Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ LAN



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG


Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số : 6044 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG







Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Thị Lan










Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ LAN


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG


Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số : 6044 03 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG







Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Thị Lan









Thái Nguyên, năm 2014


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này đã được thực hiện với số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2014

Ngƣời thực hiện luận văn



Nguyễn Thị Lan














ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiễn sỹ Đỗ Thị Lan.
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên, PGS.TS Đỗ Thị Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và đã cho tôi những ý kiến nhận xét, góp ý quý báu.
Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, tài liệu cũng
như những điều kiện khác cho tôi trong quá trình học tập.

Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Cao Bằng; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng; các thành viên
từng tham gia hội đồng thẩm định; Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành
phố, các đồng nghiệp, đồng môn, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành Luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện luận văn



Nguyễn Thị Lan




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của luận văn 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về Đánh giá tác động môi trường (ĐT 4
1.1.1. Định nghĩa 4
1.1.2. Vai trò của ĐTM trong phát triển KT-XH 4
1.1.3. Căn cứ pháp lý thực hiện ĐTM 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên Thế giới và tại Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM của thế giới 6
1.2.2. Tình hình thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam 14
1.3. Các nghiên cứu về công tác ĐTM tại Việt Nam 25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu 27
2.3. Thời gian nghiên cứu 28
2.4. Nội dung nghiên cứu 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu 28


iv
2.5.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp số liệu 28
2.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 29
2.5.3. Phương pháp đánh giá về công tác đánh giá ĐTM 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 39
3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Cao Bằng 41
3.2.1. Hiện trạng môi trường đô thị, thị trấn, thị tứ 41

3.2.2. Hiện trạng môi trường nông thôn 44
3.2.3. Hiện trạng môi trường nước 46
3.2.4. Hiện trạng môi trường đất 46
3.2.5. Hiện trạng rừng - Đa dạng sinh học 47
3.3. Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 47
3.3.1. Đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM 47
3.3.2. Đánh giá về công tác thẩm định báo cáo ĐTM 64
3.3.3. Đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM 78
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng 84
3.4.1. Các thách thức đối với công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
84
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90



v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
ĐRR : Đánh giá rủi ro
ĐTK : Đánh giá tác động kinh tế
ĐTS : Đánh giá tác động sức khỏe
ĐTX : Đánh giá tác động xã hội
EU : Liên hiệp Châu âu

IEE : Đánh giá tác động môi trường sơ bộ
KT-XH : Kinh tế xã hội
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OEPP : Cơ quan Kế hoạch và Chính sách môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
TNMT : Tài nguyên môi trường
TOR : Điều khoản tham chiếu
UBND : Ủy ban Nhân dân
UNEP : Chương trình môi trường của Liên hợp quốc


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Vai trò và trách nhiệm trong các bước thực hiện của quá trình
ĐTM 7
Bảng 1.2: Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện
ĐTM ở Việt Nam 22
Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM 31
Bảng 2.2: Tính toán mức quan trọng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh
giá về công tác hậu ĐTM đối với chủ dự án 33
Bảng 2.3: Tính mức tuân thủ của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về
công tác hậu ĐTM đối với chủ dự án 34
Bảng 2.4: Về chuẩn mực đánh giá các tiêu chí công tác lập ĐTM 35
Bảng 3.1: Tình hình thu gom và phát sinh nước thải 42
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt 43
Bảng 3.3: Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 45
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng,
giai đoạn 2006 - 2011 48

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng,
giai đoạn 2011 đến nay 53
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng, giai đoạn 2006 - 2011 66
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng, giai đoạn 2011 đến nay 71
Bảng 3.8: Bộ máy, năng lực cán bộ làm công tác môi trường trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng 78
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM – Đối với chủ
đầu tư 79
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM – Đối với cơ
quan quản lý nhà nước 82



vii
DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền của Nội các
Chính phủ ở Thái Lan 10
Hình 1.2: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền của
nội các Chính phủ ở Thái Lan 11
Hình 1.3: Quy trình thực hiện ĐTM ở Malaysia 13
Hình 1.4: Khái quát về quy định thẩm định báo cáo ĐTM 20
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng 58
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng 75
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện hậu thẩm định ĐTM đối với các

chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 80
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện hậu thẩm định ĐTM đối với cơ
quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 81


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao Bằng là tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam, nằm trong vùng miền núi và
trung du Bắc Bộ. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Phía
Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
Tỉnh lỵ là thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3.
Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước nên khó khăn trong việc giao lưu kinh tế. Bên cạnh đó, Cao Bằng có ba cửa
khẩu lớn là cửa khẩu Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà tạo thông thương với Trung
Quốc, thuận lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Với những
đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điều kiện
phát triển một nền nông lâm nghiệp. Ngoài ra, tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.
Cùng với phát triển của cả nước, tỉnh Cao Bằng đang trên đà phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hòa. Các dự án được triển khai đồng loạt về mọi mặt: Xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đường giao thông; khu đô thị; trung tâm chính trị của
tỉnh; khách sạn; nhà hàng và đặc biệt khi Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản
dưới Luật có hiệu lực thì hàng loạt các mỏ khoáng sản phải lập thủ tục thăm dò,
đánh giá trữ lượng và xin cấp giấy phép khoáng sản Song mặt trái của quá trình
phát triển đó, là ô nhiễm môi trường và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, những
thay đổi có thể không dễ dàng nhận ra bởi những hậu quả của nó có thể không tạo
ra hiệu ứng tức thời với môi trường sống của chúng ta hoặc nhận ra nhưng chúng ta
chấp nhận đánh đổi để phát triển.

Vấn đề đặt ra là làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không làm
tổn hại tới môi trường sống của con người, làm thế nào để đạt tới sự hài hòa lâu dài,
bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã sử dụng đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) là công cụ trong công tác quản lý môi trường nói chung, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường nói riêng. Việc thực hiện ĐTM đối với các dự án đầu tư


2
trở thành một thủ tục có tính pháp lý bắt buộc thực hiện trong quá trình triển khai
dự án từ giai đoạn đề xuất dự án, nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư) đến
nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư), thiết kế và vận hành của dự án.
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác ĐTM của Việt Nam là làm sao tạo được sự
thông thoáng tối đa cho môi trường đầu tư mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của công
tác bảo vệ môi trường. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật
Bảo vệ môi trường từ năm 1993 và cụ thể hơn trong Luật Bảo vệ môi trường năm
2005. Với 20 năm thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủ Việt Nam từng bước
cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triển năng lực đội
ngũ thực hiện ĐTM; nhờ ĐTM mà nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với với
môi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt hoặc điều chỉnh lại.
Nhìn chung, ĐTM cũng đã đem lại cho công tác bảo vệ môi trường là hết sức
rõ ràng, khả quan nhưng bên cạnh đó, hoạt động ĐTM ở Việt nam nói chung và tỉnh
Cao Bằng nói riêng vẫn bộc lộ nhiều bất cập yếu kém về chất lượng cũng như chưa
khả thi trong việc đưa các quy định áp dụng vào thực tiễn.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp trong công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”. Đây là nội dung nghiên
cứu đầu tiên tại tỉnh Cao Bằng, rất cần thiết, có ý nghĩa. Kết quả của đề tài giúp các nhà
quản lý căn cứ để đưa ra những chính sách cụ thể nhằm bảo vệ môi trường theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội gắn liền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong
thời gian tới. Đồng thời, cũng là nền tảng để có những nghiên cứu sâu, rộng hơn đối

với công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục tiêu của luận văn
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về ĐTM và đề xuất các giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài này được đặt ra với 03 mục tiêu chính:


3
- Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xác nhận việc thực hiện
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa Dự án vào vận hành chính
thức (gọi tắt hậu ĐTM).
- Đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá tác động
môi trường, hậu ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường sử dụng nghiên cứu, xây dựng luận
văn tốt nghiệp;
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế;
- Tích lũy kinh nghiệm trong giải quyết công việc chuyên môn về công tác
thẩm định báo cáo ĐTM.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp cơ quan quản lý môi trường các cấp của tỉnh Cao Bằng căn cứ vào kết
quả nghiên cứu đề tài để đưa ra cơ chế, chính sách, giải pháp trong thời gian tới
nâng cao công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế xã
hội (KT-XH) theo hướng bền vững;
- Kiến nghị, đề xuất giải pháp trong công tác ĐTM với Trung ương, địa

phương để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các quy định về ĐTM có tính
khả thi, phù hợp với thực tế trên phạm vi toàn quốc và đặc biệt cho tỉnh Cao Bằng.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
1.1.1. Định nghĩa
Trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về ĐTM. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức
có một cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung, những định nghĩa đó có nội
dung cơ bản là giống nhau và chứa đựng các yếu tố đặc trưng của hoạt động ĐTM
(như đối tượng đánh giá, phạm vi đánh giá, mục tiêu của việc đánh giá).
Ở Việt Nam, theo Khoản 20 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có
đưa ra giải thích về ĐTM (ở đây ta có thể xem là định nghĩa) như sau: “ĐTM là
việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để
đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó

. [11]
1.1.2. Vai trò của ĐTM trong phát triển KT-XH
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên thế giới nói chung, Việt Nam nói
riêng thường bắt đầu từ việc ra các quyết định mang tính chiến lược (Chiến lược,
chính sách, Quy hoạch, Kế hoạch tổng thể, Chương trình ); Các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương căn cứ Chiến lược, Quy hoạch từng lĩnh vực Quốc Gia xây
dựng và ban hành Quy hoạch, kế hoạch cho từng ngành. Trong đó, xây dựng và
thực hiện các dự án phát triển và cuối cùng là đưa ra dự án hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ cụ thể.
Đối với các Quy hoạch và kế hoạch đã lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược và các dự án sản xuất kinh doanh, sản xuất, dịch vụ lập báo cáo ĐTM. Vì vậy,

để một dự án hoạt động đã có hai công đoạn để xem xét ĐTM và đưa ra các giải
pháp bảo vệ môi trường. Vì vậy, vai trò của ĐTM trong phát triển kinh tế xã hội là
phát triển kinh tế xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đạt được mục tiêu phát
triển bền vững [10], [20].


5
1.1.3. Căn cứ pháp lý thực hiện ĐTM
Các căn cứ pháp lý cơ bản quy định thực hiện và triển khai ĐTM tại Việt Nam
bao gồm [1], [2], [3], [4], [5, [7], [8], [9], [11]:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1993;
- Thông tư số 1420/MTg ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ khoa học, Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn ĐTM đối với cơ sở đang hoạt động;
- Thông tư số 715/MTg ngày 03 tháng 4 năm 1995 của Bộ khoa học, Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án
đầu tư của nước ngoài;
- Thông tư số 1100/MTg ngày 20 tháng 8 năm 1997 của Bộ khoa học, Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu
tư để thay thế Thông tư số 715/MTg ngày 03/4/1995;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam
kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định
báo cáo ĐTM;
- Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về điều kiện và
hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;


6
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam
kết bảo vệ môi trường thay thế Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT;
- Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2009 quy định về tổ
chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC, ĐTM thay thế Quyết
định số 13/2006/QĐ-BTNMT;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP.
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên Thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM của thế giới
a. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐTM của Thế giới
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM. Từ năm 1969, việc
phải tiến hành ĐTM đối với các dự án có quy mô đã quy định trong Đạo luật về
chính sách môi trường quốc gia. Tiếp đó, hệ thống này đã được giới thiệu và áp
dụng tại các nước EU, Châu Á như: nước Úc (1974); Thái Lan (1975); Pháp
(1976); Philippines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983). Các nỗ lực quốc tế để
phát triển hệ thống ĐTM được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể
chia theo 4 nhóm sau đây:
- Nhóm thứ nhất: Thừa nhận có tính pháp lý các văn bản quốc tế như hiệp ước
(Treaty), hiệp định (Conventions) và Nghị định thư (Protocol). Rất nhiều các Hiệp
ước, Nghị định thư đã đề cập đến yêu cầu về ĐTM. Ví dụ như Hiệp định Espoo về

ĐTM trong bối cảnh xuyên biên giới cần suy xét (1991); Nghị định thư về bảo vệ môi
trường đối với vùng Nam cực (1991); Hiệp ước về đa dạng sinh học (1992); Hiệp
định khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (1992);
- Nhóm thứ 2: Thừa nhận không có tính pháp lý về các văn bản quốc tế như
Nghị quyết, khuyến nghị (recommendations) và bản tuyên bố (declarations) của các
tổ chức quốc tế;


7
- Nhóm thứ 3: Các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển. Các tài
liệu này được phát triển bởi nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, như Chương trình môi
trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),
Liên hiệp các nước châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới; Tổ chức hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC)
- Nhóm thứ 4: Hướng dẫn cho dự án nước ngoài [6], [10]
b. Quy trình ĐTM theo thông lệ quốc tế
Thông lệ chung của Quốc tế, quy trình ĐTM được thực hiện tuần tự qua nhiều
bước và các bước thực hiện này quyết định tính hiệu quả của công tác ĐTM. Thông
thường và chung hơn cả, quy trình ĐTM sẽ gồm: Sàng lọc, xác định phạm vi,
nghiên cứu ĐTM, thẩm định, giám sát và cuối cùng là đánh giá.
Bảng 1.1: Vai trò và trách nhiệm trong các bƣớc thực hiện của quá trình ĐTM
TT
Các bƣớc của
quá trình ĐTM
Cơ quan môi
trƣờng
Chủ dự án
Các cơ quan
chính phủ
khác

1
Sàng lọc
Sàng lọc dự án
Cung cấp thông
tin cần thiết
Đề xuất vấn đề
và bình luận
2
Xác định phạm
vị/Xem xét môi
trường ban đầu
- Phê duyệt TOR
- Thẩm định IEE
- Chuẩn bị TOR
- Chuẩn bị IEE
Đề xuất vấn đề
và bình luận
3
Nghiên cứu ĐTM
Phê duyệt TOR

Thực hiện ĐTM
Đề xuất vấn đề
và bình luận
4
Thẩm định
Thẩm định báo cáo
ĐTM
Cung cấp báo cáo
ĐTM và các tài

liệu liên quan
Cung cấp các
ý kiến đánh
giá, bình luận
5
Phê duyệt
Phê duyệt báo cáo
ĐTM với các điều
khoản và điệu kiện

Phê duyệt dự
án
6
Giám sát môi
trường

Thực hiện các
biện pháp giảm
thiểu và giám sát

7
Đánh giá sau
thẩm định
Đánh giá dự án
Cung cấp thông
tin cần thiết

(Nguồn: [6], [20])



8
Báo cáo ĐTM sau khi hoàn thành được trình cho cơ quan có thẩm quyền để
thẩm định. Hoạt động thẩm định là nhằm mục tiêu đánh giá, xác định mức độ đầy
đủ, tin cậy và chính xác của các thông tin, kết luận nêu trong báo cáo ĐTM. Kết quả
thẩm định sẽ được chuyển đến cho cơ quan có thẩm quyền về đầu tư để xem xét
trong quá trình quyết định việc đầu tư cho một dự án.
Báo cáo ĐTM được một cơ quan thẩm định hoặc một Hội đồng do Cơ quan có
thẩm quyền thẩm định. Thông thường ở các nước việc thẩm định báo cáo ĐTM
thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, song cũng có
những nước thành lập cơ quan thẩm định riêng ví dụ như Hà Lan thành lập Uỷ ban
ĐTM trực thuộc Hoàng gia.
Hoạt động thẩm định thường được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, thông thường nhất đều thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thẩm
định dưới góc độ kỹ thuật được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ chuyên
môn phù hợp. Kết quả thẩm định kỹ thuật là nguồn thông tin quan trọng làm căn cứ
cho thẩm định cuối cùng để quyết định. Kết quả của thẩm định là không thông qua
hoặc ra một báo cáo chấp thuận với những điều khoản, điều kiện bắt buộc phải tuân
thủ. Những yêu cầu và điều khoản này sẽ được đưa vào văn bản phê duyệt của cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt [6], [18], [20].
c. Một số quy trình ĐTM đang được áp dụng ở một số quốc gia châu Á
Quy trình ĐTM đang được áp dụng tại Thái Lan
Thái Lan là nước thuộc Châu Á, có điều kiện kinh tế, xã hội tương đương như
Việt Nam và quy trình ĐTM đang được áp dụng tại Thái Lan như sau:
Luật Nâng cao và Bảo vệ chất lượng môi trường Quốc gia năm 1992 yêu cầu
thực hiện ĐTM đối với các dự án phát triển. Tham gia vào quá trình ĐTM ở Thái
Lan, ngoài Chủ dự án, các Công ty tư vấn, cơ quan nghiên cứu khoa học, còn có các
cơ quan quản lý nhà nước gồm: Vụ ĐTM; Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Môi
trường trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Hội đồng Thẩm định
chuyên gia và Uỷ ban Môi trường Quốc gia.



9
* Quy trình thực hiện ĐTM ở Thái Lan:
Theo quy định của Luật Nâng cao và bảo vệ chất lượng môi trường quốc gia,
tất cả các dự án hoặc hoạt động phát triển đều phải thực hiện ĐTM. Tuy nhiên, việc
sàng lọc dự án ở Thái Lan được thực hiện theo cách tiếp cận lập danh mục dự án
với 29 loại dự án phải lập Báo cáo ĐTM.
Căn cứ vào nguồn cung cấp kinh phí cho dự án là của Chính phủ hay tư nhân
để xác định ai sẽ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án và
hoạt động phát triển ở Thái Lan được phân thành 2 loại: Dự án hoặc hoạt động
phát triển có nguồn kinh phí công (tiền nhà nước) sẽ phải trình báo cáo ĐTM để
Nội các Chính phủ thẩm định và phê chuẩn; Dự án hoặc hoạt động phát triển được
các tổ chức tư nhân cấp kinh phí sẽ không phải trình báo cáo báo cáo ĐTM cho
Nội các Chính phủ thẩm định và phê chuẩn. Việc thẩm định báo cáo ĐTM loại
này là trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Quy trình ĐTM đối với dự án đòi hỏi phải trình báo cáo ĐTM để Nội các
Chính phủ thẩm định và phê chuẩn như sau:
- Chủ dự án lập Đề cương tham chiếu cho hoạt động ĐTM và trình cho Vụ
ĐTM của Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Môi trường. Vụ này sẽ có nhiệm vụ cho
ý kiến nhận xét bằng văn bản để trình cho Uỷ Ban Thẩm định xem xét;
- Sau khi Đề cương tham chiếu được chấp thuận, căn cứ vào đó, Chủ dự
án tiến hành lập Báo cáo ĐTM và trình cho Cơ quan Kế hoạch và Chính sách
Môi trường;
- Vụ ĐTM thuộc Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Môi trường sẽ thẩm định
và đưa ra nhận xét sơ bộ về Báo cáo ĐTM;
- Báo cáo ĐTM và Báo cáo nhận xét, đánh giá của Cơ quan Kế hoạch và Chính
sách Môi trường được trình cho Hội đồng Thẩm định chuyên gia để thẩm định;
- Ý kiến thẩm định của Hội đồng Thẩm định chuyên gia được trình cho Uỷ
Ban Môi trường Quốc gia thẩm định và trình cho Nội các Chính phủ để thẩm định

lần cuối và quyết định phê chuẩn;
Quy trình thẩm định Báo cáo ĐTM đòi hỏi Nội các Chính phủ phê chuẩn
không hạn chế về thời gian thẩm định và đươc thể hiện trong Hình dưới đây:


10























Hình 1.1: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền của Nội các

Chính phủ ở Thái Lan
Đối với các dự án không đòi hỏi phải trình báo cáo ĐTM để Nội các Chính
phủ thẩm định và phê chuẩn:
- Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, Chủ dự án xác định dự án của mình có phải lập báo cáo ĐTM hay không và
thông báo cho Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Môi trường.
- Chủ dự án trình báo cáo ĐTM cho Cơ quan cấp phép và Vụ ĐTM của Cơ
quan Kế hoạch và Chính sách Môi trường.
Cơ quan chỉnh phủ
Government Agency,
State Enterprise
Soạn thảo Báo cáo ĐTM
ở giai đoạn
nghiên cứu khả thi
OEPP đưa ra ý kiến
nhận xét
Hội đồng
chuyên gia thẩm định
Uỷ Ban môi trường Quốc gia
trình ý kiến nhận xét
Nội các
Chính phủ
(Cabinet)
quyết định
phê chuẩn
hay không
phê chuẩn

OEPP phê chuẩn đề cương tham chiếu
(TOR)

Các chuyên gia hoặc các
Cơ quan chuyên môn
có ý kiến nhận xét


11
- Vụ ĐTM sẽ xem xét tính thích hợp của báo cáo để đưa ra ý kiến nhận xét,
đánh giá sơ bộ ban đầu.
- Báo cáo ĐTM và báo cáo nhận xét, đánh giá sơ bộ của Cơ quan Kế hoạch
và Chính sách Môi trường được trình cho Hội đồng thẩm định chuyên gia.
- Hội đồng Thẩm định chuyên gia (gồm các chuyên gia có trình độ chuyên
môn cao trong các lĩnh vực hoặc các chuyên ngành có liên quan hoặc các đại diện
từ các cơ quan luật pháp) phối hợp với Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Môi
trường tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM [6], [20].
Quy trình thực hiện ĐTM đối với các dự án không đòi hỏi Nội các thẩm định
được thể hiện trong hình 1.1.


Hình 1.2: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền của nội
các Chính phủ ở Thái Lan
Chủ dự án đệ trình Báo cáo ĐTM
cho OEPP và Cơ quan cấp phép
OEPP xem xét Báo cáo ĐTM và các
tài liệu liên quan trong 15 ngày
OEPP thẩm định và lập nhận xét
sơ bộ trong 15 ngày
Hội đồng chuyên gia thẩm định thẩm
định Báo cáo ĐTM trong vòng 45 ngày
Chủ dự án/cơ quan đề
xuất dự án

OEPP đưa ra nhận
xét
Hội đồng chuyên
gia thẩm định
Không đạt, phải
hoàn thiện
Cơ quan cấp phép cấp giấy phép
kèm theo những điều kiện của
OEPP
Cơ quan cấp phép từ chối
không cấp giấy phép
30 ngày
Phê chuẩn
Phê chuẩn


12
* Quy trình thực hiện ĐTM tại Malaysia
Ngay từ năm 1980, thủ tục về ĐTM đã được áp dụng đối với 3 dự án lớn, tuy
nhiên quy định mang tính pháp luật bắt buộc thực hiện đối với công tác ĐTM ở
Malaysia được chính thức áp dụng từ năm 1986.
Quy trình ĐTM thực hiện tại Malaysia phù hợp với quy trình ĐTM chung
gồm các bước sàng lọc, xác định phạm vi, tham gia của cộng đồng, nghiên cứu và
lập báo cáo ĐTM, thẩm định, phê duyệt và giám sát (Wood,1996). Theo quy trình
này, Chủ dự án thực hiện sàng lọc với sự tư vấn của Vụ Môi trường (DOE) để xác
định dự án không phải thực hiện ĐTM, thực hiện ĐTM sơ bộ hay ĐTM chi tiết.
Đối với dự án phải thực hiện ĐTM sơ bộ, bước thực hiện tiếp theo là chủ dự
án lập TOR và trình cho DOE xem xét, cho ý kiến.
Trên cơ sở TOR đã được chấp thuận, tiến hành ĐTM sơ bộ và trình cho DOE
để thẩm định và kết quả được chuyển đến Hội đồng điều hành quốc gia (State

Executive Committee) để phê duyệt.
Đối với dự án phải thực hiện ĐTM chi tiết, chủ dự án lập đề cương ĐTM chi tiết
trình cho Ban thẩm định (Review Panel) do DOE chỉ định để xem xét. Quá trình
xem xét này có sự tham gia của cộng đồng. Báo cáo ĐTM chi tiết được trình cho
Ban thẩm định để thẩm định và việc phê duyệt báo cáo ĐTM này cũng thuộc thẩm
quyền của Hội đồng điều hành quốc gia [6], [20].
Bước tiếp theo của quy trình ĐTM là giám sát và đánh giá sau thẩm định được
thực hiện như nhau đối với cả 2 loại dự án phải lập ĐTM sơ bộ và ĐTM chi tiết.



13













































Hình 1.3: Quy trình thực hiện ĐTM ở Malaysia
Chủ dự án
Sàng lọc và tham vấn Vụ môi
trường (DOE)

Không ĐTM
Đánh giá sơ bộ
Đánh giá chi tiết
Chủ DA
chuẩn bị TOR
Xây dựng báo cáo
ĐTM sơ bộ
DOE thẩm định
Cơ quan thẩm
quyền phê duyệt
Triển khai và
giám sát
Soạn thảo đề cương
ĐTM chi tiết và Ban
thẩm định xem xét
Tham gia của cộng đồng
Xây dựng báo cáo
ĐTM chi tiết
Tham gia của cộng đồng
Ban thẩm định tiến hành
Thẩm định


14
1.2.2. Tình hình thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam
a. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐTM ở Việt Nam:
Quá trình phát triển hệ thống ĐTM của Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (trƣớc ngày 27/12/1993): Từ năm 1983, Chương trình nghiên
cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương
pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị quyết định về công tác điều tra cơ bản, sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã
quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các công trình xây
dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng cần tiến
hành ĐTM. Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần
làm ngay về bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành,
các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước
ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế - kỹ
thuật”. Ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về đánh giá tác động môi trường”.
Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là hình thành được cơ sở khoa học,
phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật về
ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo;
- Giai đoạn 2 (Từ ngày 27/12/1993 đến ngày 01/7/2006): Ngày 27 tháng 12
năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký
lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994. Đây là thời điểm rất quan trọng đối với
công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Việt Nam. Tại Điều 18 của Luật đã quy
định “tất cả các dự án phát triển ở mọi quy mô đều phải lập báo cáo ĐTM để thẩm
định. Kết quả thẩm định báo cáo báo cáo ĐTM của dự án là một trong những căn cứ
có tính pháp lý để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện.
Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật BVMT (Nghị định có 1 Chương riêng về công tác đánh giá tác động


15
môi trường, trong đó đáng lưu ý là những quy định cụ thể về các dự án phải lập báo
cáo ĐTM, nội dung của một Báo cáo ĐTM sơ bộ, Báo cáo ĐTM chi tiết, thẩm
quyền thẩm định và phân cấp thẩm định Báo cáo ĐTM).
Tuy nhiên, Nghị định không điều chỉnh các đối tượng Quy hoạch, kế hoạch
phát triển vùng, phát triển ngành vì có những vướng mắc về phương pháp luận và
kỹ thuật ĐTM đối với các kế hoạch, quy hoạch đó. Ngày 12/7/2004, Chính phủ ban

hành Nghị định số 143/2004/NĐ-CP v/v sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định
175/Cp. Nghị định sửa đổi theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương
là phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tạo điều kiện cho các sở TN&MT
tăng cường năng lực về ĐTM, đông thời giảm tải hoạt động thẩm định cho cấp Bộ.
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài điều chỉnh bằng Thông tư số
715/TT-MTg ngày 03/4/1995 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Thông tư
được thực hiện trong thời gian 2 năm thì thay thế bởi Thông tư số 1100/TT-MTg
ngày 20/8/1997.
Sự điều chỉnh quan trong của Thông tư này là đối tượng điều chỉnh không chỉ
đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài mà cả các dự án đầu tư từ nguồn
vốn trong nước hoặc vay vốn nước ngoài hay nói một cách khác là không có sự
khác biệt trong việc thực hiện các yêu cầu về BVMT giữa đầu tư trong nước và đầu
tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài ra, trong giai đoạn này còn một số văn bản khác liên quan đến thủ tục,
trình tự, nguyên tắc thẩm định như Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày
29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm
định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thẩm định Báo cáo ĐTM ban hành kèm theo Quyết định số 04/2003/QĐ-
BTNMT ngày 21/8/2003 của Bộ trưởng Bộ TN&MT.
- Giai đoạn 3 (Từ ngày 01/7/2006 đến nay): Với sự ra đời của Luật Bảo vệ
Môi trường năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006), công tác bảo vệ môi


16
trường được tăng cường hơn, các vai trò, ý nghĩa có ĐTM được nâng cao. Việc thực
hiện ĐTM được đặt ra với yêu cầu chặt chẽ, rõ ràng hơn cho các dự án đầu tư có nguy
cơ tác động môi trường ở mức độ cao, những dự án đầu tư còn lại thì yêu cầu phải
đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (thực chất vẫn là hình thức đơn giản của ĐTM).
Bên canh hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã và đang xây dựng và ấn phẩm nhiều hướng dẫn kỹ thuật ĐTM cho

các loại hình dự án khác nhau. Lực lượng tư vấn lập báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ
môi trường phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng; năng lực thẩm định
báo cáo ĐTM của các cơ quan quản lý nhà nước và của đội ngũ cán bộ được nâng
lên đáng kể
b. Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ĐTM:
* Thời điểm Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993:
Theo quy định tại Thông tư 1100/MTg của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường dự án được phân ra làm 3 loại: Dự án loại 1; loại 2 và loại 3.
Dự án loại 1: Thuộc đối tượng không phải thực hiện ĐTM nhưng trong Hồ sơ
xin cấp Giấy phép đầu tư phải có giải trình các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến môi
trường và đưa ra các giải pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Dự án loại 2: Thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo 2 bước. Bước 1: ĐTM
được thể hiện thành một phần hoặc một chương trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của
Dự án. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét trong
quá trình thẩm định hồ sơ của Dự án. Sau khi được cấp phép đầu tư, Chủ dự án phải
thực hiện ĐTM Bước 2, tức là lập báo cáo ĐTM chi tiết và nộp cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường thẩm định trước khi tiến hành xây dựng.
Dự án loại 3: Thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo 2 bước: Bước 1 lập
báo cáo ĐTM sơ bộ đi kèm với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Căn cứ kết quả ĐTM
sơ bộ, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét, quyết định dự án có
phải thực hiện ĐTM chi tiết hay không. Trường hợp phải thực hiện ĐTM chi tiết thì

×