Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHÓA LUẬN " ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN CHƯƠNG DÂN GIAN NAM BỘ " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.94 KB, 83 trang )


Khóa luận

ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON
NGƯỜI TRONG VĂN CHƯƠNG
DÂN GIAN NAM BỘ

SV Nguyễn Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
DẪN NHẬP
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN VÀ VĂN CHƯƠNG
DÂN GIAN NAM BỘ
1.1. Khái quát về ẩn dụ tri nhận
1.2 Các loại ẩn dụ tri nhận (Ẩn dụ ý niệm)
1.2.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural Metaphors)
1.2.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphors)
1.2.4. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)
1.2. Khái quát về văn chương dân gian Nam bộ
1.3. Giới thiệu về nguồn tư liệu khảo sát
1.4. Ý niệm con người trong ẩn dụ tri nhận
TIỂU KẾT
Chương 2 ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI DÂN
GIAN NAM BỘ
2.1. Kết quả khảo sát
2.2. Phân loại ẩn dụ tri nhận về con người trong văn xuôi dân gian Nam bộ
2.2.1. Ẩn dụ cấu trúc
2.2.2. Ẩn dụ bản thể
2.2.3. Ẩn dụ định hướng
2.3. Nhận xét chung


TIỂU KẾT
Chương 3 ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN VẦN DÂN
GIAN NAM BỘ
3.1. Kết quả khảo sát
3.2. Phân loại ẩn dụ tri nhận về con người trong văn vần dân gian Nam bộ
3.2.1. Ẩn dụ cấu trúc
3.2.2. Ẩn dụ bản thể
3.2.3. Ẩn dụ truyền tin/ kênh liên lạc
3.2.4. Ẩn dụ định hướng
3.3. Nhận xét chung
3.4. Nhận xét ẩn dụ tri nhận về con người trong văn chương dân gian Nam
bộ
TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3.1. Kết quả khảo sát
Chúng tôi khảo sát trên 4 công trình, trong đó có 3 công trình sưu tầm
và biên soạn văn học dân gian Nam Bộ thuộc thể loại văn vần là Ca dao dân
ca Nam bộ (1984) của Vũ Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi
Mạnh Nhị, Ca dao dân ca Nam kỳ Lục tỉnh (2006) của Huỳnh Ngọc Trảng;
Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long của Khoa Ngữ văn, Đại học
Cần Thơ (phần II – Các thể loại văn vần dân gian). Kết quả khảo sát trên tổng
số 6350 bài trên tổng số 914 địa phương. Trong đó, Ca dao Nam bộ có 3902
bài, Ca dao dân ca Nam kỳ Lục tỉnh có 1414 bài và Văn học dân gian Đồng
bằng Sông Cửu Long có 1034 bài.
Dựa theo tiêu chí phân loại, kết quả khảo sát ẩn dụ tri nhận về con
người trong văn chương dân gian Nam bộ được thống kê theo bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả phân loại Ẩn dụ tri nhận về con người trong văn

vần dân gian Nam bộ

Loại Ẩn dụ Số lượng Tỷ lệ
Ẩn dụ cấu trúc 550 76%
Ẩn dụ bản thể 122 17%
Ẩn dụ kênh liên
lạc 13 2%
Ẩn dụ định hướng 36 5%
Tổng 721 100%

Theo kết quả khảo sát, ẩn dụ cấu trúc về con người chiếm tỷ lệ lớn
nhất, 76%, gấp 4,5 lần so với ẩn dụ bản thể; 42 lần so với ẩn dụ kênh liên lạc
và 15 lần so với ẩn dụ định hướng. Ẩn dụ cấu trúc vô cùng phong phú và đa
dạng trong văn vần dân gian Nam bộ. Tuy nhiên, ẩn dụ kênh liên lạc và ẩn dụ
định hướng lại tương đối ít, chỉ chiếm 2% (ẩn dụ kênh liên lạc) và 5% (ẩn dụ
định hướng). Tuy nhiên, sự có mặt dù tỷ lệ nhỏ của hai loại ẩn dụ này đã làm
đầy đủ 4 loại ẩn dụ theo lý thuyết ẩn dụ tri nhận của Lakoff và Johnson. Giúp
minh chứng chứng cho lý thuyết ẩn dụ tri nhận của Lakoff và Johnson.
3.2. Phân loại ẩn dụ tri nhận về con người trong văn vần dân gian Nam bộ
3.2.1. Ẩn dụ cấu trúc
1. Ý niệm về con người
 CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT
Sử dụng những con vật gần gũi và mang tính biểu trưng để ẩn dụ về
con người. Chẳng hạn như: Chim biểu trưng cho con người sống giữa cuộc
đời rộng lớn, đầy biến động. Đó là con người đi xa, người có chí khí thường
là người đàn ông. Đó là chim trong các hình ảnh cánh chim hồng, chim khôn,
chim kia sớt cá, chim trên rừng, Trong đó, chim nhạn, chim loan, phụng
hoàng, chim oanh,… biểu trưng cho con người cao quý, tốt đẹp. còn chim
sâu, chim sẻ, chim ri, quạ khoang,… biểu trưng cho sự tầm thường.
- “Anh mong gửi cá cho chim,

Chim bay ngàn dặm, cá chìm biển đông.” [12; 165]
- “Bao giờ loan phụng hiệp vầy,
Thì anh mới đặng giải khuây cơn sầu.” [43; 115]
- “Cần câu trúc, sợi chỉ bạc, cái lưỡi câu đồng,
Anh móc mồi con chim phụng câu rồng trên mây.” [12; 205]
- “Chí quyết lên non tìm con chim lạ,
Dưới chốn thị thành chim chạ thiếu chi.” [12; 216]
- “Chim đậu không bắt để bắt chim bay.
Em thương anh vì bởi anh tài.” [12; 385]
- “Chim ham trái chín ăn xa,
Buồn tình nhớ lại cây da muốn về.” [12; 481]
- “Giương cung rắp bắn phụng hoàng,
Chẳng may bắn phải một đàn chim ri.” [12; 291]
- “Chim khôn đừng nệ kiểng tàn,
Giá khôn đừng thấy trai cơ hàn mà xa.” [12; 222]
- “Chim khôn lót ổ lựa nhành,
Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân.” [12; 222]
- “Chim khôn mắc phải lưới hồng,
Ai mà gỡ được đền công lượng vàng.
Đền vàng anh chẳng lấy vàng;
Lòng anh chỉ quyết lấy nàng mà thôi.” [12; 222]
- “Chim khôn thì khôn cả lông,
Khôn cả cái lồng, người xách cũng khôn.” [12; 223]
- “Chim kia xớt cá trên trời,
Phút đâu gió thổi rã rời cá chim.” [12; 223]
- “Chim quyên hút mật bông quỳ,
Ba sanh còn đợi huống gì ba năm.” [12; 224]
- “Con chim khôn kiếm nhành cây xanh nó đậu,
Gái khôn kiếm trai đôn hậu làm chồng,
Cô bác xa dòm ngó nói phụng với rồng xứng đôi.” [12; 234]

- “Con nhạn bay cao khó bắn, cá ở ao quỳnh khí câu.
Cá ở ao quỳnh cá cũng ở lâu,
Mồi ngon thả xuống lâu lâu cũng chìm.” [12; 215]
- “Con nhạn nó đậu cây sung,
Anh giương cung bắn nhạn,
Con nhạn lụy rồi, anh làm bạn với ai?” [12; 238]
- “Con phụng hoàng bay ngang biển bắc,
Cá lý ngư lặn hụp ngoài khơi,
Gặp nhau đây xin tỏ đôi lời,
Kẻo mai đây con cá kia về vịnh, con chim nọ đổi dời non nam.” [12;
238]
- “Con quạ ăn dưa bắt con cò phơi nắng,
Nghĩ chuyện đời con cò trắng con quạ đen.
Con quạ mà biết mình đen,
Nó đâu có dám mon men tới cò.” [12; 485]
- “Trách ai làm trai hữu nhãn vô châu,
Chim oanh không bắn, bắn con chim sâu đậu nhàn tùng.” [12; 191]
- “Trên rừng băm sáu thứ chim,
Thiếu gì loan phụng sao anh tìm quạ khoang?
- Quạ khoang có của có công,
Tuy rằng loan phụng nhưng không ra gì.” [12; 405]
“Cá ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này
để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp
này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ:
- “Cá không ăn câu chê rằng con cá dại,
Cá mắc câu rồi nói tại cá tham ăn.” [12; 200]
- “Cá không ăn câu thật là con cá dại,
Bởi câu anh cầm câu ngãi câu nhân.” [12; 200]
- “Cá không ăn câu thật là con cá dại,
Vác cần câu về nghĩ lại con cá khôn.” [12; 200]

- “Cá lên khỏi nước cá khô,
Làm thân con gái lõa lồ ai khen.” [12; 200]
- “Chài phơi lưới rách cũng phơi,
Em là con cá liệt ở khơi,
Anh là lưới bén bủa nơi dọc gành.” [12; 212]
- “Sông Tiền cá lội huyên thiên,
Lòng anh muốn bắt con cá lội riêng một mình.” [12; 369]
- “Tiếc công lao đào ao thả cá,
Bao tháng chầy người lạ đến câu.” [12; 391]
- “Tiếc công anh xe sợi nhợ uốn cây cần,
Xe xong sợi nhợ, con cá lần ra khơi.” [12; 390]
- “Tiếc công chẻ nứa đan lờ,
Để cho con cá vượt lờ nó đi.” [12; 390]
Nam Bộ là một vùng đát mới màu mỡ, phong phú các loại sản vật thiên nhiên
mà đặc biệt là cá nước, chim trời. Vì vậy, cá chim là những hình ảnh rất quen
thuộc đối với người dân nơi đây. Quen thuộc đến mức đã đi vào tâm thức của
họ và được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, và trở thành những hình
ản biểu trưng về con người. Ngoài ra, các loài động vật khác như ong bướm,
gà vịt, rắn mối, chuột chù, tằm, nhện,… cũng là hình ảnh biểu trưng về con
người trong ca dao dân ca Nam bộ.
- “Hoa thơm ong bướm đang mê,
Thương chưa phỉ dạ mình về bỏ tôi.” [12; 296]
- “Ngày xuân ong bướm nhộn nhàng,
Vườn huê rào kỹ nhụy vàng còn xinh.” [12; 329]
- “Bông còn thơm con bướm còn đậu còn đeo,
Bông tàn nhụy rữa, con bướm đậu cheo leo một mình.” [12; 192]
- “Bướm già thì bướm có râu,
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm,
Bướm châm mà bướm lại lầm,
Bông kia nở sớm, ong châm mất rồi.” [12; 198]

- “Bướm giỡn bông bướm chưa phỉ dạ,
Trách ai làm cây ngã bướm bay.” [12; 198]
- “Bướm ong bay lượn rộn ràng,
Em nguyền giữ tấm lòng vàng với anh.” [12; 199]
- “Bướm xa hoa, bướm lại dật dờ,
Anh xa em bậu đêm ngày chờ trông.” [12; 199]
- “Tằm vương tơ, nhện cũng vương tơ,
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm.” [12; 500]
- “Vịt chê lúa lép không ăn,
Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre.” [12; 505]
- “Mẹ gà con vịt chít chiu,
Quạ nuôi tu hú, con diều ai nuôi?” [12; 467]
- “Hãy nên bền chí câu cua,
Dầu ai câu trạnh câu rùa mặc ai.” [12; 294]
- “Hươu kia trót đã mắc chà,
Khi vào thì dễ, khi ra hiểm nghèo.” [12; 492]
- “Gà đòi ấp vịt lấy công,
Xiêm la từ chối vì lòng thương con.” [12; 490]
- “Gà lôi đội lốt con công,
Tưởng mình là ngộ đi dông đi dài.” [12; 490]

 CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT
Để diễn đạt một cách bóng bẩy, tránh lối nói trực tiếp, con người mượn hình
ảnh của thiên nhiên để nói về con người trong đó, các loài thực vật được sử
dụng khá phổ biến. Các loại thực vật được sử dụng làm hình ảnh biểu trưng
trong văn vần dân gian Nam bộ là những cây cối gần gũi, quen thuộc trong
đời sống hàng ngày của người dân nơi đây như cây bần, khế, chanh, quế,
gừng, ớt, trầu, đu đủ, dền dền, khoai lang, mãng cầu, bưởi bòng, …
- “Ai có muốn lau chen với đậu,
Qua không đánh bùn lộn với sen” [12; 154]

- “Anh đừng tham bông quế, bỏ phế bông lài,
Mai sau quế rụng bông lài thơm lâu.” [12; 162]
- “Anh đừng vạch vách phá rào,
Vườn quê mới lập, lựu đào còn non.” [12; 163]
- “Bước qua vườn ớt, hái trầu,
Hỏi thăm lê lựu, mãng cầu chín chưa?” [12; 196]
- “Bướm già thì bướm có râu,
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm,
Bướm châm mà bướm lại lầm,
Bông kia nở sớm, ong châm mất rồi.” [12; 198]
- “Cam sành chê đắng chê hôi
Hồng rim chê lạt, cháo bồi khen ngon.” [12; 476]
- “Cam sành rã rượi bờ ao,
Tưởng không, anh hái, có rào thì thôi.” [12; 203]
- “Cây bần ơi hỡi cây bần,
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm.” [12; 206]
- “Chanh chua thì khế cũng chua,
Chanh bán có mùa, khế bán tứ niên.” [12; 478]
- “Chợ chiều nhiều khế ế chanh,
Nhiều cô gái lạ nên anh chàng ràng.” [12; 226]
- “Chuối khoe mình chuối lòng trinh,
Chuối ở một mình sao chuối có con?” [12; 227]
- “Công anh đắp lũy xây thành,
Trồng cây nên trái để dành ai ăn?” [12; 240]
- “Đôi ta như quế với gừng,
Dẫu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi.” [12; 428]
- “Đu đủ tía dền dền cũng tía,
Khoai lang giâm, ngọn mía cũng giâm
Củi tre chen lộn với trầm,
Giữ sao cho khỏi kẻo lầm em ơi.” [12; 268]

- “Hai bên bên liễu bên đào,
Mặc tình ý bạn thương bên nào thì thương.” [12; 292]
- “Hoa thơm ong bướm đang mê,
Thương chưa phỉ dạ mình về bỏ tôi.” [12; 296]
- “Khế rụng bờ ao thanh tao anh lượm,
Ngọt như cam sành, héo cuống anh chê.” [12; 302]
- “Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay.” [12; 492]
- “Khó giúp nhau mới thảo,
Giàu tương trợ ai màng,
Cây kiểng đang xanh soa anh tưới, cây kiểng tàn anh bỏ khô.” [12;
302]
- “Kiểng hoang chẳng thấy ai nhìn,
Kiểng vô trong chậu, kẻ rình người bừn.” [12; 305]
- “Làm giàn cho bí leo chơi,
Chẳng may bí dột, mùng tơi leo cùng.” [12; 493]
- “Lan huệ sầu ai lan huệ héo,
Lan huệ sầu tình trong héo ngoài tươi.” [12; 307]
- “Lọng vàng che nải chuối xanh,
Tiếc chim loan phụng đậu nhành cây khô.” [12; 311]
- “May không chút nữa thì lầm,
Cau nhà không bẻ, bẻ nhầm cau ranh.” [12; 316]
- “Mấy năm nay cách lựu xa đào,
Ngày nay gặp mặt biết chào làm sao.” [12; 318]
- “Qua tỷ như chùm gửi đáp nhờ,
Gá vô nhành bưởi đặng nhờ hưởng hơi.” [12; 359]
- “Qua tỷ như hột sương tưới hoa hường cho tươi thắm,
Bởi tiếc cánh hoa lành bị nắng héo khô.” [12; 359]
- “Quýt rụng bờ ao ngọt ngào anh chuộng,
Trái cam hồng đào rụng cuống anh chê.” [12; 360]

- “Rủ nhau đi bẻ dành dành,
Dành dành không bẻ, bẻ nhầm mẫu đơn.” [12; 499]
- “Thiếu chi củi quế rừng ta
Kiếm chi củi mục rừng xa đem về.” [12; 383]
- “Tiếc bông sen nở chen bông súng,
Con chim phụng hoàng đậu trúng nhành tùng khô.” [12; 390]
- “Tiếc đám phù dung mọc chung cỏ dại,
Cũng tỷ như hoa lài cặm phải chỗ dơ.” [12; 391]
- “Trách người quân tử bia danh,
Chơi hoa rồi lại bẻ nhành bán rao.” [12; 400]
- “Trầu vàng ăn với cau sâu
Lấy chồng thua bạn mảng sầu mà hư.” [12; 454]
- Thiếu chi cam rim, hồng rim,
Bắt anh đi tìm khế rụng bờ ao.” [12; 383]

 CON NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT
Các vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày như: đó, đăng, nơm, lờ,
kèn, trống, mõ, chuông, đèn, đũa, nồi, vung, mâm, lụa, ngọc, giếng, gầu,
khóa chìa,…được dùng làm biểu trưng cho con người trong văn vần dân gian
Nam bộ như:
- “Trước chưa quen sau cũng là quen,
Qua chẳng hề tham nguyệt bỏ đèn như ai.” [12; 154]
- “Anh đừng ham trống bỏ kèn,
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng.” [12; 162]
- “Anh đừng thấy đăng mà phụ đó,
Đừng chê em khó mà vội phụ phàng.” [12; 423]
- “Anh than với em thân phận anh nghèo,
Đũa tre đâu dám đánh đèo với đũa mun.” [12; 250]
- “Có trăng nên mới phụ đèn,
Có nơi sang trọng, phụ phàng nghĩa xưa.” [12; 231]

- “Đũa mun bịt bạc anh chê,
Đũa tre lau cạch anh mê nỗi gì.” [12; 268]
- “Đũa vàng dọng xuống mâm son,
So qua với bậu nghĩa hơn Kim Kiều.” [12; 269]
- “Đũa vàng dộng xuống mâm sơn,
Tôi với nàng tình nặng là cơn hội này.” [43; 130]
- “Em đâu dám gá vợ chồng,
Nồi đất mà đậy vung đồng ai coi,
Nàng nói mà không nghĩ lại coi, bình sành người ta còn dùng nắp
thiếc, sao nàng không xét soi cho tôi nhờ.” [12; 339]
- “Gá duyên đừng sợ nơi nghèo,
Sao cho xứng cột vừa kèo thì thôi.” [12; 281]
- “Gió đưa trăng thời trăng đưa gió,
Quạt nọ đưa đèn, đèn có đưa ai?” [12; 288]
- “Gươm linh sứt cán còn trành,
Bình hương dầu bể miếng sành còn thơm.” [12; 491]
- “Hai đứa mình như nút với khuy,
Không gài để nó mất đi sao đành.” [12; 293]
- “Lụa lành mười lăm anh chê rằng lụa vụn
Mắc phải lụa hồ, đành bụng anh chưa?” [12; 312]
- “Ngọc lành còn đợi giá cao,
Kim vàng cũng đợi lụa đào mới may.” [12; 335]
- “Ngồi bên giếng cụt, nối sợi dây cụt,
Hay đâu giếng dài nó hụt sợi dây.” [12; 336]
- “Nhợ xa cần, nhợ lại nằm khoanh,
Chim kêu rủ rỉ, nhớ tới anh tôi khóc mùi.” [12; 343]
- “Nồi đồng sôi nồi đất cũng sôi
Bậu với qua duyên nợ rã rời.” [43; 108]
- “Phải duyên quán rách cũng ngồi,
Trái duyên nhà ngói dầu mời cũng không.” [12; 355]

- “Rượu nằm trong nhạo chờ men,
Anh nằm phòng vắn chờ em một mình.” [12; 364]
- “Thuyền dời bến cũ không dời,
Khăng khăng một lời quân tử nhứt ngôn.” [12; 386]
- “Trách ai đem khóa khóa rương,
Khóa rồi lại mở cang thường của tôi.” [12; 179]
- “Trách ai làm khóa rẽ chìa,
Vu oan giá họa, mình lìa tôi ra.” [12; 399]
- “Tưởng giếng sâu nối sợi dây dài,
Nào hay giếng cạn tiếc hoài sợi dây.” [12; 502]

2. Ý niệm về cảm xúc, trí tuệ, ý chí
 TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
Ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cho phép chúng ta hiểu rằng ý
niệm nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH với các nét đặc trưng như con đường
(dài, gập ghềnh), quãng đường (gần, xa), ngã rẽ (ngã ba, ngã tư), các
phương tiện đi lại (tàu, thuyền, xe cộ,…), đích đến,…, được đem gán cho ý
niệm đích TÌNH YÊU. Do đó, TÌNH YÊU lúc này cũng có những nét đặc
trưng đó.
- “Ai làm lỡ chuyến đò ngang
Cho sông cạn nước đôi đàng biệt ly.” [12; 197]
- “Anh ơi, đường chẳng bao xa,
Anh không bước tiếp, để chốn phòng hoa em chờ.” [12; 167]
- “Bây giờ phân rẽ đôi đàng,
Chồng Nam vợ Bắc lòng chàng sao khuây.” [43; 149]
- “Bấy lâu nay sum hiệp một nhà,
Nay đành phân ngả đôi ta thế này.” [12; 343]
- “Chớ đừng nguyệt nguyệt hoa hoa,
Nữa chừng gãy gánh mẹ cha em rầy.” [43; 137]
- “Giữa đường đứt gánh tương tư,

Tại dạ em từ chẳng phải tại anh.” [43; 57]
- “Khi đầu em nói em thương,
Bây giờ gánh nặng giữa đường dứt dây.”
- “Liệu bề thương được thì thương
Đừng trao gánh nặng giữa đường cho em.” [23; 341]
- “Ngày nay Nguyệt Lão dẫn đem,
Anh đừng phụ nghĩa bỏ em giữa đàng.” [43; 133]
- “Sống làm chi hai ngả cách phân,
Thác mà trọn tiết trọn ân cùng chàng.” [43; 135]
- “Uổng tình hai ngả nổi trôi,
Uổng công lên xuống đứng ngồi bấy lâu.” [43; 138]
- “Đẩy xe loan xuống viếng bạn hiền
Sa cơ xe gãy nỗi niềm tóc tơ.” [12; 251]
- “Lên xe, xe gãy ngựa bươn,
Trách long quan tử cầm cương không đều.” [12; 309]

 TÌNH YÊU LÀ CHUYẾN ĐI CÂU
Câu cá là một hình thức lao động sản xuất của cư dân sông nước. Việc
câu cá không dành riêng cho bất cứ ai, ai cũng có thể câu được vì việc này
tương đối dễ dàng. Tuy nhiên trong văn chương dân gian Nam bộ, câu cá
không còn là một công việc bình thường mà đó là phương tiện nghệ thuật,
trong quá trình biểu trưng hóa (quá trình chuyển nghĩa để những hình ảnh trở
thành những ẩn dụ, những biểu trưng nghệ thuật) hình ảnh cá, câu-cá với
những nét nghĩa biểu trưng của nó, đã để lại dấu ấn văn hóa của cư dân nông
nghiệp vùng sông nước. Với cặp biểu trưng câu - cá thì cá luôn luôn đại diện
cho cô gái, còn câu đại diện chàng trai - hoặc là thái độ tình cảm của chàng
trai. Ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CHUYẾN ĐI CÂU cho phép chúng ta hiểu rằng
ý niệm nguồn CHUYẾN ĐI CÂU với các nét đặc trưng như dụng cụ (cần
câu, nơm, đó, đăng, lưới, lưỡi câu,…) mồi câu, địa điểm (ao, đìa, hồ, bực,
biển,…), đối tượng được câu (cá, cua, trạch, rùa,…), kẻ đi câu,… được đem

gán cho ý niệm đích TÌNH YÊU.
- “Anh nghĩ cái công anh, anh đi lên rừng xanh lựa trúc,
Đem về đoạn khúc, chuốt cái cần dài,
Lấy thém ra mài, uốn câu nồi gọ,
Đêm hôm lọ mọ,
Xe sợ nhợ săn,
Buộc chặt vào cần,
Móc mồi thơm phức,
Vội ra ngoài bực,
Lựa chỗ anh ngồi,
Thả câu xuống rồi,
Miệng anh thầm vái,
Cần câu nhơn,
Cần câu ngãi,
Cần câu phải,

×