Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHAN TICH ĐỌC TIỂU THANH KÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.95 KB, 3 trang )

ĐỌC TIỂU THANH KÍ
(Độc Tiểu Thanh Kí)
Đọc Đọc Tiểu Thanh kí có cảm giác như sống trong không gian ba chiều của tiếng
khóc.Tiếng khóc trong chiều dài thời gian vọng từ quá khứ đến mai hậu ,trong chiều rộng
nhân gian từ một người mà mênh mang tới muôn kiếp ,trong chiều cao không gian từ mặt
đất ngùn ngụt đến bầu trời .Lớn lao thay và cũng sâu sắc thay tiếng khóc của Tố Như.
Bốn câu thơ đầu là khóc người ,thương người ,là lệ dành cho Tiểu Thanh.
Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh trong một hoàn cảnh có phần giống Kiều đến với Đạm
Tiên .Nấm mồ Đạm Tiên “sè sè nấm đất bên đường” gợi lên ở Kiều bao mối thương
tâm .Cái gò hoang nơi chôn Tiểu Thanh gợi lên ở Nguyễn Du bao điều thổn thức:
“Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang”
Tiếng thơ như tiếng than,buột miệng thành lời .Mới nghe qua ,tưởng lời than chung cho
lẽ đời dâu bể ,nhưng ngẫm kĩ thì hóa ra lời than trước cái đẹp bị dập vùi .
Cảm xúc trước sự đổi thay của cuộc đời là cảm xúc mang tính nhân văn khá phổ biến
trong văn học trung đại .Nguyễn Trãi thăm Dục Thúy sơn mà cảm khái trước cảnh rêu phủ
trên nét chữ người xưa .Bà Huyện Thanh Quan ngậm ngùi trước cảnh “dấu xưa xe ngựa”
giờ chỉ còn là “hồn thu thảo” ,là “nền cũ lâu đài” gợi nhớ một triều đại rực rỡ đã đi qua
.Câu thơ của Nguyễn Du có gợi lên lẽ đời dâu bể nhưng mối thương tâm của thi nhân lại
đặt nơi cái đẹp bị tàn phá phũ phàng .Hình tượng thơ đặt trong sự đối lập :cảnh đẹp ,gò
hoang gợi nghịch cảnh éo le .Từ “tẫn” trong nguyên bản chữ Hán (Hoa uyễn tẫn thành
khư ) gợi cho sự thay đổi khốc liệt : vườn hoa Tây Hồ đẹp là thế mà nay đã thay đổi hết
,không lưu lại một chút dấu vết nào .Nguyễn Du đã khai đề bài Đọc Tiểu Thanh Kí bằng
một câu thơ xót xa ,thương cảm .Niềm thương cảm xót xa nhân lên gấp bội ,vì nơi gò
hoang lạnh lẽo ấy đặt trong nghịch cảnh trớ triêu ,nghịch cảnh giữa quá khứ -hiện tại ,giữa
vẻ đẹp huy hoàng- sự hoang vu ,cô quạnh.
Trong Truyện Kiều ,Thúy Kiều tri ngộ với số phận Đạm Tiên là qua lời kể của Vương
Quan ,còn ở Đọc Tiểu Thanh Kí ,Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khiên của Tiểu Thanh qua
“mảnh giấy tàn” của nàng để lại :
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ ,)
Cuộc tri ngộ giữa Thúy Kiều và Đạm Tiên có sự chứng kiến của chị em Kiều còn cuộc


viếng thương Tiểu Thanh chỉ có một Nguyễn Du và một tập sách bị đốt dở .Chữ “độc” và
chữ “nhất”trong câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau .
Từ “mảnh giấy tàn” –phần dư cảo trong tập thơ Tiểu Thanh bị người vợ cả đốt còn xót
lại ,Nguyễn Du nghĩ đến cuộc đời nàng .Vì “mảnh giấy tàn” ấy chính là mảnh đởi Tiểu
Thanh vụn tan còn vương lại.
Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nổi oan lớn :hồng nhan bạc phận ,tài mệnh tương
đố .Người đẹp như nàng mà bất hạnh ,chết trẻ .Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi .Di
cảo của Tiểu Thanh là di hận :
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương vô mệnh đốt còn vương.
Nguyễn Du nhắc tới hai cái oan trong đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng trưng quen
thuộc :son phấn tượng trưng cho sắc đẹp ,văn chương tượng trưng cho tài năng .Hai vật thể
vô tri ,vô giác đã được nhân cách hóa để có “thần”,có hồn .Chính nước mắt và máu của
Tiểu Thanh đã làm nên cái “thần”,cái “mệnh” của son phấn và văn chương,hay “niềm cảm
thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc” (Hoài Thanh)đả tạo thần tạo hồn cho nó để nỗi
“hận” còn vương đến muôn đời ? Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì ý thơ càng lan toả
dẫn đến tính chất đa nghĩa ở hai câu thực .Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự
luận ,tự thương thì đưa tới cách cảm nhận :son phấn có phần chắc phải xót xa vì những việc
sau khi chết ,văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở .Nếu hiểu “son phấn”, “văn
chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì dẩn đến cảm nhận :son phấn như có
thần ,sau khi chết người ta còn thương tiếc ,văn chương có số mệnh gì mà người ta phải
bận lòng đến những bài thơ còn xót lại sau khi đốt .Câu thơ Nguyễn Du đã hòa đồng tâm
trạng chủ thể và khách thể dẩn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên .Vả lại, “sợi chỉ
đỏ”xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và
tài năng .Có thể thấy rõ cảm hứng của Nguyễn Du trước cái đẹp và tài năng không chỉ là
niềm xót thương mà còn là sự trân trọng ,khẳng định.Viếng ca nữ đất Long Thành,tác giả
thương cho “nghiệp chướng phấn son” nhưng đồng thời ca ngợi một giai nhân tuyệt sắc :
(Nhất chi nùng diễn lá bồng doanh / Xuân sắc yên nhiên động lục thành ).Trong bài ca
người gảy đàn ở Long Thành (Long Thành cầm giả ca ) ,nhà thơ xót thương trước “nhan
sắc người đẹp suy tàn”mà cảm hứng ngưỡng mộ vẻ đẹp ,tài năng người ca nữ đất Long

Thành ,sau hai mươi năm vẫn không tàn phai theo năm tháng :
Băm sáu cung xuân kia chung đúc ,
Đất trường An hạt ngọc liên thành.
(tích tương tam thập lục cung xuân,
Hoạt tố Trường An vô giá bảo.)
Trong Đọc Tiểu Thanh Kí ,cảm hứng khẳng định cái đẹp và tài năng thể hiện trực tiếp và
mạnh mẽ hơn .Cái đẹp có thể tàn về thân xác nhưng cái hồn ,cái thần của nó thì “chôn vẫn
hận” .Cái mệnh của Tiểu Thanh thật ngắn ngủi mà cái mệnh văn chương của nàng thì dẩu
“đốt còn vương” .Trong tiếng khóc Tiểu Thanh của nhà đại thi hào ,giọt nước mắt xót
thương đã kết thành hạt trân châu trân trọng ,ngưởn mộ cái đẹp và tài năng.Đặt trong hoàn
cảnh quan miệm chính thống phủ nhận tài hoa ,trí tuệ của người phụ nữ mới càng thấy hết
sự cao cả và chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Du .
Chính cảm hứng ngưởng mộ cái đẹp ,tài năng và dấu nối giữa số phận Tiểu Thanh với bao
người tài hoa mệnh bạc ,trong đó có cả Nguyễn Du .
Vì vậy ,trong bốn câu thơ cuối ,từ khóc người ,thương người ,Nguyễn Du trở về với niềm
tự thương .Bốn câu thơ là lệ dành cho chính mình .
Từ hai câu thực nói về nổi hận ,nổi oan của Tiểu Thanh ,tác giả dùng hai câu luận để bàn
rộng ra nổi hờn ,nổi oan của tài hoa ,trí tuệ trong trường kì lịch sử :
Nổi hờn kim cổ trời khôn hỏi ,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghỉ tới cái hận muôn đời ,cái hận xưa nay cứ
triền miên ,không bao giờ chấm dứt .Tố Như lại cũng từ cái hận muôn đời mà thương cho
cái hận Tiểu Thanh ,dồn cái hận kim cổ vào cái hận Tiểu Thanh .Do vậy ,cái hận trở nên
quá lớn ,dồn đễ lại như một câu hỏi treo lơ lửng giữa không trung ,khó mà hỏi trời được :
“Thiên nan vấn” .Lời thơ như muốn hướng câu hỏi tới bầu trới để giải đáp một vấn đề của
cuộc sốnh nhân sinh nơi trần thế .Nhưng có hỏi trời cũng không một lời giải đáp ,vì thế
càng hận ,càng nhứt nhối vô cùng .
Bên cạnh cái hận là cái “án phong lưu” .Và đây là một ngịch cảnh đau xót :khách phong
lưu mà lại khổ ,lại phải mang cái “án”với nổi oan lạ lùng .Đến câu thơ thứ sáu này thì
khách thể và chủ thể đã nhập làm một :

Phong vận kì an ngã tự cư.
Câu thơ dịch chữ “ngã” (tôi,ta)thành chữ “khách” đã không tô đậm được yếu tố chủ thể
.Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội với kẻ mắt nỗi oan lạ lùng và nết phong nhã
.Như vậy bằng chính sự thể nghiệm của bản thân ,Tố Như thấu hiểu nổi đau oan khốc của
Tiểu Thanh và ngược lại ,từ Tiểu Thanh kí ,Nguyễn Du đả “một lời là một vận vào”bản
thân đễ tự hận ,tự thương :
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa ,
Người đời ai khóc Tố Như chăng .
Hai câu kết chuyển ý thật bất ngờ nhưng không lạc vọng mà vẫn thống nhất trong mạch
cảm xúc .Tiểu Thanh và Nguyễn Du là cùng hội cùng thuyền ,nên càng xót thương Tiểu
Thanh , càng thương mình .Từ thương người ,thương đời ,ý thơ chuyển sang tự sự thương
dưới dạng một câu hỏi .Không hỏi quá khứ ,hiện tại mà hỏi tương lai ,không hỏi trời mà
hỏi người đời .Hỏi ba trăm năm sau trong thiên hạ đã có một Nguyễn Du “thổn thức bên
song” trước “mảnh giấy tàn” .Còn với Nguyễn Du ,ba trăm năm sau liệu có ai “khóc Tố
Như chăng” ? “Bất tri” –chưa biết được .Niềm tự thương ,tự đau lên tới cực độ.Nguyễn Du
hỏi tương lai mà lại cho ta lời giải về hiện tại ,về thời đại cuối thế kỉ XVIII –đầu thế kỉ XIX
.Nguyễn Du tự thương ,tự đau vì ông cảm thấy bơ vơ ,không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời
,giữa thời gian vô định .Nhà thơ khắc khoải hoài vọng ở tương lai :đời sau trong muôn một
còn có kẻ “khóc người đời xưa” ,bởi thời đại Nguyễn Du khổ đau ,khàc khao giải thoát
nhưng vẫn bế tắc .Bế tắc nhưng vẫn không thôi khác vọng .Vì vậy ,nổi niềm Tố Như gửi
tới mai hậu không phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hi vọng được giải toả.
Với Đọc Tiểu Thanh Kí ,Nguyễn Du vừa khóc người vừa khóc mình .Hai tiếng khóc ấy khi
hoà nhập vào nhau ,khi lại tách ra đễ thương người và tự thương .Cái hay ,cái lớn của
Nguyễn Du là ở đó .Bao đời nay ,lòng thương người vẫn là một biểu hiện của tấm lòng
nhân đạo mênh mong ,cao cả .Còn biết tự thương mình là một nét mới mang tinh thần nhân
bản của thời đại cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thời đại con người không chỉ ý thức về
nhân phẩm ,về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nổi đau của chính mình .Tự thương cũng
là một nét mới trong tinh thần nhân bản Nguyễn Du ,vì cùng và sau Nguyễn Du không
phải ai cũng có ý thức về cái cá thể chính đáng của mình .Sự tự thương chính là sự tự ý
thức ,là bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình để chống lại sự chi phối của quan

niệm “phi ngã” ,”vô ngã”.
Bài thơ mở đầu bằng khóc người ,thương người và kết thúc bằng khóc mình ,thương
mình.Khóc người , thương người là sự mênh mông cao cả của trái tim nhân đạo. khóc mình
,thương mình là sự sâu sắc của tư tưởng nhân văn . Đọc Tiểu Thanh Kí đã hội nhập được cả
hai điều đó .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×