Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Văn bản quy định của Pháp luật quy định các công cụ kinh tế về quản lý xử lí nước thải.Phân tích một doanh nghiệp hoặc địa phương vi phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.37 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
• Tìm một văn bản quy định của Pháp luật quy định các công cụ kinh tế về
quản lý xử lí nước thải
• Phân tích một doanh nghiệp hoặc địa phương vi phạm
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước tiến sau vào nền kinh tế thế giới, quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước không ngừng phát triển, đương
nhiên theo sau đó là những hệ luỵ về môi trường. Mặt khác, bảo về môi trường là
một trong những hoạt động cần được tiến hành đồng thời với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn các ngành công
nghiệp đang phát triển rất mạnh.
Một môi trường thành phần rất cần thiết đối với con người đó là môi trường
nước. Vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho muôn loài và nhất là cho con
người là vô cùng quan trọng. Song song với việc bảo vệ và cung cấp nguồn nước
sạch thì cũng cần quan tâm đến vấn đề nước thải, vốn là một thành phần có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước.
Mặt khác nước ta lại đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới nên việc
xây dựng phát triển các khu công nghiệp là rất cần thiết. Nhưng việc các nhà máy
sản xuất, các khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt và thải ra môi trường một
lượng lớn chất thải đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề và không còn khả
năng tự làm sạch nữa, làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người
1
dân. Chính vì thế mà hiện nay, việc quản lý nguồn nước thải là một vấn đề đáng
quan tâm của các nhà quản lý môi trường trên thế giới và cả ở Việt Nam.
2
I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ
1. Khái niệm công cụ quản lý kinh tế
Công cụ quản lý về môi trường là các phương thức hay biện pháp hành động
thức hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản
xuất. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi một công cụ có một chức năng
và phạm vi tác dụng nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.


Khi nhắc đến các công cụ quản lý về môi trường không thể không nhắc đến
công cụ kinh tế. Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm
thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến
môi trường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự
huỷ hoại môi trường. Đây là công cụ sử dụng sức mạnh của thị trường để đề ra các
quyết định nhằm đạt tới mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi
phí cho bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, khi áp dụng
các công cụ kinh tế cần cân nhắc một cách chặt chẽ để các công cụ này phù hợp
với hệ thống tài chính, tập quán, truyền thống và năng lực của hệ thống hành chính
của Nhà nước.
Công cụ kinh tế hoàn toàn có tính tương phản với công cụ điều hành và kiểm
soát (CAC), bởi lẽ công cụ kinh tế hoạt động theo cơ chế có tính linh hoạt và mềm
dẻo dựa trên cơ sở lợi ích và chi phí về mặt kinh tế, chúng làm thay đổi hành vi
của những cá nhân hay tổ chức làm tổn hại đến môi trường thông qua việc khuyến
khích hay thưởng phạt về kinh tế. Như vậy khi chúng ta sử dụng công cụ kinh tế
trong nhiều trường hợp, chúng còn tạo ra ý thức tự nguyện chấp hành đối với
những hành vi ứng xử môi trường. Chính vì vậy người ta cho rằng công cụ kinh tế
là loại công cụ sử dụng rất có hiệu quả trong bối cảnh của cơ chế thị trường.
2. Vai trò của công cụ quản lý kinh tế
Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và
lợi ích của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng
cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra huỷ hoại môi trường đồng thời tác
3
động đến hành vi của cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường. Từ những ứng
dụng trong thực tiễn cho thấy công cụ kinh tế trong việc quản lý và bảo vệ môi
trường có vai trò :
- Tăng hiệu quả chi phí : sử dụng công cụ kinh tế là liên quan đến giá cả, vì
vậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với những
tín hiệu giá cả, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tìm đến chi phí có tính hiệu
quả hơn trong khả năng lựa chọn của họ.

- Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới : tác động đến hoạt động kinh tế
một cách tích cực để phát triển và lựa chọn chi phí kiểm soát hiệu quả mà không
theo quy ước nào.
- Khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin tốt hơn : công cụ kinh tế cơ bản dựa
vào thị trường, bản thân chúng sẽ phát hiện ra chiến lược hiệu quả chi phí, cho
phép gặp gỡ các mục tiêu môi trường cần đạt thông qua việc chi phí hiệu quả nhất.
- Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường : do chi phí thấp khi
sử dụng công cụ kinh tế, mặt khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá
nhân hay doanh nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài
nguyên như thế nào cho tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận.
3. Một số công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý môi trường
a) THUẾ TÀI NGUYÊN
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp đơn
thuần chỉ sử dụng thành phần môi trường thì chủ yếu các doanh nghiệp vừa sử
dụng thành phần môi trường vừa khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy thông qua
các cơ cấu kinh tế, chinh sách thuế được chia làm hai loại : Thuế tài nguyên và
thuế môi trường.
4
*) Thuế tài nguyên : Là loại thuế gián thu, thu từ các hoạt động khai thác tài
nguyên, do người sử dụng tài nguyên đóng góp. Mục đích của thuế tài nguyên là :
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.
- Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư
về việc sử dụng tài nguyên.
Thuế tài nguyên phải được sử dụng từng bước để tránh làm mất cân bằng kinh
tế, phải hợp lý điều chỉnh có lợi cho kinh tế xã hội. Cơ cấu tính thuế tài nguyên
phải được thay đổi phù hợp với khả năng công nghệ của doanh nghiệp, phương
thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài
nguyên để bảo đảm có sự phân biệt đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây

ra các tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường ở các mức độ khác nhau;
nguyên tắc chung là : hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái
môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn. Việc xác định đúng đắn phương pháp
tính thuế tài nguyên là rất quan trọng, sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đầu
tư công nghệ, kỹ thuật và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, đặc
biệt là các tài nguyên không tái tạo.
*) Thuế môi trường : Tại khoản 1, điều 112, luật bảo vệ môi trường 2005 quy
định : “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm
gây tác động xấu, lâu dài tới môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế
môi trường”. Thuế môi trường dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu
suất sử dụng các yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quá
tiêu chuẩn quy định. Nguyên tắc đánh thuế : thuế phải lớn hơn chi phí để giải
quyết phế thải và khắc phục ô nhiễm. Biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép, buộc nhà
sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc
thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, áp dụng kỹ thuật chống ô nhiễm.
Chính phủ các nước còn áp dụng các biện pháp giảm thuế nhằm khuyến khích
các hoạt động có lợi cho môi trường như giảm thuế cho các ngành sản xuất phân
bón vi sinh thay cho phân bón hoá học, các ngành công nghiệp xử lí rác thải, nước
thải, sản xuất “sản phẩm xanh”. Do sử dụng thành phần môi trường nên các tổ
5
chức, cá nhân bắt buộc phải nộp thuế và nó không mang tính chất đối giá và hoàn
trả trực tiếp cho người sử dụng các thành phần môi trường bởi mục đích của việc
đánh thuế môi trường là nhằm bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành
phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước.
b) PHÍ MÔI TRƯỜNG
Phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản
phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” .Việc áp dụng phí môi
trường đã có hậu quả rõ nét nhằm thay đổi hành vi của các đối tượng gây ô nhiễm,
khuyến khích họ giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra ngoài môi trường. Phí bảo
vệ môi trường cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu

tư, khắc phục cải thiện môi trường (thu gom xử lí phế thải, nước thải, hỗ trợ các
nạn nhân của ô nhiễm). Phí môi trường được coi là một công cụ kinh tế để góp
phần bảo vệ môi trường bởi vì nó được áp dụng với 2 mục đích : một là để chi cho
các hoạt động cải thiện môi trường sinh thái, hai là khuyến khích người gây ô
nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. Thực hiện nguyên tắc “người
sử dụng phải trả tiền” nhiều nước quy định thu phí và lệ phí tuỳ theo mục đích sử
dụng và hoàn cảnh như : phí vệ sinh thành phố, phí nuôi và giết mổ gia súc trong
các đô thị, phí cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu trên đồng ruộng, lệ phí
đường phố, lệ phí sử dụng bờ biển, danh lam, thắng cảnh Phạm vi áp dụng của
các loại phí môi trường gồm :
*) Phí đánh vào nguồn ô nhiễm : Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm
được thải ra môi trường nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng…), khí quyển
(SO2, cacbon, CFCs), đất (rác thải, phân bón) hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới
môi trường xung quanh. Biện pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân gây
ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thu cho
Chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên việc áp
dụng loại phí này đối với chất gây ô nhiễm không khí có phần phức tạp do rất khó
kiểm soát lượng ô nhiễm thải ra để tính mức thu phí.
6
*) Phí đánh vào người sử dụng : Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống
công cộng xử lí và cải thiện chất lượng môi trường. Loại phí này chủ yếu được áp
dụng đối với các loại chất thải có thể kiểm soát. Mục đích chính của phí này chủ
yếu là nhằm tăng nguồn thu cho Chính phủ và đối tượng thu là những cá nhân hay
đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ công cộng. Phí đánh vào người sử dụng
còn nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường.
*) Phí đánh vào sản phẩm : Là loại phí được áp dụng đối với những loại sản
phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình
sản xuất, tiêu dùng hay loại bỏ chúng. Loại phí này được áp dụng với những sản
phẩm chứa chất độc hại và với một khối lượng nhất định chúng sẽ gây tác hại tới
môi trường. Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm

nếu vì lý do nào đó người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây
ô nhiễm. Phí này có mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử
dụng, tiêu thụ các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ. Mức phí
do đó sẽ tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra đối với loại phí này là gì
c) HỆ THỐNG ĐẶT CỌC – HOÀN TRẢ
Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao gồm việc ký một số tiền cho các sản phẩm có
tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả về một số điểm thu hồi
quy định hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, tiền ký thác sẽ
hoàn trả. Mục đích của hệ thống đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà người
tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy một cách
an toàn đối với môi trường. Hệ thống này có thể được áp dụng cho bất kỳ sản
phẩm nào mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sản xuất nhằm đảm bảo an
toàn cho việc đặt cọc và hạn chế bớt những hàng hoá ít có giá trị sử dụng mà lại có
thể gây ra mức ô nhiễm nhiều hơn. Ví dụ như : những chuyến tàu thủy vận chuyển
xe ô tô, những container thuốc trừ sâu… Khi có các hoạt động có nguy cơ ảnh
hưởng xấu tới môi trường, chủ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải
sản xuất kinh doanh phải đặt cọc một khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các biện
pháp khắc phục môi trường. Hơn nữa cơ cấu kinh tế này áp dụng sẽ nâng cao tài
nguyên cũng như xử lí vi phạm được dễ dàng hơn khi chủ doanh nghiệp không
7
khôi phục môi trường thì nhà nước sẽ sử dụng số tiền này để thuê các tổ chức, cá
nhân khác tiến hành khôi phục môi trường. Bởi vậy, đặt cọc hoàn trả được coi là
một trong những ứng cử viên sáng giá cho các chính sách nhằm giúp nền kinh tế
thoát khỏi chu trình sản xuất tuyến tính (khai khoáng -> nguyên liệu thô -> sản
phẩm -> phế thải) và hướng tới chu trình tuần hoàn trong đó các tài nguyên được
tái chế, tái sử dụng tới mức tối đa có thể được. Phạm vi sử dụng các hệ thống đặt
cọc – hoàn trả bao gồm : Các sản phẩm mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm
môi trường nhưng có thể xử lí, tái chế hoặc tái sử dụng ; các sản phẩm làm tăng
lượng chất thải, cần các bãi thải có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí tiêu hủy ; các
sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lí, nếu tiêu hủy không

đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe
cho con người.
d) GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG
Giấy phép môi trường chuyển nhượng (hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại
giấy phép xả thải mà người sử dụng được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng,
chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác (đơn vị cần giấy phép được xả
thải). Loại giấy này cho phép được đổ phế thải hay sử dụng một nguồn tài nguyên
đến một mức định trước do pháp luật quy định và được chuyển nhượng bằng cách
đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền sử dụng đã có sẵn. Giấy phép môi trường thường
được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu và
vì thế thường bị sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương. Công cụ này được áp
dụng ở một số nước, ví dụ giấy phép khai thác cá ngừ và sử dụng nước ở
Australia, giấy phép ô nhiễm không khí ở Mỹ, Anh và một số nước thành viên của
OECD như Canađa, Đức, Thuỵ Điển. Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép
thải (hay thị trường môi trường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải
hoặc nước thải nào đó ở mức thống nhất với chi tiêu môi trường tại một vùng hay
khu vực cụ thể. Một khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn
vị hoạt động trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải
và làm cho nó có giá ở thị trường.
8
Những giấy phép chuyển nhượng này ưu việt hơn thuế trong trường hợp cần
xác lập một mức độ tối đa số rác thải hoặc định mức sử dụng tài nguyên. Giấy
phép chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực khi những phế thải bị hạn chế đến một
tỉ lệ rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản phẩm, lúc đó sẽ không còn tác dụng khuyến
khích sự tham gia nữa. Nói chung, nó được coi là một biện pháp tạm thời trong khi
chờ đợi đạt được tiêu chuẩn chính xác hơn.
e) KÝ QUỸ MÔI TRƯỜNG
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có
tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thông đặt cọc - hoàn trả. Nội dung

chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh
doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc
kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền) tại ngân hàng hay tổ
chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô
nhiễm, suy thoái môi trường.
Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho người có khả năng gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường luôn nhận thức được trách nhiệm của họ từ đó tìm ra các
biện pháp thích hợp ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường. Trong quá trình
thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu các doanh nghiệp / cơ sở có các biện pháp chủ
động ngăn chặn, khắc phục không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường,
hoàn nguyên hiện trạng môi trường đúng như cam kết thì họ sẽ được nhận lại số
tiền đã ký quỹ đó. Ngược lại nếu bên ký quỹ không thực hiện đúng cam kết hoặc
phá sản thì số tiền đã ký quỹ sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng / tổ chức tín
dụng để chi cho công tác khắc phục sự cố, suy thoái môi trường.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích cho Nhà nước vì không phải đầu tư kinh phí
khắc phục môi trường từ ngân sách. Ký quỹ môi trường cũng khuyến khích các
doanh nghiệp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp sẽ có
lợi ích do lấy lại được vốn khi không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi
trường. Công cụ ký quỹ môi trường đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới,
9
đặc biệt với các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, khai thác rừng hoặc đại
dương.
f) TRỢ CẤP MÔI TRƯỜNG
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc tổ chức OECD. Trợ cấp môi trường
có thể dưới các dạng sau:
- Trợ cấp không hoàn lại
- Các khoản cho vay ưu đãi
- Cho phép khấu hao nhanh
- Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế)

Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công – nông
nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình
trạng ô nhiễn môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp
không chịu đựng được đối với việc xử lí ô nhiễm. Trợ cấp cũng nhằm khuyến
khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi
trường hoặc các công nghệ xử lí ô nhiễm.
Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả. Các nhà sản xuất có thể
đầu tư quá mức vào kiểm soát và xử lí ô nhiễm (làm giảm ô nhiễm nhiều hơn so
với mức tối ưu cũng là không hiệu quả). Trường hợp ngược lại, trợ cấp không
được hạch toán toàn bộ vào chi phí giảm ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ
thấp chi phí sản xuất cá nhân, làm tăng lợi nhuận.
Trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp
hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phí hiệu quá kinh tế vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nó tạo ra sự thay đổi số công ty (vào - ra tự do
đối với ngành công nghiệp), thay đổi mức hoạt động của ngành công nghiệp mà
mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt được. Vì vậy, trợ cấp môi trường chỉ có thể
thực hiện trong một thời gian cố định với một chương trình có hoạch định và kiểm
soát rõ ràng, thường xuyên.
10
g) NHÃN SINH THÁI
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB thì : Nhãn
sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí
nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm
đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi
trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm : từ giai đoạn sơ
chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng
có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản
phảm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v
Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trường của sản phẩm của Nhãn sinh
thái được quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO

14021:1999 và ISO 14025:2000. Điểm chung của cả ba loại này là đều phải tuân
thủ 9 nguyên tắc được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14020:1998 (nguyên tắc về tiêu
chuẩn đánh giá, các điều khoản áp dụng, thủ tục, phương pháp ) trong đó, điểm
mấu chốt là các thông tin đưa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của
quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt
động thương mại quốc tế.
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy, sản phẩm được dán nhãn sinh thái là một sự
khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Các sản phẩm được dán nhãn
sinh thái thường có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường
cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác
động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Rất nhiều
nhà sản xuất đã và đang đầu tư để sản phầm của mình được công nhận là sản phẩm
“xanh”, được dán nhãn sinh thái và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày
càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm
tái chế từ phế thải (như cao su ), các sán phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác
động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc
hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng tốt đến môi trường.
11
KẾT LUẬN
Các công cụ kinh tế là một trong số các công cụ của quản lý môi trường, chúng
có thế được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho các công cụ khác của quản lý môi
trường. Khi sử dụng các công cụ trong quan lý môi trường chính là sử dụng sức
mạnh của thị trường để bảo vệ tài nguyên và môi trường, đảm bảo cân bằng sinh
thái. Sự phát triển của kinh tế Việt Nam cũng đã làm tăng sức ép cho môi trường.
Nhằm giảm thiểu những tồn hại do hoạt động kinh tế gây ra nhà nước ta đã bước
đầu có những nỗ lực lớn trong việc thực thi các biện pháp báo vệ môi trường,
trong đó có việc áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Tuy còn
tương đối mới ở nước ta, nhưng có thế thấy được tính ưu việt của công cụ kinh tế
trọng quản lý môi trường, ở nước ta, khả năng thay thế ngay lập tức ở các công cụ
pháp lý truyền thống hiện đại vẫn còn phát huy hiệu lực bằng các công cụ kinh tế

mới đang ở giai đoạn nghiên cứu đế áp dụng thử. Chính vì thế trong thiết kế các
chính sách, chiến lược về môi trường, vấn đề cơ bản sẽ không phải là chọn công
cụ kinh tế hay công cụ pháp lý mà là làm thế nào để lựa chọn được sự phối hợp tối
ưu giữa các loại hình công cụ này, xuất phát từ thực tiễn kinh tế, chính trị và khả
năng thực tế.
II. QUẢN LÝ XỬ LÍ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ
Chọn Nghị định số 25/2013/NĐ-CP “Về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải”.
12
13
CHÍNH PHỦ
Số: 25/2013/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
_____________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 2. Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản,
lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường.
3. Nước thải sinh hoạt là nước từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối
tượng quy định tại Khoản 2 Điều này xả thải ra môi trường.
Điều 3. Người nộp phí
1. Tổ chức, cá nhân xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này ra môi trường là
người nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và đã nộp
phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường.
3. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản quy định tại Khoản 2
Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt
động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Điều 4. Đối tượng không chịu phí
Không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất,
chế biến mà không thải ra môi trường;
2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
Công cụ kinh tế : Phí môi trường (Phí nước thải)
Nghị định này được Thủ tướng chính phủ kí ngày 29 tháng 3 năm 2013 nhằm quy
định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
* Nghị định quy định đối tượng chịu phí : Quy định tại các khoản 1,2,3 điều 2 của
nghị định
* Trong Nghị định này tại chương II điều 5 khoản 1 và 2 quy định mức thu phí môi
trường đối với nước thải

III. VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ DOANH NGHIỆP VI PHẠM
Công ty Cổ phần giấy An Hoà (thành viên Tập đoàn Geleximco) trên địa bàn
xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
• Lượng ô nhiễm : Gần trưa 10/7/2013, đoàn thanh tra môi trường của Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra đột xuất và bắt quả tang công ty này
đã xả ra sông Lô một khối lượng nước thải khoảng 5500m
3
/ngày đêm chưa qua xử
lý. Công ty cổ phần giấy An Hoà sản xuất với quy mô lớn, nước thải của công ty
là 7.500 m
3
/ngày
• Mức độ ô nhiễm : Tại Công ty cổ phần Giấy An Hoà, qua kiểm tra đã phát
hiện nước thải của nhà máy chưa được xử lý triệt để, một số chỉ tiêu ô nhiễm trong
nước thải như BOD, COD, Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 1,06 đến 2,3
lần.
• Hệ thống xử lý nước thải : Trong khi nhà máy chưa đáp ứng được các yêu
cầu về đảm bảo môi trường thì chủ đầu tư luôn công bố nhà máy sử dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến không sử dụng nguyên tố Clo, các thiết bị chính được nhập
khẩu từ Thụy Điển và Phần Lan.
• Công ty giấy An Hoà vẫn tiếp tục tái phạm
+ Tháng 8/2014, Theo lãnh đạo Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hoà, hệ thống xử
lý nước thải đã được Công ty cổ phần Giấy An Hoà ký hợp đồng với nhà thầu
Higard Malaysia để cải tạo, nâng cấp và đang trong giai đoạn thi công xây dựng.
Cũng tại đây Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường còn phát hiện một số sai
14
phạm, như : Nhà máy chưa thực hiện bơm toàn bộ nước thải tại 3 hồ tự nhiên vào
hệ thống xử lý nước thải để xử lý; chưa cải tạo, nạo vét lòng hồ, chống thấm đáy
các hồ chứa nước thải đảm bảo nước thải không ảnh hưởng đến môi trường đất,
nước ngầm; chưa lắp đặt hệ thống đo lưu lượng và quan trắc liên tục, tự động các

thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý Sở Tài nguyên và Môi
trường đã yêu cầu Công ty cổ phần Giấy An Hoà sớm khắc phục ngay các sai
phạm; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bột giấy,
hoàn thành đưa hệ thống vào vận hành cuối năm 2014, đảm bảo nước thải phải
được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 12:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT
trước khi xả ra sông Lô.
+ Tháng 3/2015, dọc theo bờ sông Lô,theo phóng viên Báo Giao thông đã quan sát
thấy ngay ở phía thượng lưu là trạm bơm nước của Công ty An Hoà với những
đường ống dẫn chằng chịt, vươn dài phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, Công ty An Hoà
lại đặt miệng cống xả nước thải về phía hạ lưu cách đó đến 300m, hệ thống cống
xả được thiết kế dạng tràn xả lũ và “kín đáo” khi nằm ẩn sau những tảng đá lớn.
Bịt mũi, nín thở phía trên miệng cống họ đã tận mắt chứng kiến dòng nước đen
ngòm bị ngăn lại trước tràn xả. Trong khi đó nếu nhìn từ phía dưới lên chỉ thấy
nước có màu vàng được xả xuống lòng sông Lô. Toàn bộ khu vực cửa xả bốc mùi
hôi thối, bọt sủi trắng xóa đóng cục cao hơn một mét và lớp váng phủ kín cả một
đoạn sông đang trôi dạt về phía hạ lưu khu dân cư. Sau năm phút tiếp cận sát
miệng cống xả, PV đã bị mùi nước thải nồng nặc gây khó thở, buồn nôn và chóng
mặt.
Theo báo Giao thông đưa tin, khi PV có cuộc trao đổi, ông Hoàng Minh Sơn,
Giám đốc hành chính Công ty CP giấy An Hoà cho biết, công ty đi vào hoạt động
từ năm 2011, là dự án của Tập đoàn Geleximco (Công ty CP XNK Tổng hợp Hà
Nội) với công suất thiết kế 500 nghìn tấn bột giấy mỗi năm. Trước phản ánh của
PV, ông Sơn cho rằng: “Trên thực tế, các nhà máy sản xuất giấy, đường, gang thép
đều nằm sát và xả thải xuống sông, Công ty An Hoà cũng không ngoại lệ, mùi hôi
thối là đặc trưng của ngành sản xuất bột giấy, còn hiện tại, công ty đang cho
ngừng máy một tháng để bảo dưỡng, nước đang thải ra ngoài chỉ là nước mạt rửa
máy, bãi bến”. Tuy nhiên, khi PV đề nghị được tham quan trực tiếp hệ thống xử lý
nước thải thì ông này từ chối với lý do nhà máy đang bừa bộn và người nắm rõ
chuyên môn về môi trường đang đi vắng. “Tôi chỉ quản lý ở góc độ chung, chi tiết
15

thì không biết. Hiện tại chị Trang (Trưởng phòng Môi trường Công ty An Hoà -
PV) đang đi vắng, nếu anh đi hỏi Tổng công ty chủ quản là Geleximco thì họ cũng
không nắm được gì cả vì công ty chúng tôi hoạt động độc lập”, ông Sơn nói. Biểu
hiện ở họ là lảng tránh, đá đưa sự việc và chây ì trách nhiệm.
- Ảnh hưởng đến môi trường nước :
+ Nước bốc mùi hôi thối như phân lợn. Kể cả khu vực cách vài cây số cũng ngửi
thấy mùi. Miệng cống nước bốc hơi ngùn ngụt, hắc như axit. Đặc biệt, vào ban
đêm hay những ngày mưa gió, nước xả còn kinh hơn. Nước xả ra sông Lô khi thì
màu xanh lét, khi đen như nước bùn.
+ Mới đây, sau đợt xả thải của công ty An Hoà cá bống, chép bỗng dưng lờ đờ, nổi
trắng khúc sông.
+ Nước từ con sông Lô lại được bơm vào đồng ruộng, tưới tắm cho hoa màu.
Không biết mức độ ô nhiễm tới đâu, nhưng nhiều mảnh ruộng, nước tưới vào tới
đâu, lúa héo tới đó. Một người dân bức xúc, 3 sào lúa nhà chị đang mơn mởn, sau
khi lấy nước từ sông Lô vào bỗng dưng đỏ quạch rồi chết. Giặm đi giặm lại lúa
mới sống, nhưng phát triển rất chậm. Đổ vào bao nhiêu phân bón mà lúa vẫn còi
cọc. Năng suất lúa, một sào cũng chỉ đạt vài chục kg.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân :
+ Anh Đỗ Thành Chung, thôn Phú Lương, xã Cấp Tiến cho biết, gia đình anh đã
phải hít cái mùi khủng khiếp này vài năm nay. Đây là “sản phẩm” của Công ty An
Hoà, nằm cách khu dân cư chừng 200m. Mùi khét nồng nặc khắp nơi, hàng trăm
người dân các thôn gần Công ty An Hoà phải chịu trận gần như 24/24h trong
ngày. Hai đứa nhỏ nhà anh Chung, đứa nào cũng bị ho hen. Các bệnh về phổi đeo
bám những đứa trẻ nơi đây dai dẳng qua nhiều năm.
+ Anh Đ, cùng thôn Phú Lương cho biết, ban đêm anh hay đi soi cua bắt ếch nên
biết rất rõ việc Công ty An Hoà xả nước ra sông Lô. “Công ty này xả nước thải
không theo lịch trình nào cả. Có lúc thì ban ngày, nhưng chủ yếu là vào ban đêm
và rạng sáng. Tôi đi soi ếch đêm, mỗi lần đi qua đoạn này là phải bịt mũi, bịt
mồm. Nước xả không chỉ thối mà còn bốc khói mù mịt”, anh Đ kể.
+ Người dân kéo cá chết trên sông ra vớt được 20kg cá các loại nhưng không dám

ăn mà phơi khô làm thức ăn chó, mèo. Cách đây không lâu, một vài người dân xã
Cấp Tiến, sau khi vớt cá trên sông Lô về ăn đã bị tiêu chảy, nôn ra mật xanh mật
vàng.
16
+ Chị Nguyễn Thị Tuyến, nhà cách Công ty An Hoà 300m thì cho biết, những
ngày mưa, hôm nào chị đi chợ từ tinh mơ cũng bắt gặp nước thải từ Công ty xả ồ
ạt ra sông Lô. Ban ngày, chỉ cần bơi ra bãi giữa sông có thể vơ cả đống vỏ trai,
hến bị chết. Anh Chung kể, trước đây, nước sông Lô trong xanh lắm, giờ thì… có
cho tiền cũng không ai dám nhảy xuống tắm. “Hôm nọ, tôi thử lội xuống đến đầu
gối chứ không dám dìm cả người. Thế mà tối về ngứa đỏ chân, gãi bắn cả máu.
Chân nổi mẩn như bị sâu róm đốt”.
+ Chất lượng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến giảm sút năng suất lúa.
Một người dân lo lắng chỉ tay sang mảnh ruộng bên cạnh, cỏ mọc um tùm bảo, hộ
đó bỏ cấy lúa rồi, một sào được mấy chục cân thóc thì lấy gì mà ăn.
+ Những hộ dân quanh Công ty An Hoà cho biết, trước khi đi vào hoạt động, đơn
vị này hứa sẽ thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh cho tất cả người dân sống
cạnh Công ty, trong vòng bán kính 500m (khoảng 100 hộ). Mỗi tháng sẽ biếu
đường sữa, đồng thời đóng bảo hiểm dài hạn.Nhưng cho đến nay, các hộ dân trên
vẫn chưa được cầm thẻ bảo hiểm, cũng chẳng được khám chữa bệnh như lời Công
ty đã hứa. Bên cạnh đó hiện hơn 6.000 người dân Cấp Tiến vẫn phải ăn nguồn
nước lấy từ giếng khoan. Những giếng khoan này hút trực tiếp từ mạch nước
ngầm, ngay cạnh con sông Lô khá gần.
Như vậy sức khỏe và tính mạng của người dân ở khu vực này đang bị đe dọa
nghiêm trọng cùng với đó đời sống mưu sinh của bà con gặp rất nhiều bất lợi
trước sự ô nhiễm nguồn nước của sông Lô. “Bệnh tật bây giờ tôi chưa dám khẳng
định. Nhưng 5 – 10 năm nữa, nếu không có biện pháp ngăn chặn, chắc chắn người
dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không cẩn thận Cấp Tiến sẽ có làng ung thư,
xã ung thư mất thôi”, ông Nguyễn Tiến Lâm, Chủ tịch UBND xã Cấp Tiến lắc
đầu.
Kết:

Số tiền phạt công ty giấy An Hoà đã lên đến hàng tỷ đồng, tuy nhiên quá trình
khắc phục ô nhiễm chỉ được thực hiện một cách khiên cưỡng, qua loa. Không biết
rắng hồi kết về việc xử lý công ty giấy An Hoà sẽ diễn biến ra sao nhưng những
tác động trực tiếp đến nguồn nước sông Lô là điều không thể bàn cãi, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống lao động của người dân Sở TN &Mt
17
Tuyên Quang khẳng định “ Hiện Công ty An Hoà đang báo cáo Sở về việc dừng
nhà máy để bảo dưỡng. Trong khi đó, cảnh sát môi trường đã kiểm tra nhiều lần,
chỉ riêng năm 2014, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã xử phạt công ty này 500
triệu, cảnh sát môi trường cũng phạt đến 400 triệu và Sở phạt 50 triệu. Hiện Công
ty An Hoà đang có hợp đồng với đối tác phía Malaysia để xử lý vấn đề môi
trường, tới đây Sở sẽ tăng cường kiểm tra, mỗi tháng từ 1- 2 lần, nếu trong một
thời hạn nhất định, việc khắc phục không được triệt để, Sở sẽ kiến nghị biện pháp
xử lý cứng rắn đối với Công ty An Hoà”. Mong rằng sự vào cuộc kịp thời và cứng
rắn của chính quyền sẽ khắc phục được môi trường, trả lại sự trong sạch cho
nguồn nước sông Lô giúp bà con yên tâm lao động sản xuất !
18

×