Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tiểu luận hiện tượng thoái hóa giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.5 KB, 8 trang )

HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA GIỐNG
I . MỞ ĐẦU.
Việt Nam là một trong những nước suất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thành
tựu đạt được : Việt Nam là nước suất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Không những thế mà Việt Nam còn trồng đươc rất nhiều loại cây trông và
cây ăn quả có chất lượng cao như: Mãng Cầu, Măng cụt, Sầu Riêng, Vải
Thiều, Nhãn Nồng,… Liệu rằng Việt Nam có thể giữ được năng suất và chất
lượng cho nông sản, cây ăn quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình
thoái hóa giống ở nước ta.
Sau đây sẽ là một số tìm hiểu về tình hình thoái hóa giống ở Việt Nam. Biện
pháp đưa ra nhằm khắc phục.
II . NỘI DUNG.
1. Khái niệm.
- Thoái hóa giống là hiện tượng thường xảy ra trong tự nhiên, lúc trồng
trọt cũng như lúc sản xuất giống mà biểu hiện thường xảy ra liên quan đến
biểu hiện về năng suất, chất lượng, sức sống,sức chống chịu, tính thích ứng
của giống bị giảm sút. Gây thiệt hại đến năng suất cây trồng nông nghiệp.
2. Nguyên nhân.
Hiện tượng thoái hóa giống rất phức tạp, do một hay nhiều nguyên nhân
gây nên. Tứ trước tới nay đã có rất nhiều ý kiến cho thoái hoa giống là do
một số nguyên nhân sau đây:
2.1 Tạp lẫn sinh học do giao phấn,cây phân ly do đột biến xuất hiện
trong những cây khác dạng.
Tạp phấn gây nên đối với những cây giao phấn và cây tự thụ phấn với các
tỷ lệ khác nhau. Với những cây tự thụ phấn như lúa, theo điều kiện thời tiết,
tỷ lệ giao phấn đạt 0,25-5%. Tần số của cây giao phấn và cây tụ thụ phấn
gần như tương đương, thường từ 10
-3
đến 10
-4
.


Trong quá trình sản xuất nếu không cách ly cẩn thận có thể làm cho cây
giống tốt và giống xấu lai tự nhiên với nhau làm giảm đặc tính tốt của giống
gây nên hiện tượng thoái hóa giống ( nhất là đối với cây giao phấn).
Giống bị lẫn tạp do yếu tố cơ giới gây nên, đây là nguyên nhân chủ yếu,
có thể nói đến trên 80% là do nguyên nhân này gây ra như: khi thu hoạch,
khâu tuốt nhai lúa mà không chú ý đến khâu phơi khô, rê sạch, làm sạch máy
móc; không làm sạch sân phơi, bao bì không sạch, gieo sạ còn bị lẫn nền cũ
còn lúa ma, nói chung tất cả các yếu tố cơ giới thực hiện trong quá trình sản
xuất không làm đúng quy trình thì đều gây nên sự lẫn tạp và sẽ gây ra sự
thoái hóa giống.
2.2 Do chế độ sản xuất hạt, hom giống không tốt.
Trong quá trình sản xuất hạt ,hom giống, nếu không áp dụng đầy dủ các
quy trình kỹ thuật thì có thể gây ra 1 số hiện tượng sau:
- Tạp lẫn cơ giới: do hạt, hom lẫn tạp trong lúc gieo trồng trên sân phơi, bảo
quản trong kho, hay lúc vân chuyển lưu thông vụ trước còn sót lại, bao bì
không sạch, chim chuột mang đến, do vô ý.
Hai loại nguyên nhân hợp lại gây ra một trạng thái lẫn tạp nền. Loại lẫn
tạp này thì có thể han chế, không thể loại bỏ hoàn toàn. Số lần nhân lên
nhiều, diện tích sản xuất càng rộng, tỷ lệ lẫn tạp càng cao, biểu hiện qua
công thức sau:
Z
n
= Z + Zk + Zk
2
+ Zk
3
+…+ Zk
n

Trong đó:

Z
n
: Độ lẫn tạp gieo cấy lần thứ n (%)
Z : Độ lẫn tạp nền xuất hiện tự nhiên, khó tránh (%)
K : Tỷ lệ giữa hệ số nhân của cây lẫn tạp và giống chủng.
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hóa giống, có thể nói 90 % lúa
bị lẫn tạp là do sự lẫn tạp. Khi thu hoạch lúa suốt không làm sạch máy, sân
phơi bị sót những giống lúa khác, bao bì đựng không sạch, lúa khác có sẵn
trên ruộng khi gieo sạ. Nói chung tất cả các động tác có tính chất cơ giới
thực hiện không đúng trong quá trình sản xuất mà không thực hiện đúng thì
đều gây nên lẫn tạp giống và sẽ dẫn đến sự thoái hóa giống.
- Kỹ thuật trồng không tốt: do phân bón, chăm sóc không đầy đủ, không
đúng quy trình kỹ thuật. Quá trình canh tác không phù hợp cho giống đó như
bón phân không cân đối, các giống lúa bị nhiễm sâu bệnh và cây lúa phải
chịu các điều kiện khí hậu thời tiết khác như nóng quá hoặc rét quá cũng gây
nên sự thoái hóa giống.
2.3 Do điều kiện ngoại cảnh và điều kiện môi trường không tốt.
- Điều kiện sống thay đổi khác xa với điều kiện sinh sống của giống ( thời
vụ, đất đai…). Trường hợp này có thể làm cho giống không gặp được điều
kiện thích hợp cần thiết nên đặc tính tốt của giống không được củng cố và
phát triển.
Điều kiện sống thay đổi: Trồng một cây trồng liên tục trên một loại đất dễ
dẫn đến phạm vi thích ứng của giống bị thu hẹp dễ bị nhiễm bệnh. Tỷ lên
truyền bệnh theo hạt có thể tăng lên dần khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi
cho dịch bệnh lan tràn.
Sản xuất hạt, hom giống trong vùng không thích hợp còn đưa đến hậu quả:
“dịch lệch gen”, giống chủng chịu sự chọn lựa mới khác với hướng tác giả
đã chọn tạo ở vùng ban đầu.
- Thụ phấn chéo: Cây lúa là cây tự thụ phấn, tuy nhiên lúa vẫn bị lẫn tạp do
phấn của cây khác bay tới, tỷ lệ lẫn tạp này thường không quá 2% tuỳ theo

từng giống và sự cách ly các giống trong sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân
khá quan trọng làm thoái hóa giống lúa.
Do quá trình thụ phấn chéo của cây lúa. Hoa lúa là loại hoa tự thụ song
quá trình thụ phấn chéo, phấn lạ bay tới nó cũng được thụ phấn, chính vì vậy
mà quy trình sản xuất giống lúa nguyên chủng và siêu nguyên chủng phải
cách ly giữa các giống ít nhất phải được 5-10m. Hiện tượng này chiếm từ 2-
5% tùy từng giống và điều kiện thời tiết, xảy ra nghiêm trọng nhất khi cây
lúa trỗ tung phấn gặp điều kiện gió lớn.
- Sâu bệnh: Trong quá trình sản xuất, giống lúa bị nhiễm sâu bệnh nhưng
không thay giống và tuyển chọn lại thì cũng gây nên hiện tượng thoái hóa
giống.
- Canh tác: Trên một chân đất vụ này làm một giống, vụ sau làm giống khác
sẽ làm lúa bị lẫn rất nhiều. Trong quá trình trồng lúa thực hiện những biện
pháp canh tác không đúng, không phù hợp cho giống đã dẫn tới giống bị
thoái hóa làm cây cao, cây thấp, trổ chín không đều làm giảm năng suất lúa.
- Khí hậu: Do điều kiện khí hậu thời tiết bất lợi như quá nắng, quá khô hạn,
lũ lụt, yếu tố bức xạ gây ra hiện tượng biến đổi gen sẽ làm thay đổi cơ bản
các đặc điểm nông học của giống.
VD: Hầu hết các giống được Viện lúa phóng thích, hay du nhập từ nước
ngoài như: IR64, VD920, hay các giống du nhập từ Viện lúa quốc tế IRRI
mang tên MTL của trường Đại học Cần Thơ vv ở ngoài sản xuất trước
những năm 2000 cũng đã bị thoái hóa trầm trọng. Mặt khác dưới tác động
chọn lại của các nhà tạo giống nó đã được tách ra từ một dòng thuần và tạo
nên một giống từ những giống phân ly đó ví dụ như giống IR841 chính là
một giống gốc của jasmine-85; hay giống IR50404 cũng đã lọc ra nhiều
dòng giống khác nhau như: IR50404 gốc tím, nhị vàng, 85 ngày vv Vì vậy
cứ sau 2 vụ bắt buộc bà con lại phải về cơ sở sản xuất giống nhận, hoặc mua
lại giống xác nhận. Tuyệt đối không nên sản xuất một giống trong nhiều vụ,
nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.
3. Tình hình thưc tế hiện tượng thoái hóa giống ở Việt Nam.

3.1 Thoái hóa giống lúa ở Hà Tây.
- Với diện tích 76.000ha ở Hà Tây lúa gieo cấy mỗi vụ vấn đề quan tâm nhất
hiện nay là cơ cấu giống lúa đang có những hạn chế, bất cập.
Hai giống lúa chủ lực chiếm tỷ lệ 85% cơ cấu là Khang dân sau 14 năm gieo
cấy, Q5 sau 9 năm, thời gian quá lâu đã có dấu hiện thoái hóa, bộc lộ nhiều
tồn tại. Chủ trương của tỉnh ta phấn đấu giảm tỷ lệ cấy Khang dân xuống
dưới 30%, Q5 chỉ 10-15%.
- Thực trạng hơn 10 năm nay bộ giống lúa gần như không thay đổi
được, giống cũ đãthoái hóa, việc tiếp nhận giống lúa lai của nông dân
chậm, giống lúa thuần chất lượng thấp không được chọn lọc kỹ,
bộ giống lúa của tỉnh ta vừa thiếu vừa không ổn định.
Theo kỹ sư Phạm Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Hà
Tây thì tuổi thọ với một giống lúachỉ được từ 10-12 năm sau đó sẽ thoái hóa,
giảm độ đồng đều về độ cao, mật độ, bông, số hạt và tỷ lệ hạt chắc, năng
suất giảm, phát sinh nhiều loại sâu bệnh. Đặc biệt, trước diễn biến bất
thường của thời tiết, khả năng thích ứng của những giống lúa cũ giảm, vụ
xuân, giống Khang dân năng suất đạt thấp, sau trận mưa dông diện tích cấy
Khang dân đổ hàng loạt. Với nhược điểm thân cây mềm, yếu không chịu
được mưa gió lớn nên dễ đổ, khả năng kháng bệnh kém, chất lượng gạo
không ngon nông dân đã chán Khang dân. Bên cạnh đó, tỷ lệ Q5 cấy khoảng
34% cũng bộc lộ nhược điểm của Q5 là nhiễm bệnh đạo ôn trên diện rộng và
chất lượng gạo không ngon.
- Là tỉnh ven đô chuyển sang nền sản xuất hàng hóa nhưng tỷ lệ cấy
2 giống Khang dân và Q5 chủ lực chiếm tới 85% thì làm sao có gạo chất
lượng cao cung cấp cho thị trường đô thị đang là một khó khăn trong hướng
phát triển nông nghiệp hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường ở tỉnh ta. Trước
thực trạng đó, chủ trương của tỉnh là bố trí cơ cấu giống Khang dân giảm
xuống dưới 30%, Q5 chỉ 10-15% là rất hợp lý nhưng vấn đề đặt ra là sẽ bổ
sung những giống lúa nào vào cơ cấu chính. Kỹ sư Đào Xuân Thường,
Trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Cần phải

giảm từ từ 2 giống Q5 và Khang dân để chọn lọc những giống phù hợp bởi
hiện nay giốngthay thế chưa đủ và mặt khác tập quán của nông dân cũng
chưa thích nghi và chấp nhận ngay do chưa gieo cấy thử các giống khác khi
đưa vào cơ cấu. Các huyện cần cân đối để hỗ trợ hợp lý giữa tỷ
lệ giống năng suất cao (các giống lúa lai) và giống chất lượng cao
(giống lúa thơm, gạo ngon) và giảm Khang dân, Q5 ở mức thấp nhất
- Thực tế ở một số huyện đã cấy khảo nghiệm 2 giống lúa thuần ĐB5, ĐB6
qua 6 vụ và mới đây Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận để tỉnh ta có
thể mở rộng bổ sung vào cơ cấu là cơ sở để thay dần giống Khang dân và
Q5. Bên cạnh đó cần đưa vào cấy giống ĐT5, lúa lai (10%), N46,
cácgiống lúa thơm để thế chỗ Khang dân và Q5. Đặc biệt, Trung
tâm Giống cây trồng từ năm 2003 đã tập trung khảo nghiệm 2 giống ĐB5 và
ĐB6, năm 2006 đã triển khai sản xuất thử 9ha ở Chương Mỹ và năm 2007
sản xuất ở trại Tích Giang và Thường Tín khoảng 25ha được khoảng 100
tấngiống nguyên chủng ĐB5 và ĐB6. Nếu tính cả việc ung ứng của một số
công ty, đơn vị khác và một số HTX đã gieo cấy 2 giống ĐB5 và ĐB6 thì
lượng giống bổ sung cũng chỉ được khoảng 500 tấngiống đủ cho khoảng 1
vạn ha.
Thiếu giống tốt cho sản xuất đang trở thành vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải
quan tâm đến công tác sản xuất giống và tập trung khảo nghiệm chọn
lọc giống thuần đạt chuẩn, giống gốc phục vụ gieo cấy. Chủ trương của tỉnh
ta là giảm nhanh tỷ lệ Khang dân và Q5 là hoàn toàn đúng đắn nhưng đòi hỏi
các đơn vị dịch vụ nông nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật cần nhanh chóng
khảo nghiệm có kết luận tìm được các giống thay thế phù hợp khắc phục
tình trạng thiếu giống mới trong khigiống cũ đã thoái hóa, ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất. Cần có cơ chế chính sách
hợp lý và sự đầu tư đúng cho công tác sản xuất giống cũng như kế hoạch
điều hòagiống để nông dân sử dụng giống từ cấp xác nhận trở lên để gieo
cấy mới khắc phục được nguy cơ thiếu giống, loạn giống và lẫn giống thật,
giả pha trộn sẽ thiệt hại cho sản xuất. Đã đến lúc cần coi trọng và quan tâm

đúng mức đến công tác giống lúa để thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra sự
bứt phá từ khâu giống.
3.2 Thoái hóa giống đậu tương ở Bình Định.
Hàng năm, tỉnh Bình Định có từ 1.700 - 2.300ha đất chân cao, bãi bồi ven
sông chuyên sản xuất cây đậu nành. Đây cũng là loại cây trồng truyền thống,
có đầu ra khá thuận lợi, đặc biệt đối với những diện tích đất chân cao thiếu
nước tưới có thể luân canh cây đậu nành với các loại cây trồng khác. Tuy
nhiên, lâu nay, nông dân trong tỉnh chủ yếu sử dụng các giống đậu nành ở
địa phương như MTĐ176, PC19, ĐT84 cho năng suất, hiệu quả thấp,
thường nhiễm các đối tượng sâu bệnh thông thường. Trước tình hình đó,
Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (Bộ NN-PTNT) có trụ
sở đặt trên địa bàn tỉnh đã tiến hành chọn tạo, sản xuất thử các giống đậu
nành mới vừa có tiềm năng năng suất cao, vừa có hàm lượng tinh bột cao để
bổ sung vào bộ giống của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông
dân địa phương.
Trong vụ Đông Xuân năm nay, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam
Trung bộ đã sản xuất thử 2 giống đậu nành mới ĐTDH01, ĐTDH02 trên địa
bàn thôn Thạnh Danh, xã Nhơn Hậu với diện tích 1.800m2. Kết quả cho
thấy, 2 giống đậu nành trên rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa
phương; khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh khá tốt; thời gian sinh
trưởng trung bình từ 70-85 ngày. Chiều cao cây trung bình từ 40-60cm, số
quả chắc/cây từ 30-40 quả, tỉ lệ quả 3 hạt đạt từ 35-50%, năng suất bình
quân vụ Đông Xuân đạt từ 22-30 tạ/ha. Đặc biệt, 2 giống đậu nành trên có
khả năng chống đổ ngã tốt.
Trước đây, thường sử dụng các giống đậu nành ở địa phương để sản xuất,
về năng suất thì giống này chỉ đạt 17-18 tạ/ha, thấp hơn các giống đậu nành
mới này từ 8-12 tạ/ha. Năng suất đã thấp nhưng các giống đậu nành cũ
thường hay mắc các bệnh như lở cổ rễ, gỉ sắt, bệnh do vi rút và vi khuẩn.
Kết quả từ việc sản xuất thử thành công giống đậu nành ĐTDH01, ĐTDH02
cho năng suất cao. Dự kiến sẽ đưa vào sản xuất trong vụ sau.



4. Biện pháp khắc phục.
Phương pháp khắc phục dựa trên những nguyên nhân trên như sau:
- Chọn giống có độ thuần cao, có nguồn gốc rõ ràng với tên giống cụ thể, cơ
quan nào sản xuất, người sản xuất và ngày kiểm nghiệm cũng như thời hạn
sử dụng. Chất lượng giống lúa và tiêu chuẩn hóa cho ngành phải thực hiện
theo tiêu chuẩn bảng 1 mà Bộ NN-PTNT đã ban hành.
* Về canh tác.
- Chú ý làm vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, làm sạch lúa lẫn ở nền cũ
- Cày bừa trục kỹ, tơi nhuyễn, bằng phẳng không để đọng nước chỗ lung
- Sạ thưa theo hàng, áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng để kiểm soát cỏ và lúa
lẫn của giống khác
- Bón phân cân đối theo phương pháp 4 đúng.
- Phải chú ý khử lẫn ở 4 giai đoạn của cây lúa: đẻ nhánh, trước trỗ, sau trỗ
80%, chín và thu hoạch.
* Về chế biến, bảo quản và thu hoạch:
+ Thu hoạch đúng độ chín.
+ Máy tuốt nhai, máy rê trước khi hoạt động phải được làm sạch thật kỹ bảo
đảm không có hạt giống lẫn khác ở trong máy.
+ Vệ sinh sân phơi, bao bì và các dụng cụ lao động khác nhất là công nhân
phơi sấy lúa.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản khắc phục tình trạng giống bị lẫn tạp
và thoái hóa, bà con nông dân nên chú ý khi canh tác trong tất cả các khâu từ
khi mua và nhận giống xác nhận từ công ty hay đại lý giống, phải nắm rõ lai
lịch giống, vận dụng theo phương pháp trên dứt khoát bà con sẽ thu được vụ
mùa bội thu.
5. Một số thành tựu trong công tác phục tráng giống cây trồng bị thoái
hóa.
Sự hạn chế của các giống cây lương thực bản địa hiện nay là tình trạng

thoái hoá giống do người dân gieo trồng và tự để giống qua nhiều vụ, đã làm
cho các đặc tính quý của giống dần dần bị mất đi, chẳng hạn: Đối với cây lúa
mùi thơm, độ dẻo dần dần giảm sút, hạt gạo đỏ xuất hiện ngày một nhiều, số
hạt một bông ít dần làm cho năng suất suy giảm; cây ngô thì hiện tượng lẫn
hạt ngày càng nhiều, bắp ngày càng nhỏ, độ dẻo hạt ngô giảm và chất lượng
giảm sút. Nếu tiếp tục sử dụng các hạt giống đó cho vụ sau đần dần sẽ gây ra
hiện tượng thoái hoá giống, gieo trồng các giống bị thoái hoá không những
chỉ làm giảm năng suất mà còn làm giảm cả tính chống chịu và phẩm chất
nông sản, gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân. Trước thực trạng trên, các
nhà khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN Miền núi phía Bắc, đã tiến
hành phục tráng, bảo tồn các giống cây lương thực thông qua Đề tài”Phục
tráng và bảo tồn một số giống cây lương thực đặc sản của tỉnh Hà Giang”.

Đây là mộtquá trình áp dụng các biện pháp đồng bộ, liên hoàn nhằm khôi
phục lại những đặc điểm quý vốn có của giống, sản xuất ra lô hạt giống có
chất lượng gieo trồng cao, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của
các giống cây lương thực bản địa của tỉnh.
Đề tài được triển khai thực hiện tại 3 địa điểm trên 6 đối tượng cây lương
thực:
- Thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn): Bảo tồn lúa tẻ Khẩu Mang và ngô
nếp núi đá.
- Xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần: Bảo tồn lúa tẻ Già Dui.
- Trung tâm khoa học Giống cây trồng Đạo Đức: Phục tráng lúa nếp râu
Yên Minh, nếp Nàng hương, giống ngô tẻ vàng.
Các giống lúa nếp Râu, nếp Nàng hương, giống ngô tẻ vàng đã được tiến
hành phục tráng theo quy trình phục tráng cá thể, việc phục tráng đã được áp
dụng theo thang tiêu chuẩn gốc được xây dựng thông qua quá trình điều tra
khảo sát thực tế và hội nghị PRA. Quá trình phục tráng được tiến hành qua 3
vụ (G0, G1, G2) đã tạo ra được 20 kg giống nếp Râu, 20 kg giống nếp Nàng
hương, 30 kg giống ngô tẻ vàng đạt cấp siêu nguyên chủng.

- Ba giống còn lại ( Lúa tẻ Già Dui, lúa tẻ Khẩu mang, ngô nếp núi đá), Ban
chủ nhiệm Đề tài áp dụng kỹ thuật chọn lọc quần thể trong việc xây dựng
mô hình bảo tồn các giống. Quá trình thực hiện đảm bảo chặt chẽ trong các
khâu chọn vật liệu ban đầu, chọn ruộng phục tráng, kỹ thuật canh tác ở
ruộng cấy, khử lẫn, thu hoạch và bảo quản. Qua các mô hình này đã sản xuất
được 1,65 tấn giống lúa tẻ Khẩu Mang; 1,6 tấn giống lúa tẻ Già Dui và 1,1
tấn giống ngô nếp núi đá, tất cả lượng hạt giống này đều đạt cấp nguyên
chủng để cung cấp cho sản xuất của địa phương ở các năm sau.
Thông qua việc triển khai thực hiện đề tài, gần 300 lượt hộ nông dân đã
được tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, bảo tồn giống nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các giống cây lượng thực bản
địa. Kết quả phục tráng, bảo tồn các giống đã được tuyên truyền tới đông
đảo bà con nhân dân tại các địa bàn triển khai đề tài thông qua các Hội nghị
đầu bờ, do đơn vị thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức.
Đến nay, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc -
đơn vị chủ trì thực hiện Đề tài, đã chuyển giao công nghệ phục tráng giống
ngô, lúa cùng các sản phẩm giống siêu nguyên chủng, cho Trung tâm Giống
cây trồng Đạo Đức của tỉnh, để tiếp tục làm thuần và nhân giống tạo ra hạt
giống đạt phẩm cấp cao cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Có thể khẳng định, đề tài triển khai thành công đã góp phần bảo tồn và
phục tráng nguồn gen cây lương thực quý của tỉnh, nhằm cải thiện năng suất,
chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

III. KẾT LUẬN
Hiện nay tình trạng thoái hóa giống ở Việt Nam ngày càng phổ biến, và
đang được các nhà khoa học chung tay trong công tác cải thiện giống .
Bằng việc tìm ra các nguyên nhân gây thoái hóa để đưa ra biện pháp khắc
phục tốt nhất nhằm tiếp tục đưa cây trồng ra ngoài đồng ruộng với năng suất
cao nhất có thể đạt được.
Năng suất đã tăng lên đáng kể so với giống cây trồng cũ bị thoái hóa .

Một số nguyên nhân chính là do: bị tạp nhiễm, lai gần, đột biến do môi
trường, do động vật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Pgs.ts. Nguyễn Đức Lương; Ths.Phan Thanh Trúc;Ts.Lương Văn
Hinh;Ths.Trần Văn Điền, Giáo trình chọn tạo giống cây trồng
2.Nguyễn Lộc, 1985, Một số vấn đề về công tác giống cây trồng. Nhà xuất
bản KH và KT
3.Web:

×