Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 120 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC








NGUYỄN THỊ THÙY


ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ XUÂN DIỆU


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN




Hà Nội – 05/2013







4
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tƣợng và phạm vi thu thập tƣ liệu nghiên cứu 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4.1 Mục đích 8
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu 9
5.1 Thủ pháp thống kê 9
5.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa từ vựng 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 9
6.1. Ý nghĩa lý luận 9
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
7. Bố cục của luận văn 10
CHƢƠNG 1 : 11
MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẨN DỤ 11
1.1 Khái niệm về ẩn dụ 11
1.2 Ẩn dụ tri nhận 14
1.2.1 Khái niệm tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận 14
1.2.2. Ẩn dụ tri nhận 15
1.3 Sức mạnh của ẩn dụ tri nhận trong thơ ca 27

1.4 Cuộc đời và sự nghiệp thơ Xuân Diệu 29
1.4.1 Vài nét về cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu 29
1.4.2 Sự nghiệp 30
Tiểu kết 34
CHƢƠNG 2 : 35
ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ XUÂN DIỆU 35
2.1 Nguồn biểu trƣng là bộ phận cơ thể ngƣời 36
2.1.1 Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên trong cơ thể con người 36
2.1.2 Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên ngoài cơ thể con người 54
2.2 Nguồn biểu trƣng từ thế giới tự nhiên 59
2.2.1 Nguồn biểu trưng từ thực vật 59
2.2.2 Nguồn biểu trưng từ động vật 70
2.2.3 Nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên 75
Tiểu kết 92
CHƢƠNG 3 : 94
ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG THƠ XUÂN DIỆU 94
3.1 Ẩn dụ bản thể 94
3.2 Các ẩn dụ bản thể trong thơ Xuân Diệu 94
3.2.1 Ẩn dụ vật chứa không gian hạn chế 97
3.2.2 Sự việc, hành động, công việc, trạng thái 102


5
Tiểu kết 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
NGUỒN NGỮ LIỆU 121




















6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tƣợng ẩn dụ từ lâu đã đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên
cứu, thƣờng đƣợc coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm
giữa hai sự vật có sự tƣơng đồng hay giống nhau. Có thể xem so sánh ngầm là
quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ.
Truyền thống của từ vựng học và tu từ học chỉ xem ẩn dụ là một phƣơng
thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc để sử dụng từ theo chức năng tu từ. Nhƣng
trong ba thập niên gần đây, quan niệm về ẩn dụ đã thay đổi khi các nhà ngôn ngữ
học tri nhận cho rằng ẩn dụ là phƣơng thức tƣ duy của con ngƣời về thế giới,
hƣớng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con ngƣời, đồng thời là một
công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hoá các phạm trù trừu tƣợng.
Đối với các tác phẩm văn chƣơng, ẩn dụ giúp cho các nhà văn, nhà thơ

đạt hiệu quả cao trong việc phác họa nên bức tranh nghệ thuật ngôn từ, đồng thời
tạo nên những hình tƣợng thẩm mĩ cho tác phẩm.
Tìm hiểu ẩn dụ là một phƣơng pháp khoa học để giải mã các giá trị cách
mạng trong thi ca, đồng thời là một bƣớc khảo nghiệm lý thú mối quan hệ giữa
ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ thi ca.
Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới (1932-1945), và
đƣợc mệnh danh là "ông hoàng thơ tình" của thơ ca Việt Nam. Thơ ông diễn tả
một cách chân thực mọi khía cạnh tâm lý, mọi cung bậc xúc cảm rất đời, rất
ngƣời về cách yêu, cách nghĩ cũng nhƣ về lẽ sống.
Đã có khá nhiều bài viết, chuyên luận của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc quan tâm đến thơ ông với nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn
nhƣ các tác giả: Hà Minh Đức [13]; Ngô Bích Hƣơng [23]; Nguyễn Trọng
Khánh [24]; Lữ Huy Nguyên [32]… Nhƣng có một phƣơng diện chƣa đƣợc đề


7
cập tới trong thơ ông, đó là hiện tƣợng “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu".
Đó chính là lý do cho sự ra đời của đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Ẩn dụ tri nhận là một khái niệm còn tƣơng đối mới mẻ. Trong giới
Việt ngữ học, tác giả Nguyễn Đức Tồn là một trong những ngƣời đầu tiên đề
cập đến vấn đề này một cách gián tiếp trong cuốn “Tìm hiểu đặc trưng văn
hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các
dân tộc khác)” (Nxb ĐHQGHN, 2002). Sau đó, năm 2007, tác giả lại có các
bài viết rất sâu sắc bàn về Bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận ( [50]; [51]).
Năm 2005, vấn đề ngôn ngữ học tri nhận cũng đƣợc tác giả Lý Toàn
Thắng bàn trực tiếp trong cuốn “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương
đến thực tiễn tiếng Việt”, Nxb KHXH, H.2005). Tuy nhiên tác giả lại bàn sâu về
vấn đề tri nhận không gian mà chƣa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn
dụ tri nhận.

Năm 2009, Nhà xuất bản Lao Động Xã hội ấn hành cuốn sách về
ngôn ngữ học của tác giả Trần Văn Cơ có tựa đề “ Khảo sát ẩn dụ tri nhận”.
Trong cuốn sách này, tác giả trình bày khá cặn kẽ sự ra đời của ẩn dụ, bản
chất của ẩn dụ và sự phân loại các kiểu loại ẩn dụ tri nhận, gồm 4 loại: ẩn dụ
cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hƣớng và ẩn dụ kênh liên lạc.
Tiếp theo, tác giả Hà Công Tài quan tâm chủ yếu tới đặc điểm và vai trò
ẩn dụ trong việc xây dựng các hình tƣợng hoặc hình thể trong thơ ca. Bên cạnh
đó còn phải kể đến một số đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt
nghiệp quan tâm đến vấn đề này. Đó là luận án tiến sĩ “So sánh và ẩn dụ trong
ca dao trữ tình Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc; Luận văn thạc sĩ
“Ẩn dụ tri nhận trong ca dao” của tác giả Bùi Thị Kim Dung, ĐHKHXH&NV,
ĐHQG HN, 2008; Luận văn thạc sĩ “Ẩn dụ tri nhận, mô hình ẩn dụ cấu trúc trên


8
cứ liệu ca từ của Trịnh Công Sơn” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền,
ĐHKHXH&NV, ĐHQG TPHCM, 2009; …
Nhƣ vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận,
nhƣng việc nghiên cứu ẩn dụ trong thơ là một vấn đề vẫn còn ít đƣợc quan tâm.
Vì vậy, với đề tài “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu” chúng tôi mong muốn
góp phần vào việc làm sáng tỏ thêm về ẩn dụ tri nhận, đặc biệt là loại ẩn dụ cấu
trúc và ẩn dụ bản thể. Nguồn tƣ liệu phong phú của thơ Xuân Diệu sẽ giúp chúng
ta hiểu sâu sắc hơn về ẩn dụ tri nhận trong những tác phẩm của ông.
3. Đối tƣợng và phạm vi thu thập tƣ liệu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy, trong thơ Xuân Diệu chỉ sử
dụng chủ yếu hai loại ẩn dụ: ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể. Vì vậy luận văn sẽ
trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu của hai loại ẩn dụ này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích

Mục đích của đề tài là khảo sát ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu, cụ thể
là loại ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể để có thể thấy đƣợc đặc điểm tƣ duy nghệ
thuật của ông. Qua cơ chế của ẩn dụ, chúng ta sẽ thấy đƣợc những rung cảm vi tế
của tác giả trong việc thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời, yêu thiên nhiên,
yêu cuộc sống và yêu đất nƣớc, con ngƣời trƣớc năm 1945 và sau năm 1945
khác nhau nhƣ thế nào, đồng thời mong muốn tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật
ngôn từ qua cơ chế ẩn dụ tri nhận trong thơ ông.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri
nhận nói chung, ẩn dụ tri nhận nói riêng, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.


9
- Thống kê và phân loại các hiện tƣợng ẩn dụ trong các tập thơ: Thơ
thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung, Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng,
Tôi giàu đôi mắt, Hồn tôi đôi cánh I, II, III, đồng thời phân tích ‎ ý nghĩa của
các ẩn dụ để thấy đƣợc giá trị và phong cách tƣ duy nghệ thuật trong thơ
Xuân Diệu.
- Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống thuật ngữ về ngôn ngữ
học tri nhận và ẩn dụ tri nhận của Trần Văn Cơ (2007), cách phân loại ẩn dụ tri
nhận của G.Lakoff và M. Johnson (1980) mà Trần Văn Cơ đã tổng hợp (2009).
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
5.1 Thủ pháp thống kê
Thủ pháp này đƣợc sử dụng để tính tần số xuất hiện, qua đó thấy đƣợc
mức độ phổ biến nhƣ thế nào của mỗi tiểu loại ẩn dụ trong các tập thơ mà
luận văn khảo sát.
5.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa từ vựng
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi phân tích ‎ý nghĩa của các từ ngữ
là phƣơng tiện tƣ duy theo ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu theo các tham

tố trong cấu trúc nghĩa của đơn vị từ vựng ấy. Từ việc phân tích đó, luận văn
làm rõ bản chất của mô hình ẩn dụ tri nhận đã cấu trúc hoá tri giác, tƣ duy,
và hoạt động của chúng ta nhƣ thế nào. Đặc biệt, khi ánh xạ vào tƣ duy của
nhà thơ thì các ẩn dụ ấy cho thấy đƣợc nét riêng biệt gì trong cách tri giác
cũng nhƣ tƣ duy về thế giới của cá nhân nhà thơ Xuân Diệu trong cuộc sống.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả thu đƣợc của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ rằng ẩn dụ không
chỉ là vấn đề thuộc về bản thân ngôn ngữ, mà nó còn thuộc về phƣơng thức tƣ
duy của con ngƣời - dù đó là ẩn dụ từ vựng, hay ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ ‎ý niệm thì
cũng đều là phƣơng thức tƣ duy theo phạm trù. Khuynh hƣớng của ngôn ngữ


10
học tri nhận giúp chúng ta nhận thức rằng khi khai thác các tác phẩm nghệ thuật,
thơ ca thì không nên chỉ nhìn nhận ẩn dụ theo khuynh hƣớng của ngôn ngữ học
truyền thống, chỉ xem chúng nhƣ một thủ pháp tu từ nghệ thuật, mà nên xem ẩn
dụ nhƣ một công cụ tri nhận hữu hiệu của con ngƣời về thế giới, thông qua hệ
thống các ý niệm phản ánh các cảm xúc, hành vi, quan hệ của con ngƣời với thế
giới bên ngoài một cách vô thức, có sẵn dựa trên những sơ đồ nhất định trong
những mô hình văn hoá của dân tộc.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ tốt cho việc phân tích và cảm
thụ tác phẩm thơ ca của Xuân Diệu nói riêng, các tác phẩm thơ ca nói chung. Các
kết quả nghiên cứu còn có ‎ý nghĩa nhất định đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực, triết học, tâm lí học, nhân chủng học, đặc biệt là khoa học tri nhận. Đồng thời
những đóng góp này phần nào sẽ giúp cho các độc giả Việt Nam có thêm hiểu biết
và cách nhìn về ẩn dụ tri nhận với sự hành chức của nó trong văn thơ nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm

có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Mấy vấn đề lý ‎ luận cơ bản về ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận
Chƣơng 2: Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Xuân Diệu
Chƣơng 3: Ẩn dụ bản thể trong thơ Xuân Diệu






11
CHƢƠNG 1 :
MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẨN DỤ
VÀ ẨN DỤ TRI NHẬN
1.1 Khái niệm về ẩn dụ
Ngôn ngữ học truyền thống coi ẩn dụ là một vấn đề thuộc ngôn ngữ
chứ không phải là vấn đề của tƣ duy. Vì vậy, ngôn ngữ học truyền thống đã
loại trừ ẩn dụ ra khỏi phạm vi lý‎ luận và do đó đặt thơ ca và nghệ thuật ở
ngoại diên của đời sống tinh thần và cho rằng ẩn dụ chẳng đóng vai trò gì
trong những vấn đề hệ trọng của cuộc sống. Điều đó đã dẫn đến quan niệm
sai lầm cho rằng ẩn dụ chỉ là thứ thuộc về nhà thơ, nhà văn và thuộc về tác
phẩm văn học.
Theo quan niệm truyền thống, các nhà nghiên cứu có điểm chung khi
nói về ẩn dụ đƣợc Nguyễn Đức Tồn tổng kết lại trong Bản chất của ẩn dụ
nhƣ sau: “Ẩn dụ là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so
sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau” [50, 1].
Trong giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, A.A.Reformatxki cho rằng:
“Ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là "sự chuyển đổi", là trường hợp chuyển nghĩa
điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ được dựa trên sự giống nhau
của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động” [92, 54].

Theo B.N. Golovin thì: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng
này sang một đối tượng khác trên cơ sở sự giống nhau của chúng được gọi
là ẩn dụ” [91, 81].
Ju. X. Xtepanov cho rằng: “Bản thân từ Metaphor trong tiếng Hy Lạp
cũng có nghĩa là sự chuyển nghĩa, và khi một từ vẫn còn liên hệ với biểu vật


12
cũ nhưng lại có sự liên hệ mới với cái biểu vật mới thì hiện tượng ngôn ngữ
đó là ẩn dụ” [59, 51-52].
Các nhà Việt ngữ học cũng có quan điểm tƣơng tự. Chẳng hạn:
Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên
của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan
hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, ta theo
tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật
mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà
ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [54,159].
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau”.
[14,126].
Đào Thản có quan điểm tƣơng tự về ẩn dụ: “Ẩn dụ cũng là một lối so
sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất
hoặc chức năng của hai đối tượng. Nhưng khác với so sánh dùng lối song
song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại
phần để so sánh” [40].
Nhƣ vậy, qua các định nghĩa trên về ẩn dụ, các tác giả đều có chung
quan điểm rằng: cơ sở của ẩn dụ là sự so sánh ngầm; là sự chuyển đổi tên
gọi hay chuyển đổi nghĩa. Tuy nhiên, các tác giả còn có mặt hạn chế là chƣa
thấy đƣợc rằng tuy sự so sánh các sự vật với nhau là cơ sở của hiện tƣợng ẩn
dụ, nhƣng chỉ có tiểu loại so sánh ngang bằng mới có thể là cơ sở của hiện

tƣợng ẩn dụ; các sự vật tham gia vào hiện tƣợng ẩn dụ phải là khác loại nhau.
Vì vậy, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã khắc phục mặt hạn chế đó và chỉ ra rằng:
“dựa vào đặc điểm, thuộc tính nào đó có thể đồng nhất hóa các sự vật, hiện


13
tƣợng khác loại nhau, rồi lấy tên gọi (hoặc các đặc điểm, thuộc tính…) của
sự vật, hiện tƣợng này (thƣờng mang tính cụ thể hơn) để thay thế khi gọi tên
hoặc nói về sự vật, hiện tƣợng kia (thƣờng mang tính trừu tƣợng hơn) sẽ tạo
ra đƣợc cách diễn đạt ẩn dụ".
Theo Nguyễn Đức Tồn [47, 508], đối với hoán dụ thì tình hình cũng
tƣơng tự - cơ sở của hoán dụ cũng chính là sự đồng nhất hoá ngầm. Muốn
hiểu hoán dụ cũng cần phải hiểu đƣợc sự đồng nhất/đẳng nhất hoá này.
Ví dụ: Trên cơ sở sự đồng nhất hoá ngầm đƣợc thể hiện qua câu đồng
nhất: “Lượng bia đựng trong vại là vại bia”, có thể thay thế cách nói: “Uống
hết lượng bia đựng trong vại” bằng cách nói theo hoán dụ: “ Uống hết vại
bia”.
Chính sự tƣơng đồng cùng dựa trên sự đồng nhất hoá ngầm các sự vật,
hiện tƣợng…này của ẩn dụ và hoán dụ có lẽ đã là lí do khiến cho viện sĩ
Ju.X. Xtepanov thấy rằng “ ẩn dụ với nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này bao
gồm cả hoán dụ và cải dung v.v…” [59, 19].
Do vậy, trong luận văn này, hiện tƣợng lấy bộ phận cơ thể biểu trƣng
cho thế giới tâm lí tình cảm của con ngƣời cũng đƣợc chúng tôi coi là ẩn dụ
theo nghĩa rộng của thuật ngữ ẩn dụ nhƣ viện sĩ Ju.X. Xtepanov đã quan
niệm .
Bên cạnh quan điểm truyền thống về ẩn dụ, các nhà ngôn ngữ học tri
nhận còn có quan điểm mới về ẩn dụ. Họ chỉ ra rằng: “Ân dụ không chỉ là
hiện tƣợng của ngôn ngữ mà là hiện tƣợng “hiện hữu trong tƣ duy và hành
động thƣờng nhật của chúng ta” [56, 66].
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu quan tâm đến ẩn dụ đã mở rộng

phạm vi ứng dụng và nghiên cứu của nó ra nhiều lĩnh vực của tri thức: triết
học, tâm lý‎ học, thần kinh học…tạo ra nhiều khuynh hƣớng, trƣờng phái


14
ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin, xúc tiến sự tác động lẫn nhau và hội nhập
các tƣ tƣởng khoa học mà hệ quả là hình thành khoa học tri nhận. Ẩn dụ là
chìa khóa mở ra sự hiểu biết những cơ sở của tƣ duy và các quá trình nhận
thức những biểu tƣợng tinh thần về thế giới. Chính vì vậy, gần đây ẩn dụ đã
đƣợc nghiên cứu từ góc độ tri nhận luận. Điều này chúng tôi sẽ trình bày cụ
thể ở mục tiếp sau đây.
1.2 Ẩn dụ tri nhận
1.2.1 Khái niệm tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận
Tri nhận là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận. Nó “biểu hiện
một quá trình nhận thức hoặc tổng thể những quá trình tâm lý- tri giác, phạm
trù hóa, tƣ duy, lời nói… phục vụ cho việc xử lý lời nói, chế biến thông tin.
Nó bao gồm cả việc con ngƣời nhận thức và đánh giá cả bản thân mình trong
thế giới xung quanh và xây dựng thế giới đặc biệt- tất cả những cái tạo thành
cơ sở cho hành vi của con ngƣời” [1,58]. Nhƣ vậy, “Tri nhận là tất cả quá
trình trong đó dữ liệu cảm tính đƣợc cải biến khi truyền vào não dƣới dạng
những biểu hiện tinh thần (hình ảnh, mệnh đề, khung, cảnh…) để có thể lƣu
lại trong trí nhớ của con ngƣời [1,58]. Đôi khi tri nhận cũng đƣợc định nghĩa
nhƣ sự tính toán, nghĩa là xử l‎ý thông tin dƣới dạng những kí hiệu, cải biến
nó từ dạng này sang dạng khác- thành mật mã khác, thành cấu trúc khác”
[1,58].
Các quá trình tri nhận bao gồm: quá trình nhận thức, ý niệm hóa,
phạm trù hóa tri giác và các biểu hiện tinh thần đang diễn ra trong bộ não
của con ngƣời, nhờ đó con ngƣời nhận đƣợc những tri thức về thế giới.
Trong cuốn Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực
tiễn tiếng Việt, Lý Toàn Thắng đã đƣa ra cách hiểu về Ngôn ngữ học tri nhận



15
nhƣ sau: “Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học
hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự
cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cách thức mà con
người tri giác và ý niệm các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó”.
Đối tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ thƣờng
nhật của con ngƣời ở dạng tự nhiên nhất với những dữ kiện ngôn ngữ có thể
quan sát trực tiếp đƣợc và cả những dữ kiện không thể quan sát trực tiếp
đƣợc nhƣ trí tuệ, tri thức, ý niệm, ý thức …
Hiện nay, ngôn ngữ học tri nhận đã trở thành một khuynh hƣớng ngôn
ngữ phát triển rất mạnh mẽ, đã trở thành một phƣơng tiện giúp các nhà ngôn
ngữ học giải quyết đƣợc nhiều vấn đề thuộc ngôn ngữ mà trƣớc đây ngôn
ngữ học truyền thống chƣa giải quyết đƣợc triệt để. Trong đề tài nghiên cứu
này chúng tôi quan tâm đến vấn đề ẩn dụ tri nhận.
1.2.2. Ẩn dụ tri nhận
1.2.2.1 Khái niệm ẩn dụ tri nhận
“Ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thƣờng của chúng ta và thể hiện
không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tƣ duy và hành động” [71,378]. Theo
quan điểm này, chúng ta thấy rằng bất kì ngôn ngữ nào cũng sử dụng ẩn dụ
nhƣ là công cụ để phát triển ngữ nghĩa và phát triển vốn từ, là phƣơng tiện
của tƣ duy để con ngƣời miêu tả thế giới, hiện thực hóa khả năng nhận thức thế
giới, cải tạo thế giới, và làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và
con ngƣời.
Theo Black (1962), ẩn dụ chứa một “nội dung tri nhận xác thực”
(positive cognitive content), Michael Reddy, ngƣời đƣợc Lakoff coi là “thực
ra đã có những đóng góp vượt lên cả những điều mình khiêm nhường đề ra”



16
đã cho rằng ẩn dụ là một quỹ tích của những suy nghĩ chứ không phải của
ngôn ngữ và nó là một phần đáng kể và thiết yếu của phƣơng cách ƣớc định
tri nhận thế giới (theo Lakoff, 1993).
Tuy nhiên, mốc quan trọng trong sự phát triển lý thuyết hiện đại của
tri nhận luận về ẩn dụ phải là năm 1980 khi công trình “Metaphor we live
by” của G.Lakoff và M.Johnson ra đời. Lakoff và Johnson (1980) cho rằng:
“Hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó
chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ”. Chúng ta không chỉ
dùng các ẩn dụ đƣợc quy ƣớc hóa và từ vựng hóa và nhất là ẩn dụ ý niệm
(conceptual metaphor) một cách thuần túy ngôn ngữ học mà sự thực là
chúng ta có suy nghĩ hay ý niệm hóa phạm trù “đích” thông qua phạm trù
“nguồn”.
Với cách hiểu ẩn dụ là phƣơng thức của tƣ duy, ngôn ngữ học tri nhận
cho rằng, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tƣơng
tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa đƣợc đánh giá lại trong bối cảnh ý niệm
mới. Bản chất của ẩn dụ tri nhận là ở sự ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những
hiện tƣợng loại này trong thuật ngữ các hiện tƣợng loại khác. Ẩn dụ tri nhận
(hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm – cognitive/conceptual metaphor) – đó là một
trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có chức năng biểu
hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận
đƣợc tri thức mới. Và về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của
con ngƣời nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp
đối tƣợng khác nhau [1, 293 – 294 ] .
Lý thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập
khái quát có tính liên tƣởng. Trong quá trình đó, những khái niệm trừu tƣợng
hàng ngày nhƣ: thời gian, nguyên nhân, kết quả, mục đích…đều trở nên có


17

tính ẩn dụ. Hệ quả là ẩn dụ chính là tâm điểm quan trọng của ngữ nghĩa học
trong ngôn ngữ thông tục tự nhiên. Và việc nghiên cứu ẩn dụ trong văn học
chính là một sự mở rộng của việc nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng
ngày. Khác với ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng, ẩn dụ ý niệm, ngoài chức năng
quy ƣớc hóa và từ vựng hóa còn có chức năng ý niệm hóa, thể hiện cách tƣ
duy, tri nhận về sự vật của ngƣời bản ngữ theo những phƣơng thức nhất định.
Lý Toàn Thắng đã nói đến tầm quan trọng của ẩn dụ tri nhận trong
ngôn ngữ đặt trong sự so sánh với ẩn dụ- theo cách hiểu truyền thống và tu
từ học. Theo ông, “Ẩn dụ truyền thống văn học và tu từ học thường được coi
là một trong hai (cùng với hoán dụ) kiểu chính của phép dùng từ theo nghĩa
bóng, được xây dựng trên những khái niệm về sự tương tự và so sánh giữa
nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ”. Thí dụ: Chân núi (so với chân người);
ánh sáng chân lý (so sánh với ánh sáng mặt trời). Tuy nhiên, chúng ta chƣa
khảo sát hết và đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ trong ngôn ngữ đời
thƣờng hàng ngày, và nhất là nhƣ một công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm
hóa các phạm trù trừu tƣợng [41, 30]. Từ đó, ông đã đƣa ra cách hiểu mới về
ẩn dụ nhƣ sau: “Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (transfer) hay một sự đồ
họa (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình
tri nhận đích” [41, 30]. Cụ thể hơn, ông viết: “thông thường các phạm trù ở
mô hình nguồn, cụ thể hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào những kinh
nghiệm của mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể
thường nhật để ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng” [41, 30]. Ông cũng đã
dẫn ra các ví dụ điển hình nhƣ: thời gian là tiền bạc, tình yêu là một cuộc
hành trình…trong đó, tiền bạc, cuộc hành trình là Nguồn, còn thời gian,
tình yêu là Đích. Chẳng hạn: chúng ta có thể dùng: Sắp hết tiền và cũng có


18
thể dùng Sắp hết thời gian; hoặc cũng có thể dùng: tiêu tốn thời gian, và tiêu
tốn tiền; giữ gìn tiền bạc, giữ gìn thời gian…

Theo Nguyễn Đức Tồn “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển
đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác
loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc
tính nào đó cùng có ở chúng” [51, 8]. Bên cạnh đó tác giả cũng cho rằng:
“Hiện nay các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới như Lakoff và Johnson
(1980) và những học giả khác đã khẳng định rằng ẩn dụ không phải chỉ là
vấn đề của ngôn ngữ, nói cụ thể hơn, ẩn dụ được coi là phương thức tư duy
của con người” [51, 5].
Nhƣ vậy dựa vào định nghĩa này có thể thấy tác giả chỉ ra hai loại ẩn
dụ: ẩn dụ theo quan điểm truyền thống là “phép thay thế tên gọi” và loại ẩn
dụ tri nhận là “chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang
sự vật, hiện tượng khác loại” và đều cùng đƣợc dựa trên cơ sở sự liên tƣởng
đồng nhất hóa các sự vật theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng.
Tác giả Phan Thế Hƣng cũng đƣa ra quan điểm về ẩn dụ tri nhận nhƣ
sau: “Ẩn dụ không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm
xếp loại thuộc về cấu trúc bề sâu tư duy. Nói cách khác, hiểu sự so sánh
không phải là trung tâm của việc hiểu ẩn dụ, mà chính là hiểu được việc xếp
loại” [21, 15]
Trần Văn Cơ cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm)
là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có những
biểu hiện là hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận
thức được tri thức mới” [1,180].


19
Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một
đối tƣợng này thông qua một đối tƣợng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một
trong những phƣơng thức biểu tƣợng tri thức dƣới dạng ngôn ngữ.
1.2.2.2 Phân loại ẩn dụ tri nhận
Trong ẩn dụ ý niệm, Lakoff và đồng sự của mình bàn đến những loại

ẩn dụ khác nhau nhƣ ẩn dụ bản thể (ontological metaphor) là loại ẩn dụ định
hình sự vật và biến chúng thành thực thể (entities) và chất thể (substances)
để từ đó nói đến chúng, phạm trù hóa, phân loại và định lƣợng chúng. Hoặc
nhƣ ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor) với việc sử dụng một ý niệm nguồn
có cấu trúc tổ chức cao và rõ ràng để tri nhận một ý niệm đích, ẩn dụ hình
ảnh (image metaphor)- đồ chiếu một hình ảnh lên một hình ảnh khác, hay ẩn
dụ định hƣớng (orientational metaphor) với các từ định hƣớng không gian…
Trong Metaphors we live by, Lakoff và Johnson (1980) đã phân thành
4 loại ẩn dụ tri nhận nhƣ sau: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ kênh liên
lạc và ẩn dụ định hƣớng (dẫn theo Trần Văn Cơ). Cụ thể
+/ Ẩn dụ cấu trúc
Ẩn dụ cấu trúc là “loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay
một biểu thức) này đƣợc hiểu (đƣợc đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ
(hoặc một biểu thức) khác. Kiểu ẩn dụ này thƣờng sử dụng kết quả của quá
trình biểu trƣng hoá (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tƣởng” [1 ,295].
Chẳng hạn:
- Con cáo: biểu trƣng cho sự tinh ranh, khôn ngoan.
- Con ong: biểu trƣng cho sự chăm chỉ cần cù.


20
Với ẩn dụ tri nhận, nghĩa biểu trƣng không đƣợc bộc lộ ra ngoài mà
nó tồn tại dƣới dạng tiềm ẩn. Nếu nhƣ ý nghĩa biểu trƣng này mà bộc lộ hiển
minh thì từ đƣợc sử dụng trong biểu thức ngôn ngữ này sẽ không là ẩn dụ
nữa mà sẽ trở thành so sánh.
Chẳng hạn:
- “Tên tay sai này trung thành với chủ hắn nhƣ một con chó” (con chó
đƣợc sử dụng làm chuẩn trong biểu thức so sánh, bởi vì ý nghĩa biểu trƣng
“trung thành” đƣợc bộc lộ hiển minh).
- “Tên tay sai này là một con chó của chủ hắn” (con chó đƣợc sử dụng

theo ẩn dụ tri nhận vì ‎ nghĩa biểu trƣng “trung thành” đã không đƣợc diễn
đạt tƣờng minh).
Trong phạm vi hoạt động của ẩn dụ cấu trúc, chúng ta có thể gặp ẩn
dụ cấu trúc trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố…
Ví dụ 1: Thành ngữ: “Miệng hùm gan sứa”. Thành ngữ này đƣợc xây
dựng dựa trên sự đối lập giữa hai hình ảnh miệng hùm>< gan sứa, có ‎ nghĩa
biểu trƣng chỉ những ngƣời mà ngoài miệng nói ra thì tỏ vẻ hùng hổ, mạnh
bạo, quả cảm, song thực chất trong lòng thì lại nhút nhát, run sợ. Thành ngữ
này đi vào dân gian với nghĩa nhƣ vậy cũng bởi vì: trong ‎ý thức của ngƣời
Việt, hổ là kẻ dũng mãnh so với các loài muông thú ở trong rừng, với những
chiếc răng, chiếc nanh nhọn hoắt, âm thanh phát ra ghê rợn, do đó đƣợc suy
tôn làm chúa sơn lâm. Mặt khác, miệng đƣợc ngƣời Việt dùng làm biểu
trƣng cho sự nói năng của con ngƣời. Do vậy, dân gian đã đánh đồng miệng
của con ngƣời và miệng của con hổ với ‎ nghĩa hàm chỉ cách ăn nói mạnh
bạo, dữ dằn, táo tợn của một ngƣời nào đó.


21
Vế thứ hai của thành ngữ là: gan sứa. Trong tiếng Việt, gan đƣợc sử
dụng để biểu trƣng cho “tinh thần, ‎ý chí mạnh mẽ của con ngƣời. Còn sứa là
động vật thân mềm, ruột khoang, không có gan trong lòng. Vì vậy gan sứa
đã đƣợc sử dụng làm hình ảnh để hàm chỉ mặt tinh thần của một kẻ nào đó-
mềm yếu, nhút nhát, không có một chút tinh thần, ý chí nào (không có gan
nhƣ con sứa), trong khi nói năng bên ngoài thì mạnh mẽ, hùng hổ nhƣ miệng
con hùm. Hai hình ảnh đối lập trên là cơ sở ẩn dụ cho sự ra đời của thành
ngữ miệng hùm gan sứa. Thành ngữ này là một ẩn dụ tri nhận vì ý nghĩa
biểu trƣng của nó, nhƣ đã đƣợc phân tích, không hề đƣợc bộc lộ hiển minh
mà đƣợc diễn đạt hàm ẩn.
Ẩn dụ cấu trúc thƣờng có các miền Nguồn và miền Đích với những ý
niệm đƣợc biểu thị:

Miền nguồn phát sinh những tri thức mới nhằm cấu trúc hóa các yếu
tố của ý niệm vị trí đích. Ý niệm nguồn nói chung bao quát toàn bộ những tri
thức mà con ngƣời đã đạt đƣợc trong quá trình tri nhận thế giới. Đó là tri
thức về thế giới khách quan và thế giới chủ quan do con ngƣời sáng tạo ra
nhờ phân tích văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc của ngƣời bản ngữ. Những
tri thức về thế giới thông thƣờng có thể quy về 3 nhóm:
Những tri thức về con ngƣời và hoạt động của nó.
Những tri thức về thế giới tự nhiên và những biểu hiện của thế giới tự
nhiên
Những tri thức về xã hội và sinh hoạt xã hội
Con ngƣời bao gồm các bộ phận của cơ thể, tên ngƣời và tên những
công trình công cộng đƣợc dùng làm ý niệm miền cho ẩn dụ. Các bộ phận


22
của con ngƣời bao gồm: các bộ phận bên ngoài cơ thể: đầu, chân, tay, cổ…,
các bộ phận bên trong cơ thể: tim, gan, phổi…
Ví dụ:
Hà Nội là trái tim của Việt Nam
Thế giới tự nhiên bao gồm: các loài động vật, thực vật. Các loại động
vật gồm: chim, tôm, cá, cáo, mèo, lợn…
Ví dụ: Hoàng đúng là con cáo già. Các loài thực vật gồm: hoa, lá,
cành, cỏ, cây…Ví dụ: Mặt hoa da phấn.
Các hiện tƣợng của tự nhiên bao gồm: Mƣa, gió, sấm, chớp, sóng,
mặt trăng, mặt trời, đá, sỏi
Ví dụ:
Một mặt trời giả dáng một vì sao
(Chế Lan Viên, Hồn tôi)
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

(Xuân Diệu, Vội vàng)
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
(Thâm Tâm)
Hiện tƣợng xã hội bao gồm các hoạt động đấu tranh, chính trị, hòa
bình, cách mạng. Ví dụ: Hạnh phúc là đấu tranh.
Tên ngƣời là tên của những con ngƣời nổi tiếng theo cả mặt tích cực
và tiêu cực.


23
Những ngƣời có tiếng trong các hoạt động của đời sống xã hội: Hồ
Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…
Những ngƣời có đặc điểm xấu, đáng chê của xã hội, nhƣ: Chí Phèo…
Ví dụ: Hiếu chí phèo thật.
Các công trình xây dựng của con ngƣời nhƣ nhà, khách sạn. Chẳng
hạn: Vợ là nhà….
Thuộc miền Nguồn còn có thể có những ý niệm đƣợc cấu trúc hóa từ
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa liên quan đến hoạt động con ngƣời.
Miền đích bao gồm: Các biểu ngữ định danh: là tên ngƣời, tên địa lý,
tên các loài động thực vật. Ví dụ: Singapore là con rồng của Châu Á.
Các biểu ngữ trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan của con
ngƣời: Sống, chết, họa, phúc Ví dụ: Sống là đấu tranh.
Các biểu ngữ trong lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc, đạo đức, ý chí, tình cảm.
Ví dụ: Tri thức là sức mạnh.
Trên đây là các ý niệm về miền nguồn và miền đích mà ẩn dụ cấu trúc
thƣờng quy chiếu.
+/ Ẩn dụ bản thể
Ẩn dụ bản thể “thực chất là phạm trù hoá những bản thể trừu tƣợng
bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian ” [1,312].

Ẩn dụ bản thể và chất liệu hình thành do kinh nghiệm của chúng ta
trong việc tri giác những đối tƣợng vật lý và các chất liệu tạo nên một cơ sở
khác nhau để ngữ nghĩa hoá các ý niệm vƣợt ra ngoài ranh giới của sự định
hƣớng đơn giản. Việc ngữ nghĩa kinh nghiệm của chúng ta trong các thuật
ngữ đối tƣợng và chất liệu cho phép chúng ta chiết xuất ra nhƣ một bộ phận


24
của kinh nghiệm chúng ta và giải thích chúng nhƣ những bản thể hoặc
những chất liệu có tính gián đoạn thuộc cùng một loại nào đó.
Biểu tƣợng về những loại ẩn dụ bản thể gồm: ẩn dụ vật chứa với:
không gian hạn chế; trƣờng thị giác; sự kiện, hành động, công việc, trạng
thái.
Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Đầm và bùn là hai ẩn dụ vật chứa, trong đó: đầm là đối tƣợng - vật
chứa, bùn là chất liệu - vật chứa
Các hoạt động, sự kiện nhờ các ẩn dụ bản thể nên đƣợc tri nhận và
hiểu nhƣ những đối tƣợng, các công việc đƣợc biểu hiện bằng chất liệu, còn
các trạng thái đƣợc hiểu nhƣ những vật chứa.
+/ Ẩn dụ “kênh liên lạc / truyền tin”
Ẩn dụ “kênh liên lạc/truyền tin” là “quá trình giao tiếp nhƣ sự vận
động của nghĩa “ làm đầy ” các biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo “ kênh ”
nối ngƣời nói với ngƣời nghe ” [1,318]. Do đó có cách nói đại loại: Mọi
người xì xầm truyền tai nhau những lời đàm tiếu về kẻ “bán trời không văn
tự”, hay: tin vui thắng trận truyền đi khắp nơi, v.v…
+/ Ẩn dụ định hƣớng

“Ẩn dụ định hƣớng cấu trúc hoá một số miền và tạo nên một hệ thống
ý niệm hoá chung cho chúng, chúng liên quan đến việc định hƣớng trong


25
không gian với những đối lập kiểu nhƣ: lên - xuống; vào - ra; sâu- cạn;
trung tâm - ngoại vi ,v.v… ” [1,319]. Chẳng hạn, đối với ngƣời Việt, trạng
thái tình cảm tích cực là “ở trên”, còn trạng thái tiêu cực là “ở dƣới”, nên
mới có cách nói: Hãy vui lên! Xịu mặt xuống. Buồn hẳn đi… Kinh nghiệm
vật lý và văn hoá của chúng ta cung cấp nhiều cơ sở cho ẩn dụ định hƣớng.
Sự lựa chọn ẩn dụ này hay khác và sự tách ra những ẩn dụ chính trong tập
hợp các ẩn dụ có thể thay đổi từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác.
Tóm lại, ẩn dụ tri nhận là chìa khoá mở ra sự hiểu biết những cơ sở
của tƣ duy và các quá trình nhận thức những biểu tƣợng tinh thần về thế giới,
đồng thời tạo ra những tri thức mới trên nền của cái đã biết. Ẩn dụ tri nhận
đáp ứng năng lực của con ngƣời nắm bắt và tạo ra sự giống nhau những cá
thể và những lớp đối tƣợng khác nhau.
1.2.2.3 Điều kiện và cơ sở của ẩn dụ
Điều kiện để có ẩn dụ là: Liên tƣởng đồng nhất hóa dựa trên biểu thức
so sánh ngang bằng giữa hai sự vật, hiện tƣợng khác loại không đƣợc biểu
đạt hiển minh bằng từ ngữ, nó chỉ nằm trong trƣờng tƣ duy liên tƣởng của
con ngƣời.
Ví dụ:
(Tiếng đàn)- Trong nhƣ tiếng hạc bay qua / Đục nhƣ nƣớc suối mới sa
nửa vời (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đẳng thức xuất hiện đủ cả hai vế có dạng “A là / nhƣ B” chỉ là câu
biểu hiện sự so sánh đồng nhất và mới là điều kiện cần cho ẩn dụ xuất hiện.
Khi nào chúng ta cho ẩn đi yếu tố đầu (tức yếu tố A) mà sử dụng yếu tố B để
thay thế cho A khi nói đến khái niệm do A biểu hiện thì đó mới là điều kiện
đủ cho ẩn dụ xuất hiện. (Khái niệm do B biểu hiện thƣờng là cụ thể, khái



26
niệm do A biểu hiện thƣờng là khái niệm trừu tƣợng, khái niệm do A biểu
hiện đƣợc làm sáng tỏ nhờ khái niệm do B biểu hiện)
Câu so sánh đồng nhất “A là B” làm cơ sở cho ẩn dụ có thể đảo
ngƣợc thành “B là A” mà nội dung không thay đổi khi dung lƣợng ý nghĩa
hay nội hàm khái niệm đƣợc A và B biểu hiện hoàn toàn bằng nhau. (Và lƣu
ý rằng ở đây A và B phải là những tên gọi của các sự vật, hành động hay
tính chất đƣợc biểu thị phải khác loại nhau). [50], [51].
Cơ sở để có ẩn dụ là sự đồng nhất hóa ngầm. Để diễn đạt quan hệ
đồng nhất hay đẳng nhất, trong tiếng Việt thƣờng sử dụng quan hệ từ là hoặc
từ như (trong tiếng Anh thì sử dụng các từ có nghĩa tƣơng ứng là be và as)
Ví dụ:
Lá liễu dài như một nét mi
(Nhị Hồ)
(Xuân Diệu)
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
(Đỗ Trung Quân - Quê hương)
Mô hình ẩn dụ tri nhận là: A là / như B. Trong đó A là khái niệm khái
quát, B là khái niệm cụ thể.
Ví dụ: “Thời gian là tiền bạc”. Từ đó chúng ta suy ra:
Giữ gìn tiền bạc  Giữ gìn thời gian
Tiết kiệm tiền bạc  Tiết kiệm thời gian
Phung phí tiền bạc  Phung phí thời gian


27
Ít tiền bạc  Ít thời gian

Mất tiền bạc  Mất thời gian
Ăn cắp tiền bạc  Ăn cắp thời gian
Tốn tiền bạc  Tốn thời gian
Hao tiền bạc  Hao thời gian
1.3 Sức mạnh của ẩn dụ tri nhận trong thơ ca
Nếu trƣớc đây ngôn ngữ học truyền thống quan niệm rằng ngôn ngữ
mở cánh cửa đi vào thế giới khách quan quanh ta thì nay, với sự xuất hiện và
phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ giờ đƣợc coi là cánh cửa
bƣớc vào thế giới tinh thần cũng nhƣ trí tuệ của con ngƣời, cũng nhƣ là
phƣơng tiện nhằm khám phá ra những bí mật của quá trình tƣ duy mà trƣớc
đây bị coi là không thể thấu đạt đƣợc của con ngƣời.
Trong bài viết “Chức năng của ẩn dụ” [58] của Phan Thị Hồng Xuân,
tác giả đã xét chức năng ẩn dụ trên hai phƣơng diện cơ bản: Ngôn ngữ và
nhận thức, trong đó đối với ngôn ngữ ẩn dụ có 5 chức năng cơ bản:
Ẩn dụ làm giàu vốn từ ngôn ngữ
Ẩn dụ làm giàu thêm ý nghĩa cho một từ
Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên hàm súc
Ẩn dụ tạo ra những cách nói mới giúp cho ngƣời nói diễn đạt những
tình cảm của riêng mình.
Ẩn dụ làm cho câu thơ nhập nhòe nhiều ý nghĩa.
Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ
mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình

×