Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da camdioxin tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.63 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN
NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2015
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN
NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Trung Tín
HÀ NỘI, năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trần Thị Phương Anh
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực


của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa
học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học,
PGS. TS. Nguyễn Trung Tín đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa
Luật, Học Viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Tác giả luận văn
Trần Thị Phương Anh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
Kết luận chương 1 23
Kết luận chương 2 44
Chương 3 45
Kết luận chương 3 73
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Chất độc da cam/dioxin” – cụm từ mang tính hoá học đơn thuần này đã và
đang gây đau khổ cho biết bao thế hệ người Việt Nam. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa
gần 40 năm nhưng hậu quả của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh
vẫn còn rất nặng nề đối với môi trường và sức khỏe con người. Những mảnh đất,
nguồn nước bị nhiễm chất độc dioxin vẫn từng ngày từng giờ ảnh hưởng tới sức
khoẻ và môi truờng sống của nhân dân, đồng bào ta. Hậu quả của hơn 80 triệu lít
hoá học (khoảng ½ là chất da cam) chứa gần 400 kg dioxin – một chất cực kỳ nguy
hiểm mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam từ Quảng Bình tới mũi Cà Mau làm cho hơn 30

triệu người Việt Nam “họ sống đó, nhưng cuộc sống của họ ví như địa ngục trần
gian” (theo Thông tấn xã Việt Nam /Vì nỗi đau da cam).
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, có trên 3 triệu nạn nhân bị
nhiễm chất độc hóa học trực tiếp, trong đó có 1 triệu cán bộ và chiến sĩ phục vụ ở
chiến trường, gây ảnh hưởng đến cả thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba. Số liệu của Uỷ
ban 10 – 80 trước đây ước tính trẻ em bị dị tật do nguyên nhân chất độc da cam
chiếm khoảng 1% dân số”[6, tr.15]
Trong tổng số 15.900.980 hộ dân trong cả nước, có 189.293 hộ có người bị hậu
quả chất độc hóa học (chiếm khoảng 1,2%), trong đó có 34.908 hộ là cả vợ và chồng
đều bị hậu quả trực tiếp chất hóa học. Tổng số người bị hậu quả chất độc hóa học trong
cả nước là 447.845 người, trong đó 63.315 người đã chết (tỷ lệ 14,14%). [37]
Để từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã có nhiều chủ trương, chính sách về xử lý các khu vực còn tồn lưu lượng dioxin
1
cao, ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các chế độ bảo trợ xã hội cho nạn
nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Việt Nam đã thành lập Ủy ban 10-80 để điều
tra về những hậu quả của chiến tranh hóa học và lập Ban Chỉ đạo 33 để khắc phục
hậu quả của cuộc chiến tranh. Nhà nước ta đã ban hành một số chính sách trợ cấp
ưu đãi cho các nạn nhân chất độc da cam là bộ đội, thanh niên xung phong từ chiến
trường trở về và con đẻ của họ; có chính sách trợ cấp xã hội cho các nạn nhân là
dân thường bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh tùy thuộc mức độ nhiễm và
sức khỏe còn lại của họ nhằm giảm bớt phần nào sự vất vả trong cuộc sống hằng
ngày của họ. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam cũng được thành lập với mục đích huy động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước dành cho các nạn nhân chất độc da cam. Hội Nạn nhân
chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng được thành lập, có chức năng bảo vệ quyền
lợi cho các nạn nhân chất độc da cam và là đại diện pháp lý cho các nạn nhân chất
độc da cam Việt Nam quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà
nước Việt Nam cũng đã quyết định ngày 10/8 hàng năm là ngày vì nạn nhân chất
độc da cam. Ðến nay đã có hơn 425.000 nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin

được cải thiện đời sống, sức khỏe, vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin còn gặp rất nhiều
khó khăn, vất vả khi làm các thủ tục để được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi
theo quy định của Nhà nước. Vẫn còn nhiều nạn nhân nhiễm chất độc da
cam/dioxin chưa được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi của Nhà nước. Đó là
do, nội dung văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người nhiễm chất độc da
cam/dioxin còn nhiều bất cập, còn chưa thật cụ thể, khoa học nên việc áp dụng, thực
thi trên thực tế gặp khá nhiều vướng mắc, áp dụng tràn lan hoặc giải quyết tùy tiện,
mỗi địa phương áp dụng theo cách riêng của mình. Pháp lệnh quy định không cụ
thể, Nghị định có quy định chi tiết hướng dẫn thi hành nhưng Thông tư quy định cụ
thể lại không phù hợp với Nghị định và Pháp lệnh.
2
Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất
độc da cam/dioxin tại Việt Nam nhằm chỉ ra những bất cập trong nội dung của văn
bản pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết.
Là một cán bộ đang công tác tại Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 (Văn phòng Ban
Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “Pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin tại
Việt Nam” để nghiên cứu trong phạm vi luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề liên quan đến chất độc da cam/dioxin đã được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ. Có thể liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu như:
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chính
sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin; đề xuất phương hướng và giải pháp
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện”, mã số KHCN-33.9/11-15 do PGS.TS. Nguyễn Thế
Lực làm chủ nhiệm;
Công trình này đã xây dựng được khung lý thuyết về xác định đối tượng bị
nhiễm chất độc da cam/dioxin; nêu được thực trạng đối tượng bị nhiễm chất độc
hóa học/đioxin; nêu và phân tích thực trạng chính sách đối với người bị nhiễm độc

hóa học/đioxin và khuyến nghị hoàn thiện các chính sách đối với nạn nhân chất độc
da cam/dioxin. Tuy nhiên, công trình này không xem xét vấn đề dưới góc độ bảo
trợ xã hội và pháp luật bảo trợ xã hội mà chủ yếu xem xét dưới góc độ người có
công với cách mạng và những bất cập trong thực tiễn thi hành chính sách với người
có công với cách mạng.
- Phan Anh (2014), Tạo thuận lợi hơn cho người bị nhiễm chất độc hóa học,
/>nguoi-bi-nhiem-chat-doc-hoa-hoc/330505.html
3
- Mỹ Bình (2014), Cần hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da
cam, />nan-nhan-chat-doc-da-cam
- Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kế hoạch hành động quốc gia khắc
phục hậu quả chất độc hoá học, Hà Nội
- Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), Sổ tay truyền thông về dioxin và dự
phòng phơi nhiễm dioxin, Hà Nội
- Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), 50 câu hỏi và đáp về chất da
cam/dioxin, Hà Nội
- Xuân Cường (2014), Gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách cho nạn
nhân da cam, />cho-nan-nhan-da-cam-20140821235407843.htm
- Hậu quả tâm lý ở những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến
tranh ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2010
- Minh Quân (2015), Chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam:
vướng ở thủ tục, />- Đào Mộng Điệp (2012), Pháp luật bảo trợ xã hội và hướng hoàn thiện, Tạp
chí Luật học, số 11, tr. 3 - 11
- Nguyễn Văn Hồi (2011), Một số định hướng chính sách bảo trợ xã hội giai
đoạn 2011-2015, Tạp chí Lao động và Xã hội. Bộ lao động - Thương binh và Xã
hội, Số 9, tr. 27 – 29
- Nguyễn Hiền Phương (2013), Pháp luật bảo trợ xã hội đối với người
khuyết tật tại Việt Nam - Thực tiễn và một số kiến nghị, Tạp chí Luật học, Số Đặc
san pháp luật người khuyết tật, tr. 84 – 93
- Đặng Thị Dung (2012), Pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết

tật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp
- Nguyễn Đức Hoàng (2013), Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ luật học
4
- Lê Thơm (2014), Bất cập trong thực hiện chính sách với nạn nhân da cam,
/>346011.vov
- Quang Vinh (2014), Cần hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất độc
da cam/di-ô-xin, />Các bài viết nêu trên mới xem xét vấn đề chế độ, chính sách đối với nạn
nhân chất độc da cam một cách tản mạn, nhỏ lẻ về một hoặc vài khía cạnh nhỏ
trong các khâu của quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật liên quan đến người
khuyết tật nói chung và nạn nhân nhiễm chất độc da cam nói riêng. Nhìn chung,,
các nghiên cứu đã chỉ ra được những tác hại khủng khiếp của chất độc da
cam/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người, đề xuất những giải pháp
từng bước khắc phục các tồn lưu dioxin trong môi trường, ứng dụng biện pháp mới
trong điều trị cho nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Song, các nghiên cứu về
vấn đề bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin dưới góc độ
pháp lý thì chưa có nhiều. Mới chỉ có các nghiên cứu liên quan đến chính sách nói
chung đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin hoặc với người có công; các nghiên
cứu về pháp luật bảo trợ xã hội nói chung hoặc pháp luật bảo trợ xã hội đối với
người khuyết tật nói chung.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo trợ xã hội đã nêu và
phân tích khái niệm bảo trợ xã hội, những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam
về bảo trợ xã hội; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật
hiện hành về bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ xem xét về bảo
trợ xã hội trong phạm vi đối tượng là người khuyết tật nói chung, không xem xét
đối tượng cụ thể là nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Hiện chưa có nghiên cứu về pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân
nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5

Mục đích của luận văn là làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo
trợ xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. Để thực hiện
mục đích này, tác giả đặt ra các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với
người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin;
+ Đánh giá thực trạng thực thi các quy định pháp luật này trên thực tế ở Việt Nam;
+ Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm
chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về mặt pháp luật bảo
trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 2000 (khi có chính sách riêng cho người người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học) đến năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê Nin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật,
trong đó có lý luận về phương pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội nói
chung và phương pháp hoàn thiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm
chất độc da cam/dioxin nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của
Triết học Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử
và logic, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp
thống kê, so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp
luật về bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
6
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập của pháp luật về bảo trợ

xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và luận văn đề ra các giải
pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn
nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn cho những người trực tiếp thực hiện các quy định pháp luật bảo trợ xã hội
đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Luận văn có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại
học chuyên luật, cho những người đang công tác tại các Hội chất độc da cam/dioxin
ở Việt Nam và cả những người là nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật bảo trợ xã hội đối với
nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất
độc da cam/dioxin
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chất độc da cam/dioxin
Chất độc da cam là tên một loại chất diệt cỏ do quân đội Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam. Để dễ nhận biết và phân biệt các loại chất diệt cỏ, quân đội
Mỹ dùng sơn với màu sắc khác nhau sơn thành những vạch màu trên các phương
tiện chứa các chất độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp 2,4-D và 2,4,5-T được sơn
vạch màu da cam, nên có tên gọi là chất da cam [7]. Ngoài loại chất được sơn màu
da cam, còn có các loại thùng phi được sơn màu xanh, màu trắng và tên gọi các chất

độc đó được gọi tương ứng là chất xanh, chất trắng…
Chất độc được dùng vạch sơn màu da cam để phân biệt là hỗn hợp 2,4-D và
2,4,5-T. Đó là một chất lỏng màu nâu hay màu nâu đỏ, không tan trong nước, tan
trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ. Thành phần hỗn hợp gồm 50% các dẫn
xuất của 2,4-D và 50% các dẫn xuất của 2,4,5-T.
Theo tài liệu tập huấn giảng viên dự phòng phơi nhiễm dioxin - Trường Đại
học Y tế công cộng, tác giả GS.TS Lê Vũ Anh, “Dioxin là một từ chung để gọi một
nhóm gồm 75 hoá chất khác nhau, chủ yếu do con người tạo ta, rất khó phân huỷ và
do đó chúng tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài” [7]. Dioxin có trong
chất da cam và một số chất diệt cỏ khác được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến
tranh tại Việt Nam. Trong các loại dioxin mà quân đội Mỹ đã sử dụng, chất da cam
chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê, các chất diệt cỏ được quân đội Mỹ sử
dụng ở miền Nam giai đoạn 1961-1972 là 74.175.920 lít gồm: 43.332.640 lít chất
da cam, 21.798.400 lít chất trắng, 6.100.640 lít chất xanh mạ, 2.580.240 lít chất tím,
273.520 lít chất hồng và 75.920 chất xanh lá cây [52].
Chính vì chất da cam là loại chất độc nhất trong các loại dioxin và được quân
đội Mỹ sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam nên mặc dù chất da cam và
8
dioxin là hai loại chất hoàn toàn khác nhau nhưng người ta vẫn thường dùng thuật
ngữ chất độc da cam/dioxin để chỉ chung loại chất độc hóa học chủ yếu được quân
đội Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam.
Theo tài liệu Sổ tay truyền thông về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin
của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Dioxin là từ dùng
chung để gọi một nhóm chất gồm 75 chất policlodibenzo-para-dioxin và 135 chất
của policlodibenzofuran. Các chất này có cấu trúc, đặc tính lý, hóa học, tính độc
tương tự nhau” [7, tr.5]. Dioxin có cấu trúc cơ bản gồm:
- Hai vòng benzen nối với nhau bởi 2 nguyên tử oxy ở vị trí para của các
nguyên tử các bon.
- Có 4 nguyên tử chlor gắn với các nguyên tử cácbon ở các vị trí 2,3,7,8.
- Tên hoá học là 2,3,7,8- Tetracholorodibenzo, para dioxin- được gọi là

Dioxin.
Sơ đồ cấu trúc hoá học của dioxin:
9 0 1
CL-8 2 - CL
CL -7 3 - CL
6 0 4
Hình 1: 2,3,7,8, - Tetrachorodibenzo, viết tắt là 2,3,7,8, - TCDD
Có 75 hợp chất có tác dụng giống như Dioxin (Dioxin -like) được gọi chung
là các Dioxin đa chlor hoá. Những hợp chất này đều thuộc loại chất độc và được
chia thành 8 nhóm dựa vào số lượng nguyên tử chlor trong phân tử dibenzo – P-
Dioxin (có thể có từ 1 đến 8 nguyên tử chlor). 75 nhóm đồng phân chúng giống
nhau về cấu trúc với cấu trúc cơ bản là phân tử dibenzo para – Dioxin; ít tan trong
nước, ít bay hơi và đều là các chất độc hoá học với mức độ độc khác nhau. Chất có
độc tính cao nhất là 2,3,7,8, - TCDD và chất này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng
lượng Dioxin trong môi trường tại các điểm nóng Dioxin của Việt Nam sau đó là
penta chlorodibenzo –p- Dioxin 1,2,3,7,8 PeCDD [46].
9
Về đặc điểm, các chất thuộc nhóm Dioxin có nhiều tính chất giống nhau như
ít hoà tan trong nước nhưng hoà tan rất tốt trong dầu mỡ (ví dụ mỡ lợn, mỡ gà, mỡ
cá, trứng, sữa ) và các dung môi hữu cơ [8].
Ví dụ: 1 nghiên cứu ở thành phố Biên Hoà cho thấy nồng độ Dioxin của
mẫu thịt cá quả là 66pg/g trong khi đó trong mỡ cá quả là 15.349pg/g (Schecter và
cộng sự 2003), cao gấp nồng độ trong thịt cá khoảng 230 lần (ghi chú 1pg =1 phần
nghìn tỷ g; 1000g= 1 kg). Dioxin bám rất chắc vào các chất hữu cơ có trong đất,
nước và không dễ bay hơi. Dioxin không phản ứng với oxy, nước và hầu như không
bị phân huỷ bởi vi khuẩn nên chúng tồn tại trong môi trường trong một thời gian rất
dài. Dưới một số điều kiện, Dioxin có thể bị phân huỷ bởi ánh nắng mặt trời; tuy
nhiên, quy trình này diễn ra với tốc độ rất chậm [52]. Do đó, mặc dù hoạt động
phun rải chất da cảm và các chất diệt cỏ khác đã kết thúc cách đây gần 40 năm
nhưng nồng độ Dioxin tại một số vùng ở Việt Nam, đặc biệt là tại một số sân bay và

khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ hiện vẫn cao.
Ở nhiệt độ từ 800
o
C, Dioxin tinh khiết sẽ bị phân huỷ gần như hoàn toàn.
Tuy nhiên, đối với Dioxin tồn tại trong các hạt bụi thì có thể tồn tại ở nhiệt độ cao
tới 1.150
o
C [52]. Như vậy, để xử lý được Dioxin trong đất thì cần phải xử lý bằng
các lò đốt ở nhiệt độ cao và thường là rất kém. Ví dụ, ước tính chi phí để xử lý bằng
nhiệt cho khoảng 93.320 tấn đất nhiễm Dioxin ở Sân bay Biên Hoà là vào khoảng
35 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 650 tỷ đồng” [7].
Các nghiên cứu khoa học cho thấy khi được thải vào môi trường, Dioxin có
thể tồn tạị trong môi trường đất, nước, không khí và thức ăn. Tuy nhiên, theo một
nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của 400 người dân sống tại
phường Trung Dũng và Tân Phong của thành phố Biên Hoà do Hội Y tế công cộng
Việt Nam tiến hành năm 2006 cho thấy mặc dù sống trên một trong những điểm
nóng Dioxin nhưng chỉ có 2% số người được hỏi, biết Dioxin có thể tồn tại trong cả
bốn môi trường thành phần này [52]. Một nghiên cứu khác cũng do Hội y tế công
cộng Việt Nam triển khai năm 2009 tại 4 phường gần Sân bay Đà Nẵng là An Khê,
Hoà Khê, Thanh Khê và Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cũng
10
cho thấy người dân có kiến thức rất hạn chế về vấn đề này. Nhìn chung có sự khác
biệt về nhận thức của người dân ở bốn phường điều tra và phần lớn người dân cho
rằng Dioxin tồn tại trong nước 76% và trong đất 54,9%, trong khi đó chỉ có 15,9%
số người được hỏi biết Dioxin có thể tồn tại trong thực phẩm và chỉ có một người ở
phường An Khê biết Dioxin có thể tồn tại trong cả đất, nước, không khí và thực
phẩm [52].
* Dioxin trong không khí
Trong không khí, Dioxin thường bám vào các hạt lơ lửng, ví dụ tro bụi từ các
lò đốt rác thải, do đó được bảo vệ khỏi quá trình phân huỷ do tia nắng mặt trời và

phát tán rộng rãi [8]. Cuối cùng, Dioxin cùng các hạt lắng xuống mặt đất.
* Dioxin trong đất
Dioxin trong đất có thể do được thải trực tiếp, hoặc do Dioxin cùng các hạt
bụi trong không khí lắng xuống hay Dioxin trong nước ngấm vào. Ở bề mặt đất ở
độ sâu 0,1 cm thì cũng phải mất khoảng 9 đến 15 năm mới phân huỷ được một nửa
lượng Dioxin có trong đất. Ở độ sâu trên 0,1 cm kể từ bề mặt, thời gian cần thiết để
phân huỷ một nửa lượng Dioxin có trong đất thường lâu hơn nhiều, có thể kéo dài
từ 25 tới 100 năm.
Do đó, mặc dù chiến tranh đã kết thúc cách đây gần 40 năm nhưng nồng độ
Dioxin một số vùng ở Việt Nam, đặc biệt là tại các sân bay và các khu căn cứ quân
sự cũ của Mỹ hiện vẫn còn cao. Ví dụ, “tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hoà, Phù Cát
các mẫu đất bùn có nồng độ Dioxin vượt tiêu chuẩn cho đất nông nghiệp của nhiều
nước trên thế giới hàng chục, thậm chí hàng nghìn lần”[52].
* Dioxin trong nước
“Dioxin có thể được thải trực tiếp vào môi trường nước từ các nguồn phát
thải hoặc do xói mòn đất. Do tính chất của Dioxin là không hoà tan trong nước và
tan tốt trong chất béo (dầu, mỡ) và các dung môi hữu cơ, một khi được thải vào môi
trường nước, Dioxin thường tích tụ lại trong cơ thể sinh vật thủy sinh và với nồng
độ ngày càng tăng lên trong chuỗi thức ăn từ sinh vật phù du, tới cá, tôm, ngao, sò,
11
ốc v.v (đặc biệt là các loại thuỷ sản ở lớp bùn) và tới con người, hoặc tích tụ trong
lớp bùn đáy của sông, suối, ao, hồ và biển. Ví dụ, theo Trung tâm Sức khoẻ nồng độ
Dioxin trong cá cao gấp 100.000 lần nồng độ trong nước. Tại một số ao hồ ở các
điểm nóng nhiễm Dioxin, ví dụ Hồ Sen ở Sân bay Đà Nẵng, Hồ Biên Hùng ở gần
Sây bay Biên Hoà có nồng độ Dioxin hiện vẫn còn rất cao và các loài cá, đặc biệt là
cá ăn ở tầng đáy bị nhiễm Dioxin vượt tiêu chuẩn cho phép hàng nghìn lần [31].
Hiện nay mọi hoạt động đánh bắt cá tại Hồ Biên Hùng đã bị cấm. Tuy nhiên, người
dân do chưa hiểu rõ nguy cơ nhiễm độc Dioxin nên vẫn xảy ra hiện tượng câu cá và
tiêu thụ cá tại các hồ này”.
* Dioxin trong thực phẩm

“Đối với môi trường trên cạn, Dioxin trong các hạt bụi bám vào cây cối hoa
màu. Các động vật ăn cỏ như trâu, bò tích tụ Dioxin với nồng độ cao hơn do tiêu
thụ rau cỏ bị nhiễm Dioxin ở trong các hạt bụi đất bám vào rau cỏ trong cơ thể động
vật, Dioxin không được chuyển hoá vì vậy không thải ra ngoài trong phân hay nước
tiểu mà tích tụ lại trong các mô mỡ. Khi con người tiêu thụ thịt mỡ, sữa và các sản
phẩm từ thịt, sữa động vật thì sẽ bị nhiễm Dioxin” [31].
Về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin lên sức khỏe con người, theo phân loại
của tổ chức nghiên cứu ung thế quốc tế (IARC), đây là tác nhân gây ung thư, gây
suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh và nhiều tác
hại khác đối với con người.
Dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể con người từ nguồn thực phẩm (95%),
chủ yếu là các thực phẩm có nguồn gốc động vật (cá, thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ
sữa); thực phẩm nguồn gốc thực vật (rau quả, ngũ cốc) chỉ chiếm khoảng 2-3%; từ
không khí chiếm 1,5-2%; từ đất khoảng 1%, từ nước khoảng 0,2%.
1.1.2. Khái niệm nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin
Nạn nhân nhiễm chất da cam/dioxin là người bị phơi nhiễm với chất da
cam/dioxin có biểu hiện bệnh lý liên quan hoặc để lại hậu quả cho các thế hệ sau [8,
tr. 15]
12
Việc công nhận là nạn nhân nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam cũng như
ở Mỹ và các nước khác hiện nay đều dựa vào hai tiêu chí: Nguyên nhân làm phát
sinh bệnh tật và hậu quả gây ra các bệnh tật thuộc danh mục được nhà nước công nhận.
Về tiêu chí nguyên nhân làm phát sinh bệnh, theo quy định của Bộ Y tế Việt
Nam, nạn nhân chất độc da cam/dioxin phải là người có tiếp xúc với chất độc da
cam/dioxin, có tiếp xúc thì mới có phơi nhiễm với dioxin và có phơi nhiễm thì mới
xảy ra các tác động có hại đối với sức khoẻ gây ra các hậu quả đối với sức khoẻ và
mới là nạn nhân của sự phơi nhiễm. Tiêu chí tiếp xúc là tiêu chí bắt buộc phải có.
Tiêu chí này thể hiện qua thời gian và không gian phơi nhiễm chất da cam. Ở Việt
Nam, thời gian bị phơi nhiễm được tính bắt đầu từ 10-8-1961 trở về sau. Người nào
mắc những bệnh hoặc sinh con có dị dạng, dị tật tuy phù hợp với danh mục bệnh tật

đã được nhà nước công nhận, nhưng xảy ra trước ngày 10-8-1961 thì không phải là
nạn nhân chất độc da cam. Địa điểm phơi nhiễm được công nhận ở Việt Nam là
những vùng đất từ vĩ tuyến 17 trở vào, vùng biên giới Việt-Lào, biên giới Việt Nam
- Cam-pu-chia, 20 xã thuộc bờ bắc sông Bến Hải (Vĩnh Linh, Quảng Trị), khu vực
đèo Mụ Giạ (Quảng Bình). Những người tuy có bệnh tật hoặc sinh con dị dạng, dị
tật nhưng không có thời gian lao động, công tác, chiến đấu tại các vùng bị phun rải
chất da cam thì không phải là nạn nhân chất độc da cam. Hiện nay ở Việt Nam ba
vùng đã được xác định là vùng nóng chứa hàm lượng dioxin rất cao là vùng nằm
trong khu vực sân bay Biên Hoà, sân bay Đà Nẵng và sân bay Phù Cát [46].
Tiêu chí thứ hai là về hậu quả đối với sức khoẻ. Nạn nhân chất độc da cam là
người bị một trong những bệnh đã được xác định là do dioxin gây ra. Quyết định số
09/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định danh mục 17 nhóm bệnh chính có liên
quan đến phơi nhiễm dioxin gồm:
1. Ung thư phần mềm
2. U lympho không Hodgkin
3. U lympho Hodgkin
4. Ung thư phế quản
5. Ung thư khí quản
13
6. Ung thư thanh quản
7. Ung thư tuyến tiền liệt
8. Ung thư gan nguyên phát
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính
11. Tật gai đốt sống chẻ đôi
12. Bệnh trứng cá do clo
13. Bệnh đái tháo đường type 2
14. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm
15. Các bất thường sinh sản
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm độc hóa

học/dioxin)
17. Rối loại tâm thần.
Đối với những người có tiếp xúc trực tiếp với chất da cam/dioxin và bị mắc
một bệnh nào đó không nằm trong 17 bệnh được công nhận nhưng được Hội đồng
giám định sức khoẻ cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác định là có bệnh có liên quan
thì cũng có thể được công nhận là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Như vậy, đối với tiêu chí về sức khoẻ được phân định hai cấp độ giám định:
+ Hội đồng giám định sức khoẻ cấp huyện giám định các trường hợp bị mắc
một trong 17 bệnh đã được công nhận có liên quan với dioxin.
+ Hội đồng giám định sức khoẻ cấp tỉnh và trung ương giám định những
trường hợp không thuộc 17 bệnh đã công nhận. Cấp Trung ương chỉ giải quyết
những trường hợp vượt quá khả năng giám định của cấp tỉnh” [46].
Theo quan điểm của Bộ Y tế, có sự khác nhau giữa người bị phơi nhiễm chất da
cam và nạn nhân chất độc da cam. Người bị phơi nhiễm và người là nạn nhân đều
giống nhau ở tiêu chí tiếp xúc với chất độc hoá học dioxin, đều trả lời là có tiếp xúc
nhưng người là nạn nhân khi bị một trong 17 bệnh đã được công nhận hoặc bị tác
động xấu đối với sức khoẻ có biểu hiện ra ngoài tuy không nằm trong 17 bệnh được
công nhận, nhưng được hội đồng giám định sức khoẻ xác định là tác động xấu với
14
sức khoẻ có liên quan đến sự phơi nhiễm. Sự khác nhau cơ bản giữa người bị phơi
nhiễm với chất độc da cam/dioxin và người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, là
ở chỗ có hại đối với sức khoẻ. Về phơi nhiễm, có phơi nhiễm trực tiếp và phơi
nhiễm gián tiếp. Phơi nhiễm trực tiếp là những người có tiếp xúc trực tiếp với chất
da cam, bao gồm những người bị phun rải, những người sống, hoạt động trong
những điểm nóng, tức vùng có tồn lưu chất độc dioxin cao. Phơi nhiễm gián tiếp là
những con, cháu của những nạn nhân chất độc da cam. Họ là nạn nhân chất độc da
cam do di truyền gen khiếm khuyết của ông, bà, bố, mẹ hoặc qua bú sữa mẹ là
những nạn nhân chất độc da cam. Không phải mọi người bị phơi nhiễm chất da cam
đều mắc bệnh và không phải tất cả con, cháu của nạn nhân chất độc da cam đều
mắc bệnh, đó là điều mà khoa học chưa giải thích được. Theo số liệu của nữ khoa

học gia người Mỹ Stenman, ở Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm,
trong đó có 1,3 triệu người là nạn nhân.
Với người Mỹ, theo quy định của Mỹ, những ai đã đặt chân lên đất Việt Nam
trong thời kỳ chiến tranh mà mắc bệnh thuộc danh mục được Viện Y học Mỹ công
bố đều được hưởng trợ cấp tổn thương do chất da cam. Ở Việt Nam, việc công nhận
là nạn nhân chất độc da cam/dioxin hiện nay được thực hiện bởi các Hội đồng giám
định mà thành phần gồm có đại diện của các ngành : Y tế, Lao động-Thương binh
và Xã hội, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc.
Về số lượng nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, chưa có số
liệu thống kê đầy đủ. Con số 4,8 triệu người phơi nhiễm và 1,3 triệu nạn nhân là do
nữ khoa học gia người Mỹ J.M Stenman và các nhà khoa học Trường đại học
Columbia đăng trên Tạp chí Thiên nhiên số 1422, tháng 4 năm 2003. Bà Stenman
cho rằng con số đó chưa đầy đủ bởi bà thống kê căn cứ vào số dân tại các khu vực
bị phun rải theo bản đồ của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Số dân sống ngoài các
khu dân cư, sống trong rừng núi hoặc sống trong các vùng do chính quyền cách
mạng kiểm soát chưa được tính đến [52]. Nhà khoa học Nga Xa-phrô-nốp lại cho
rằng số người Việt Nam bị phơi nhiễm là 20 triệu người, bao gồm cả số dân ở vùng
bị trực tiếp phun rải và vùng lan tỏa theo làn gió và dòng nước [52]. Trong thời
15
chiến, có những nơi, những thùng chứa chất da cam sau khi hút hết được đem bán
cho dân hoặc cho không. Người dân đã sử dụng các thùng ấy để chứa nước, cất giữ
lúa, khoai, sắn, đỗ, lạc… và họ đã tự đầu độc mình mà không biết. Có một thực tiễn
chứng minh là trong số 63 tỉnh, thành trong toàn quốc thì hầu như tỉnh, thành nào
cũng có nạn nhân chất độc da cam.
1.1.3. Khái niệm pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất
độc da cam/dioxin
Bảo trợ xã hội là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống an sinh
xã hội và là một tiêu chí được cộng đồng quốc tế sử dụng đánh giá tiến bộ và công
bằng xã hội cùa một quốc gia. Bảo trợ xã hội thường được hiểu là biện pháp tương
trợ cộng đồng đơn giản, phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh

xã hội mỗi quốc gia. Theo cách hiểu thông thường, bảo trợ xã hội là “sự giúp đỡ
cho qua khỏi cơn nguy khốn” hay “giúp cho qua khỏi cơn nghèo ngặt” [32]. Về ngữ
nghĩa, đa số các nhà khoa học cho rằng cụm từ bảo trợ xã hội gồm hai nhóm từ
ghép là “cứu trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội”.
Cứu trợ xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ mọi hình thức và biện pháp giúp đỡ
của nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi
thành viên của xã hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không
đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân. Cứu trợ xã hội vừa mang tính
chất “cấp cứu” tức thời, vừa mang tính chất tương trợ lâu dài.
Trợ giúp xã hội là hoạt động chủ yếu của trợ cấp xã hội. Sự trợ giúp của xã
hội có thể dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường là bằng tiền, vật phẩm,
điều kiện sinh hoạt để cho thành viên trong xã hội gặp hoàn cảnh bất hạnh, rủi ro có
thể phát huy nội lực, hòa nhập vào cộng đồng và xã hội.
Do tầm quan trọng của bảo trợ xã hội mà hầu hết các nước đều tổ chức thực
hiện bảo trợ xã hội bằng cách xây dựng pháp luật về bảo trợ xã hội và tổ chức thực
hiện phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trong nước. Theo
thống kê của ILO, có 172 nước đã thiết lập hệ thống an sinh xã hội với việc thực
hiện chế độ bảo trợ xã hội ngay từ đầu.
16
Việt Nam coi bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng
bằng những biện pháp và hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào
cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không
đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm
giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua
những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Chính sách mang đậm
tính nhân đạo này đã được Nhà nước Việt Nam thể chế hóa thành những văn bản
pháp luật cụ thể và nội dung của các văn bản pháp luật này cũng có những thay đổi
tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước. Có
thể kể ra một số văn bản liên quan đến bảo trợ xã hội gồm: Luật Người cao tuổi
năm 2009, Luật Người khuyết tật năm 2010, Pháp lệnh về việc ưu đãi người có

công với cách mạng năm 2005 sau đó được sửa đổi bổ sung ngày 16/7/2012 và
được hợp nhất thành Văn bản hợp nhất Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng ngày 30/7/2012, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
thay thế Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số
13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010, Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc
trẻ em
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Người khuyết tật, “bảo trợ xã hội đối với người
khuyết tật là trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề,
việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ
thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ
người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi” [30].
Nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin theo nghĩa chung nhất là những
người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam, bị suy giảm khả năng lao động, vô sinh, sinh con dị dạng, dị tật
và thế hệ con, cháu, chắt… của họ chịu hậu quả sinh học của sự phơi nhiễm đó, bị
bệnh, suy giảm khả năng lao động, dị dạng, dị tật…[21, tr.50]
17
Như vậy, nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin chính là những người bị
lâm vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh vì bệnh tật hiểm nghèo, là một trong những đối
tượng rất cần được bảo trợ xã hội.
Pháp luật bảo trợ xã hội là tổng hợp các quy phạm pháp luật xác định quyền
và nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất, tinh thần
cho các thành viên gặp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng đảm bảo cuộc
sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Như vậy, trong phạm vi đề tài này, pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn
nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin được hiểu là các nguyên tắc và các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh
thần cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin, những người bị lâm vào

hoàn cảnh bất hạnh không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân
và gia đình.
1.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân
nhiễm chất độc da cam/dioxin
Xuất phát từ khái niệm pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất
độc da cam/dioxin nêu ở mục 1.1.3, có thể thấy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật
bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin chính là các quan hệ
phát sinh trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các nạn nhân nhiễm chất độc
da cam/dioxin, những người bị lâm vào hoàn cảnh bất hạnh không đủ khả năng đảm
bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Các chủ thể tham gia quan hệ hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các nạn
nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin là: Nhà nước, nạn nhân nhiễm chất độc da
cam/dioxin và các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động bảo trợ xã hội.
Nhà nước, với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật về bảo trợ xã
hội, đã xác định rõ được nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện bảo trợ xã hội đối
với các đối tượng được bảo trợ nói chung và đối với nạn nhân nhiễm chất đọc da
cam/dioxin nói riêng. Với bản chất nhân đạo và vai trò to lớn của bảo trợ xã hội,
hầu hết các nước đều thừa nhận cần thiết phải tổ chức bảo trợ xã hội cho người dân.
18
Nhà nước với pháp luật và nguồn ngân sách của mình định hướng và tổ chức việc
thực hiện bảo trợ xã hội. Cụ thể là Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc phân
bổ các nguồn lực và thu nhập, chi tiêu ngân sách cho các chương trình cứu trợ
thường xuyên và đầu tư tập trung vào các cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động
dịch vụ.
Đồng thời, Nhà nước cũng xác định rõ mối quan hệ hợp tác giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo trợ xã hội. Các Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục cùng các Hiệp hội trong xã hội cần phối hợp
hoạt động để công tác bảo trợ xã hội được hiệu quả, đúng người, đúng chính sách.
Theo Thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, hiện
nay, nước ta có khoảng 58 Hội chất độc da cam được thành lập ở cấp tỉnh, thành

phố; 518 Hội ở cấp huyện, quận; 5.368 Hội ở cấp xã, phường. Tổng số hội viên của
các Hội là 280.120 người. Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã được thành lập
ở trung ương và hàng chục địa phương [15]. Các Hội và Quỹ đã có rất nhiều hoạt
động ý nghĩa, chia sẻ gánh nặng cuộc sống cho rất nhiều nạn nhân chất độc da
cam/dioxin như: khám chữa bệnh cho nạn nhân, tặng quà, trợ cấp học bổng, tìm
việc làm, trợ vốn sản xuất, xây nhà tình nghĩa…
Ngoài ra, chủ thể của quan hệ pháp luật bảo trợ xã hội còn là các cá nhân,
thành viên khác trong xã hội. Đó là do tính tất yếu của việc xã hội hóa hoạt động
bảo trợ xã hội. Nhà nước không thể đảm bảo đủ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn
lực tài chính để thực hiện cứu trợ xã hội. Vì vậy, Chính phủ phải làm cho mọi người
dân, công chúng nhận thức được lợi ích của việc hướng các nguồn lực vào đối
tượng được bảo trợ, đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng.
Một chủ thể cũng rất quan trọng trong quan hệ pháp luật bảo trợ xã hội đối
với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin là các nạn nhân nhiễm chất độc da
cam/dioxin. Họ là những người có điểm chung là: nhiều bệnh tật, thường là bệnh
mãn tính, phải điều trị dài hạn nên sức khỏe yếu, giảm tuổi thọ, hạn chế trong sinh
hoạt, lao động, học tập và đời sống. Họ sống chủ yếu ở nông thôn. Theo số liệu điều
tra của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, chỉ có 10% nạn nhân nhiễm chất độc da
19
cam/dioxin sống ở thành thị còn 90% sống ở nông thôn. Do đó, cơ hội tiếp cận các
dịch vụ y tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của họ bị hạn chế hơn. Họ là những người
nghèo, yếu thế và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Họ rất mặc cảm tự ti, dễ bị
tổn thương do bị phân biệt đối xử, thậm chí hắt hủi. Chất lượng cuộc sống của họ
rất thấp do rất ít có cơ hội học hành, nghề nghiệp, cơ hội giao lưu cũng như cơ hội,
điều kiện hưởng thụ văn hóa… Ngoài ra, họ còn thường trực mang nỗi lo, tổn
thương về tâm lý như: lo diệt tộc, không có nơi nương tựa lúc về già, lo cho tương
lai con cái khi cha mẹ qua đời trước con…[15]
Tuy nhiên, nạn nhân chất độc da cam/dioxin cũng giống như các đối tượng
được bảo trợ xã hội khác vẫn phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng.
Chính bản thân mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi địa phương cũng phải có ý thức

nâng cao tính tự lực, tự cường, nỗ lực để tự vươn lên. Đây là điểm cho thấy sự khác
biệt giữa bảo trợ xã hội với cứu tế xã hội. Cứu tế xã hội nhằm đảm bảo cho đối
tượng được cứu tế tiếp tục cuộc sống bình thường còn bảo trợ xã hội nhằm mục tiêu
giúp đối tượng được bảo trợ phát huy được khả năng tự lo liệu cuộc sống, sớm hòa
nhập trở lại với cuộc sống cộng đồng.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân
nhiễm chất độc da cam/dioxin
Ngay từ khi xuất hiện, bảo trợ xã hội đã được đón nhận như một sự đảm bảo
cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với bộ phận “người yếu thế” cũng là thành
viên xã hội. Theo báo cáo Bảo trợ xã hội thế giới: xây dựng, phục hồi kinh tế, phát
triển của ILO năm 2014, “chính sách bảo trợ xã hội đóng vai trò trọng yếu… để
giảm nghèo khó và bất bình đẳng… thúc đẩy nguồn nhân lực và năng suất”. Báo
cáo của ILO cho rằng, không có đủ hoặc thiếu bảo trợ xã hội có liên hệ tới mức
nghèo cao và dai dẳng… và mức bất bình đẳng ngày càng tăng”.
Bảo trợ xã hội chính là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh
tế, chính trị, xã hội và pháp luật, là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi
thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro. Các quy định
của pháp luật bảo trợ xã hội nói chung và pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân
20
nhiễm chất độc da cam/dioxin nói riêng giúp cho hoạt động bảo trợ xã hội được
thực hiện công bằng và hiệu quả. Mục tiêu của bảo trợ xã hội đối với nạn nhân
nhiễm chất độc da cam/dioxin là nhằm chuyển nhượng các nguồn lực cho nạn nhân,
những người đang bị túng quẫn và dễ bị tổn thương, từ đó giúp họ đảm bảo được
mức sống tối thiểu và cải thiện điều kiện sống, sâu xa hơn nữa, là giúp giảm nghèo.
Theo báo cáo của ILO, “về cơ bản, những sự bảo trợ này quan trọng với
nhiều nước ở mọi cấp độ phát triển, bởi vì đây thực sự là một cách để các nước đảm
bảo rằng nguồn tài nguyên trong nước được phân phối một cách công bằng. Rằng
tất cả mọi người được hưởng lợi từ tăng trưởng như một cách để đảm bảo tăng
trưởng toàn diện. Do đó đảm bảo những lợi ích của tăng trưởng đến được với tất cả
mọi người.” [52]

Dưới góc độ kinh tế, pháp luật bảo trợ xã hội là công cụ có ý nghĩa giúp phân
phối lại tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh trong xã hội,
góp phần thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống, giảm bớt đói nghèo… Với góc độ
này, pháp luật bảo trợ xã hội chính là biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến
bộ xã hội.
Với đối tượng bảo trợ nói chung và nạn nhân chất độc da cam/dioxin nói
riêng, bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự tồn tại và tạo cơ hội
vượt qua những những khó khăn, túng quẫn về kinh tế. Theo số liệu thống kê của
Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, có 51,81% nạn nhân chất độc da cam/dioxin
thuộc diện nghèo và 48,12% còn lại là thuộc diện có mức sống trung bình [37]. Như
vậy, nạn nhân chất độc da cam/dioxin là những người có mức sống thấp hơn mức
sống tối thiểu của xã hội, các yêu cầu tối thiểu về kinh tế như ăn, mặc… không
được đảm bảo. Trong tình cảnh đó, bảo trợ xã hội chính là “lưới đỡ” kinh tế cuối
cùng về miếng cơm, manh áo hàng ngày cho đối tượng. Không chỉ dừng lại ở đó,
bảo trợ xã hội còn đưa đến những cơ hội thuận lợi để đối tượng tự vươn lên đảm
bảo và nâng cao đời sống của mình. Tuy nhiên, bảo trợ xã hội không thể loại trừ
được đói nghèo, bất hạnh, rủi ro mà chỉ khắc phục được phần nào tình trạng nghèo
túng, giảm bớt bất hạnh, rủi ro, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Dưới góc độ chính trị, bảo trợ xã hội không chỉ là thái độ của Nhà nước, là
biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro,
21

×