Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phân tích kệ ngôn số 35-kinh pháp cú trong văn học pali

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 13 trang )

DÀN BÀI
A. DẪN NHẬP
1. Tầm Quan Trọng và Lý Do Chọn Đề Tài.
2. Phạm Vi Nghiên Cứu và Phương Pháp Nghiên Cứu.
3. Duyên sự.
B. NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH CÂU KINH PHÁP CỨU
1. Tích truyện.
2. Phân tích.
II. ỨNG DỤNG CÂU KINH PHÁP CÚ TRONG ĐỜI SỐNG TU
TẬP.
C. KẾT LUẬN
1
A. DẪN NHẬP
1. Tầm Quan Trọng và Lý Do Chọn Đề Tài
Đức Phật, bậc vĩ nhân của nhân loại, một nhà cách mạng đã cải cách mọi mặt về
đời sống tinh thần cũng như vật chất cho đời sống con người. Sau khi chứng ngộ,
bước chân của ngài vân du khắp xứ Ấn Độ để hoằng pháp lợi sanh. Nơi đâu có sự
sống con người nơi đó được ngài hóa độ, xóa bỏ mọi kỳ thị về tôn giáo về giai cấp,
đặc biệt là vấn đề giác ngộ, giải thoát. Vì đây là mục đích chính, Ngài tuyên bố “
Ta ra đời vì muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”
1
. Giáo lý của
ngài thì vô lượng pháp môn tùy theo căn cơ chúng sanh mà tiếp nhận, đây cũng
chính là sự khéo léo dùng phương tiện của ngài. Bởi thế, Ngài đã nói ra ba thừa
giáo, nhưng mục đích Ngài muốn chúng sanh đạt được là nhất thừa, làm sao để
nhận ra và sống với tri kiến Phật là điều hết sức quan trọng. Nhưng chung quy, tất
cả pháp môn đều hàm chứa chân lý giải thoát, như nước trăm sông đều chảy về một
biển, và duy nhất có một vị đó là vị mặn, những tư tưởng này được thể hiện rõ qua
văn tạng Pali.
Chúng ta có thể nhận thấy, Văn học Pali Thượng Tọa Bộ là một trong số các


nguồn văn liệu đặc biệt quan trọng của Phật Giáo. Bởi lẽ, nó có nguồn gốc lịch sử
khá ổn định và đồng thời cũng là nguồn sử liệu được gìn giữ khá kỹ lưỡng và đầy
đủ nhất trong số các văn liệu sớm nhất của đạo Phật. Các tác phẩm văn học này đều
có ý nghĩa là những sớ điệp của Đức Phật gởi lại cho thế giới bão loạn hôm nay của
chúng ta. Chúng ta đang rất cần nó để xoa dịu, hàn gắn, vá khâu khi chúng ta đang
phải vật lộn một cách bất lực với những ý thức chính trị, văn hóa, tôn giáo. Do đó
chúng ta có thể nói, đây chính là lý do các nhà tư tưởng hiện đại đang từng bước
nhìn lại những giá trị tinh thần của Đạo Phật.
Bởi lẽ chúng ta nhìn từ góc độ nào thì kiến thức về văn học Pàli cũng đều cần
thiết và ta có thể bắt gặp một kho tàng thông tin hết sức phong phú, quan trọng về
đời sống xã hội, tôn giáo, văn hóa của Ấn Độ cổ xưa. Có thể nói “Pali là nguồn tài
liệu đáng chú ý xem xét và coi trọng hơn bất kỳ nguồn tài liệu nào khác, nếu
chúng ta muốn có được bất kỳ thông tin nào về Đức Phật và cuộc đời của Ngài”
1
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, “ Phẩm Tựa.”. HT. Thích Trí Tịnh dịch. THPG TP.HCM Ấn hành năm 1992,
tr 23.
2
Quả thật, cuộc đời hoằng pháp của Đức Thế Tôn được nhân loại chiêm ngưỡng,
khảo nghiệm dưới nhiều góc độ giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử
học, ngôn ngữ học, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt hai mươi lăm thế
kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật, luôn được coi là một trong
những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại"
2
. Để có được điều nhận định trên
thì văn học Pàli là một tài liệu hết sức quan trọng khi các học giả muốn tìm hiểu về
Ngài. Trong đó, Toàn bộ lời dạy của Ngài trong 45 năm được các đệ tử Ngài kết
tập thành Tam Tạng Kinh điển. Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15
quyển Kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pàli. Đây là một quyển Kinh Phật
giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới.
Nhiều tác giả coi bộ Kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.

2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
Đọc kinh Pháp Cú chúng ta sẽ bắt gặp những lời dạy về triết lý và luân lý
cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Do đó dù ở cương vị nào người đọc cuốn Kinh
này cũng thu nhập được nhiều lợi ích thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm
chân lý, dầu theo tín ngưỡng nào chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi
đọc bộ Kinh Pháp Cú này.
Người tu học Phật không ngoài mục đích thành tựu Giới, Định, Tuệ. Kinh
Pháp Cú ngoài vấn đề Giới - Ðịnh - Tuệ, còn đề cập rất nhiều đề tài phong phú
khác thông qua các tích truyện. Hình như vấn đề quan trọng nào cũng được đề cập
đến, khiến Kinh Pháp Cú trở thành một kho tàng Pháp bảo mà khi nghe những lời
dạy quý báu đó sẽ giúp chúng ta sống một cách tốt đẹp và có ý nghĩa, có lợi cho
mình, cho người và cho cả hai.
Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của đức Phật. Đọc những bài kệ
trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật
dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ đều chứa đựng một nội dung tu
học rất sâu sắc và phong phú, có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung
thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của đức Phật. Trong
phạm vi tiểu luận này, chỉ phân tích một câu Kinh Pháp Cú số 35: “Tâm tư khó
điều phục”. Để có một đời sống hướng thiện, hướng thượng và an lạc đòi hỏi
chúng ta phải luôn tỉnh giác, chánh niệm và luôn điều phục tâm ý của mình. Chỉ
2 2
H. Oldenberg, Buddha: His life, His doctrine, his order, p. 74.
3
cần cố gắng, nỗ lực kiên trì, nội tâm an chỉ trọn ngày đêm là chúng ta sẽ thắng được
dục vọng của chính mình, vượt lên những nhu cầu vật chất tầm thường, hướng đến
đời sống thắng trí, giác ngộ.
3. Duyên sự:
Một thầy tỳ khưu học phương pháp thiền quán từ Đức Phật rồi tìm đến một khu
làng hẻo lánh hành đạo. Không lâu vị nầy nhận ra một điều là bà thí chủ trong làng
là người có thể đọc tâm tư của người khác. Biết vậy vị nầy lo âu vì sợ rằng có khi

tâm tư bị uế nhiễm thì thật xấu hổ. Nghĩ thế thầy liền rời bỏ nơi đó về chùa Kỳ
Viên đãnh lễ Phật và thuật lại câu chuyện. Đức Phật dạy rằng chính nơi đó là chỗ
thích hợp để thanh lọc tâm. Vị tỳ khưu vâng lời trở lại ngôi làng tinh tấn tu tập
không lâu chứng quả vô sanh giải thoát. Bài kệ pháp cú trên được Đức Phật dạy
nhân đề cập câu chuyện của vị tỳ khưu nầy.
B. NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH CÂU KINH PHÁP CÚ SỐ 35
1. Tích Truyện:
Bài kệ này được Đức Phật thuyết tại thành Sàvatthi (Xá-vệ) chùa Kỳ Viên
(Jetavana) của trưởng giả Anàthapindika Cấp Cô Độc, đề cập đến câu chuyện một
vị Tỳ Kheo đến làng Màtika hành đạo. Tương truyền rằng tại làng này có một bà
đại tín nữ xây một tịnh xá lớn để cúng dường Tứ Phương Tăng Chúng những khi đi
du hành hoằng pháp ngang qua. Bà tín nữ có một đặc điểm là đắc tha tâm thông, có
thể biết rõ tâm các vị tỳ kheo cần gì và ăn vật thực nào thích hợp và những vật thực
nào không thích hợp. Một lần có 60 vị Tỳ kheo sau khi học đề mục thiền từ nơi
Đức Phật xong thì các vị tỳ kheo này đi vào làng Màtika để hành đạo. Các vị tỳ
kheo hàng ngày đi khuất thực trong làng, mọi người dân trong làng phát tâm trong
sạch cúng dường các vị đó nhưng vì vật thực không thích hợp nên suốt trong 3
tháng an cư nhập hạ các vị này không đạt được kết quả gì, đến khi ra hạ các vị tỳ
kheo đến từ giả, bà đại tín nữ này đã cung thỉnh các Ngài an cư nhập hạ tại đây
thêm vài ngày nữa, lúc bấy giờ bà đại tín nữ dùng tha tâm thông để xem xét các vị
đại đức đã đắc quả gì, thì bà thấy rằng các vị chưa đắc gì cả cho nên bà cung thỉnh
các vị tỳ kheo hãy náng lại vài ngày và bà đã quán xét được 4 điều thích hợp là:
1) Trú xứ thích hợp là trú xứ thanh tịnh
thì thích hợp cho các vị tu thiền và xét thấy
rằng ngôi chùa tại làng này có quang cảnh
thanh tịnh sẽ giúp cho các vị tỳ kheo thiền
định.
2) Khi xét đến bạn lữ thích hợp, bà biết
rằng 60 vị tỳ kheo này là những vị hiền thiện,

làm bạn tốt với nhau không có gì trở ngại, vị
4
nào cũng có sự tinh tấn và niềm tin, có trí tuệ đầy đủ nên có thể làm bạn hổ tương
cho nhau lúc hành đạo, không có gì trở ngại.
3) Bà xét đến yếu tố thứ ba là pháp thích hợp, bà thấy đề mục các vị này đã
thụ giáo từ nơi Đức Phật đó là những đề mục thích hợp tâm tánh của mỗi vị.
4) Bà xét vật thực thích hợp. Chính vì trong những ngày qua các vị đi khất
thực và thọ dụng những thực phẩm ai cúng dường gì thì dùng cái đó nên các Ngài
không thích hợp với những vật thực này nên đã làm trở ngại cho các vị trong việc
tu tập.
Sáng hôm sau bà chuẩn bị vật thực theo thể tạng hợp với vật thực gì bà mua
những vật thực đó và để bát riêng cho từng vị theo khẩu vị, nên chỉ trong vài ngày
là những vị đó đắc quả A La Hán. Sau đó các Ngài trở về đảnh lễ Đức Phật tại chùa
Kỳ Viên, khi đảnh lễ Đức Phật xong các Ngài trình bày tự sự tại ngôi làng Màtika
và về việc bà tín nữ có tha tâm thông biết rõ mọi việc đã cúng dường vật thực thích
hợp khiến cho các vị tỳ kheo tu tập được thành quả.
Một vị tỳ kheo nghe vậy bèn xin Đức Phật đến làng Màtika. Trên đường đi
vị tỳ kheo nghĩ rằng nếu quả thật vị tín nữ trong làng này biết được tâm ta thì bà
hãy sai người dọn dẹp phòng ốc cho ta trú ngụ, liền khi đó bà tín nữ ở nhà dùng tha
tâm thông biết được ý nghĩ của vị tỳ kheo này nên bà đã sai người đến dọn dẹp như
vậy. Vị tỳ kheo lấy làm lạ và nghĩ tiếp “nếu quả thực bà đã biết tâm ta khi mới đến
cần có nước giải khát bà hãy cúng dường” bà tín nữ lại sai người hầu đem nước đến
cúng dường vị tỳ kheo này. Cứ như vậy, qua ngày hôm sau vị tỳ kheo khởi lên ý gì
thì bà liền đáp ứng, vị tỳ kheo khởi tâm sợ hãi hốt hoảng nghĩ rằng “nếu ta ở đây thì
sẽ có lúc bà tín nữ sẽ biết tâm của ta, nếu ta khởi nên tâm bất thiện thì chẳng khác
nào kẻ trộm bị bắt quả tang” nên đã từ giả bà tín nữ và trở về chùa Jetavana. Khi
đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn hỏi tại sao không trú ngụ tại làng Màtika
mà trở về đây. Vị tỳ kheo trình bày cớ sự Đức Phật bảo rằng “nếu là như vậy thì
người cần phải ở nơi đó” vì Đức Phật biết rõ vị tỳ kheo này có duyên lành đắc được
chánh quả nên Ngài dậy vị tỳ kheo này cần phải giữ gìn tâm, điều phục tâm, đừng

để sơ hở tâm tư duy, khi tâm điều phục được thì sẽ có nhiều lợi ích an lạc.
Vị tỳ kheo đó thọ giáo nơi Đức Phật một đề mục chắc chắn như vậy rồi, một
yếu pháp như vậy rồi vị tỳ kheo trở lại làng Màtika và nhờ sự thu thúc gìn giữ tâm
thanh tịnh và chỉ trong vài ngày ông chứng quả A-la-hán.
2. Phân Tích:
Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Khó nắm giữ là vì tâm của ta thuộc về danh pháp, danh pháp nama
Dhammas có nghĩa là pháp có tên gọi nhưng không có hình dáng và cũng không
thuộc về vật chất cho nên chúng ta không thể nắm giữ được, không thể cầm được,
không thể níu kéo. Tại sao gọi là khinh động, thật ra tiếng lahuno là tâm sanh diệt
lẹ làng, chữ lahu tức là lẹ là nhanh, mặc dù chữ lahu dịch theo nghĩa tĩnh từ thông
thường là một sự nhẹ nhàng, nhưng theo trong chú giải thì dịch nghĩa là nhanh,
5
chúng ta học A Tỳ Đàm cũng biết là trong một khảy móng tay có triệu triệu sát na
tâm, trong triệu triệu sát na tâm đó diễn biến trong vòng một khoảng khắc, một
búng ngón tay thôi, như vậy chúng ta thấy nó nhanh biết chừng nào, nó cực nhạy,
nhạy hơn tốc độ ánh sáng, chính Đức Thế Tôn đã dạy "này Chư Tỳ kheo, Như Lai
chưa thấy cái gì sanh diệt lẹ hơn tâm."
Chính vì vậy tâm khó nắm giữ bởi vì nó là danh pháp lại sanh diệt rất lẹ,
chúng ta không thể nào thấy được, thật ra khi thực hành pháp chẳng hạn tâm quán
niệm xứ v.v thì chúng ta chỉ sử dụng chánh niệm ghi nhận trạng thái tâm nào
đang sanh diệt một cách rõ rệt trong khoản khắc thời gian đó chứ nếu chúng ta nắm
bắt từng sát na tâm thì không thể được, phải có tha tâm thông thì mới hiểu được
điều đó, còn khi chúng ta không biết được thì khi chúng ta chánh niệm được với cái
này thì nó đã trải qua hàng triệu triệu sát na tâm rồi. Nhưng điều đó không cần
thiết, bởi vì chuyện chúng ta thực hành pháp tâm có sanh diệt thế nào thì tâm chánh
niệm cũng theo kịp như vậy thôi chứ không trở ngại gì cả
Câu thứ ba nói rằng "theo dục vọng quay cuồng" có nghĩa là câu này vì do
ảnh hưởng của thường cận y duyên, tức là theo thói quen nhìn cảnh sắc tai nghe

tiếng, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý suy nghĩ cảnh pháp đã
quen rồi nên bây giờ tâm này luôn luôn hướng ngoại, theo sắc dục giống như con
khỉ ngồi trên cây, giống như con cá bị quăng lên bờ ra khỏi mặt nước nó nhảy tung
lên thế nào thì tâm này cũng như thế đó, luôn luôn có sự phóng đi, luôn luôn phan
duyên theo trần cảnh.
Trong ba từ ngữ chúng tôi vừa trình bày “khó nắm giữ khinh động theo sắc
dục quay cuồng”, Đức Phật Ngài muốn giới thiệu định nghĩa về tâm, bởi vì ở đây
khi sài từ cittassa damatho saadhu lành thay điều phục tâm thì chữ cittassa là danh
từ chính còn dunniggahassa lahuno yatthakaamanipaatino đều sài đồng với ngữ
cách với chữ cittassa như vậy ba từ trên là khó nắm giữ khinh động theo các dục
quay cuồng là chỉ cho trạng thái tâm.
Khi đề cập đến trạng thái tâm như thế chúng ta phải biết rằng chính vì điểm
cực nhạy này mà tâm của chúng ta đôi khi nắm bắt được, đôi khi tu tập không khéo
thì sẽ sanh ra sự nguy hiểm, còn khi chúng ta khéo thì sự tu tập đó sẽ mang đến lợi
lạc rất nhiều.
Trong câu thứ tư cittassa damtho saadhu lành thay điều phục tâm, chữ điều
phục được dịch từ chữ damatha hay damatho gọi là điều phục, chúng ta phải hiểu
nghĩa là huấn luyện, dạy dỗ, tịnh hoá. Khi tâm được khéo tịnh hoá, khéo dậy dỗ,
khéo điều phục, khéo huấn luyện thì lúc đó tâm sẽ mang đến sự an lạc cho chúng
ta. Quả thật vậy thì việc tu tập của chúng ta không cần chấp nê hình thức bởi vì nếu
câu nệ hình thức nhiều thì chẳng đi đến đâu cả, sự tu tập chủ yếu là tu tâm, rèn
luyện nội tâm. Tâm được điều phục, chế ngự có nghĩa là chúng ta không để nó su
hướng theo ác bất thiện pháp, không để khởi lên những tư duy quấy, không để khởi
lên những phiền não độc hại mà xui khiến cho thân hành, khẩu hành, ý hành, lúc
bấy giờ chính sự điều phục tâm đó sẽ mang đến sự an lạc và hạnh phúc cho vị hành
giả tu tập.
6
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến.
Điều phục tâm tức là huấn luyện tâm, sự điều phục bằng nhiều pháp môn tu

tập, ở đây chúng ta thấy có bốn pháp điều phục giúp chúng ta thực hành pháp để
điều phục nội tâm này.
1) Tu tập thì cần có sự kham nhẫn đó là một pháp để điều phục tâm, chữ
kham nhẫn tiếng Pali là khanti hay là nhẫn nại đối với nghịch cảnh, nếu chúng ta
kham nhẫn được thì sẽ có nhiều thiện pháp sanh khởi, nếu không kham nhẫn được
khi hành đạo nếu gặp thời tiết xấu chúng ta bị trở ngại. Hoặc là sự kham nhẫn ở đây
là kham nhẫn với điều trái ý nghịch lòng gây ra cho chúng ta, tức là bị những người
đối nghịch với mình chỉ trích hoặc chê bai hay đánh đập đả thương. Nếu không
kham nhẫn thì khó có thể tu tập được, chúng ta bị chi phối. Một sự kham nhẫn khác
như sự ham muốn nổi lên hoặc nảy sanh tâm sân, bực tức cau có v.v… lúc bấy giờ
nếu tâm của chúng ta có sự kham nhẫn để vượt qua được để đi vào đường lối tu tập,
nếu như không kham nhẫn được thì phiền não sẽ làm chủ tình hình ở nội tâm thì đó
là một điều hết sức nguy hiểm.
2) Pháp thứ hai để điều phục tâm gọi là hành xả upekkha hay là nếu giữ tâm
của mình bình thản trước những ngọn gió đời có khởi lên trong cuộc sống của
chúng ta như khen chê khổ đặng mất buồn bực, 8 ngọn gió đời khởi lên thì phải
hành xả, còn nếu như sống trong đời này không có thể hành xả được trước 8 ngọn
gió đời thì như vậy tâm của chúng ta sẽ bị xoay chuyển không khác nào như chong
chóng bị gió thổi, và cuộc sống tu tập của chúng ta cũng vậy nhờ sự hành xả tâm
của chúng ta mới giữ được thể cách khách quan là không bị cảnh.
3) Pháp thứ ba là để tu tập điều phục nội tâm tức là có chánh niệm, chánh
niệm là sự ghi nhớ, sự kiểm soát hay trạng thái biết mình, thì khi nào chúng ta hành
động biết mình đang làm gì, khi nói biết mình đang nói gì, khi nào suy tư biết rõ
đang khởi lên loại tâm nào hay cảm thọ như thế nào, chúng ta biết rõ từng chút như
vậy, đừng nói rằng chánh niệm chỉ có trong lúc chúng ta đang hành thiền giữ tâm
theo dõi đề mục, không phải như vậy, mà là chánh niệm luôn luôn trong mỗi
trường hợp. Trong lúc chúng ta đang làm việc hay đang đi, đang đứng, đang nằm
hoặc ngồi, đang nói chuyện với người khác chúng ta vẫn giữ được chánh niệm với
hành động đang diễn ra đó, hay những gì chúng ta đang sinh hoạt, khi có được
chánh niệm như vậy thì chúng ta không rơi vào tình trạng lỗi lầm, bởi vì tâm của

chúng ta đã nhiếp phục được rồi, lúc bấy giờ chúng ta sẽ thành tựu được sự an lạc.
4) Pháp thứ tư để chúng ta điều phục tâm nắm bắt được tâm là phải có
sampajanna tức là tỉnh giác hay là sự biết mình. Tỉnh giác trong chú giải có giải
thích rằng satisampajanna tức là dùng trí tuệ phân biệt được điều nào lợi, điều nào
bất lợi, điều thứ hai là samapanna sampajanna tức là tỉnh giác trong sự kiện thích
hợp hoặc không thích hợp với vai trò địa vị của mình, đó cũng là sự tỉnh giác, sự
tỉnh giác thứ ba là tỉnh giác trong hành xả, đây mới là trong đề mục tu tập của
mình, chúng ta tỉnh giác nhớ biết rõ, phân tích rõ rằng sự sanh sự diệt sự vô thường
biến đổi của các pháp hữu vi trong nội thân hay ngoại thân, suy xét thấy như vậy
gọi là tỉnh giác hành xứ, là tỉnh giác không mê loạn có nghĩa là dùng trí tuệ quán
7
xét thấy rõ danh và sắc do năng duyên trợ tạo mà chúng ta không chấp theo bản
ngã, ngã sở, ngã đắc, tôi là, của tôi v.v chúng ta không có chấp mê như vậy thì
đây gọi là tỉnh giác không nhầm lẫn. Nói một cách khác 4 pháp tỉnh giác là chúng
ta xử dụng trí tuệ để quán xét, như vậy trong đời sống hàng ngày không những tỉnh
giác trong đề mục tu thiền của mình mà tỉnh giác luôn luôn trong những hành động,
trong những lời nói, trong những tư tưởng chúng ta có sự tỉnh giác để phân biệt
được lợi và hại cái tốt cái xấu thì như vậy đây gọi là sự tỉnh giác.
Nói tóm lại là chúng ta có thể tu tập theo 4 pháp là: kham nhẫn - Khanti,
hành xả Upekkha, Chánh niệm – Samma Sati, và tỉnh giác Satisampajanna.
Nếu tu tập theo 4 pháp môn này thì gọi là người đã điều phục tâm, còn nếu
kể thêm nữa thì có rất nhiều chi pháp, thí dụ như chế ngự tâm gọi là khi tâm khởi
lên điều gì, nói gì, làm gì mà thấy lợi ích thì nên tiếp tục làm còn nếu thấy không
lợi ích hoặc đó là điều bất thiện v.v chúng ta phải ngăn chặng lại, phải chế ngự,
khử trừ nó đừng để nó sanh khởi nữa. Đó là những phương pháp để tu tập điều
phục tâm, Đức Phật ngài xác định rằng nếu tâm được điều phục citta.m danta.m thì
sẽ mang đến sự an lạc sukhaavaha.m sự an lạc hạnh phúc ở đây là Đức Phật ám chỉ
về tinh thần. Chúng ta cũng nên biết rằng giữa hạnh phúc về tinh thần hay vật chất,
thì hạnh phúc tinh thần quan trọng hơn, bởi vì vật chất mà chúng ta hưởng trong
tình trạng khổ đau, chúng ta hưởng thụ về vật chất sẽ mang nhiều phiền toái, một

người giàu họ cũng biết khóc, họ cũng biết thở ra, họ cũng than vắn thở dài, do đó
chúng ta phải biết rằng hễ tâm được an lạc đó mới là hạnh phúc, vì đó là hạnh phúc
chân thật, còn nếu tâm chưa được an lạc, dầu chúng ta có tiền của vật chất, đầy đủ
nhà cao cửa rộng hay đầy đủ tiện nghi trong cuộc sống nhưng tâm luôn luôn có sự
đau khổ phiền toái thì trong trường hợp đó không được kể là hạnh phúc.
Một lần các đồ đệ Nigantha bàn luận về Đức Phật và Đức vua Passanedhi, là
đức vua hạnh phúc hơn Đức Phật Gotama, khi ấy Đức Phật đi ngang qua và ghé lại,
các vị này đã trình bày lên Đức Phật ý nghĩ của họ, Đức Phật mới hỏi rằng các
người nghĩ sao đức vua có thể nào giữ tâm yên tịnh trong suốt 7 ngày không? Thưa
Đức Thế Tôn, không thể được.
- Như vậy thì vua Passanedhi có thể giữ được tâm yên tịnh trong vòng 6, 5,
4, 3, 2, 1 ngày được không?
Thưa Đức Thế Tôn, không thể được, đức vua vì bận nhiều công việc, lo âu
nhiều vụ xử kiện và giải quyết chuyện triều chính, do đó không bao giờ tâm đức
vua được ổn định an tịnh, Đức Phật hỏi tiếp rằng vậy đức vua có hạnh phúc không,
lúc bấy giờ vị này mới chợt nhớ và nói rằng thưa Đức Thế Tôn Gotama như vậy thì
đức vua không thể nào có sự hạnh phúc. Đức Phật mới hỏi rằng như vậy thì các
người nghĩ như thế nào một vị như ta có thể giữ tâm an tịnh trong vòng 1 ngày
không.
- Dạ có thể được.
Đức Phật hỏi tiếp.
Vậy ta có thể giữ tâm an tịnh 2, 3, 4, 5, 6, 7 được không.
8
Thưa Đức Thế Tôn có thể được.
Như vậy thì ta có hạnh phúc hay là đau khổ." chừng đó họ mới biết là Đức
Thế Tôn Ngài thật sự an lạc hơn đức vua.
Giai thoại này tóm tắt để trình bày trong Phật giáo khi nói đến hạnh phúc thì
quan trọng là hạnh phúc về tinh thần chứ không phải hạnh phúc về vật chất, bởi vì
hạnh phúc tinh thần sẽ giúp cho ta tiến hoá, còn sự an vui hạnh phúc về mặt vật
chất không giúp chúng ta về mặt tiến hoá lợi ích mà trái lại nó đem tới sự tác hại

cho chúng ta. Nếu chúng ta biết được trong cuộc sống này tinh thần an vui là hạnh
phúc thiết thực, an vui tinh thần là phát xuất từ nơi tâm khéo chế ngự khéo điều
phục, chẳng hạn vị Tỳ kheo kia đến làng Makika được bà tín nữ cúng dường hộ độ
đầy đủ theo như ý muốn thì chắc chắn vị tỳ kheo này chưa phải là người an lạc
hạnh phúc bởi vì luôn luôn với tâm lo nghĩ ưu tư, khi trở về vì Đức Phật khuyến
cáo và vị Tỳ kheo trở lại tu tập và đã chứng được quả A La Hán diệt tận khổ ưu
phiền não, không còn lo lắng gì nữa bởi vì tâm đã hoàn toàn an lạc.
Ở đây thưa qúi vị khi hiểu vấn đề này rồi thì người Phật tử chúng ta cố gắng
làm thế nào để phát sanh hạnh phúc, bằng cách tu tập điều phục tâm, qua bài kệ này
chúng tôi đã giảng giải trình bày cho quý vị vừa nghe được duyên khởi kệ và ý nghĩ
của bài kệ và vừa nghe được từng câu pháp chúng ta cũng có thể rút ra kinh nghiệm
tu tập qua bài học này.
Khi làm công việc thuyết giảng kinh Pháp Cú chúng tôi không mong gì hơn
là muốn trình bày những pháp môn tu tập những bài học kinh nghiệm qúi giá mà
chúng ta sau khi nghe xong có thể lãnh hội và đem ứng dụng trong cuộc sống được
cho nên chúng tôi không muốn dùng xáo ngữ để nói nhiều về những từ ngữ của bài
kệ và cũng không cầu kỳ về văn chương vì nghĩ rằng công việc hoằng pháp có như
thế nào để người nghe có thể lãnh hội được để ứng dụng trong đời sống.
Việc tu tập trong Phật giáo quan trọng đòi hỏi ở chỗ tự mình phải nỗ lực tự
mình phải tu tập, chúng ta không thể nói bằng miệng, chỉ nghe rồi bỏ đó không
thực hành thì chẳng lợi ích gì cả, mặc dầu giáo pháp của Đức Phật có công năng
hướng thượng, mặc dầu pháp của Đức Phật là pháp thiết thực hiện tại, nhưng nếu
chúng ta không tự đến để mà thấy, chúng ta không tự mình giác ngộ thì chúng ta
không bao giờ đạt được sự an vui hạnh phúc.
Câu kinh Pháp Cú:
Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến.
Chúng tôi vừa trình bày với ý nghĩa là tâm này rất nhạy bén, chúng ta không

thể nào dùng các giác quan thông thường như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân để nắm bắt
gìn giữ nó được, chúng ta chỉ có thể tu tập bằng ý để nắm bắt gìn giữ nó được,
chúng ta chỉ có thể tu tập bằng ý để nắm bắt kềm chế nó và sự điều phục này phải
9
tự chúng ta giải quyết, tự chúng ta sau khi hiểu biết được Pháp phải thực hành theo
đó để có được sự an lạc và hạnh phúc và tinh thần.
II. ỨNG DỤNG CÂU KINH PHÁP CÚ TRONG ĐỜI SỐNG
TU TẬP
Đức Phật đã dùng chữ “Tâm viên ý mã” để chỉ cho tâm ý của con người.
Vậy người tu cần phải biết điều chế tâm mình cho thanh tịnh và lắng đọng, người
cầu pháp phải vì pháp quên thân, vì chúng sanh quên mình, chứ đừng như người
xuất gia mà mọi việc làm của mình lại không chú ý đến, không quán tâm vào 1 việc
mà nghĩ lung tung thì công việc gì cũng không thể hoàn thành được.
Lời dạy của đức Phật dù hay và có giá trị đến đâu đi nữa thì cũng không thể
chỉ nghe mà giác ngộ được. Muốn giác ngộ chúng ta phải kiên trì, bền chí, tinh tấn
nỗ lực tu tập Giới, Định, Tuệ. Tỉnh thức và điều chế tâm mình cho thanh tịnh là
một trong những điều kiện cần và đủ trong đời sống phạm hạnh hướng đến giác
ngộ, giải thoát. Người mà không tỉnh thức và buông lung, giải đãi thì dù cho có ở
bên cạnh đức Phật hằng ngày cũng không thể giác ngộ được; ngược lại người tinh
tấn, luôn tỉnh thức, chánh niệm tu thiền định thì dù ở xa đức Phật vẫn giác ngộ như
trường hợp tích truyện trên.
Trong đời sống tu tập hiện nay của chúng ta cũng vậy, tuy phương tiện tu
học đầy đủ nhưng đa phần chúng ta vì tham đắm dục lạc mà không chịu quản thúc
tâm ý mình để điều phục sự tham đắm đó nên khó mà chứng đắc đạo quả. Sống
trong môi trường si mê, phóng dật, chúng ta khó mà điều phục tâm ý của mình. Bởi
vậy chỉ có người có đủ phước trí mới có cái bản lĩnh tinh cần quản thúc tâm ý của
mình giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.
C. KẾT LUẬN
Thật sự ứng dụng những lời dạy của đức Phật vào cuộc sống tu tập thì chỉ
cần một câu Kinh Pháp Cú thôi cũng đủ để chúng ta tự trang nghiêm thân tâm

mình. Vấn đề quản thúc tâm ý của mình không phải chỉ để thắng kẻ dã dượi không
chú tâm mà chính là để thắng tham, sân, si của chính mình. Có như vậy thì chân lý
giác ngộ, giải thoát sẽ tự đến với mình, đến một cách tự tại vô ngại và những phiền
não vi tế đều biến thành hương sen thơm mát.
Giá trị tư tưởng trong Kinh Pháp Cú là ở nơi đó không đâu xa, không phải là
sự tìm cầu mà phải là sự thể nghiệm thắp lên ngọn lửa tâm linh và giữ đừng cho nó
10
lụi tàn, phụt tắt. Ngọn lửa ấy rực sáng trong chánh niệm, trong thẩm sâu của tâm
thức, của từ bi trí tuệ. Ðó là ánh sáng trí tuệ diệu kỳ rực rỡ từ nơi nguồn cội, đưa
nhân loại đang tha hương phiêu bạt trên muôn dặm lang thang của ngũ lục, nếm trải
đủ mùi phong sương lạnh giá, bị vùi dập giữa trận cuồng phong bão tố của luân hồi
sinh tử, trở về cội nguồn nhân bản đích thực, tìm lại gương xưa vĩnh tịch sáng suốt
của mình bằng chính hạnh tinh cần và tỉnh thức.
Tâm Phật và tâm chúng sinh đâu có sai khác, bởi một điều đơn giản, ai cũng
hiểu, ai cũng thấy Phật là người đã chứng ngộ nhờ công phu tự thân tu tập. Chúng
sinh cũng thế thôi! Tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ thì họ cũng
nhất định thành Phật. Trong đời thường, ta cứ nghĩ Phật đã nhập Niết bàn, không
còn hiện hữu trần thế, thật ra chúng ta vẫn gặp những người can đảm như Phật,
hiền như Bụt, có lòng từ như mẹ hiền Quan Âm thường xuyên có mặt trong đời
sống hàng ngày khi chúng ta biết gieo trồng những hạt giống tốt lành. An nhiên vui
đạo mà sống, chẳng có gì lo âu cả. Xuân đến thì hoa nở, thu về nước lại trong, có gì
để bận tâm đâu. Khi con người chấp nhận quan điểm Phật tại tâm và thể nhập vào
đời sống thì họ có thể hiểu và hành động theo bản tâm chân thật của chính mình,
mục đích là đem lại các giá trị hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Một quan
điểm về đức Phật như thế sẽ tạo ra cái nhìn mới về bản chất bình đẳng của con
người. Mọi người đều bình đẳng không phân biệt đẳng cấp, sang hèn, giàu nghèo,
nam nữ… vì họ đều có khả năng thành Phật ở đời. Nó sẽ tạo ra sự đồng cảm, không
còn tự ti, mặc cảm mà tích cực hoàn thiện nhân cách cá nhân và sẵn sàng đóng góp
cho đời cho đạo. Mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân hiện hữu
đều được nhìn nhận trên cơ sở bình đẳng, từ đó người ta dễ dàng thông cảm, sẻ chia

và đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận một vấn đề và cùng nhau có
một hướng giải quyết tốt đẹp nhất mà không có một thế lực nào chi phối cả.
Phật giáo quan niệm hạnh phúc là sự vắng mặt khổ đau. Xem ra, hạnh phúc khởi
nguyên từ trong thực tại để rồi tuôn chảy về thực tại nhiệm mầu. Trong ý nghĩa tận
cùng đó, nếu có một người nào cố tình cắt chia thực tại bằng tư duy phân biệt, chẻ
chia thì chẳng bao giờ có một giây phút bình an, hỷ lạc. Thực tế sinh mệnh con
người từ khi cất tiếng chào đời vốn đã tự trói mình trong cac xiềng xích từng ý
niệm phân biệt giả hợp. Cho nên, con người vội vã tìm kiếm ảo giác hạnh phúc bên
ngoài đời thường. Kinh Viên Giác từng tuyên bố: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế
11
gian giác”, nghĩa là Phật pháp chỉ có ơ thế gian này, ngoài thế gian này không có
Phật pháp. Cho nên, các hành giả trong giới thiền học thường xuyên khuyến cáo
đừng bao giờ chấp trước chẻ chia thế giới thực tại này thành Phật quốc hay điạ
ngục trần gian. Sự phân biệt này sẽ làm cho con người càng trở nên thôi thúc tìm
cầu một thế giới hão huyền chất chứa vị ngọt của “ái thủ” (sự yêu thương đối đãi và
chấp trước). Chính thiền sư Hy Vận từng tuyên bố: “Nếu muốn thành Phật thì
không cần phải học hết Phật pháp, chỉ nên học vô cầu vô trước. Nếu không cầu, tức
trở thành tâm bất diệt, bất sinh bất diệt tức là Phật”. Đúng như câu nói: chế tâm
nhứt xứ vô sự bất biện.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kinh Pháp Cú, Thích Minh Châu (dịch), Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ
sở II ấn hành, 1990.
Kinh Pháp Cú, Nàrada Mahàthera, Phạm Kim Khánh (dịch), NXB. Tôn Giáo, Hà
Nội, 2009.
Màhakaccyana, Thích Siêu Minh (dịch), Hướng Dẫn Chú Giải Tam Tạng Pàli,
NXB. Tổng Hợp TP. HCM, TP. HCM, 2009.
/>13

×