Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác khuyến nông – khuyến lâm tại xã Thái Long –Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.03 KB, 74 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH TÂM
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG
TÁC KHUYẾN NÔNG KHUYẾN LÂM TẠI XÃ THÁI LONG- THÀNH
PHỐ TUYÊN QUANG- TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Niên khóa

: 2011- 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Dƣơng Văn Đoàn

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trên khóa luận là trung thực và chƣa dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin đƣợc trích dẫn trong khóa luận đều
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều đã đƣợc cảm ơn.
Xác nhận giáo viên hƣớng dẫn

Th.S Dƣơng Văn Đoàn

Tác giả khóa luận

Phạm Minh Tâm

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót
sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi
đã đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo Ths. Dƣơng Văn Đoàn ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Thái Long và các hộ gia đình trong
xã, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn
chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài đƣợc hoàn thiện tốt hơn.
Thái Nguyên, Ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phạm Minh Tâm


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất xã Thái Long năm 2014 ............................. 21
Bảng 2.2. Tình hình dân cƣ xã Thái Long ...................................................... 22
Bảng 2.3. Tình hình kinh tế của xã Thái Long giai đoạn 2012-2014 ............. 23
Bảng 2.4. Tình hình văn hóa xã hội giai đoạn 2012-2014 .............................. 24
Bảng 2.5. Tình hình giáo dục-y tế giai đoạn 2012-......................................... 24
Bảng 4.1: Đội ngũ cán bộ thuộc ban nông nghiệp xã Thái Long ................... 32
Bảng 4.2. Kết quả của hoạt động đào tạo tập huấn trong 3 năm qua tại xã Thái
Long................................................................................................................. 33
Bảng 4.3. Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt qua 3 năm (2012-2014)....... 34

Bảng 4.4. Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi qua 3 năm (2012-2014) ...... 35
Bảng 4.5. Nội dung hoạt động thông tin tuyên truyền và tƣ vấn dịch vụ ....... 37
Bảng 4.6. Tình hình hỗ trợ vốn cho ngƣời dân sản suất ................................. 39
Bảng 4.7. Chƣơng trình tham quan học tập các mô hình đã đƣợc tổ chức cho
ngƣời dân xã Thái Long giai đoạn 2012-2014 ................................................ 40
Bảng 4.8 Mức độ áp dụng kỹ thuật đã đƣợc tập huấn vào thực tế của các hộ
phỏng vấn .......................................................................................................41


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức khuyến nông thuộc ban khuyến nông xã Thái Long 30
Hình 4.2. Sơ đồ đề xuất hệ thống KNKL trong tƣơng lai tại xã Thái Long ... 46


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX


: Hợp tác xã

KN

: Khuyến nông

KNKL

: Khuyến nông khuyến lâm

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

MHTD

: Mô hình trình diễn

NN

: Nông nghiệp

PTNT

: Phát triển nông thôn

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp


TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa ....................................................................................................... 3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiến. .................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về KNKL ............................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ................................................ 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 11
2.3 Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................................... 19
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 22
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................ 25

2.4. Nhận xét chung về thuận lợi và khó khăn của địa phƣơng ...................... 26
2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 26
2.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 26
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 27
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 27
3.1. 2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 27
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 27
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................ 27


vii

3.4.1 Phƣơng pháp thừa kế số liệu thứ cấp ..................................................... 27
3.4.2. Sử dụng phƣơng pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
......................................................................................................................... 27
3.4.3 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu........................................... 28
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 29
4.1. Thực trạng công tác KNKL tại xã Thái Long .......................................... 29
4.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lƣới KNKL xã Thái Long .................................. 29
4.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ KNKL xã Thái Long ............................. 31
4.1.3. Các hoạt động KNKL............................................................................ 33
4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động KNKL của ban nông nghiệp
xã Thái Long, thành phố Tuyên Qua............................................................... 43
4.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 44
4.5.3. Khó khăn ............................................................................................... 44
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KNKL của xã
Thái Long ........................................................................................................ 45
4.3.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................................................ 45
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện về hệ thống tổ chức............................................. 45

4.5.3. Giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp KNKL ........................................... 47
4.5.4. Tài chính kinh phí cho hoạt động KNKL ............................................. 48
4.5.5. Giám sát đánh giá công tác KNKL ....................................................... 48
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một bộ phận chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, có vai trò
và vị trí to lớn trong sự phát triển của đất nƣớc. Trong thời đại xu thế hội nhập
là tất yếu nhƣ hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành và với bên ngoài khá
gay gắt. Để nền nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển, có khả năng cạnh
tranh với hàng hóa của các nƣớc thì yêu cầu đặt ra là ngƣời dân phải có kiến
thức về sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nắm đƣợc yêu cầu và quy
trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, các thông tin thị trƣờng, v.v....Một trong những
kênh thông tin giúp ngƣời dân có đƣợc những điều đó là hệ thống tổ chức
khuyến nông. Công tác khuyến nông mang lại nhiều lợi ích thiết thực thấy rõ
nhƣ: góp phần nâng cao nhận thức cho ngƣời nông dân về chủ trƣơng, chính
sách pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng
suất, chất lƣợng, hiệu quả cây trồng vật nuôi, phát triển theo hƣớng bền vững;
góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có 80% dân số sống ở nông thôn với
hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Nông nghiệp có vai trò to lớn góp
phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc hiện nay. Do đó nƣớc ta

muốn phát triển nền kinh tế đất nƣớc thì cần phải quan tâm đến phát triển
nông nghiệp nhiều hơn nữa. Nƣớc ta phát triển theo cơ chế thị trƣờng có sự
quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần.
Trong sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân đƣợc coi nhƣ một chủ thể kinh tế
độc lập, một cá thể của nền kinh tế đất nƣớc.
Những năm gần đây nền kinh tế nƣớc ta nói chung và sản xuất nông
nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ và thu đƣợc nhiều thành


2

tựu, năng suất sản lƣợng ngày càng tăng, giống mới, cơ cấu cây trồng vật nuôi
đã đƣợc thay đổi phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc và điều kiện tự nhiên
của từng vùng cụ thể, khối lƣợng sản phẩm tăng nhanh, các loại sản phẩm
nhƣ: gạo, lạc, các loại rau quả có mặt trên thị trƣờng thế giới và khu vực ngày
càng nhiều. Điều đặc biệt là từ một nƣớc hàng năm phải nhập khẩu lƣơng
thực thì hiện nay không chỉ giải quyết vấn đề lƣơng thực mà còn vƣơn lên là
nƣớc thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo. Điều này đã chứng minh cho đƣờng
lối của Đảng và Nhà nƣớc là đúng đắn. Để góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cần phải kể đến
phần đóng góp không nhỏ của tổ chức khuyến nông. Công tác khuyến nông
với vai trò tích cực của mình ngày càng phát huy và mở rộng khắp các vùng
trong cả nƣớc đồng thời đã củng cố và từng bƣớc cải tiến phù hợp với tình
hình mới.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, ngày 02 tháng 03 năm 1993 chính phủ đã ban
hành nghị định 13/CP về công tác khuyến nông và tổ chức hệ thống khuyến
nông –khuyến lâm – khuyến ngƣ, nhằm giúp nông dân giải quyết vấn đề hạn
chế nêu trên. Từ khi ra đời đến nay hệ thống khuyến nông từ Trung ƣơng đến
các cơ sở đã đóng góp những hiệu quả thiết thực đối với nông dân, nông
nghiệp nông thôn .

Tuy nhiên trong quá trình hình thành, tổ chức và thực hiện ở mọi vùng,
mọi nơi còn có những mặt hạn chế cần đƣợc đánh giá và tìm giải pháp phát
triển. Công tác khuyến nông mặc dù vẫn còn nhiều mặt tồn tại nhƣng cũng đã
góp phần quan trọng vào việc khuyến khích nông dân áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất có hiệu quả tạo ra nhiều hàng hóa nông
sản phẩm tăng thu nhập và mức sống cho ngƣời nông dân góp phần xóa đói
giảm nghèo và khắc phục mặt trái của cơ chế thị trƣờng.


3

Xuất phát từ quan điểm đó, với những kiến thức lý luận về kinh tế phát
triển đã nhận thức đƣợc qua khóa học tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác khuyến nông – khuyến
lâm tại xã Thái Long –Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục đích của đề tài
Nâng cao hiệu quả công tác KNKL tại xã Thái Long – thành phố Tuyên
Quang –Tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác KNKL của xã Thái Long –Thành
phố Tuyên Quang –Tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
KNKL tại xã Thái Long – Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Củng cố kiến thức môn học, bổ sung kiến thức còn thiếu, áp dụng
những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn.
- Rèn luyên các kỹ năng thu tập số liệu, viết báo cáo bổ sung tài liệu
tham khảo về công tác KNKL cho xã Thái Long .
- Giúp cho sinh viên làm quen, tìm hiểu kiến thức điều tra ngoài thực tế

làm tiền đề cho công việc sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiến.
- Từ những kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các nhà quản lý, các cán
bộ khuyến nông có những căn cứ để lựa chọn phƣơng pháp KNKL phù hợp,
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động công tác KNKL đồng thời cải
thiện đời sống nhân dân trong xã.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về KNKL
2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông
Khái niệm khuyến nông theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ
quan nông – lâm – ngƣ, các trung tâm khoa học nông nghiệp – lâm nghiệp
đƣợc phổ biến mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phƣơng
pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu đƣợc nhiều nông sản hơn. Với
khái niệm này thì khuyến nông chỉ đơn giản là chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Khái niệm theo nghĩa rộng: Khuyến nông là ngoài việc hƣớng dẫn cho
nông dân những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn phải giúp đỡ họ liên kết lại
với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách pháp
luật của nhà nƣớc, giúp ngƣời nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành
các tổ chức, các hoạt động xã hội nhƣ thế nào cho ngày càng tốt hơn.
Khái niệm tổng quát: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề
cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu đƣợc những chủ trƣơng, chính sách về
nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật kinh nghiệm về quản lý kinh tế,
những thông tin thị trƣờng, để họ tự giải quyết đƣợc những vấn đề của gia
đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống, nâng cao dân

trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. [9]
2.1.1.2 Khái niệm KNKL
Có rất nhiều tác giả đƣa ra khái niệm về KNKL
Theo A.W.Van Den và H.S Hawkins, khuyến nông, 1988 thì: “KNKL là
một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến
hợp lí và tạo ra các quyết định đúng đắn“.


5

- Kích thích cƣ dân nông thôn hành động theo sáng kiến của họ. Phát triển
các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông
lâm nghiệp và nông thôn .
- Đào tạo, tập huấn nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô
hình thăm quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân để sản xuất các ý tƣởng,
sáng kiến và thực hiện thành công các ý tƣởng sáng kiến của họ.
- Trao đổi truyền bá thông tin: bao gồm xử lý, lựa chọn các thông tin cần
thiết, phù hợp với các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ
cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phƣơng.
- Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông.
- Phối hợp các nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên thị trƣờng,
từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm hiểu và cung cấp cho nông dân về các thông tin về giá cả, thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm.
- Trợ giúp nông dân cách thức bảo quản, chế biến nông lâm sản theo quy

mô hộ gia đình.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Tổng quan về hoạt động khuyến nông trên thế giới
Không chỉ riêng ở nƣớc ta mới có những hoạt động khuyến nông, mà trên
thế giới tổ chức khuyến nông đã có từ nhiều năm trƣớc đây. Ngay từ thời kỳ


6

phục hƣng (thế kỷ thứ XIV) khuyến nông đã bắt đầu đƣợc hình thành khi mà
khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
· Khởi đầu là thầy thuốc và nhà giáo ngƣời Pháp Rabelaif (1493 – 1553)
ông chủ trƣơng nguyên tắc gắn liền nhà trƣờng với thực tiễn.
· Năm 1661 giáo sƣ ngƣời Anh là Harlib đã viết cuốn sách về “sự tiến bộ
của nghề nông‟‟.
· Năm 1923 , tổ chức hiệp hội “tăng cƣờng hiểu biết về nông nghiệp đầu
tiên đƣợc thành lập ở Pháp, năm 1764 ở Đức, năm 1765 ở Nga, những hiệp
hội này đăt nền móng cho việc thực hành và phát triển khuyến nông sau này.
· Năm 1777 giáo sƣ ngƣời Thụy Sỹ là Heilrich Pastalozzi thấy rằng muốn
mở mang nhanh chóng nền nông nghiệp giúp ngƣời nông dân nghèo cải thiện
đƣợc cuộc sống trở nên giàu có thì phải đào tạo đƣợc chính con em họ có
trình độ học vấn và nắm bắt đƣợc trình độ kỹ thuật, biết làm một số việc nhƣ
quay sợi, dệt vải, cày bừa,....
· Ở Mỹ năm 1907 có 42 trƣờng đại học ở 39 bang đã tham gia vào hoạt
động khuyến nông. Đến năm 1914 số ngƣời theo học khuyến nông và hoạt
động khuyến nông đã lên tới 3.000.000 ngƣời. Ở các khu vực châu Á thì tổ
chức khuyến nông đƣợc hình thành muộn hơn nhƣ: Nhật Bản năm 1948,
Indonesia năm 1955, Ấn Độ năm 1960, Thái Lan năm 1967 ......
· Theo tiến sỹ Tyzama ( Nhật Bản ) chuyên gia khuyến nông của FAO đến năm

1993 tổng cộng có 200 nƣớc chính thức có tổ chức khuyến nông quốc gia.
2.2.1.2. Hoạt động khuyến nông tại một số nước điển hình hiện nay
* Hệ thống khuyến nông tại Thái Lan
Thái Lan có điều kiện tự nhiên và khí hậu tƣơng tự miền Nam Việt Nam
với nền nông nghiệp tiên tiến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Khoảng
60% lực lƣợng lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp. Lúa là cây trồng
quan trọng nhất của Thái Lan. Là nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, mang


7

lại cho quốc gia này hàng tỷ USD hàng năm. Tốc độ tăng trƣởng GDP 7,8%
(2010 ) giúp Thái Lan trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á.
[12a]
Góp phần vào việc thúc đẩy nền công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn,
có vai trò của hệ thống khuyến nông Thái Lan. Cục khuyến nông Thái Lan
(Department of Agriculture Extension – DOAE) đã đƣợc thành lập 45 năm
( từ năm 1967 ) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan.
* Cơ cấu tổ chức
Cục Khuyến nông Thái Lan đƣợc chia là 2 cấp: Quản lý nhà nƣớc cấp
Trung ƣơng, có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn
vị địa phƣơng có nhiệm vụ xúc tiến, phát triển nông dân, tổ chức nông dân,
doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp.
Cấp Khuyến nông Trung ƣơng (16 phòng ban và 6 trung tâm khu vực vùng)
có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa
phƣơng thực hiện các chƣơng trình, dự án khuyến nông.
Về cơ cấu tổ chức có 16 phòng ban gồm: Văn phòng thƣ ký, phòng Nhân sự,
phòng Tài chính, phòng Kế hoạch, phòng Kiểm toán nội bộ, phòng Phát triển
công lập và các phòng chuyên môn sau:

- Phòng Phát triển nông nghiệp trọng điểm (cung cấp dịch vụ khuyến nông ở
những lĩnh vực mà nhà nƣớc ƣu tiên)
- Phòng nghiên cứu và phát triển khuyến nông (tổ chức các cuộc khảo sát
học tập, nghiên cứu, phát triển các cách tiếp cận khuyến nông, điều phối và
phối hợp với các cơ quan kỹ thuật để xây dựng tài liệu khuyến nông phù hợp
với vùng, miền)


8

- Phòng phát triển chuyển giao công nghệ (xây dựng và phát triển các
chƣơng trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ các Trung tâm chuyển giao
công nghệ cấp xã).
- Phòng phát triển nông dân (khuyến khích nông dân làm nghề nông, tổ
chức nhóm nông dân và mạng lợi nhóm, quản lý trang trại hộ gia đình, và du
lịch sinh thái).
- Phòng phát triển chất lƣợng nông sản (phát triển, chuyển giao công nghệ,
cung cấp dịch vụ về chất lƣợng sản phẩm, khuyến khích sản xuất sản phẩm
hữu cơ).
- Phòng quản lý và xúc tiến nông sản: Xây dựng hƣớng dẫn, kế hoạch hành
động liên quan đến sản xuất, quản lý và xúc tiến thƣơng mại nông sản.
- Phòng xúc tiến cơ khí nông nghiệp: Phát triển, ứng dụng các công nghệ,
cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
- Phòng Đổi mới kinh tế tự chủ: Nghiên cứu, trình bày và hình thành hệ
thống kiến thức liên quan đến kinh tế nhằm phù hợp với điều kiện của nông
dân những khu vực khác nhau.
- Ban xúc tiến doanh nghiệp cộng đồng: Quản lý toàn bộ các hoạt động xúc
tiến và hỗ trợ doanh nghiệp cộng đồng.
- Trung tâm thông tin: Xây dựng hệ thống dữ liệu, hệ thống thông tin, số
hóa dữ liệu để phục vụ cho ngành nông nghiệp.

- Văn phòng phát triển và khuyến nông khu vực (Trung tâm Khuyến nông
vùng) với 6 văn phòng tại các tỉnh: Chai Nat, Ratchaburi, Rayong, Khon
Kaen, Songkhla và Chiang Mai.
Nhiệm vụ của khối văn phòng này là quản lý 48 đơn vị trực thuộc (Trung
tâm phát triển và xúc tiến nghề nông) của Cục khuyến nông Thái Lan đặt tại
khu vực vùng. Những đơn vị hoạt động này đƣợc sử dụng nhƣ những địa
điểm học tập, trung tâm tập huấn nông nghiệp, biên soạn và phát triển các tài


9

liệu khuyến nông, hỗ trợ nông dân, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp và tƣ
vấn kỹ thuật.
Trung tâm phát triển và xúc tiến nghề nông gồm 48: 12 Trung tâm nghề
làm vƣờn; 10 Trung tâm nuôi cấy mô; 5 Trung tâm nuôi ong; 4 Trung tâm
nông nghiệp; 1 Trung tâm cao su; 1 Trung tâm khuyến khích thanh thiếu niên
SXNN; 6 Trung tâm khuyến nông vùng cao và 9 Trung tâm quản lý sâu, bệnh
hại.
Cấp khuyến nông địa phƣơng gồm cấp tỉnh và cấp huyện:
- Cấp tỉnh: Văn phòng khuyến nông tỉnh (tƣơng đƣơng Trung tâm
Khuyến nông tỉnh của Việt Nam) có 77 văn phòng, với nhiệm vụ xúc tiến,
phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn
tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông
nghiệp, thủy sản, chăn nuôi.
- Cấp huyện: Văn phòng khuyến nông huyện (tƣơng đƣơng Trạm
Khuyến nông huyện cuả Việt Nam), với 882 văn phòng khuyến nông huyện
có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, xúc tiến và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở
huyện, khuyến khích và phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp
cộng đồng ở mỗi huyện và tiến hành các hoạt động hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp khác.

- Cán bộ khuyến nông: Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các
hoạt động khuyến nông và là ngƣời gần với dân nhất. Hiện tại, mỗi xã có 1-2
cán bộ khuyến nông và đƣợc Bộ Nông Nghiệp và HTX Thái Lan bổ nhiệm
nhƣ những cán bộ đại diện cho Bộ điều phối và hoạt động ở địa phƣơng với
các nhiệm vụ về tƣ vấn; cung cấp kiến thức;cung cấp dịch vụ; quản lý kiến
thức và điều phối.


10

Ngoài ra, mỗi xã đều có 1 hội đồng tƣ vấn khuyến nông, thành viên là
các lãnh đạo chủ chốt của xã, có nhiệm vụ định hƣớng và xây dựng kế hoạch
phát triển nông nghiệp cho xã.
* Cơ chế hoạt động khuyến nông ở Thái Lan
Cục Khuyến nông có mối liên hệ chặt chẽ với Cục Nông nghiệp. Cục
Nông nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan.
Cục Nông nghiệp chủ yếu làm công tác quản lý và nghiên cứu, không trực
tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết quả nghiên cứu tới ngƣời nông dân,
những công việc này đƣợc giao cho Cục Khuyến nông để thực hiện các hoạt
động chuyển giao tới nông dân.
Các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu tạp trung vào hoạt động
đào tạo huấn luyện và thông tin tuyên truyền, tƣ vấn dịch vụ. Những hoạt
động này hoàn toàn miễn phí với ngƣời nông dân. Hoạt động xây dựng mô
hình trình diễn chỉ xây dựng trong phạm vi các viện nghiên cứu, các Trung
tâm phát triển xúc tiến nghề nông và văn phòng khuyến nông huyện để nông
dân, những ngƣời quan tâm đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về phƣơng
pháp sản xuất, kỹ năng phƣơng pháp khuyến nông (không giống ở Việt Nam).
Kinh phí hỗ trợ của nhà nƣớc dành cho hoạt động khuyến nông lớn, nên thuận
lợi trong triển khai nhiều hoạt động. Ngƣời nông dân không phải lo đóng góp
kinh phí đối ứng nên việc triển khai nhân rộng các mô hình ở nhiều địa bàn

khác nhau rất thuận lợi.
* Hệ thống khuyến nông của một số nƣớc ASEAN
Cục Khuyến nông Indonesia trực thuộc Bộ nông nghiệp Indonesia, đƣợc
chia làm 5 cấp quản lý khuyến nông: cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
quận,cấp xã với các bộ khuyến nông chuyên trách, và bán chuyên trách, cán
bộ khuyến nông làm việc theo hợp đồng và nhóm cộng tác viên khuyến nông.
Định hƣớng phát triển khuyến nông của Indonesia nhằm chuyển giao tiến bộ


11

kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật cho nông dân, hƣớng dẫn nông dân đăng ký và làm
theo GAP. Cục Khuyến nông Indonesia có mối liên hệ chặt chẽ với Cục
Trồng trọt và các Cục khác thuộc sự quản lý chung của Bộ Nông nghiệp
Indonesia.
Cục Khuyến nông Malaysia thuộc Bộ Nông nghiệp và ngành nghề nông
thôn Malaysia, với định hƣớng hoạt động chuyển giao công nghệ nông nghiệp
và hƣớng dẫn nông dân thực hiện tiêu chuẩn hóa theo ISO 9001:2008.
Hệ thống Khuyến nông Malaysia cũng có 5 cấp nhƣ Indonesia và còn trực
tiếp tổ chức thực hiện các khóa đào tạo khuyến nông của ASEAN về khuyến
nông, môi trƣờng và công nghệ sau thu hoạch. Cùng với Cục Khuyến nông,
Cục Trồng trọt và Cục Quản lý chất lƣợng nông sản hoạt động dƣới sự quản
lý chung của Bộ Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Malaysia.
Cục Khuyến nông Myanmar thuộc Bộ Nông nghiệp & Thủy lợi Myanmar,
phối hợp với các Cục Quản lý nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp & Thủy lợi
Myanmar để thực hiện công tác chuyển giao công nghệ về sản xuất nông
nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Cục khuyến nông Myanmar tập trung
định hƣớng xây dựng các mô hình trình diễn quy mô lớn, kỹ thuật về công
nghệ hạt giống và đào tạo lớp học hiện trƣờng (FFS) và hƣớng dẫn nông dân
thực hiện, đăng ký nông sản theo các tiêu chuẩn của ASEAN GAP [12 a]

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Lược sử hình thành hệ thống khuyến nông tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt
Nam hình thành và phát triển tƣơng đối sớm.
- Các vua Hùng cách đây 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông nghiệp:
gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài,
chế biến các món ăn độc đáo bằng các nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều
Hoa là ngƣời đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa.


12

- Để bày tỏ rõ sự quan tâm tới nông nghiệp, từ thời vua Lê Đại Hành hàng
năm đều tổ chức lễ cày ruộng, vua trực tiếp cày luống cày đầu tiên cho mỗi vụ
sản xuất.
- Các vua thời nhà Lý (1009-1056) rất coi trọng nghề nông và đƣa ra nhiều
chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp, nhiều lần vua cày ruộng tịch điền
và thăm nông dân gặt hái.
- Năm 1226, dƣới thời Trần lập chức quan “Khuyến nông sứ” là viên quan
chuyên chăm lo khuyến khích phát triển nông nghiệp.
- Triều vua Lê Thái Tông (1492), Triều đình đặt chức Hà Đê Sứ và Khuyến
Nông Sứ đến cấp phủ huyện và mỗi xã có một xã trƣởng phụ trách nông
nghiệp và đê điều. Triều đình ban bố chiếu Khuyến nông, chiếu lập đồn điền
và lần đầu tiên sử dụng từ “Khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức.
- Năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khi đại phá
quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang. Chiếu khuyến nông đã thu
đƣợc nhiều kết quả to lớn. Chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã đƣợc khôi
phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền.
- Thời kỳ Pháp thuộc (1844-1945): Thực dân Pháp thực hiện chính sách lập
các đồn điền thuộc quyền chiếm hữu của bọn thực dân, các quan lại, địa chủ,

cƣờng hào. Hàng vạn ngƣời Việt Nam bị ép làm phu, lính tráng trong các đồn
điền đó, đời sống của họ vô cùng cực khổ nhƣ nô lệ xƣa, bọn chủ đồn điền
nhƣ ông vua bà chúa, chúng có quyền bắt dân nhịn đói,bỏ tù và giết ngƣời.
Thời kỳ này Việt Nam nhập một số cây trồng mới nhƣ: Cà phê (1857), Cao su
(1897), Khoai tây, rau ôn đới. Cũng trong giai đoạn này Việt Nam đã xuất
khẩu đƣợc một số nông sản nhƣ gạo 967.000 tấn (năm 1919), xuất cảng
70417 tấn nhựa cao su (1920-1929). Điều đó nói rằng phát triển nông nghiệp
và Khuyến nông thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho chính sách thuộc địa phong
kiến của thực dân Pháp. Ngƣời Pháp tổ chức các sở canh nông ở Bắc Kỳ, các


13

công ty Khuyến nông ở các tỉnh. Hàng năm tổ chức thi đấu xảo các sản phẩm
nông nghiệp nhƣ thi: các giống bò sữa, giống ngựa tốt.
Năm 1938 thành lập trƣờng đào tạo kỹ sƣ canh nông để đào tạo các kỹ sƣ
ngành nông nghiệp.
- Năm 1960 ở miền Nam (dƣới thời Mỹ ngụy) thành lập “Nha khuyến
nông” trực thuộc bộ nông nghiệp cải cách điền địa nông mục. Trong khi đó ở
miền Bắc, Bộ nông nghiệp thƣờng xuyên đƣa sinh viên xuống giúp các HTX
làm công tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô - khoai, làm bèo dâu, tiêm
phòng cho gia súc - gia cầm…
- Từ năm 1964, Bộ nông nghiệp chính thức có chủ trƣơng thành lập các
đoàn chỉ đạo, đƣa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâm
trƣờng) xây dựng các mô hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt
của địa phƣơng về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi.
- Năm 1981, Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thức
thực hiện chủ trƣơng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và ngƣời lao
động”. Đến tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn
thẳng vào sự thật với tinh thần “đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp

với quy luật khách quan để thực hiện chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý, đƣa
nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá.
- Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản
lý trong nông nghiệp”. Từ đó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết 10
(Khoán 10) đã đem lại những tác dụng tích cực cho sản xuất. Lực lƣợng lao
động không ngừng tăng lên, KHCN đƣợc tạo điều kiện đi vào sản xuất,
KTTB đƣợc chuyển giao rộng rãi, công tác khuyến nông đi vào nề nếp.
Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bƣớc ngoặt mới trên
mặt trận nông nghiệp. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết
định kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy mà những đòi hỏi của


14

hàng triệu hộ nông dân trong cả nƣớc về hƣớng dẫn kỹ thuật, về quản lý, về
giống cây trồng - vật nuôi, về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị
trƣờng… tăng lên gấp bội. Tổ chức và phƣơng thức hoạt động của ngành
nông nghiệp không đủ, không thoả mãn đƣợc yêu cầu nói trên, cần có sự thay
đổi và bổ sung.
- Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác
khuyến nông, Thông tƣ 02/LB/TT hƣớng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến
nông và hoạt động khuyến nông đã kịp thời đáp ứng đƣợc những đòi hỏi nói
trên. Hệ thống khuyến nông của Việt Nam chính thức đƣợc thành lập năm
1993. Ở cấp Trung ƣơng có cục khuyến nông (TTKNQG), cấp tỉnh có TTKN
tỉnh, cấp huyện có Trạm khuyến nông huyện, cấp xã có mạng lƣới khuyến
nông cơ sở.
- Ngày 02/05/2013 Thủ tƣớng Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐCP,thành lập Trung tâm Khuyến ngƣ quốc gia.
- Ngày 18/07/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP cho phép
tách cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ NN &
PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Bộ trƣởng

Bộ Thủy sản ký quyết định thành lập trung tâm Khuyến ngƣ Trung ƣơng trên
cơ sở bộ phận khuyến ngƣ thuộc Vụ Quản lý Nghề cá (ngày 07 tháng 07 năm
2000).
- Ngày 26/04/2005 bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công
tác khuyến nông, khuyến ngƣ thì hệ thống khuyến nông Việt Nam đã thêm
một bƣớc đƣợc hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động. Hệ thống
khuyến nông Nhà nƣớc đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, ban ngành
có liên quan, nhất là các tổ chức quần chúng. Trong hoạt động, khuyến nông
Việt Nam đang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của khuyến nông các nƣớc tiên
tiến, làm cho hoạt động khuyến nông trong nƣớc ngày càng phong phú, bộ


15

mặt nông thôn và sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp phát triển không ngừng
[12b].
2.2.2.2. Những kết quả đạt được.
Với hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực khá tốt nên trong những năm
qua công tác KNKL ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong các
lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm ngƣ nghiệp đóng góp đáng kể vào
quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung và kinh tế nói riêng.
Tính đến nay khuyến nông đã hoạt động đƣợc 20 năm kể từ khi có
Nghị định 13/CP. Từ những lúc bƣớc đi chập chững bƣớc đi đầu tiên đầy khó
khăn vất vả, đến nay khuyến nông ngày càng trƣởng thành hơn. Các đóng góp
của khuyến nông đã ngày càng trƣởng thành hơn. Các đóng góp của khuyến
nông vào quá trình sản xuất không ngừng đƣợc nâng cao. Điều đó cho thấy
khuyến nông là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong thời gian qua, chúng ta đã xây dựng hoàn chỉnh mạng lƣới
khuyến nông – khuyến lâm từ Trung ƣơng đến Cơ sở. Cán bộ Khuyến nông
ngày càng tăng về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Mạng lƣới khuyến nông

đƣợc trải rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nƣớc. Với 20 năm hoạt động
khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển KTXH, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Các kết quả đó thể hiện
nhƣ sau:
* Về trồng trọt:
Với lúa lai đã triển khai xây dựng đƣợc hơn 2.093 ha mô hình với trên
15.000 hộ nông dân tham gia (mô hình sản xuất lúa lai ở vùng khó khăn là
hơn 193 ha và mô hình sản xuất lúa lai F1 là 1.900 ha), đạt hơn 90% kế hoạch.
Ngô lai đƣợc đánh giá một trong những mô hình thành công, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Từ chỗ nông dân chƣa nắm đƣợc quy trình kỹ thuật sản xuất lúa
lai cho đến nay họ đã làm chủ đƣợc quy trình. Việt Nam đã tự túc hoàn toàn


16

góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất ngô lai trong nƣớc.
* Về chăn nuôi:
Các chƣơng trình khuyến nông chăn nuôi đã góp phần tăng năng suất,
chất lƣợng thịt, trứng, sữa. Đã góp phần khống chế dịch bệnh, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Chƣơng trình cải thiện đàn bò: Chƣơng trình đã thu hút hơn 600.000
hộ trên 50 tỉnh thành và đã góp phần đƣa tỉ lệ bò lai Zebu từ 10% năm 1993
lên hơn 32% năm 2011, khối lƣợng bò cũng đƣợc tăng lên qua các năm, tỉ lệ
thịt xẻ cũng đƣợc nâng lên. Một số tỉnh đã hƣởng ứng và thực hiện tốt chƣơng
trình cải tạo đàn bò, tỉ lệ bò ngày càng tăng cao nhƣ : Hà Tây cũ, Vĩnh Phúc,
Tây Ninh, Bình Dƣơng...Để chƣơng trình cải tạo đàn bò có hiệu quả cao và
bền vững, các lớp Truyền giống nhân tạo bò cấp quốc gia đã liên tục đƣợc mở
ra, đào tạo hơn 1.000 dẫn tinh viên chính quy, hơn 2.500 dẫn tinh viên cấp
huyện và trên 7.000 khuyến nông viên thú y. Kỹ thuật truyền giống nhân tạo
và sử dụng tinh bò đông lạnh chất lƣợng cao ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi

và có hiệu quả, từ chỗ chỉ sử dụng vài chục ngàn liều vào năm 1993, nay đã
sử dụng gần nửa triệu liều tinh trong chƣơng trình cải tạo đàn bò, đƣa tỉ lệ bò
đƣợc thụ tinh nhân tạo hơn 55%. [12b]
- Chƣơng trình khuyến nông chăn nuôi lợn hƣớng nạc đảm bảo vệ sinh
môi trƣờng: Trong 15 năm, chƣơng trình dã thu hút trên 18.000 hộ tham gia ở
48 tỉnh, số lƣợng lợn chuyển giao 63.614 con với tổng kinh phí thực hiện là
hơn 51.022 tỷ đồng. Đây là chƣơng trình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ
tăng số lứa đẻ/ nái/ năm ( từ 1,7 lứa lên 2,2 lứa/ nái/ năm), tăng số lợn con cai
sữa/ lứa ( từ 0,7 lên tới 8,5 con trên lứa), giảm tiêu tốn thức ăn trên kg tăng
trọng, tăng tỷ lệ thịt xẻ, thịt nạc...nhiều hộ gia đình ở các tỉnh nhƣ Bình
Dƣơng, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...đã có thu nhập cao
từ chăn nuôi lợn hƣớng nạc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Chƣơng trình đã góp


17

phần đƣa ngành chăn nuôi lợn phát triển theo hƣớng công nghiệp, tập trung, kiểm
soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chƣơng trình chăn nuôi ong chất lƣợng cao: Kinh phí hỗ trợ chƣơng
trình không nhiều (gần 2 tỷ đồng), với quy mô lớn, toàn quốc có khoảng
20.000 đàn và gần 5.930 trại ong chƣơng trình chăn nuôi ong chất lƣợng cao đã
góp phần đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm nông nghiệp ở nông thôn. [12b]
* Các kết quả khác :
Bên cạnh xây dựng mô hình khuyến nông về trồng trọt và chăn nuôi thì
hàng năm Cục khuyến nông – khuyến lâm Quốc gia đã giành một phần kinh
phí để tổ chức hội thảo, tham gia cho nông dân và khuyến nông cơ sở gần 300
buổi với trên 300 nghìn ngƣời tham gia. Ngoài ra còn cung cấp thông tin, in
ấn tài liệu kỹ thuật cấp phát cho ngƣời dân. Ở cấp khuyến nông Trung ƣơng
đã xuất bản hơn 20 nghìn tờ tranh kỹ thuật, gần 100 nghìn cuốn sách kỹ thuật,
hơn 250 nghìn tạp chí khuyến dân sản xuất giỏi. Kết hợp với các cơ quan

nghiên cứu,các tổ chức đoàn thể, công ty triển khai công tác khuyến nông.
Gần đây hơn, năm 2011 và năm 2013, hệ thống khuyến nông đã tích
cực tham gia chƣơng trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn. Tổ chức hàng trăm lớp bồi dƣỡng và cấp chứng chỉ
“ kỹ năng sƣ phạm dạy nghề” cho lực lƣợng cán bộ khuyến nông các cấp, đến
nay cả nƣớc đã có gần 2.500 cán bộ khuyến nông các cấp đƣợc đào tạo và có
đủ diều kiện tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn. Hệ thống khuyến nông trực tiếp tổ chức các lớp chuyển giao
đào tạo nghề, hàng năm mỗi tỉnh đào tạo đƣợc khoảng 1.000 nông dân từ
nguồn kinh phí Trung ƣơng và địa phƣơng. Riêng năm 2012 Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia đƣợc Bộ giao nhiệm vụ triển khai thí điểm đào tạo
nghề gắn với doanh nghiệp. Nội dung này đang đƣợc triển khai và đƣợc đánh
giá kết quả khá tốt. [12b]


×