Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Công tác xã hội đối với nạn nhân của bạo hành gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.55 KB, 49 trang )

Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng nhân cách, là cái nôi
tinh thần của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và từ giã
cuộc đời. Không có ai lớn lên mà không cần một gia đình yên ấm, hạnh
phúc. Nhưng cuộc sống nhiều lúc không như con người mong đợi. Có người
may mắn có được tuổi thơ êm đềm bên cạnh cha mẹ và người thân, nhưng
cũng không thiếu những mảnh đời phải chịu nhiều bất hạnh, đau đớn về thể
xác lẫn tinh thần ngay trong chính gia đình của mình. Hằng ngày những phải
chứng kiến biết bao cảnh thương tâm, bố mẹ chửi rủa, đánh đập lẫn nhau…
và nạn nhân cuối cùng của những gia đình “cơm chẳng lành canh chẳng
ngọt” đó bao giờ cũng là những đứa trẻ, nỗi đau này sẽ đeo đẳng họ đến hết
cả cuộc đời nếu như họ không cố gắng chấp nhận và loại bỏ chúng.
Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao
nhưng dường như nó không tỷ lệ thuận với hạnh phúc của con người được
hưởng. Thay vào đó là những giá trị truyền thống của gia đình, nhân cách,
đạo đức, tình cảm bị xem nhẹ, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở
nên phức tạp và khó khăn hơn.
Điều đặc biệt là những tổn thương về mặt tinh thần ngay từ lúc còn
nhỏ sẽ còn đeo đẳng cho đến lúc trẻ đã trưởng thành. Càng kéo dài thời gian
thì những tổn thương dường như càng in sâu vào trong lòng của mỗi người
khó có thể thay đổi được. Đó là gánh nặng tinh thần rất lớn ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ.
CTXH ở nước ta hiện nay nói chung còn chưa phát triển, khái niệm về
CTXH còn mới mẻ mà không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của nó.
Đặc biệt, ở những vùng nông thôn nói chung và ở nơi tôi thực tế nói riêng,
hầu hết tất cả mọi người dân chưa có cơ hội để được tiếp cận với những dịch
vụ này, thậm chí là chưa từng nghe nói đến. Vì thế khi gặp những khó khăn
về mặt tâm lý hay những trở ngại trong cuộc sống họ không biết làm sao để
thoát khỏi những rắc rối đó vì vậy cuộc sống của họ dễ đi đến chỗ bị bế tắc
và có những hành vi tiêu cực.


Chính vì người dân chưa được tiếp cận với các dịch vụ của CTXH nên
đã gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân viên CTXH trong việc tiếp cận và hỗ
trợ họ giải quyết vấn đề. Đặc biệt là CTXH với những thân chủ đã từng là
nạn nhân của bạo hành gia đình lại càng khó khăn vì họ cố tình lảng tránh,
không muốn nhớ lại những cảm xúc đau buồn mình đã trải qua. Bản thân họ
nghĩ rằng mình có thể chấp nhận và tự mình có thể xử lý được những khó
khăn của họ. Nhưng thực tế lại không như vậy, họ vẫn luôn bị ám ảnh bởi
những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, làm như thế nào để họ nhận ra và đối diện

1
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
với cảm xúc của mình là điều quan trọng nhất. Nó đòi hỏi ở NVXH rất nhiều
kỹ năng và kinh nghiệm.
Đây chính là những lý do tôi chọn đề tài “Công tác xã hội đối với nạn
nhân của bạo hành gia đình” làm đề tài để viết tiểu luận trong chuyến đi thực
tế này. Hi vọng đề tài này sẽ cho chúng ta, đặc biệt là nhóm sinh viên
chuyên ngành công tác xã hội có thể nâng cao hiệu quả trợ giúp đối với
những đối tượng đã từng là nạn nhân của bạo hành gia đình, thông qua việc
tìm hiểu những thông tin, đặc điểm tâm lý của họ. Từ đó hỗ trợ những thân
chủ này để họ lấy lại được cân bằng về mặt tinh thần, dung hoà được các
mối quan hệ trong gia đình và xã hội của mình.

2
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
I. GIỚI THIỆU VÊ CƠ SỞ THỰC HÀNH.
Thôn 4 vốn là một thôn miền núi nghèo thuộc xã Cẩm Quan, huyện
Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích khoảng 2,5km, 60 hộ gia đình với
254 nhân khẩu.
Trước dây, đời sống người dân vô cùng khó khăn, nguồn thu nhập chủ
yếu của mỗi gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, chỉ canh tác được 2

vụ/năm. Ngoài ra không sử dụng để canh tác được bất kỳ một loại hoa màu
nào khác do đất đai quá xấu. Ngoài nguồn thu nhập từ lúa, người dân còn
chăn nuôi thêm một số loại gia súc, gia cầm và rau quả để phục vụ cho cuộc
sống của mình.
Bù lại, cuộc sống của người dân lại rất êm đềm, bình lặng sau lũy tre
làng, người dân yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, con cháu đều chăm ngoan
học giỏi, mong muốn đền đáp công ơn của ông bà, cha mẹ, thầy cô và tiếp
nối truyền thống hiếu học của quê hương. Tình hình chính trị, xã hội ổn
định. Ngoài các hoạt động văn hóa được tổ chức vào các ngày lễ lớn, ngày
kỷ niệm đất nước thì thôn không có hoạt động văn hóa nào khác.
Trong vòng 10 năm trở lại đây đời sống của người dân trong thôn đã
phát triển vượt bậc. Nhà nào cũng có của ăn, của để, đời sống vật chất được
đảm bảo, con cái được bố mẹ đầu tư học hành ngày càng nhiều hơn.
Nhưng đổi lại sự đầy đủ về đời sống vật chất thì đã có biết bao nhiêu
sự thay đổi về mặt xã hội. Đặc biệt, sau những năm đổi mới, đất nước ta hội
nhập vào nền kinh tế thị trường, làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành
phố lớn, hay đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ngày càng ồ ạt. Hình ảnh
một gia đình “Tam đại đồng đường” hay “Tứ đại đồng đường” giờ đây thật
hiếm hoi. Mỗi gia đình chỉ còn lại bố mẹ già, người vợ hay chồng ở nhà
chăm sóc con cái. Còn thanh niên, những người trong độ tuổi lao động đều
lăn lộn kiếm sống xa gia đình. Để có tiền gửi về cho gia đình sắm sửa những
tiện nghi sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất. Và chính họ cũng đã mang
về cho miền quê vốn bình lặng này một làn gió mới, một lối sống mới.
Nếu như trước đây các thành viên trong gia đình sống và cư xử với
nhau theo những lý lẽ rất thông thường như: “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi
đấy”, “Kính lão đắc thọ” hay “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Thì giờ
đây, lý lẽ đó hầu như không còn tồn tại nữa, sức mạnh của đồng tiền đã trở
thành quyền năng. Con người coi trọng tiền bạc hơn, cứ mải miết chạy theo
đồng tiền mà bỏ qua rất nhiều thứ quan trọng, trong đó có tình cảm gia đình.
Hình như đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì những giá trị

tinh thần ngày càng bị xem nhẹ đi. Tuổi trẻ có những lý lẽ riêng để sống mà
không cần phải noi gương ông bà, cha mẹ, mâu thuẫn thế hệ ngày càng lớn.
Nam nữ bình đẳng thì vợ chồng lại mải miết với công việc kiếm tiền, với sự

3
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
nghiệp mà lãng quên dần trách nhiệm của mình trong gia đình. Tình cảm vợ
chồng bị sứt mẻ, gia đình ly tán, những đứa trẻ phải chịu thiệt thòi, thiếu sự
chăm sóc của cha mẹ trở nên lầm lỳ, trầm cảm, thậm chí bị bạn bè rủ rê sa
vào các con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển…Một
vùng quê bình lặng đã không còn nữa mà thay vào đó là những đổi thay lớn
lao cả về kinh tế lẫn quan hệ xã hội.
Áp lực cuộc sống ngày càng lớn, con người ngày càng phải đối mặt
với nhiều vấn đề về tâm lý hết sức nghiêm trọng rất cần được sự trợ giúp của
Nhân viên xã hội. Bình thường một người trưởng thành mà gặp những khó
khăn, trở ngại trong cuộc sống nếu không được hỗ trợ họ cũng đã khó vượt
qua. Huống hồ là những người đã từng có tuổi thơ không bình lặng, bị đánh
đập, bất hạnh, thiếu thốn tình cảm thì lại càng khó khăn gấp bội.
Sau những biến đổi lớn về mặt kinh tế và đời sống xã hội, thôn 4
giống như một bức vừa sáng vừa tối, với những thay đổi tích cực lẫn tiêu
cực. Nhu cầu được hỗ trợ, quan tâm về đời sống tinh thần của người dân
chưa được đáp ứng. Ngoài ban hòa giải của thôn do Hội phụ nữ thành lập để
giải quyết một số xung đột trong gia đình (chủ yếu là mâu thuẫn vợ chồng)
thì chưa có một tổ chức nào có chức năng hoạt động giống như ngành Công
tác xã hội, chưa có những Nhân viên công tác xã hội thực thụ, được đào tạo
về kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ người dân giải quyết các vấn đề về tâm lý
nảy sinh.
Mặt khác, những người có các vấn đề về tâm lý, khó khăn trong hòa
nhập, hay những gia đình có xung đột thì đều cố tình dấu giếm, không muốn
đối mặt với nó với ý nghĩ sợ người khác biết thì sẽ không hay nên các vấn đề

khó khăn của họ ngày càng đi vào bế tắc, không có lối thoát. Mặc dù họ vẫn
cố tỏ ra bình thường nhưng đời sống tinh thần lại luôn căng thẳng. mọi
người nói chung và người dân thôn 4 nói riêng rất cần được tiếp cận đến các
hoạt động tâm lý để được hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết những khó khăn của bản
thân, gia đình để dung hòa các mối quan hệ và hơn hết là lấy lại cân bằng
trong đời sống tinh thần.
Tôi hi vọng rằng với sự phát triển ngày càng lớn của ngành Công tác
xã hội ở nước ta. Vào những năm tới người dân nói chung và người dân ở
các vùng nông thôn nói riêng sẽ được tiếp cận với các dịch vụ này. Sẽ không
còn nữa cảnh những gia đình ly tán vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt không biết
cách giải quyết, những người dân có các vấn đề về tâm lý sẽ được hỗ trợ để
tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống… Và hơn hết Công tác xã hội nói
chung đã đi vào đời sống của con người một cách thiết thực nhất.

4
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
II. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP THÂN CHỦ.
1. Hoàn cảnh tiếp nhận thân chủ.
Tôi thực hành những kiến thức về Công tác xã hội của mình một cách
rất tình cờ. Trước đây khi chưa theo học những kiến thức cơ bản của môn
công tác xã hội, mỗi khi bạn bè chia sẻ khó khăn gì thì tôi không biết nên
hành động như thế nào, muốn giúp bạn, an ủi bạn một tý tôi cũng không biết
nên bày tỏ như thế nào cho phải, hay đơn giản chỉ là chuyện mấy chị em tôi
cứ xung đột nhau mãi, em tôi không nghe lời mà tôi không có cách nào để
thuyết phục, khuyên giải. Cảm giác bất lực làm cho tôi rất khó chịu.
Nhưng từ khi theo học ngành Công tác xã hội, được trang bị nhiều
kiến thức, kỹ năng trong việc giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột
trong gia đình, bạn bè, giúp tôi cân bằng đời sống tinh thần, dung hòa các
mối quan hệ, khi gặp khó khăn thì biết cách suy nghĩ như thế nào cho tích
cực, điều này làm cho đời sống tinh thần của tôi trở nên dễ thở hơn. Tôi đã

cảm thấy như vậy là đã ổn rồi nếu như không có một chuyện bất ngờ xảy ra
với tôi.
V là một người bạn rất thân của tôi từ thời còn để chỏm. Chúng tôi
lớn lên bên nhau, cùng học với nhau từ mẫu giáo cho đến hết cấp 2 thì vì lý
do gia đình V phải chuyển trường, chúng tôi xa nhau từ đó. Khi tôi còn học
cấp 3 thì điện thoại cũng như internet ở quê tôi cũng chưa phát triển như bây
giờ, chúng tôi chỉ liên lạc với nhau bằng thư là chính.
Tôi học hết cấp 3, thi đậu vào trường Cao đẳng Lao động Xã hội cơ sở
2 ở thành phố Hồ Chí Minh, vậy là tôi khăn gói lên đường đi học. Sau khi
học xong Cao đẳng tôi lại thi liên thông lên Đại học cho đến bây giờ. Bận
bịu với việc học, với bạn bè mới, với môi trường mới tôi gần như lãng quên
V. Mỗi lần V viết thư tâm sự hay gọi điện thoại cho tôi, ngoài những câu
thăm hỏi thông thường V thường hay tâm sự với tôi nhiều chuyện trong gia
đình V. Nhưng nói thật tôi cũng không để tâm lắm, tôi chỉ biết thế và gật gù
cho qua vì chính tôi cũng không biết nên làm như thế nào nữa. Dù rất
thương V nhưng tôi cũng đành chịu. Đặc biệt là thời gian đầu ra Hà Nội học
tôi rất khó khăn để hòa nhập với môi trường mới nên càng không có thời
gian để nói chuyện với V nhiều hơn.
Nhưng vào một ngày tháng 5, V đã gọi điện cho tôi, đó là một cuộc
điện thoại dài. Tôi không hiểu bạn tôi đau đớn khổ sở như thế nào, vì tôi là
người ngoài cuộc chưa bao giờ tôi rơi vào hoàn cảnh tương tự của V để có
thể thấu hiểu được những cảm xúc của bạn của mình. Lần đầu tiên trong đời
sau mười mấy năm quen nhau, thằng bạn của tôi - một thằng con trai có vẻ
mặt lạnh lùng với dáng đi kiêu hãnh, đẹp trai mà bất kỳ một đứa con gái nào

5
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
đi qua cũng phải ngước nhìn đã khóc, khóc một cách ngon lành như chưa
bao giờ được khóc vậy. Mỗi lần nhìn thấy ai khóc tôi cũng đã hay xúc động
rồi, vậy nên khi nghe V khóc trong điện thoại tôi đã thật sự bàng hoàng. Có

lẽ đó là tiếng khóc của tột cùng nỗi đau, nỗi thất vọng.
Lòng tôi chợt như bừng tỉnh, thì ra bấy lâu này tôi đã lãng quên người
bạn thân từ thủa thiếu thời. Không biết từ bao giờ tôi đã sống mà ích kỷ và
vô tâm đến vậy. Tôi đã không hề quan tâm đến những tâm sự trước đây của
V. Chắc V đã rất buồn khi không nhận được từ tôi một lời chia sẻ, trong khi
tôi là người mà V vô cùng tin tưởng mới tâm sự cho tôi nghe mọi chuyện
của mình. Trong lòng tôi chợt thôi thúc một mong muốn. Vì sao bao nhiêu
năm theo học chuyên nhành CTXH mà tôi không thể giúp được gì cho V?
Chẳng lẽ tôi chỉ mải đeo đuổi những lý thuyết khô khan trên sách vở mà
không thể áp dụng nó vào trong thực tiễn hay sao? Tôi phải làm một cái gì
đó để giúp V và cũng chính là giúp chính mình. Nếu tôi cứ mải do dự, không
hành động thì có lẽ sau này tôi sẽ hối hận chết mất. Không việc gì phải sợ,
cứ làm thử, thà tôi cố gắng còn hơn là cứ mải lo lắng sợ mình không làm
được. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra để tự chất vấn mình, cuối cùng tôi cũng quyết
định mình phải giúp V.
Mùa hè năm nay tôi âm thầm vạch ra một kế hoạch giúp đỡ V, gọi
theo chuyên ngành của tôi thì đó là thực hành môn học Công tác xã hội cá
nhân. Trước khi thực hiện tôi cứ nghĩ rằng chắc V ngạc nhiên lắm vì sự
nhiệt tình đột ngột của mình. Tôi vốn vô tâm mà mỗi lần V gọi điện cho tôi
đều hỏi rằng “sao ông không gọi điện cho mình?”. Lúc đó tôi chỉ cười hì hì
và giải thích với hàng vạn lý do rằng mình bận, máy điện thoại của mình hết
tiền…để biện hộ cho sự thiếu sót của mình. Có thể nói V chính là thân chủ
thực sự đầu tiên của tôi (mà có thể chính V cũng không hiểu như thế nào là
thân chủ nữa cũng nên) và tôi trở thành Nhân viên xã hội nghiệp dư như vậy
đó. Một sự tình cờ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn đối với tôi, mùa hè năm
nay thật ý nghĩa vì tôi đã làm được một điều có ích. Dù bạn tôi chưa hoàn
toàn thoát khỏi những khủng hoảng và khó khăn nhưng tôi tin rằng trong
thời gian tới đời sống tinh thần của V sẽ thoải mái hơn. Và như vậy đối với
tôi đã là một thành công lớn rồi.


6
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
2. Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh của thân chủ.
V năm nay 24 tuổi, sinh ra trong một gia đình có hai anh em trai, V là
con đầu. Trước đây, gia đình V sống khá hạnh phúc.
Năm V lên 6 tuổi, em trai V vừa sinh ra chưa đầy 1 tuổi thì bố của V
đi làm ăn ở nước ngoài. Mẹ V ở nhà tần tảo nuôi hai anh em V, V rất ngoan
lại chăm chỉ học hành, bạn bè, thầy cô, hàng xóm láng giềng đều yêu quý V.
Tuy còn nhỏ nhưng V đã biết quan tâm giúp đỡ mẹ nên mẹ của V rất vui.
Nhưng em trai của V đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa tập nói, mẹ V cứ tưởng là
em chậm nói so với bạn bè cùng tuổi. Nhưng 2 tuổi, rồi 3 tuổi K (tên em của
V) vẫn không biết nói, mẹ V đưa em đi khám thì biết rằng em bị bệnh câm
điếc bẩm sinh không thể chữa được. Mẹ V vô cùng đau khổ, chồng đi xa vốn
đã vất vả thì giờ đây mẹ V càng vất vả hơn. Hàng xóm, người thân có
thương thì cũng chỉ giúp đỡ được một phần nào đó chứ không thể giúp đỡ
được nhiều. Thấy thế V càng thương mẹ, thương em hơn, càng cố gắng
ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành hơn.
Năm V lên lớp 9 thì bố của V trở về, những tưởng sau bao nhiêu năm
đi làm ăn xa, có một chút của ăn của để thì gia đình V sẽ đỡ vất vả hơn.
Nhưng không ngờ mọi chuyện lại không như V mong đợi.
Để thuận tiện cho công việc của bố V (sau khi về nước bố của V được
một người cô – em gái của bố V xin cho vào làm trong một công ty của cô
chuyên kinh doanh về khách sạn) và công việc của mẹ V (mẹ V cũng được
xin vào làm phụ bếp cho một khách sạn ở thành phố Hà Tĩnh). Nên học
xong lớp 9 V theo gia đình chuyển về sống với ông bà nội ở Thạch Khê.
Nhà cửa của mẹ con V ở quê đều bán hết để có tiền trang trải cuộc sống mới.
Thỉnh thoảng V cũng có về thăm tôi và bạn bè ở quê. Nghe V kể thì
cuộc sống mới cũng rất tốt nên tôi cũng cảm thấy yên tâm và mừng cho V.
Vậy là bao nhiêu năm sống không có tình cảm của bố thì giờ đây V cũng đã
được bù đắp được phần nào.

Nhưng chưa đầy 1 năm sau bố mẹ V ly dị, hình như bố của V quen
thói ăn chơi hoang phí như thời còn ở bên Nga, nên bao nhiêu tiền bạc đều
không cánh mà bay. Số tiền mà mẹ V dành dụm được bao nhiêu năm cộng
với số tiền bán đất đai, nhà cửa cũng bị bố V tiêu hết. Đã thế bố của V lại
tính tình vô cùng cộc cằn nóng nảy, có lần còn đánh cả bảo vệ ở cơ quan nên
bị đuổi việc. Không có việc làm, không có tiền để bài bạc, rượu chè, bố của
V lại đi vay mượn để chơi, nhưng đều thua sạch. Mỗi lần như vậy, bố V lại
về nhà trong tình trạng say xỉn, lại đòi tiền, không có, lại đánh đập mẹ V. Mẹ
V vốn bị chứng đau nửa đầu, quá căng thẳng nên bệnh tình ngày càng nặng
thêm. Những lần chứng kiến mẹ bị đánh, V vô cùng tức giận nhưng cũng
không biết làm gì, không biết kêu ai (vì mỗi lần đánh vợ bố V lại đóng kín

7
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
cửa không cho ai vào). Quá thương mẹ V nhảy vào can ngăn thì cũng bị bố
đánh cho tơi bời, sau khi bố V mệt ngủ say thì ba mẹ con lại ôm nhau khóc.
Đặc biệt là em V, khi bố đi làm ăn xa thì nó chưa nhớ được mặt bố, khi bố
về thì nó chưa một ngày được bố bế, chứng kiến cảnh bố trong cơn thịnh nộ
đánh cả mẹ và anh, nó sợ hãi đến tím tái cả mặt mày nhìn càng thêm tội
nghiệp.
Thương con mẹ V đưa đơn ra toà xin ly hôn nhưng bố của V lại
không chịu để ba mẹ con V được sống cùng nhau mà V phải về sống với bố.
Mong mẹ có được cuộc sống tốt đẹp hơn, điều quan trọng là không bao giờ
bị bố đánh, V phải về sống với bố dù trong lòng không muốn. Và cũng từ
đây bắt đầu những chuỗi ngày tăm tối nữa của V.
Bố V vẫn cứ say xỉn, vẫn không có việc làm, vẫn bài bạc, và vẫn đánh
V mỗi tối ông ta trở về nhà. Bố đã như vậy, nhưng ông bà nội đã già lại khó
tính, họ không thích mẹ V vì nghĩ rằng mẹ V không tốt đã ly dị chồng nên
ghét luôn cả V. Ngoài giờ lên lớp V phải đi chợ, nấu nướng, giặt giũ cho cả
nhà, đã thế mỗi lần V ăn nhiều còn bị ông bà mắng. Không chỉ đau đớn về

thể xác, V còn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo, tủi nhục ngay trong chính gia đình
mình. Đã có lần V định bỏ nhà đi bụi, một là V sống, hai là bố sống chứ
không thể hai người cùng đội trời chung được. Có lúc V đã nghĩ, giá như bố
V chết đi, nếu mà có ai đó giết ông ta đi thì V sẽ cảm ơn họ cả đời. Có lần V
theo đám bạn đi ăn cắp xe đạp suýt bị công an bắt, còn chuyện gây lộn, đánh
nhau với bạn bè thì xảy ra như cơm bữa. Việc học hành của V cũng sa sút
hẳn. V muốn bỏ đi đâu đó thật xa, nhưng bao nhiêu lần đi là bấy nhiêu lần V
lại nghĩ “mình mà đi thì sau này ai sẽ chăm sóc cho mẹ và em? Giờ đây họ
chính là lẽ sống của V, sau này họ phải được sung sướng. Nhưng nếu mình
bỏ đi, học hành không đến nơi đến chốn thì sau này làm sao mà kiếm tiền để
chăm sóc họ?”. Nghĩ vậy nên V đã không bỏ đi, tiếp tục chịu đựng để học
cho xong. Cuối cùng V cũng tôt nghiệp cấp 3, dường như đó là một kỳ tích
đối với V.
Sau đó V làm hồ sơ vào học ở trường trung cấp địa chính ở thành phố
Hồ Chí Minh. V đã rất vui vì từ nay được thoát khỏi gia đình, nơi mà đối với
V không khác gì địa ngục trần gian. Với quyết tâm sẽ đi làm thêm để học
hành, V khăn gói lên đường. Nhưng cuộc sống ở thành phố đâu dễ dàng gì.
Bao nhiêu thứ phải lo toan, tiền ăn, tiền ở, tiền sinh hoạt, tiền học phí V
không thể kham nổi. Mà mẹ thì không thể giúp gì V được, từ ngày ly dị bố,
mẹ và em V về sống nhờ ông bà ngoại vì nhà cửa không còn nữa. Dạo này
bà ngoại lại bị ốm nên ông cũng không thể giúp đỡ gì được, Gì của V – em
gái của mẹ là người có điều kiện nhất trong mấy chị em cũng chỉ có thể giúp
đỡ bố lo cho mẹ chứ không thể kham nổi mấy mẹ con V. Trong khi đó mẹ V
lại bị ốm không làm gì được.

8
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
V đã tưởng mình sẽ phải bỏ học giữa chừng thì cô của V gọi điện và
nhận lời giúp V ăn học với điều kiện là sau khi học xong V phải về sống với
bố và không được qua lại gì với mẹ của V nữa. Lúc đó V chỉ nghĩ làm sao

để học hành cho xong chứ không nghĩ gì nữa cả vì thế V nhận lời với ý nghĩ
sau này có việc làm thì mình muốn làm gì mà chẳng được. Cuối cùng V
cũng học xong và có được tấm bằng về quê xin được một công việc ổn định.
Cũng thời gian đó bố V lấy vợ mới và V cũng biết rằng chính ông ta là
người cố tình xin xỏ cô V để chia cắt mẹ con V. Nỗi căm hận dường như đã
ngủ quên trong lòng V sau bao năm quá vất vả với cuộc sống bên ngoài lại
trỗi dậy. Trong lòng V giờ đây, bố V không chỉ độc ác mà còn nhẫn tâm, ích
kỷ, không bao giờ V có thể tha thứ được.
Mỗi lần nhìn gương mặt tiều tụy của mẹ, sự ngây thơ của đứa em dù
đã mười mấy tuổi đầu nhưng không bao giờ khôn lớn được. V chỉ biết âm
thầm khóc khi mẹ và em đã ngủ. Dạo này V không thể tập trung làm việc
được, hay bỏ bê công việc, hay cáu gắt với đồng nghiệp, không còn muốn
gặp gỡ ai nữa, trong lòng V chỉ thôi thúc một ý nghĩ trả thù bố, phải làm gì
đó để mẹ và em bớt khổ, nhưng làm như thế nào thì V không biết. V thật sự
cảm thấy cuộc sống thật bế tắc, V rất cần được giúp đỡ để lấy lại cân bằng
về tinh thần và ổn định cuộc sống.
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải.
V đã từng là nạn nhân của bạo hành gia đình trong một thời gian dài,
chịu những chấn động mạnh về mặt tâm lý. Sau này dù đi học xa, hạn chế
những va chạm trong gia đình với bố rất nhiều nhưng V cũng gián tiếp chịu
những chấn động về tâm lý vì thế những mâu thuẫn với bố trước đây vốn
không giảm mà ngày càng sâu sắc, căng thẳng thêm. Sau khi ra trường dù đã
có việc làm ổn định, sống gần mẹ. Nhưng trong thời gian này có quá nhiều
việc xảy ra, mẹ V hay đau ốm hơn, bà ngoại cũng đổ bệnh, gia đình gặp
nhiều khó khăn về kinh tế. Trong lúc đó bố V lại lấy vợ mới sống rất hạnh
phúc. V càng thêm khó chịu, bất lực V càng căm giận bố hơn, cho rằng ông
ta chính là nguyên nhân dẫn đến mọi đau khổ hiện nay cho mẹ con V. Càng
thương mẹ và em bao nhiêu V lại càng căm giận và oán hận bố của mình
bấy nhiêu. Quá lo lắng và căng thẳng ở nhà, đến cơ quan V hay nổi giận vô
cớ, gây mâu thuẫn với đồng nghiệp, bỏ bê công việc, không muốn quan hệ

với ai. V rất muốn thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc hiện nay.

9
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
• Cây vấn đề:

10
Gia đình của
TC
Môi trường
sống của TC
Tình cảm, cảm
xúc của TC
Bố
rượu
che,
cờ
bạc,
hay
đánh
vợ
con
Lo
lắng,
chán
nản,
bất
lực
Bỏ
làm,

thu
hẹp
các
mối
quan
hệ
Rất
căm
thù
bố
mình
Muốn
thoát
khỏi
cuộc
sống
hiện
tại
hương
mẹ

em

không
biết
làm

Chính
quyền
thiếu

quan
tâm,
mâu
thuẫn
đồng
nghiệp
Việc
làm
gặp
khó
khăn
Họ
hàng
bên
nội
không
quan
tâm
Mẹ
hay
đau
ốm
Em
trai
bị
bệnh
câm
điếc
bẩm
sinh

Khủng hoảng tâm lý, gặp khó khăn trong công
việc, mâu thuẫn gay gắt với bố, muốn giúp mẹ
và em mà không biết làm sao
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
• Sơ đồ phả hệ
: Nam giới : Kết hôn

: Nữ giới : Ly hôn

11
MẹBố
K
V
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
• Sơ đồ sinh thái:

Chính
quyền

quan
Người
yêu
Thân
chủ
Đoàn
thanh
niên
Đồng
nghiệp
Ngân

hàng
CS
V
Bạn bè
Hội phụ
nữ
12
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
• Điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ.
Đối tượng Điểm mạnh Điểm yếu
Thân chủ
Mẹ thân chủ
- Trước đây đã từng
sống trong gia đình khá
hạnh phúc.
- Vốn là một đứa bé
ngoan ngoãn, chăm chỉ
học hành, được thầy cô
và bạn bè yêu mến.
- Từ khi về sống với bố
dù rất khó khăn nhưng
V vẫn chịu đựng và cố
gắng vượt qua.
- Dù ông bà nội khó
tính nhưng chưa một
lần V thấy oán hận.
- Trong thời gian đi học
trung cấp vẫn cố gắng
học tốt.
- Ra trường cũng đã có

một công việc ổn định
và được sống gần mẹ và
em trai.
- Có trình độ và sức
khoẻ, là một người giàu
nghị lực.
- Rất thương mẹ và em,
mong muốn họ được
hạnh phúc.
- Hiền lành, phúc hậu,
chịu khó, được bà con
hàng xóm yêu mến.
- Rất thương con.
- Có lòng bao dung, dù
chia tay chồng nhưng
chưa một lần oán trách.
- Trong những năm
tháng tuổi thơ đã phải
xa bố từ lúc còn nhỏ.
- Khi bố về thì không
được sống hạnh phúc
mà gia đình đã sớm ly
tán.
- Quá thương mẹ và em
nên càng ngày càng
mâu thuẫn sâu sắc với
bố - người mà V cho
rằng đó là ngọn nguồn
của mọi nỗi bất hạnh đã
đến với mẹ con V.

- Đang trong tâm trạng
chán nản, thất vọng, bỏ
bê công việc, hay mâu
thuẫn với đồng nghiệp
trong cơ quan.
- Thường xuyên đau ốm
nhất là trong thời gian
gần đây bệnh đau nửa
đầu ngày càng nặng mà
không có điều kiện để
chữ trị.
- Không có nhà cửa,
đang phải sống nhờ ông
bà nội.

13
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
Em trai thân chủ
Bố thân chủ.
Ông bà ngoại và Gì của
thân chủ.
Người yêu của V
Cơ quan V đang làm
việc.
- Ngoan ngoãn, chịu
khó, khoẻ mạnh.
- Trước đây hay say
xỉn, rượu chè, cờ bạc,
đánh đập vợ con.
- Tính tình cộc cằn

nóng nảy, hay gây sự
với đồng nghiệp.
- Hiện nay đã có gia
đình mới.
- Rất thương mẹ con V
- Rất yêu V
- Quan tâm đến đời
sống của nhân viên, có
nguồn kinh tế lớn.
- Ngoài chăn nuôi tại
nhà thì không có công
việc gì để có thu nhập.
- Bị câm điếc bẩm sinh,
không được học hành.
Sống trong vòng tay che
chở của mẹ và ông bà
chưa thêt tụe lập được.
- Vẫn còn rất thương V,
muốn được V tha thứ.
- Đã thay đổi tính nết, tu
chí làm ăn,thỉng thoảng
còn về thăm ông bà
ngoại của V.
- Bà ngoại bị bệnh nên
không thể giúp đỡ mẹ
con V.
- Muốn giúp V nhưng
không có kỹ năng, V
cũng không hay chia sẻ
chuyện gia đình cho cô

biết.
- V không chia sẻ với
lãnh đạo cơ quan về
những khó khăn mà V
đang gặp phải.
- Từ ngày V hay nóng

14
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
Đồng nghiệp.
Bạn bè, hàng xóm.
Chính quyền địa
phương, hội Phụ nữ,
đoàn thanh niên…
Ngân hàng chính sách
xã hội đóng trên địa bàn
thôn.
- Trước đây cũng rất
yêu mến V.
- Trước đây V cũng có
nhiều bạn bè thân thiết
hay quan tâm đến nhau.
- Được thành lập từ rất
lâu và hoạt động mạnh
mẽ trong địa bàn thôn.
- Đội ngũ cán bộ nhiệt
tình, năng nổ.
- Có nguồn ngân sách.
- Có nhiều chính sách
hỗ trợ người nghèo.

nảy, cáu gắt với mọi
người nên họ cố lảng
tránh không muốn gây
chuyện với V.
- Hầu hết đều đi làm ăn
xa không có ở nhà nên
muốn giúp V cũng rất
khó khăn. Với lại V
cũng ít chia sẻ khó
khăn.
- Thiếu nguồn kinh phí
hoạt động, đội ngũ cán
bộ chưa qua đào tạo nên
trình độ chuyên môn
hạn chế.
- Thủ tục hành chính
rườm rà, khó khăn.
4. Lập kế hoạch trợ giúp thân chủ.
Vấn đề của V:
1/ Đang khủng hoảng về tâm lý, chán nản, bất lực, bế tắc.
2/ Bỏ bê công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp.
3/ Mâu thuẫn gay gắt với bố, chỉ nung nấu ý định trả thù.
4/ Kinh tế gia đình gặp khó khăn, mẹ đau ốm, em thì bị bệnh bẩm sinh
không giúp đỡ được gì.

15
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
Kế hoạch giúp trợ giúp thân chủ:
Mục tiêu Hoạt động Nguồn
lực/kinh phí

Thời gian Kết quả
Giúp V vượt
qua khủng
hoảng, ổn
định tâm lý.
- Gặp gỡ,
chia sẻ, an ủi,
động viên
giúp V giải
toả được
những tâm sự
thầm kín
trong lòng
mình và
mong muốn
của thân chủ.
- Xử lý
khủng hoảng
tâm lý trong
một số
trường hợp
có thể xảy ra
như thân chủ
nóng giận,
không kiềm
chế, không
chia sẻ,
không hợp
tác…
- Tham vấn

giúp thân chủ
xử lý căng
thẳng, khủng
hoảng, cách
kiềm chế cảm
xúc.
- Kết nối các
nguồn lực có
- Nghị lực,
khả năng
chịu đựng
của thân chủ.
- Tình
thương đối
với mẹ và em
của thân chủ.
- Mẹ thân
chủ.
- Người yêu,
ông bà ngoại,
bạn bè, đồng
nghiệp…
- Kinh
nghiệm, kiến
thức, kỹ năng
của NVXH
trong xử lý
căng thẳng
tâm lý.
Từ ngày 25

tháng 6 đến
ngày 3 tháng
7 năm 2009.
- Thân chủ
nhận biết
được nguyên
nhân dẫn đến
tình trạng
khủng hoảng
của bản thân.
Sẵn sàng chia
sẻ, đối mặt,
chấp nhận
hoàn cảnh
những cảm
xúc tiêu cực
và nỗ lực giải
quyết chúng.
Ổn định được
tâm lý.

16
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
liên quan,
đặc biệt là
người thân,
bạn bè của V
để họ quan
tâm, động
viên, an ủi V.

Giúp V trở
lại với công
việc và hoà
nhập với
đồng nghiệp.
- Gặp gỡ thân
chủ, chia sẻ,
an ủi, động
viên, khuyến
khích. Khơi
dậy niềm
đam mê công
việc trong V
cũng như
khao khát
kiếm tiền để
giúp mẹ và
em cải thiện
cuộc sống.
- Tham vấn
cho thân chủ
kiến thức và
kỹ năng xử lý
mâu thuẫn
với đồng
nghiệp ở cơ
quan.
- Gặp gỡ lãnh
đạo cơ quan
và đồng

nghiệp của V
để cùng hỗ
trợ, giúp đỡ
V.
- Kiến thức,
kinh nghiệm
làm việc của
V.
- Mong muốn
giúp đỡ mẹ
và em có
cuộc sống tôt
hơn của V.
- Những mối
quan hệ làm
việc trước
đây.
- Lãnh đạo
cơ quan và
nhân viên
trong cơ
quan.
- Kinh
nghiệm, kiến
thức, kỹ năng
của NVXH
trong kết nối
nguồn lực và
xử lý mâu
thuẫn.

-Từ ngày 4
tháng 7 đến 8
tháng 7 năm
2009.
- V đồng ý
quay trở lại
với công
việc.
- Cân bằng
được mối
quan hệ với
động nghiệp.
- Biết cách
xử lý những
tình huống có
thể dẫn đến
căng thẳng để
tránh va
chạm với
đồng nghiệp.

17
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
Giúp V cải
thiện mối
quan hệ với
bố của mình.
- Gặp gỡ, tìm
hiểu thông
tin và đánh

giá nguyên
nhân cũng
như tình
trạng căng
thẳng giữa
hai bố con.
- Tìm hiểu
nguyên nhân
sâu xa nhất
dẫn đến trạng
thái tâm lý
tiêu cực của
V hiện thời
để lên kế
hoạch can
thiệp.
- Tham vấn
giúp V giảm
bớt những
cảm xúc, suy
nghĩ tiêu cực
của mình.
- Khơi gợi để
V nhận ra
được những
ưu điểm của
bố, những
tình cảm tốt
đẹp mà V đã
từng dành

cho bố để tìm
thấy điểm
chung.
- Tạo điều
kiện cho hai
bố con gặp
gỡ, chia sẻ,
- Những kỷ
niệm tốt đẹp
về gia đình
trước đây của
V.
- Tình cảm
mà người bố
dành cho V.
- Mẹ, ông bà
ngoại, bạn
bè, người yêu
của V.
- Kinh
nghiệm, kiến
thức, kỹ năng
của NVXH
trong xử lý
khủng hoảng,
căng thẳng,
diễn biến tâm
lý của những
người từng là
nạn nhân của

bạo lực gia
đình, khả
năng kết nối,
tạo điều kiện.
14 ngày - V hiểu hơn
về bố của
mình, thông
cảm với
những hành
vi trước đây
ông ấy đã
làm.
- Chấp nhận,
đối mặt và xử
lý những mâu
thuẫn về tình
cảm trong V.
- V chịu gặp
mặt và chia
sẻ với bố.
- V không
còn cảm xúc
tiêu cực, đau
đớn khi nghĩ
về bố.

18
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
tìm hiểu lẫn
nhau để tạo

điều kiện cải
thiện mối
quan hệ.
- Kết nối các
nguồn lực
khác như bạn
bè, mẹ, người
yêu V để
cùng nhau hỗ
trợ cho V.
Giúp V cải
thiện đời
sống vật chất
trong gia
đình
- Gặp gỡ, tìm
hiểu những
mong muốn
của V.
- Cùng V lập
kế hoạch
nhằm giải
quyết những
khó khăn về
kinh tế của
gia đình.
- Xếp đặt các
ưu tiên tuỳ
vào mối quan
tâm của V

cũng như khả
năng thực
hiện.
- Kết nối với
các nguồn
lực như cơ
quan, ngan
hàng chính
sách, bạn bè,
hội phụ nữ…
giúp V chữa
bệnh cho mẹ,
có vốn để
- Mong muốn
giúp mẹ và
em ổn định
cuộc sống
của V.
- Cơ quan,
bạn bè, ngân
hàng chính
sách, hội phụ
nữ …tạo điều
kiện cho vay
vốn, kinh
nghiệm sản
xuất.
5 ngày - Mẹ V có
điều kiện
chăm sóc về

sức khoẻ.
- Gia đình V
ổn định được
đời sống, yên
tâm làm ăn
để sau này có
thể làm được
một căn nhà
để ở.
- V yên tâm
công tác

19
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
làm thêm các
hoạt động
kinh tế như
chăn nuôi,
buôn bán có
thêm thu
nhập ổn định
cuộc sống gia
đình.
- Gặp gỡ
những cá
nhân có kinh
nghiệm làm
kinh tế trong
thôn nhờ họ
trợ giúp cho

mẹ của V nếu
thấy cần
thiết.
5. Đánh giá một số kết quả đã đạt được.
Do còn nhiều mặt thiếu sót về kiến thức, kỹ năng, thời gian trong quá
trình thực hành công tác xã hội với cá nhân tại cộng đồng nên nhiều hoạt
động vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình làm
việc với thân chủ tôi cũng đã thu được một số kết quả tốt.
 Đối với thân chủ.
- Về cơ bản đã tiếp xúc và làm việc được với thân chủ trong 5 buổi và
1 buổi/ những cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan.
- Đối với thân chủ đã thu thập được rất nhiều thông tin liên quan đến
cuộc sống hiện tại, hoàn cảnh gia đình trong từng giai đoạn rất cụ thể. Vì thế
đã tạo được nhiều thuận lợi trong quá trình tìm hiểu, cảm thông, chia sẻ với
thân chủ. Đồng thời cũng có thể đánh giá được tình trạng tổn thương, khủng
hoảng về tâm lý của thân chủ. Điều này đã tạo điều kiện cho NVXH trong
quá trình tiếp xúc cũng như lên kế hoạch trợ giúp cho thân chủ. Qua đó cũng
nắm được các nguồn lực có liên quan để tiếp cận, kết nối trong quá trình trợ
giúp thân chủ giải quyết vấn đề như: Kết nối với hội phụ nữ tạo điều kiện

20
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
giúp đỡ mẹ V có được thẻ bảo hiểm y tế dành cho người nghèo để giảm bớt
gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh. Kết nối chính quyền địa phương hội
phụ nữ, đoàn thanh niên…trong quá trình liên kết với Ngân hàng chính sách
xã hội đóng trên địa bàn để hỗ trợ cho V làm thủ tục vay vốn, cải thiện điều
kiện kinh tế gia đình. Làm việc với lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp để họ
tạo điều kiện cho V làm việc và cải thiện dần mối quan hệ với các đồng
nghiệp. Kết nối bạn bè thân thiết của V, người yêu, người thân trong gia
đình để cùng giúp đỡ cho V thông qua động viên, an ủi, khuyến khích…để

V có thêm nghị lực vượt qua khó khăn. Đồng thời cũng gặp gỡ bố của V,
tìm hiểu cuộc sống hiện tại, mong muốn của bố V, từ đó đánh giá khả năng
hàn gắn mối quan hệ vốn đã sứt mẻ trầm trọng giữa hai người. Dù sao để cải
thiện được mối quan hệ bao giờ cũng cần đến thiện chí từ hai phía.
- Dù chưa phục hồi hoàn toàn về tâm lý, hiệu quả về cải thiện điều
kiện sống của gia đình V chưa nhìn thấy rõ rệt vì trong thời gian này gia
đình V cũng đang chờ hoàn thiện các thủ tục vay vốn. Nhưng nhìn chung,
giờ đây tâm lý của V đã ổn định hơn, không còn những cảm xúc tiêu cực khi
nhắc đến bố. Mặc dù cảm giác khó chịu, oán giận vẫn còn thế nhưng hai
người cũng đã có thể chạm mặt nhau (đã gặp nhau nói chuyện được một
lần), xoá dần khoảng cách, trong thời gian tới nếu cả ai cùng nỗ lực thì dù có
gia đình mới nhưng bố V vẫn có thể qua lại chăm sóc cho mẹ con V từ đó
bình thường hoá các mối quan hệ trở lại trong gia đình.
- Mặt khác, V cũng đã quay trở lại với công việc, các mâu thuẫn với
đồng nghiệp đã được giải quyết, tâm trạng tốt giúp cho V làm việc hiệu quả
hơn, cơ hội thăng tiến cũng đang được mở rộng nếu V nỗ lực và nhận được
sự hỗ trợ của lãnh đạo cơ quan. V càng quyết tâm hơn trong công việc để
thực hiện mục tiêu chăm sóc cho mẹ và em trai của mình ngày càng tốt hơn,
bù đắp những thiệt thòi mà họ đã trải qua. Chính vì những điều này mà bầu
không khí gia đình V đã cải thiện rất nhiều, không còn nặng nề như trước
nữa.
 Đối với gia đình thân chủ.
- Bầu không khí gia đình đã thoải mái hơn.
- Mẹ của V rất vui vì giờ đây hai mẹ con đã có thể nói chuyện, tâm sự
với nhau mọi chuyện.
 Đối với nhân viên công tác xã hội.
Bản thân tôi cảm thấy rất vui, vì trước hết tôi đã làm được một việc có
ý nghĩa đó là giúp đỡ được một người bạn ổn định được tâm lý và tất nhiên
tình bạn của chúng tôi ngày càng gắn bó hơn. Dù đi học xa nhưng chúng tôi


21
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. V tâm sự với tôi mọi chuyện xảy ra, vì
thế mà tôi có thể nắm bắt được những thay đổi tích cực để khuyến khích,
động viên V cố gắng, đồng thời có thể tham vấn cho V trong một số trường
hợp khó khăn. Tôi thật sự đã trở thành quân sư được V tin tưởng.
Điều quan trọng nữa là thông qua những hoạt động này tôi đã thực
hành được các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng xử lý khủng hoảng, căng
thẳng, kỹ năng thấu cảm, khuyến khích, khích lệ, động viên an ủi, kết nối
các nguồn lực hỗ trợ, biết cách phát huy tiềm năng của thân chủ.
Tôi cũng đã tạo lập đuợc nhiều mối quan hệ mới mà có thể có ích cho
tôi sau khi ra trường. Tôi nhận ra một điều rằng nếu như mình cố gắng, nỗ
lực vì lợi ích của người khác ngoài bản thân mình thì cuối cùng cũng đạt
được kết quả. Hay ít ra bạn cũng nhận được kinh nghiệm dù đó là thất bại thì
cũng rất tốt. Đây chính là niềm tin để tôi tiếp tục theo đuổi con đường mà
mình đã chọn.
 Đối với địa phương nơi tôi thực hành.
Người dân nói chung và cán bộ địa phương nói riêng chưa từng được
biết đến các hoạt động Công tác xã hội. Nhưng trong một thời gian cộng tác
cùng nhau, họ cũng đã có một chút mường tượng nào đó về những khái niệm
này. Điều quan trọng là những cán bộ chủ chốt của các đoàn thể trong thôn
như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…có cơ hội để phát huy lòng nhiệt huyết,
tinh thần trách nhiệm, học hỏi thêm kinh nghiệm công tác…Tôi tin rằng
trong thời gian tới nếu người dân trong thôn có khó khăn họ cũng sẽ phát
huy được khả năng của mình. Khi người dân thấy được lợi ích của Công tác
xã hội thì trong tương lai nó sẽ được quan tâm hơn trong lĩnh vực nâng cao
đời sống tinh thần cho người dân trong thôn.

III/ ĐÁNH GIÁ.
1. Phân tích những kỹ năng đã vận dụng thông qua phúc trình.

Trong suốt quá trình làm việc với thân chủ và những cá nhân, cơ quan
tổ chức, có liên quan để cùng nhau trợ giúp V giải quyết những khó khăn
của mình. Nhân viên xã hội bắt buộc phải thực hành nhiều kỹ năng quan
trọng, những kỹ năng này chủ yếu lại đựơc thể hiện thông qua quá trình
Nhân viên xã hội làm việc, trao đổi chia sẻ thông tin với thân chủ cũng như
những cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan đó.
Tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm tâm lý, tính
cách của thân chủ, của những cá nhân có liên quan và các yếu tố về thời

22
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
gian, địa điểm, cơ quan, tổ chức, đoàn thể mà mình tiếp cận. Nhân viên xã
hội lựa chọn, sử dụng những kỹ năng nào cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất
trong quá trình trợ giúp thân chủ.
Kỹ năng giao tiếp, tạo lập mối quan hệ.
Trước hết bao giờ cũng phải kể đến kỹ năng quan trọng đầu tiên mà
có lẽ không thể thiếu được trong bất kỳ một hoạt động nào của Công tác xã
hội nói chung. Đó là kỹ năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ. Người ta vẫn
thường nói đến ấn tượng đầu tiên rất quan trọng đối với những người đối
diện mình. Và những hiệu ứng của ấn tượng đầu tiên sẽ có ý nghĩa quyết
định đến thành công, hiệu quả của công việc. Trong lần đầu gặp gỡ với thân
chủ cùng như các cá nhân, người đại diện của các tổ chức, cơ quan, đoàn
thể. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ, tác phong…là
người đối diện cũng đã có thể đánh giá được phẩm chất, cũng như năng lực
của nhân viên xã hội. Nếu tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người đối diện
thì Nhân viên xã hội sẽ có nhiều cơ hội nhận đựơc sự hợp tác của họ nhiều
hơn và vì thế mới tạo ra được hiệu quả trợ giúp.
Để làm được điều này Nhân viên xã hội phải có sự chuẩn bị kỹ càng
trước khi gặp gỡ đối tượng. Trang phục ăn mặc như thế nào cho phù hợp,
đặc biệt khi đến nơi công sở, tiếp xúc với lãnh đạo cơ quan, đoàn thể, họ hầu

hết là những người đã có tuổi thì cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Điều này vừa
thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ nhưng đồng thời cũng cho họ nhận
thấy được thái độ nghiêm túc cũng như thiện chí của Nhân viên xã hội trước
khi đến gặp gỡ họ. Đối với thân chủ của mình cũng vậy, tốt nhất là trang
phục phải phù hợp. Trong trường hợp tôi làm việc với thân chủ của mình là
bạn thân nên tôi có thể ăn mặc thoải mái một chút cũng được. Bên cạnh đó
hành vi, cử chỉ cũng phải phù hợp, không nên quá suồng sả nhưng cũng
không nên quá e dè sẽ làm người ta có cảm giác mình không năng động,
hoạt bát, vì thế mà họ nghi ngờ năng lực làm việc của mình. Đó là cách thể
hiện các ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả trong giao tiếp tạo lập mối
quan hệ.
Trong giao tiếp, tạo lập mối quan hệ thì điều quan trọng là sử dụng
ngôn ngữ sao cho phù hợp, ngắn gọn, dễ hiểu, âm điệu cũng như cường độ
phải phù hợp, không quá to cũng như không quá nhỏ. Đảm bảo người đối
diện nghe và hiểu được.
Bao giờ trong giao tiếp, tạo lập mối quan hệ cũng phải sử dụng đến
các câu hỏi về sức khoẻ, tình hình công việc, tên, chia sẻ một số thông tin về
thời tiết hay những chủ đề mà mọi người đang quan tâm…Với những câu
tương tự như: “Tôi tên là…công tác tại…Anh (chị) có thể cho tôi biết một số

23
Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
thông tin về anh (chị) được không ạ ?”; “Anh(chị) có khoẻ không ?”; “Tôi
cảm thấy anh (chị) không đựợc khoẻ lắm thì phải ?”; “Hình như anh (chị)
đang có tâm sự gì ?”…Sau đó mới đi vào nội dung công việc. Khi làm việc
với thân chủ sau khi làm quen, hỏi thăm, tạo bầu không khí thoải mái, thân
thiện, cam kết một số nguyên tắc nghề nghiệp cần thiết để họ chia sẻ thông
tin thoải mái như: “Anh (chị) cứ yên tâm về những thông tin anh (chị) chia
sẻ, sẻ được giữ bí mật hoàn toàn, trừ trường hợp anh (chị) cho phép”. Thì
Nhân viên xã hội có thể thông báo cho họ biết mục đích của cuộc gặp gỡ,

bày tỏ đựợc thiện chí của mình, làm cho họ tin tưởng vào mình. Khi làm
việc với người đại diện của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần phải làm cho
họ thấy được mục đích của mình chính là lợi ích của thân chủ, đồng thời chỉ
ra được những lợi ích mà cơ quan, đơn vị, đoàn thể có được nếu họ chịu trợ
giúp. Điều này rất quan trọng, vì lợi ích của họ cũng được quan tâm: “Nếu
quý cơ quan trợ giúp thì tôi nghĩ rằng điều này sẽ mang lại ý nghĩa rất
lớn…”.
Kỹ năng đặt câu hỏi, khuyến khích, khích lệ, động viên thân chủ.
Đặt câu hỏi như thế nào cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh thân
chủ, ngẵn gọn, dễ hiểu, lựa chọn dạng câu hỏi cho phù hợp…là một trong rất
nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của Nhân viên công
tác xã hội.
Đối với những câu hỏi để tìm hiểu những thông tin về cá nhân thì có
thể sử dụng các câu hỏi như: “Anh (chị) tên là gì ạ?”; “Anh (chị) công tác
được bao nhiêu năm rồi ạ?”…Còn những câu hỏi nhằm mục đích thu thập
thông tin thì tốt nhất là nên đặt những câu hỏi mở: “Cậu cảm thấy như thế
nào khi chứng kiến cảnh bố cậu đánh mẹ?”; Điều mà bây giờ cậu mong
muốn nhất là gì?”; “Nếu bây giờ gặp lại bố cậu, cậu sẽ cảm thấy như thế
nào?”; “Chú cảm thấy V là một người như thế nào ạ?”; “Theo cô(chú) để hỗ
trợ cho V vay vốn chúng ta nên làm như thế nào ạ?”…
Đối với những thân chủ có vấn đề về tâm lý, họ khó bày tỏ những cảm
xúc, suy nghĩ của mình thì rất cần đến kỹ năng khuyến khích, khích lệ, an ủi,
động viên của Nhân viên xã hội. Nhưng những câu nói đó phải bắt nguồn từ
những tình cảm, cảm thông thật sự chứ không phải là những lời nói sáo
rỗng: ‘Cậu cứ nói tiếp đi, mình đang nghe mà”; “Cậu đừng lo lắng, mình
hiểu những cảm xúc của cậu”; “Cậu đừng buồn quá nhé, mọi chuyện rồi
cũng sẽ đâu vào đó hết, cần phải có thời gian mà”; “Cậu giỏi lắm, quả không
uổng công mình tin tưởng cậu bao nhiêu năm nay”…

24

Công tác xã hội với nạn nhân của bạo hành gia đình
Kỹ năng thấu cảm, phản hồi cảm xúc.
Khi làm việc với bất kỳ thân chủ nào, kỹ năng thấu cảm, phản hồi lại
cảm xúc của thân chủ. Nhìn chung thân chủ thường rất khó khăn khi bày tỏ
cảm xúc của mình. Họ không nói ra hoặc có thể là không biết bày tỏ thông
qua ngôn ngữ như thế nào cho hợp lý. Vì thế Nhân viên xã hội cần có kỹ
năng thấu cảm, biết đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ, cùng thân chủ trải
nghiệm những cảm xúc đang diễn ra. Có như vậy thì Nhân viên xã hội mới
có thể phản hồi lại không chỉ những cảm xúc mà thân chủ thể hiện bằng lời
nói, hành vi mà còn có thể hiểu được những cảm xúc mà họ không nói ra
được hay không bao giờ muốn nói ra. Thấu cảm cũng giống như con dao hai
lưỡi, nếu như thấu cảm mà chỉ để trong lòng thì cũng không có ý nghĩa,
Nhưng khi bày tỏ với thân chủ thì bắt buộc phải chính xác. Không đựơc võ
đoán rồi phát ngôn bừa bãi. Để thực hành được kỹ năng này đồ hỏi Nhân
viên xã hội phải là người có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết được đặc điểm
tâm lý của đối tượng, cũng như các đặc điểm về tính cách và hiểu sâu sắc về
hoàn cảnh của thân chủ. Kỹ năng thấu cảm tốt, kết hợp với kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng quan sát tốt thì Nhân viên xã hội sẽ có khả năng phản hồi cảm
xúc của thân chủ rất tốt.
Kỹ năng thấu cảm, phản hồi cảm xúc tốt là yếu tố quan trọng để Nhân
viên xã hội nhận được sự tin tưởng, chia sẻ của thân chủ. Không có gì tuyệt
vời bằng việc có thể thấu hiểu được cảm xúc của người khác và chia sẻ với
họ.
Kỹ năng này có thể được thể hiện qua phúc trình với những câu tương
tự như: “Cậu cảm thấy khó chịu vì trước đây sống với mẹ con cậu thì bố cậu
bê tha, vậy mà khi có vợ mới ông ấy lại thay đổi. Mẹ cậu đã hi sinh rất nhiều
phải nhận đựoc sự đền bù xứng đáng hơn là người phụ nữa xa lạ kia”; “Mình
hiểu cậu đang rất bối rối”; “Hình như cậu rất khó chịu mỗi khi nhắc đến bố
của cậu”; “Cậu thương mẹ và em nhiều lắm phải không?”…
Kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng phản hồi nội dung.

Kỹ năng lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng quan trọng
nhưng để có thể vận dụng được hết hiệu quả của nó không phải là điều dễ
dàng. Nếu thực hành tốt kỹ năng lắng nghe tích cực thì cũng có nghĩa là
Nhân viên xã hội sẽ thực hiện tốt kỹ năng phản hồi nội dung. Trong quá
trình tiếp xúc với thân chủ mà Nhân viên xã hội lắng nghe tốt, phản hồi đúng
nội dung mà thân chủ trình bày thì có nghĩa là thân chủ cảm thấy được quan
tâm, chia sẻ thật sự. Ngược lại họ sẽ cảm thấy không tin tưởng, không được

25

×