Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bài thảo luận pháp luật đại cương so sánh vi phạm hình sự vi phạm hành chính vi phạm dân sự vi phạm kỷ luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.06 KB, 3 trang )

1. Khái niệm vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp
luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và
bảo vệ.
2. Các loại vi phạm pháp luật:
Tiêu chí Vi phạm hình sự Vi phạm hành
chính
Vi phạm dân
sự
Vi phạm kỷ luật
1.Khái
niệm:
Vi phạm hình sự (tội phạm):
là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định cho bộ
luật hình sự của Nhà nước,
do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của tổ quốc,xâm
phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền lợi
hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền và lợi ích


hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm các lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa.
Là hành vi do
cá nhân, tổ
chức thực hiện
một cách cố ý
hoặc vô ý,xâm
hại các quy tắc
quản lý nhà
nước mà không
phải là tội
phạm hình sự
và theo quy
định của pháp
luật phải bị xử
phạt hành
chính.
Là những
hành vi trái
pháp luật
của cá nhân
hoặc tổ
chức,có lỗi
xâm hại tới
các quan hệ
tài sản và
quan hệ
nhân thân

được luật
dân sự bảo
vệ.
Là những hành
vi có lỗi, trái
với quy chế,quy
tắc xác lập trật
tự trong nội bộ
cơ quan, tổ
chức, không
thực hiện đúng
kỷ luật lao
động, học tập,
phục vụ được
quy định trong
nội quy, quy
chế của cơ
quan,tổ chức.
2.đối
tượng vi
phạm:
Cá nhân Cá nhân và tổ
chức
Cá nhân và
tổ chức
Cá nhân và tập
thể
3.lĩnh
vực
quan hệ

xã hội
xâm hại
Thiệt hại đến các lĩnh vực
quan hệ xã hội quan trọng
nhất của nhà nước: chủ
quyền quốc gia,tính
mạng,sức khỏe,danh
Các quan hệ
quản lý hành
chính nhà
nước.
Quan hệ tài
sản và quan
hệ nhân thân
Cơ quan, xí
nghiệp,trường
học,…
đến: dự,nhân phẩm con người
4.mức
độ nguy
hiểm:
Vi phạm pháp luật nguy
hiểm nhất cho xã hội
Nhẹ hơn vi
phạm hình sự
Nhẹ hơn vi
phạm hành
chính
Nhẹ nhất trong
các vi phạm

5.xử lý
theo:
Luật hình sự Luật hành
chính
Luật dân sự Các quy
chế,quy định
trong cơ
quan,trường
học.
3. Cấu thành vi phạm pháp luật:
a) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể
nhận thức được bằng trực quan sinh động, mặt khách quan của vi phạm pháp
luật bao gồm:
• Hành vi trái pháp luật.
• Sự thiệt hại của xã hội
• Mối quan hệ nhân quả giữa giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho
xã hội
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: công cụ thực hiện hành vi vi phạm
(dao,súng,…),thời gian đặc điểm thực hiện hành vi vi phạm vv…
b) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tố sau:
 Lỗi
 Động cơ
 Mục đích
Trong đó:
Lỗi: là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi
trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hành vi sau:
• Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi

của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do
hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.
• Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do
hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để
mặc cho hậu quả đó xảy ra.
• Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm thấy trước hậu quả thiệt
hại cho xã hội do hành vi của minh gây ra, nhưng hi vọng điều đó
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
• Lỗi vô ý do khinh xuất cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh xuất cẩu thả
nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình
gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó.
c) Khách thể của vi phạm pháp luật:
Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật
xâm hại tới. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm
của hành vi vi phạm pháp luật.
d) Chủ thể của vi phạm pháp luật:
Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí (là khả năng của chủ
thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước).

×