra cho
hoạt động của ngành trong giai đoạn mới, cần thực hiện nhiểu giải pháp mang
tính tích cực đồng bộ và được duy trì thường xuyên, theo từng giai đoạn,
thông qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ phải giải quyết
trong thời gian tiếp theo. Có thể nêu một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch theo
hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững
Đây là công tác mang tính chỉ đạo vĩ mô của những người làm công tác
quản lý và đứng đầu một chủ thể kinh doanh du lịch.Thực tế nhiều năm qua,
Đà Nẵng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về công tác này mặc dù theo báo cáo
thì công tác quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư du lịch đó cú những
khởi sắc bước đầu. Hiện nay các dự án du lịch tập trung quá nhiều ở ven biển
nhưng chỉ đơn cử ở một khía cạnh về bảo đảm an toàn kinh doanh mùa mưa
bão cho các dự án nếu được triển khai thực hiện, chúng ta sẽ vấp ngay một trở
ngại lớn: đó là thiếu hẳn quy hoạch một vệt che phủ bảo vệ bằng dương liễu
cách bờ biển từ mép nước lên tối thiểu 500 đến 1000m. Các bờ biển của Đà
Nẵng sau khi được chỉnh trang thì gần như toàn bộ rừng dương bị tàn phá trụi,
chỉ trơ ra bãi cát trắng, nhất là vệt du lịch Sơn trà-Điện ngọc hay Thuận phước
–Liờn chiểu lên đến phía Nam chõn đốo Hải Võn. Đõy có thể là một sai lầm
mà nhiều năm sau mới có thể khắc phục nổi và chính điều đó khiến các nhà
đẩu tư hết sức lo ngại cho việc đầu tư các cơ sở vật chất để kinh doanh ở khu
vực này. Sự tác động nghịch của quá trình đô thị hoá mà trong đó có phần
trách nhiệm của những người tham gia làm quy hoạch du lịch tại Đà Nẵng, đã
để lại một trở ngại lớn khi làm mất đi bức tường thành bảo vệ cho chính sự an
toàn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở xứ sở của mưa bão thường
niên. Do vậy cần nghiêm túc và khẩn trương điều chỉnh bổ sung cho quy
hoạch đất và các khu điểm lập dự án phát triển du lịch ở Đà Nẵng, để trả lại
cho du lịch biển Đà Nẵng những tiềm năng vốn có của nó, đồng thời giúp


những nhà đầu tư yên tâm vào với những dự án mang tính khả thi cao hơn.
Ở gúc nhỡn khỏc cũng từ vấn đề xem xét lại quy hoạch, công tác lập kế
hoạch đó khú, việc bảo vệ quy hoạch đã được duyệt đó càng đòi hỏi nhiều
năng lực và bản lĩnh của người làm công tác này. Không nên vì mối lợi trước
mắt mà sẵn sàng “xẻ thịt” phần đất đã được quy hoạch cho dự án, vừa làm
phá vỡ không gian quy hoạch chung, vừa để lại hậu quả khó lường cho chính
việc triển khai các dự án thành phần trong tương lai. Đây là tồn tại không chỉ
riờng cú ở thành phố Đà Nẵng mà các tỉnh thành trong cả nước đều đã và
đang diễn ra.Tuy nhiên đối với một đơn vị hành chính có diện tích đất không
rộng, chỉ với trên 1.256,5 km
2
, trong đó đất cho 06 quận nội thành gồm Hải
Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ chỉ có 244,1
km
2
, còn lại là hai huyện ngoại thành Hoà Vang và huyện đảo Hoàng sa:
1.012,4 km
2
.Tính theo cơ cấu thì đất phục vụ dân cư nội thị chỉ chiếm chưa
đến 20 % trên tổng số đất tự nhiên, đất cho nông nghiệp chiếm 56,29% và đất
đảo và bán đảo là 24,27%. Trong điều kiện như vậy, để triển khai công tác
quy hoạch đất giành cho phát triển ngành dịch vụ là rất cần thiết bởi yêu cầu
của sự tăng trưởng dịch vụ du lịch gắn bó mật thiết với thị trường dân cư đô
thị, nếu phá vỡ quy hoạch theo tư duy “phõn lụ” như hiện tại, vì mối lợi trước
mắt, thì đứng về về góc độ phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã
tự kìm hãm sự phát triển của chính ngành du lịch. Nhiều nhà kinh tế học đã
cảnh báo điều này trước đây nhiều thập kỷ, và những cảnh báo đú dó phần
nào trở thành hiện thực khi bắt tay vào triển khai một số dự án theo quy
hoạch, nhưng có lẽ do nhiều bức xúc phải giải quyết mang tính cấp thiết trước
mắt mà thành phố Đà Nẵng vẫn tiếp tục cấp phép những công trình nhỏ lẻ,

manh mún ngay tại các khu đã quy hoạch là vệt du lịch ven biển. Do vậy, bản
lĩnh và trách nhiệm của ngành du lịch cần phải được chứng minh từ ngay
chính việc làm cần thiết trước mắt là phải bảo vệ cỏc vựng đó được quy hoạch
thuộc vùng đất độc quyền giành cho phát triển du lịch biển. Nếu xác định
kinh tế du lịch là mũi nhọn trong cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố thì
việc giành cho ngành 1.893 ha đất trên 13 quy hoạch cho du lịch không phải
là nhiều, bởi chúng ta cũng hiểu rằng trong đó trên 60% đất phải dành cho cơ
sở hạ tầng, đường giao thông, cây xanh và tính chất hiện thời của đất thuộc
quy hoạch. Nếu tớnh trờn tổng quỹ đất của thành phố thỡ nó chỉ mới chiếm
khoảng chưa đến 8% và đây là con số rất nhỏ bé.
Một điều kiện nữa cũng mang tính đặc thù của ngành du lịch là các cơ
sở kinh doanh du lịch dịch vụ phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về
diện tích cây xanh, cảnh quan, sõn bói đậu đỗ xe , mới đảm bảo hệ số tiêu
chuẩn sao hạng mà cơ sở đó có thể được công nhận,sau khi đã được đầu tư
xây dựng. Phần lớn các khách sạn ở Đà Nẵng hiện nay, mặc dù cú trờn 30
có sở được công nhận là đạt từ 1 sao trở lên, nhưng trên thực tế chỉ có hai
dịch vụ chủ yếu là lưu trú và ăn uống thuần tuý. Ngoài ra không thể phát
triển được các loại hình dịch vụ khác, chưa nói đến không có nơi đậu đỗ xe
rất bất tiện cho khách. Nếu có cố gắng cũng chỉ có thể nâng cấp buồng
phòng cho khách về những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, không thể cải thiện
hơn được. Nói vậy để chúng ta thấy thêm tầm quan trọng của việc giữ gìn
quỹ đất vốn đã rất eo hẹp của thành phố dành cho ngành du lịch hiện nay là
rất cần thiết. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp Đà Nẵng có thể
kêu gọi được các nhà đầu tư thực sự vào đầu tư các cơ sở cho ngành mà
không để cho họ phải lo ngại về triển vọng thu hồi vốn trong tương lai.
Đồng thời đó cũng chính là điều giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có
được các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, các khu điểm du lịch có đẳng cấp
và mang tầm khu vực, đủ sức đón tiếp các đoàn khách lớn mà không phải
chia sẻ khách cho các tỉnh bạn, như hiện nay.
Việc xác định tiềm năng lợi thế của du lịch Đà Nẵng cũng cần được

nghiên cứu một cách nghiêm túc để có hoạch định chiến lược đúng cho hoạt
động của ngành.Trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá đúng về mình, về
tiềm năng lợi thế cũng như những trở ngại khó khăn của chính mình và kể cả
của các đối thủ cạnh tranh giúp cho nhà hoạch định chiến lược có cái nhìn
chuẩn mực để từ đó đưa ra thị trường sản phẩm mà khách hàng thật sự cần mà
ta có thể cung ứng được. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa và vô cùng quan
trọng mà bao năm qua do chịu ảnh hưởng quỏ sõu của kinh tế bao cấp chỉ
huy, không nhìn thấy được. Đã nhiều năm nay, du lịch Đà Nẵng luụn cú cái
nhìn khá lạc quan về lợi thế so sánh về Cảng, Biển, Núi, Sân bay quốc tế của
thành phố so với các tỉnh trong khu vực miền Trung –Tõy nguyờn và thậm
chí trong cả nước. Điều này đúng ở khía cạnh nếu tồn tại trong một nền kinh
tế không vận động hoặc trong sự vận động chậm chạp và kém năng động của
khu vực và cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua, đặc biệt là trong giai
đoạn 2001-2005, nền kinh tế đất nước có sự chuyển mình mạnh mẽ, trong đó
không chỉ riêng Đà Nẵng mà tất cả cỏc vựng miền trong cả nước, đặc biệt là
khu vực du lịch miền Trung – Tõy nguyờn đó cú những bước tiến dài, cả về
số lượng và chất lượng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ riêng Hội an và
Huế là hai địa bàn hoạt động liền kề Đà Nẵng, trong những năm qua đã mọc
lên hàng trăm cơ sở kinh doanh du lịch với đẳng cấp cao, trong cự ly bán kính
chưa đầy 40 km, và với trình độ kết cấu hạ tầng như hiện nay, tuyến đường
Non Nước - Hội an và hầm đèo Hải Võn đó hoàn chỉnh thì việc ghé qua một
vài điểm du lịch tại Đà Nẵng để tối về nghỉ lại Lăng cụ(Huế) hay Hội
an(Quảng nam) là điều đương nhiên du khách lựa chọn, bởi sự tiện nghi của
cơ sở lưu trú ở các nơi đó và hơn thế nữa biển ở Lăng cô hay Cửa đại cũng
không kém phần thơ mộng so với Mỹ khê của Đà Nẵng. Như vậy liệu du lịch
Đà Nẵng cú cũn lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên so với các tỉnh bạn
như vẫn thường đánh giá trong các quy hoạch không? Đây là vấn đề cần xem
xét lại. Hiện nay Đà Nẵng mới chỉ là “Điểm đến” cho du khách, mà mục tiêu
của ngành phải hướng tới là biến Đà Nẵng thành “ Điểm dừng”, khi đó mới
thực sự coi du lịch Đà Nẵng là ngành mũi nhọn và trở thành một trong

những trung tâm du lịch của khu vực và của cả nước. Có thể cần đến một
cuộc thăm dò khảo sát thị trường khu vực hoặc sự đánh giá khách quan của
những chuyên gia kinh tế du lịch thực thụ trước khi đi vào triển khai
chương trình hành động về phát triển du lịch ? đây là công việc mất nhiều
thời gian, nhưng sẽ giúp hiểu rõ nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế đối
với du lịch Đà Nẵng. Đà Nẵng nằm ở tâm của điểm đến các di sản văn hoá
thế giới tại khu vực miền Trung, nhưng chưa gây được ấn tượng trong mắt
du khách, vậy có thể biến đây thành nơi cung ứng các dịch vụ văn hoá giải
trí và lưu trú sang trọng với các sự kiện du lịch được tổ chức thường xuyên
nhằm tạo không gian cho du khách giao lưu với nhau và với các tầng lớp
cư dân khác nhau trong thành phố, tiêu tiền bằng nhiều hình thức như: mua
sắm, giải trí, ẩm thực
Trên cơ sở công tác phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch một cách
khách quan và khoa học, cần kết hợp chặt chẽ việc dự báo các chỉ tiêu kinh tế,
trong đó xác định việc dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng phải hướng tới thị trường
khách nào, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó đặt ra nhu cầu tổ chức
không gian du lịch và kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp và liên
quan tới nó là việc đánh giá các tác động của môi trường, đề ra các biện pháp
cần thiết để bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch
Xung quanh công tác quy hoạch để hướng tới một chiến lược tăng tốc
cho phát triển du lịch, cho thấy rằng không chỉ dừng ở những chỉ đạo chung
mang tầm vĩ mô mà ta cần nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách khách
quan, đánh giá đúng điểm dừng và sự tụt hậu của Đà Nẵng trong những năm
qua, đề tìm ra hướng đi đúng cho ngành, có như vậy du lịch Đà Nẵng mới
vượt qua được những khó khăn trước mắt và vươn lên thực hiện nhiệm vụ
chính trị trong giai đoạn tới.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó
tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch
hiện có đồng thời chú trọng việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới:

Nhân tố có ý nghĩa quan trọng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch
chính là cơ sở vật chất kỹ thật du lịch; nó bao gồm toàn bộ trang thiết bị kinh
doanh dịch vụ, các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành trong các nhà hàng,
khách sạn, phương tiện vận chuyển, vui chơi giải trí kể cả kết cấu hạ tầng như
đường giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính nhằm
mục đích thoả mãn nhu cầu du khách trong suốt thời gian họ lưu lại địa phương.
Để đạt được mục tiêu đón 2 triệu khách đến năm 2010, trong đó có
800.000 khách du lịch quốc tế, với thời gian lưu trú trung bình cho mọi đối
tượng là 2-3 ngày là mục tiêu không dễ thực hiện bởi điều đó đòng nghĩa với
việc cần phải tăng không chỉ về số lượng mà cả chất lượng các cơ sở lưu trú
trên địa bàn Đà Nẵng. Hiện nay Đà Nẵng đang có khoảng 800/2769 buồng và
trên 1000/5017 giường đạt tiêu chuẩn đún khỏch quốc tế, chỉ đủ sức đón
khoảng 800 lượt khỏch /đờm, cần phấn đấu có 10.000 phòng đến 2010 là con
số rất lớn, nếu với quy mô như khách sạn Furama hiện nay cũng chỉ có trên
180 phòng và 300 giường đạt tiêu chuẩn cấp hạng 5 sao, thì trong thời gian tới
Đà Nẵng phải gấp rút hình thành ít nhất cũng khoảng 5 khách sạn có quy mô
tương tự như vậy, bên cạnh đó cần có thêm 10 khách sạn với số lượng buồng
phòng tương đương khách sạn Đà Nẵng và Saigontourant hiện nay, như vậy
ta sẽ cú thờm một số lượng buồng phòng tương đối đáp ứng được nhu cầu
khách đến.
Và nếu chỉ tớnh riờng nhu cầu về vốn chuẩn bị cho đầu tư 10.000 phòng
quốc tế đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, theo định mức mà ngành du lịch đã xác
định: bình quân đầu tư 45.000 USD/ phòng, và chỉ đặt giả thiết trong số
10.000 phũng đú cú trờn 35% số buồng phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao thì chúng
ta cần có một nguồn vốn khoảng 140.000.000,00 USD tương đương 2.200 tỷ
VND đầu tư cho phát triển cơ sở lưu trú cho ngành du lịch Đà Nẵng, và theo
đó cần phải có một quỹ đất tương ứng dành cho sự đầu tư đó. Điều này đòi
hỏi ngoài việc phải công bố bản Quy hoạch đầu tư tương đối hoàn chỉnh còn
phải đưa ra hệ thống các cơ chế chính sách ưu việt nhằm thu hút được nhiều
nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ lưu trú cho

du khách tại Đà Nẵng. Đây là một vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm của
riêng các nhà hoạt động trên lĩnh vực du lịch mà là trách nhiệm chung của
thành phố khi đề ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho du
lịch. Tình trạng chung hiện nay đang gặp phải là các dự án đăng ký rất nhiều,
nếu tính con số thống kê đã lên đến con số hàng trăm triệu USD nhưng số
thực đầu tư vào cho các ngành nói chung rất it ỏi, đặc biệt là lĩnh vực du
lịch.Theo thống kê tính đến tháng 12 năm 2005 tình hình đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Đà Nẵng: số vốn đăng ký là 482,8 triệu USD cho 80 dự án,
nhưng thực tế số vốn thực hiện chỉ là 164,2 triệu USD, chiếm 34% so với số
vốn đã đăng ký. Trong đó không có dự án cho phát triển du lịch.
Tính trong hàng chục năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng chỉ dừng ở con số 40.285.000,00 USD cho 02
dự án: Khách sạn Furama (40.000.000 USD và nhà hàng Hana Kim Đình:
285.000.USD), để thu hút cho được trên 140 triệu USD để đầu tư cơ sở vật
chất cho du lịch ở Đà Nẵng trong vòng vài ba năm tới là điều hết sức khó nếu
chúng ta không đưa ra được những cơ chế chính sách tốt, mang tính ưu việt
hơn hẳn so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Đó là chưa nói tới phần vốn
cho đầu tư mới hơn 65% số phòng còn lại ở cấp hạng thấp hơn, nếu chỉ tính
suất đầu tư khoảng 100.triệu VND/phũng thỡ cũng cần một nguồn vốn xấp xỉ
hàng ngàn tỷ VND.
Đối với bài toán về vốn, trong những năm gần đây, vốn cho đầu tư phát
triển các cơ sở vật chất kinh doanh du lịch từ ngân sách thành phố đã không
còn mà chỉ tập trung chủ yếu cho các công trình mang tính phúc lợi công
cộng, hoặc dành cho việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, công tác tuyên
truyền xúc tiến quảng bá phát triển du lịch, cho xây dựng quy hoạch và các
luận chứng khả thi về du lịch sau khi quy hoạch chung đã được duyệt, cho
đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Phần lớn vốn tập trung ở nguồn huy động
qua các ngân hàng thương mại và trong năm 2005 bắt đầu thu hút được một
số không đáng kể cho ngành từ nguồn đóng góp của các cổ đông trong ngành
thông qua cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đối với vốn huy động từ các ngân hàng thương mại: từ nhiều yếu tố
khác nhau đối nghịch nên hiện nay đối với nguồn vốn này cả tâm lý người
cho vay và người đi vay đều e ngại.Về phía người cho vay là tâm lý không
muốn bởi sụ sút giảm trong hoạt động kinh doanh du lịch, khả năng chi trả lãi
vay đến hạn không thực hiện được, Về phía người đi vay còn khó khăn hơn
bởi rất nhiều thủ tục nặng nề nhưng vốn vay được đầu tư chủ yếu cho cơ sở
vật chất nhà nước cho phép tính khấu hao từ 20 đến 100 năm, nhưng yêu cầu
cho vay đều từ nguồn vốn ngắn hạn phải thu hồi trong vòng 8 đến 10 năm,
không có ân hạn và nếu có cũng chỉ trong thời gian rất ngắn. Đó là một
nghịch lý của bài toán này mà nhiều năm qua chúng ta không giải được. Do
vậy sự đầu tư chắp vá là không tránh khỏi và một xu thế tất yếu là các cơ sở
kinh doanh du lịch do doanh nghiệp Nhà nước quản lý ngày càng xuống cấp
trầm trọng. Việc cho vay từ nguồn này đối với các doanh nghiệp du lịch đã cổ
phần hoá càng khó khăn hơn nhiều.
Về huy động vốn ngoài nước: ngành du lịch chỉ có thể huy động nguồn
này từ hoạt động liên doanh liên kết hoặc thu hút đầu tư 100% vốn trực tiếp từ
các nhà đẩu tư nước ngoài. Trong điều kiện còn thiếu cả vốn liếng và kinh
nghiệm quản lý điều hành thì việc tạo ra cơ chế chính sách tốt nhằm thu hút
nguồn vốn từ đây là rất cần thiết. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng trong quá
trình đàm phán để tiếp nhận luồng đẩu tư này, ta chấp nhận sự thua thiệt
nhưng trong phạm vi cho phép, đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi phải qua đào
tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng từ lý luận và thực tiễn, có như vậy chúng ta mới tạo
ra được sản phẩm du lịch mới với chất lượng cao, tạo ra nhiều công ăn việc
làm và bảo đảm được nhu cầu phục vụ khách lâu dài. Nhà nước cần cho phép
các doanh nghiệp được miễn giảm thuế đất, được bổ sung thêm giá trị vốn
góp vào các hoạt động liên doanh liên kết từ nguồn vốn vay hoặc huy động
khác, nhằm nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trên bàn đàm phán và trong
Hội đồng quản trị.
Hiện nay có một xu hướng bất lợi trong kêu gọi nguồn vốn này là việc
đua tranh khuyến khích đầu tư quá mức ở từng vùng trong khu vực miền

Trung –Tõy nguyờn, đặc biệt là giữa các tỉnh thành có vị trí địa lý liền kề
nhau, như Quảng nam, Huế và Đà Nẵng. Ranh giới về địa lý không phân biệt
nhưng do có cơ chế “ thoỏng” từ việc định giá đất có hệ số cách biệt giữa đô
thị và nông thôn, từ sự “ phá rào” của địa phương ,và trên hết do yêu cầu bức
xúc vì sự phát triển du lịch trên địa bàn của lãnh đạo địa phương và lợi nhuận
cho chính nhà tư bản, mà nhà đầu tư có thể chỉ cần lui vào vài trăm mét là có
thể được hưởng ưu đãi đầu tư cỏch biệt(Cú thể dẫn ví dụ các dự án phát triển
khu du lịch Biển tại Điện Ngọc hoặc Hà My -Quảng nam- cách bãi biển Non
nước –Đà Nẵng không đầy 500m, hoặc Lăng cô - Huế - và Làng Vân ở phía
Nam đèo Hải vân –Đà Nẵng -)
Một điều đáng bàn nữa là trong xu thế xã hội hoá nhanh chóng hiện nay
đối với ngành dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng, việc huy động vốn cho hoạt động
của ngành càng đòi hỏi cần sớm ban hành những cơ chế chính sách tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn và yên tâm bỏ vốn ra đầu tư phát triển.
Việc thành phố yêu cầu thu tiền sử dụng đất buộc các nhà đẩu tư phải có sự
chọn lựa trong quyết định của mình bởi xét trong cơ cấu vốn dự định đưa ra
đầu tư số vốn ban đầu đó không phải là nhỏ, có những dự án nếu tính ra số
vốn cho đầu tư gần ngang với số vốn phải bỏ ra đề mua đất.Vụ hỡnh chung
chính yêu cầu đú đó biến nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch trở thành nhà
đầu cơ và đây là điều làm giảm đi năng lực và nhiệt tình của họ. Và điều này
gõy thờm bất lợi cho du lịch Đà Nẵng khi tìm kiếm các đối tác thực sự muốn
vào đầu tư.
Ngoài ra việc không ngừng nâng cao chất lượng các đoàn xe du lịch và
phục vụ dịch vụ vận chuyển khách là công tác cần được chú trọng. Hiện nay
Đà Nẵng có thế mạnh về loại hình dịch vụ này, tuy nhiên phải quản lý và giáo
dục tốt đội ngũ lái xe bởi đây là lực lượng tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng
trong hành trình du lịch của mọi đối tượng khách đến Đà Nẵng, do đó chỉ cần
một sai sót trong thái độ phục vụ hay việc tính sai giá cước vận chuyển của
lái xe cũng đủ gây ấn tượng không đẹp về Đà Nẵng trong mắt du khách.
Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, thành phố

thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện công tác trọng tâm: tiếp tục đầu tư
nâng cấp và khai thác có hiệu quả các khu du lịch và sản phẩm du lịch hiện
có; trong đó bao gồm các mặt công tác cụ thể:
- Khẩn trương rà soát, phân loại các dự án đầu tư du lịch, qua đó có biện
pháp tháo gỡ các khó khăn và có cơ chế chính sách mới để đẩy nhanh việc
triển khai và sớm đưa vào một số dự án đầu tư du lịch lớn. Đồng thời chỉ đạo
nhanh việc hoàn thành cơ sở hạ tầng đường giao thông, cấp nước, bưu chính
viễn thông, sớm đưa bán đảo Sơn Trà vào phục vụ du lịch, triển khai nhanh
dự án sân golf Non Nước.Về tổ chức để triển khai công việc một cách có hiệu
quả, thành phố đã lập Tổ chuyên trách thúc đẩy các dự án du lịch, mà trước
mắt là thành lập Ban Quản lý Khu du lịch Sơn trà nhằm quản lý và khai thác
tốt bán đảo Sơn trà theo hướng phát triển thành khu du lịch có quy mô và chất
lượng cao của thành phố.
- Tiến hành việc quy hoạch và tăng cường công tác quản lý kinh doanh
tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, song song với việc củng cố và kiện toàn
đội ngũ cán bộ quản lý, thuyết minh viên đang làm việc tại khu du lịch này.
Qua nhiều năm thực hiện cơ chế giao hoạt động tại khu vực danh thắng này
cho địa phương quản lý đã tăng nguồn thu hàng năm đáng kể cho ngân sách,
đây là một chủ trương đúng đắn và đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho địa
phương, tuy nhiên việc quản lý nghiệp vụ bảo đảm môi trường kinh doanh
hướng tới sự phát triển bền vững theo quy hoạch chung toàn khu vực còn
nhiều bất cập. Do đó ngành cần tăng cường công tác quản lý kinh doanh khu
vực này.
Đồng thời cần chú trọng khai thác phần phía Tây của khu danh thắng;
gồm khu vực dành cho hoạt động lễ hội Quán Thế Âm hàng năm, duy trì và
thường xuyên nâng cấp hoạt động Lễ hội đã được Tổng cục du lịch công nhận
là 1 trong số 15 Lễ hội quan trọng có ý nghĩa hàng năm trong cả nước. Và
triển khai thực hiện quy hoạch khu vực du lịch sông Cổ Cò - một sản phẩm du
lịch mới mang nhiều nét văn hoá đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu việc mở rộng không gian đối với khu du lịch Bà nà-Suối

Mơ. tiến hành việc khảo sát và đầu tư cho tuyến đường mới lên Khu du lịch
Bà nà, song song với đó là đề ra hàng loạt cỏc cú chế chính sách ưu việt nhằm
xã hội hoá nhanh chóng khu du lịch này, tạo ra bước phát triển mới trong giai
đoạn 2006-2010 của khu du lịch nhiều tiềm năng này. Đầu tư vào khu du lịch
này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của nhà nước mà phải tổ chức các hoạt động xúc
tiến mạnh mẽ thông qua nhiều kênh thông tin, mà liên hoan Du lịch “ Gặp gỡ
Bà nà” là một trong những hoạt động đú.Thụng qua các hoạt động xúc tiến
này cần đưa ra các chính sách khuyến khích mang tinh chất thật sự cụ thể và
nhất quán, và các chính sách đó thường xuyên cập nhật và hoàn thiện, đồng
thời vẫn gắn vào đó là trách nhiệm bảo trợ Nhà nước khi cần thiết, để giỳp
cỏc nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào khu vực du lịch nhiều tiềm năng nhưng
cũng không ít tiềm ẩn của sự rủi ro này.
- vTiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng mở rộng tiến tới đầu tư hoàn chỉnh
Khu Văn hoá Du lịch Đà Nẵng, mà trong đó dự án Công viên Nước Đà Nẵng
đã được hình thành từ năm 2001, Xây dựng nơi đây theo đúng quy hoạch là
một Trung tâm giải trí đa chức năng đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt
từ nhiều năm qua. Phương thức tiến hành nhanh nhất cũng nên áp dụng tại
đây là xã hội hoỏ cỏc nguồn vốn đầu tư thông qua việc họp báo giới thiệu dự
án và tuyên truyền quảng bá kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng còn lại của
dự án, như kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện với những dự án
tương tự và đã thành công.
- Xây dựng và hoàn thiện phương án mở cửa đún khỏch, tổ chức biểu
diễn và chiếu phim giới thiệu về văn hoá Chăm - một nét văn hoá đặc thù của
khu vực du lịch miền Trung, tổ chức ngay tại Bảo tàng Chăm ở trung tâm
thành phố Đà Nẵng. Đây là một trung tâm có vị trí lợi thế đã được thành phố
chú trọng đầu tư, đã và đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách đến
Đà Nẵng
- Nâng cấp tôn tạo một số di tích, công trình lịch sử, văn hoá, cách
mạng, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong thành phố. Đặc biệt là Di
tích thành Điện Hải được xây dựng vào năm Gia Long thứ 12( 1813), Di tích

Lăng mộ Tiễu phủ sứ Ông ớch Khiờm (1884), Di tích chuông chựa Đà Sơn
trên đó có khắc dòng chữ “ Niên hiệu Cảnh Hưng(1740-1786)”, Di tích nhà
lưu niệm Phan Châu Trinh
Bờn cạnh việc tiếp tục đầu tư, quản lý và tôn tạo nhằm thu hút du khách
đến với các sản phẩm đã hình thành kể trên, thành phố còn tập trung cho việc
xây dựng các khu điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch mới, như:
- Khu du lịch Làng Vân: điểm tham quan hấp dẫn và là nơi nghỉ dưỡng
đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi nằm sỏt chõn đốo Hải Vân về phía Nam.Đối
với khu du lịch này, thành phố áp dụng cơ chế xã hội hoá để khuyến khích
đầu tư và trên thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký được đầu tư
vào sản phẩm du lịch mới này.
- Tiến hành lập quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào khu du lịch Đồng
nghệ(Hoà Khương, Hoà Vang) Đây là một vùng du lịch tiềm năng cách thành
phố chưa đầy 20 km về phía Tây, nơi đây cảnh trí thoỏng đóng và thơ mộng
với núi non hùng vĩ và đặc biệt là có suối nước nóng chảy ngầm từ nhiều năm
được bắt nguồn từ núi cao, tuy chưa hình thành khu du lịch nhưng đối với dân
địa phương thì chỉ với sự hoang sơ của mình, nơi này nhiều năm qua đã trở
thành điểm du lịch hấp dẫn.
- Để biển thực sự trở thành nơi thu hút du khách, đặc biệt là khách du
lịch nội địa, thành phố sẽ xây dựng các bãi biển du lịch thành nới đạt chất
lượng cao, có môi trường cảnh quan sạch đẹp, an ninh, an toàn đồng thời sẽ
triển khai tại các bãi biển những dịch vụ và loại hình thể thao giải trí như: lặn,
lượn, nhảy dù, lướt sóng, Mô tô lướt súng bờn cạnh những nhà hàng ẩm thực
đặc sản biển có chất lượng cao và giá cả phải chăng phục vụ khách.
- Đầu tư xây dựng một số khách sạn tầm cỡ và đạt chuẩn từ 4 đến 5 sao
tại trung tâm thành phố, song song với việc cho phép xây dựng các cao ốc,
văn phòng cho thuê và siêu thị lớn nhằm tạo ra chuỗi các khu cao ốc vói
dịch vụ liên hoàn, vừa l;àm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố đồng thời biến
đây trở thành cụm các vệ tinh phục vụ cho lợi ích của các nhà đầu tư và cho
du khách.

- Hoàn chỉnh và đưa vào khai thác tuyến du lịch tham quan thành phố
và các khu du lịch trong vùng phụ cận như Cù lao Chàm(Hội an) Lóng cụ
Bạch Mã (Huế) hay Đường Trường Sơn huyền thoại với chương trình
phong phú, đa dạng, thậm chí có bán lẻ các tour để tiện lợi cho nhu cầu các
đối tượng khách.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển mô hình du lịch làng quê, du
lịch dã ngoại hay phục hồi các làng nghề truyền thống như: Đá mỹ nghệ Non
nước, dệt lụa Duy Xuyên, Làng quê Hoà Xuân, Nam Ô, Hoà bắc nhằm tôn
vinh các làng nghề truyền thống của địa phương, tạo sự giao lưu và gây ấn
tượng về đất nước, con người miền Trung với du khách nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham quan học hỏi và khám phá của du khách.
- Tạo cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các dịch vụ
mà Đà Nẵng có thế mạnh nhất là ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí về đêm,
du lịch công vụ, hội nghị hội thảo cấp quốc gia và khu vực nhằm kéo dài
thời gian lưu trú của du khách.
- Tập trung sức lực và trí tuệ tập thể của các ngành chức năng trong toàn
thành phố để quy hoạch cho được Khu phố đi bộ, các chợ Đờm, cỏc Trung
tâm mua sắm, khu bán hàng lưu niệm, khu giải trí hiện đại với quy mô lớn và
các nhà hàng ăn uống với chất lượng cao ngay tại trung tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân và du khách đến với thành phố có thể hưởng thụ các
dịch vụ mà không mất nhiều thời gian, đồng thời cũng tạo cho Khu phố này
một bộ mặt đô thị buôn bán sầm uất và văn minh hiện đại.
3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng
Bước vào những năm đầu hoạt động trong nền kinh tế thị trường, du lịch
cũng như nhiều ngành kinh tế khác đã nhận thức được tầm quan trọng của
công tác này. Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay và nhất là khi chúng ta
đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì việc đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến các hoạt động quảng bá chiến
lược để tìm kiếm và khai thác khách càng là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Trước hết cần đề ra được các chiến lược và giải pháp thiết thực cụ thể

nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường du lịch Đà Nẵng
theo kịp với thị trường khu vực và trong nước. Rồi từ đó lần ra thị trường
quốc tế. Phải đi từng bước như vậy bởi khả năng vốn cho công tác này
không có, nhân lực cũng thiếu và kinh nghiệm còn mỏng. Trên cơ sở phân
tích thị trường trong nước và dự báo xu hướng khách đến từ các nước
thông qua công tác dự báo của ngành để có chính sách thích ứng và một
chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường, phát huy lợi thế cạnh
tranh của Đà Nẵng để cú cỏc giải pháp khả thi, tránh lãng phí và tốn kém
trong công tác xúc tiến. Cụ thể:
- Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch Đà Nẵng trong những năm đến,
trong đó trọng tâm là tổ chức quảng bá mạnh mẽ bãi biển Đà Nẵng nhằm tạo
dựng hình ảnh của 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh(do tạp chí du lịch
quốc tế Forber bình chọn). Song song với đó là việc xây dựng chính sách thị
trường tốt, trong đó phải phân loại thị trường theo khu vực, xác định thị
trường chính yếu, thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng để có sự đầu tư
thoả đáng cho các dịch vụ cung cấp theo đặc điểm tâm lý, thị hiếu của du
khách. Cần hết sức quan tâm đến thị trường khách du lịch nội địa bởi thực tế
trong những năm qua Đà Nẵng đó đún một lượng khách nội địa rất lớn đến
tham quan du lịch và trong tương lai sẽ đón khoảng 1,2 triệu này vào năm
2010, gần gấp rưỡi dân số thành phố hiện nay. Và nhu cầu của đối tượng này
cũng như khả năng thanh toán cho các tiện nghi và chất lượng phục vụ không
kém khách du lịch quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển các tuyến đường bay quốc tế
hiện có và xúc tiến các đường bay quốc tế mới từ các nước Nhật, Trung quốc
trực tiếp đến Đà Nẵng.
- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch đường biển, đưa Cảng Đà Nẵng trở thành
điểm đến thường xuyên của các hãng tàu du lịch quốc tế, đẩy mạnh các tour
du lịch đường bộ đến Đà Nẵng qua tuyến hành lang Đụng-Tõy.
- Triển khai các chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng trờn cỏc
phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành xuất bản các ấn phẩm, tập gấp,

trang Website, phim du lịch, tạp chí du lịch, quầy thông tin du lịch về lịch sử
văn hoá, di tích, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc, các làng nghề,
lễ hội Trong đó đặc biệt chú trọng việc lồng ghộp cỏc chương trình tuyên
truyền quảng bá du lịch với giáo dục du lịch toàn dân, bằng nhiều hình thức
phong phú và sự kết hợp chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống chính trị,
mà trước hết là trong toàn Đảng bộ, trong các cơ quan quản lý nhà nước,
trong đội ngũ lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan doanh
ngiệp làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về du lịch trong cộng đồng.
Cần tuyên truyền quảng cáo hình ảnh sản phẩm du lịch một cách cụ thể để có
tác dụng kích thích trực tiếp vào lợi ích của du khách, mặt khác cần tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức của cư dân thành phố trong việc xây dựng
nếp sống văn minh đô thị, có ý thức giữ gìn môi trường cảnh quan các khu
điểm du lịch gắn với đó là lợi ích trực tiếp của mỗi người dõn trờn địa bàn
có những hoạt động dịch vụ sầm uất, như cách mà Hội an(Quảng nam) đã
làm.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến khai thác thị trường nhằm thu
hút nguồn khách trực tiếp, đặc biệt là cỏc khỏch đến từ các nước
ASEAN,Trung Quốc, Nhật và các thị trường truyền thống như Phỏp, Chõu
Âu, Mỹ Đõy là một công tác không đơn giản bởi lâu nay Đà Nẵng chỉ đóng
vai trò một trung gian chuyển khách của hai đầu,do hạn chế về nhiều mặt mà
trong đó chủ yếu hai yếu tố tài chính và con người cho xúc tiến tìm nguồn
khách trực tiếp là hết sức mỏng và yếu, kể cả tìm nguồn khách du lịch nội địa.
Vậy để làm được điều này cần phải có sự đầu tư trước hết là từ phía nhà nước,
mà ở đây là chính quyền Thành phố Đà Nẵng và Tổng cục Du lịch Việt nam,
phục vụ cho chương trình xây dựng du lịch trở thành mũi nhọn của kinh tế
thành phố và vai trò động lực cho sự phỏt triển.Khụng thể có chương trình
kinh tế khả thi nếu nó không được nuôi dưỡng bằng nguồn kinh phí nhất định.
Đặc biệt là đối với hoạt động quảng bá du lịch. Bên cạnh sự động viên tinh
thần, những nhà hoạt động du lịch rất cần sự hỗ trợ vật chất cần thiết cho
công tác xúc tiến giới thiệu du lịch thành phố tới thị trường nguồn khách.

Ngoài ra việc hỗ trợ thông qua các Hội chợ thương mại, các hoạt động của
những đoàn công tác từ thành phố Đà Nẵng ra các tỉnh bạn hoặc đến các
nước cũng hết sức cần thiết tác động tới thị trường khách cho du lịch.
- Nâng cao nhận thức trong các ngành các cấp về vai trò động lực trong
nền kinh tế của phát triển du lịch là điều hết sức cần thiết nhằm phối hợp sức
mạnh và lợi thế của mọi lực lượng làm thông tin đối ngoại cho ngành du lịch,
mặt khác tranh thủ sự giao lưu hợp tác quốc tế của các ngành để tuyên truyền
quảng bá về đất nước, con người và những tiềm năng du lịch của thành phố
Đà Nẵng.
- Ngoài ra việc thành phố thiết lập đại diện ở các thành phố lớn như Hà
nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nước như Nhật bản trong thời gian
qua cũng là điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các hoạt động quảng bá về
du lịch Đà Nẵng, mà các doanh nghiệp cần tranh thủ nắm bắt cơ hội đó để tìm
kiếm lợi thế phát triển cho chính mình.
- Tính liên kết vùng miền cũng đóng vai trò rất quan trọng cho hoạt động
này, và càng có nhiều lợi ích về kinh tế khi chúng ta chưa đủ sức vươn ra tìm
kiếm khách trực tiếp. Ngành du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với du lịch Huế,
Quảng nam tham gia các đoàn dự hội chợ quốc tế thông qua việc chung nhau
tổ chức gian hàng “ Hành trình di sản” ở Đức, Pháp hoặc tham gia đứng
chung trong gian hàng của Vietnamtourist được tổ chức thường niên ở các sân
chơi du lịch quốc tế. - Tính liên kết vùng miền cũng đóng vai trò rất quan
trọng cho hoạt động này, và càng có nhiều lợi ích về kinh tế khi chúng ta chưa
đủ sức vươn ra tìm kiếm khách trực tiếp. Ngành du lịch Đà Nẵng cần phối
hợp với du lịch Huế, Quảng nam tham gia các đoàn dự hội chợ quốc tế thông
qua việc chung nhau tổ chức gian hàng “ Hành trình di sản” ở Đức, Pháp
hoặc tham gia đứng chung trong gian hàng của Vietnamtourist được tổ chức
thường niên ở các sân chơi du lịch quốc tế.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt
động xúc tiến du lịch. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược
đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã gia nhập tổ chức thương

mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức và của công nghệ thông
tin cho phép chúng ta thiết lập hệ thống dữ liệu chuyên ngành không chỉ trong
nước mà với toàn cầu. Thông qua những thông tin du lịch thường xuyên cập
nhật trên mạng, các cơ sở kinh doanh có thể thực hiện việc trao đổi và quảng
bá về sản phẩm du lịch cần chào bán cho khách hàng và ngược lại khách hàng
có thể đưa ra những yêu cầu về dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
Do vậy, trước hết Ngành du lịch và sau đó là khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư hoặc thành phố giúp đầu tư vào các hoạt động đào tạo và chuyển giao
công nghệ thông tin, vào việc áp dụng hệ thống quản lý dịch vụ theo tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế Đồng thời tranh thủ mọi cơ hội để nhận được sự hỗ
trợ về trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm của mọi cơ quan tổ chức và cỏ
nhõn ỏp dụng vào công tác quản lý và hoạt động của ngành du lịch.
- Xây dựng nhiều điểm thông tin du lịch cho du khách trên địa bàn thành
phố, chú trọng đầu tư cho các chương trình phát sóng về du lịch trờn cỏc
phương tiện thông tin đại chúng. Mở chuyên mục thường xuyên phát sóng
giới thiệu về du lịch Đà Nẵng trờn cỏc kênh truyền hình Trung ương và địa
phương trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng mạng lưới
phát hành của Tạp chí du lịch và Bản tin nhanh du lịch Đà Nẵng, do Sở du
lịch quản lý.
- Nắm bắt kịp thời các sự kiện văn hóa, lịch sử và các sự kiện có liên
quan đến các thị trường khách trọng điểm để tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến
các hoạt động phù hợp, đồng thời cũng nâng cao tính chuyên nghiệp trong
việc tổ chức các sự kiện của đội ngũ làm công tác này trên địa bàn. Đặc biệt
chú trọng đến việc tổ chức các Lễ hội mang tính đặc trưng cho Đà Nẵng: như
Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội cỏc đỡnh làng truyền
thống cỏc sự kiện mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm, sự kiện hình thành núi
Ngũ Hành, Bãi tắm Tiên sa để từ đó gắn kết với việc tổ chức các hội nghị,
hội thảo, các hoạt động văn hóa thể thao, các Gala ẩm thực nhằm giới thiệu
quảng bá cho du khách về thế mạnh của du lịch Đà Nẵng. Trong điều kiện

chưa đủ lực để tự đứng ra tổ chức các sự kiện, ngành nên phối hợp với các
ngành kinh tế khác tổ chức giới thiệu về du lịch thông qua hoạt động xúc tiến
của các Hội chợ thương mại, các Hội nghị hội thảo chuyên ngành kế hoạch,
công nghiệp, thủy sản, văn húa trờn địa bàn
- Tiếp tục nâng cao không ngừng chất lượng và ổn định giá cả dịch vụ
trong phục vụ và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch.Căn cứ
tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn ngành do Tổng cục Du lịch ấn
hành, hàng năm Sở du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với một số ngành chức
năng có liên quan tiến hành phân loại định hạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ
trên địa bàn, và cho thực hiện khung giá nhất định theo tiêu chuẩn được xác
định. Giá này được cơ sở kinh doanh niêm yết công khai tại quầy thu ngân và
được thông tin rộng rãi trên trang Webside của toàn ngành và đồng thời ngành
phải có những biện pháp chế tài việc cạnh tranh không lành mạnh trong nội
bộ các cơ sở kinh doanh cùng địa bàn hoặc ộp giỏ dịch vụ làm thiệt hại đến
khách hàng. Đây là việc làm mà nhiều năm nay ngành chưa triển khai được,
thị trường giá cả dịch vụ bị thả nổi ngoài tầm kiểm soát của quản lý nhà nước
nên một mặt hạn chế chức năng hoạt động của chính cơ quan quản lý, đồng
thời gây thiệt hại làm ảnh hưởng lớn đến nguồn khách và giảm sút nguồn thu
của ngành du lịch.

×