Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng TMCP kỹ thương chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.95 KB, 36 trang )

MUÏC LUÏC
LỜI MỞ ĐẦU Trang 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VÀ
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Trang 5
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương-
Chi nhánh Đà Nẵng Trang 9
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương- Chi
nhánh Đà Nẵng Trang 10
1.4. Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban Ngân hàng TMCP
Kỹ thương- Chi nhánh Đà Nẵng Trang 11
1.4.1. Ban giám đốc Trang 11
1.4.2. Ban IT miền Trung Trang 12
1.4.3. Ban kiểm soát nội bộ Trang 13
1.4.4. Ban pháp chế và xử lý nợ Trang 13
1.4.5. Ban tái thẩm định Trang 13
1.4.6. Ban đầu tư và xây dựng cơ bản Trang 13
1.4.7. Phòng kế toán và kho quỹ Trang 13
1.4.8. Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp Trang 14
1.4.9. Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân Trang 14
1.4.10. Ban hỗ trợ và quản lý rủi ro tín dụng Trang 14
1.4.11. Ban tiếp thị và quản lý thẻ miền Trung Trang 14
1.4.12. Bộ phận Marketing Trang 15
1.4.13. Bộ phận văn phòng Trang 15
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
1
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
2.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi


nhánh Đà Nẵng Trang 18
2.1.1. Hoạt động huy động vốn Trang 18
2.1.2. Hoạt động cho vay Trang 20
2.1.3. Hoạt động cung ứng các sản phẩm ngân hàng điện tử
Trang 24
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Trang 28
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG
3.1.Những kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ thương- chi nhánh
Đà Nẵng trong thời gian qua Trang 30
3.2. Những hạn chế cần quan tâm xử lý để phát triển Trang 31
3.3. Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương- Chi
nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay Trang 34
PHẦN KẾT LUẬN Trang 36
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Quá trình tăng trưởng vốn điều lệ của Techcombank từ 1996-2006
Trang 7
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Trang 11
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam –
Chi nhánh Đà Nẵng qua các năm 2004,2005,2005,2006
Trang 19
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam – Chi nhánh Đà Nẵng qua các năm 2004,2005,2005,2006
Trang 22
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng thẻ phát hành tại Đà Nẵng
Trang 24

Bảng 2.4.Tình hình sử dụng thẻ thanh toán trên máy ATM
Trang 26
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng thẻ thanh toán tại POS
Trang 27
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2004,2005,2006,2007
Trang28
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
3
LỜI MỞ ĐẦU
Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và
có thể trực tiếp xem những kiến thức mà mình được học ở trường được sử dụng
trong thực tiễn như thế nào, vì vậy thực tập là hoạt động đóng vai trò rất quan
trọng đối với những sinh viên sắp ra trường. Quá trình này giúp sinh viên tiếp
cận được với thực tế nhiều hơn về những gì mình đã học, rút ngắn khoảng cách
giữa lý thuyết với thực hành. Là một sinh viên thuộc lĩnh vực tài chính ngân
hàng thì giai đoạn này đặc biệt quan trọng bởi đây là lĩnh vực mang tính thực tế
rất cao.
Được sự cho phép của Nhà trường và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam - Techcombank- Chi nhánh Đà Nẵng nay em đang là sinh viên
thực tập tại Chi nhánh của Ngân hàng. Qua 5 tuần thực tập, nghiên cứu, em đã
được trực tiếp quan sát các hoạt động của các phòng ban khác nhau trong đó chủ
yếu là Ban tiếp thị và quản lý thẻ miền Trung. Trong thời gian này, em cũng
được đọc nhiều tài liệu liên quan đến các nghiệp vụ được thực hiện tại Ngân
hàng và các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Với sự thu nhận của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo
PGS.TS. Lưu Thị Hương và toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Kỹ
thương - Chi nhánh Đà Nẵng, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, báo cáo được chia làm 3 phần chính:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương và Ngân hàng TMCP
Kỹ thương – Techcombank- Chi nhánh Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2: Tình hình hoạt động và phương hướng phát triển của Ngân hàng
TMCP Kỹ thương – Chi Nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3: Đánh giá tình hình hoạt động và định hướng phát triển của Ngân
hàng TMCP Kỹ thương – Chi Nhánh Đà Nẵng.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VÀ
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ cấu tập trung sang cơ cấu thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước
đã có những bước chuyển mình lớn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh tế. Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước không đủ
khả năng đáp ứng được nhu cầu về vốn của các cá nhân, doanh nghiệp. Chính vì
vậy, ngân hàng thương mại cổ phần ra đời là một điều tất yếu. Cùng với sự gia
tăng về số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương- Techcombank cũng ra đời (27/9/1993).
Với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý
Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau 13 năm hoạt động , Techcombank hiện
có vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng, tổng tài sản là trên 15.759 tỉ đồng và gần 1.300
nhân viên. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hằng năm của
Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Trong 3-5 năm tới,
Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn
nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý một tài sản hơn 1,5
tỷ USD.
Về mạng lưới, Techcombank hiện có 73 điểm giao dịch trải khắp các tỉnh
thành lớn của Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng tới 200 chi nhánh và điểm giao
dịch vào năm 2010.
Sau đây là những cột mốc tiêu biểu cho quá trình phát triển của Ngân hàng

TMCP Kỹ thương Việt Nam:
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
5
Năm 1996,Techcombank thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí
Minh. Cũng trong năm này, vốn điều lệ của Techcombank được tăng lên mức
51,495 tỉ đồng.
Đến năm 1997, Techcombank tiếp tục tăng vốn lên mức 70 tỷ đồng và
thành lập thêm 1 chi nhánh tại Hà Nội (Techcombank Thăng Long) và 1 phòng
giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh (Phòng giao dịch Thắng Lợi)
Năm 1998, Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng được thành lập.
Năm 1999, vốn điều lệ được tăng lên 80,020 tỷ đồng.
Năm 2001, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng
hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV về việc triển khai hệ thống phần
mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank. Cũng trong năm
này, vốn điều lệ được nâng lên 102,345 tỷ đồng.
Năm 2002, Techcombank là ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch
rộng nhất Hà Nội . Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.
Năm 2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán
f@stAccess- Connect 24 (hợp tác với Vietcombank).
Năm 2005:
- 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng
Compass Plus.
- 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới
nhất Tenemos T24 R5.
Năm 2006, Techcombank được nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ
Bank of NewYork, Citibank, Wachovia.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã
công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên
tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN

6
Bảng 1.1. Quá trình tăng trưởng vốn điều lệ của Techcombank từ 1996-
2006:
Techcombank hiện đang phục vụ hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các
dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.
Khách hàng dân cư của Techcombank gần 100000, chiếm 27% doanh số
tín dụng. Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm
ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các
sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo
quản tài sản.
Với cam kết là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực công nghệ,
Techcombank đã giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới giàu tính công nghệ đến
khách hàng như các sản phẩm tài khoản trong hệ thống Siêu tài khoản, chùm sản
phẩm liên kết liên Ngân hàng – Bảo hiểm (bancassurance), sản phẩm thanh toán
tự động, giải pháp tài chính kho vận trọn gói Đặc biệt trong năm 2006
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
7
Techcombank đã có sự ra mắt ấn tượng hai sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế
Techcombank Visa và sản phẩm thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động
F@stMobiPay.
Hoạt động thanh toán và phát hành thẻ phát triển mạnh mẽ với tổng số thẻ
phát hành lũy kế tính đến cuối năm 2006 là gần 130.000 thẻ (so với 50.000 cuối
năm 2005). Tổng số máy ATM và máy POS được Techcombank lắp đặt và triển
khai tương ứng là 98 và 2.313.
Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân
hàng năng động nhẩt trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính
khác.
Ngoài ra, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ
thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị được xây dựng trên

các yếu tố nền tảng như hài hoà quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích
cực của Ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống
thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Hệ thống quản trị rủi
ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong quá
trình đánh giá.
Techcombank mang sứ mệnh là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt
Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh
tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng,
tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp
vào sự phát triển của cộng đồng. Với sứ mệnh đó của mình, Techcombank phấn
đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả
vào năm 2010.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương-
Chi nhánh Đà Nẵng:
Trước sự tăng trưởng không ngừng của Techcombank Việt Nam sau khi mở
nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành phố, Techcombank Việt Nam quyết định mở
rộng hoạt của mình ở thành phố Đà Nẵng. Ngày 04/09/1998 Thống đốc Ngân
hàng ký quyết định số 302/1998/QĐ-NHNN5 cho phép thành lập Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Đà Nẵng. Techcombank Đà Nẵng khai trương và chính thức
đi vào hoạt động từ ngày 28/09/1998 có trụ sở chính đặt tại 244-248 Nguyễn
Văn Linh thành phố Đà Nẵng. Techcombank Đà Nẵng cùng với hệ thống
Techcombank toàn quốc cung cấp và gia tăng tiện ích Ngân hàng, góp phần phát
triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
Sau gần 10 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, với sự cố gắng của đội ngũ
cán bộ nhân viên của chi nhánh, Techcombank Đà Nẵng đã khẳng định được
một vị thế một ngân hàng hoạt động hiệu quả và có thị phần lớn nhất thành phố
Đà Nẵng. Với phương châm hoạt động: “Techcombank chăm lo để bạn thành
công”, Techcombank Đà Nẵng đã tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, thu

hút được tầng lớp dân cư đến với chi nhánh, hoạt động của chi nhánh ngày càng
phát triển mạnh mẽ, mạng lưới được mở rộng đó là sự ra đời chi nhánh Thanh
Khê, các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố và gần đây nhất vào ngày
17/01/2007 đã khai trương phòng giao dịch chợ Hàn.
Techcombank Đà Nẵng mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng những thành tựu
đạt được khá lớn. Techcombank Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn
70%/năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khối ngân hàng cổ phần bốn năm gần
đây. Đó là những kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của Ban giám đốc và
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
9
nhân viên chi nhánh góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển, đứng vững
trên thị trường.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương- Chi
nhánh Đà Nẵng:
Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ trực thuộc Techcombank Việt Nam,
Techcombank Đà Nẵng có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thi hành các văn bản pháp quy tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối…thuộc phạm vi hoạt động của Techcombank Đà Nẵng.
- Thực hiện hoạt động cho vay, đầu tư tín dụng đối với các tổ chức kinh tế,
dân cư trên địa bàn hoạt động.
- Thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý, cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức
tín dụng trong và ngoài nước.
- Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế, dân cư trên địa
bàn hoạt động.
- Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành thanh
toán qua ngân hàng và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng trên nguyên tắc an toàn, đảm bảo bí mật và nhanh chóng cho khách
hàng.
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng trong thời gian
vay vốn.

- Tổ chức công tác thông tin nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến
hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
10
- Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân,
báo chí về hoạt động tiền tệ, tín dụng,… trong phạm vi quyền hạn của
mình.
1.4. Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban Ngân hàng TMCP
Kỹ thương- Chi nhánh Đà Nẵng
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Kỹ thương- Chi nhánh Đà Nẵng
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
11
BAN GIÁM ĐỐC CN
ĐÀ NẴNG
CÁC
PHÒNG/
BAN
TRỰC
THUỘC
HO
BAN ĐẦU TƯ VÀ
XDCB
BAN TÁI
THẨM ĐỊNH
BAN KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
P.DOANH
NGHIỆP
BỘ PHẬN
MARKETING

CÁC PHÒNG
GIAO DỊCH
TRỰC THUỘC
BAN IT
MIỀN TRUNG
BAN PHÁP
CHẾ&XỬ LÝ NỢ
P. KẾ
TOÁN
& KHO
QUỸ
BỘ
PHẬN
VĂN
PHÒNG
BAN
TIẾP
THỊ&
QUẢN
LÝ THẺ
MIỀN
TRUNG
BAN HỖ
TRỢ&
QUẢN
LÝ RỦI
RO TÍN
DỤNG
P. CÁ
NHÂN

PGD.PHAN
CHÂU TRINH
PGD.HỘI AN
PGD.CHỢ
HÀN
PGD.HÒA
KHÁNH
PGD.HẢI
CHÂU
1.4.1. Ban giám đốc
+ Giám đốc: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của chi nhánh
theo quy chế của Hội Sở và theo mục tiêu hiệu quả phát triển lành mạnh an toàn.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh, trực tiếp điều hành các công việc có liên quan:
- Phòng tổ chức hành chính
- Công tác thi đua khen thưởng
- Công tác phát triển và đào tạo nhân sự.
- Phòng kế toán.
- Phát triển dịch vụ các ngân hàng.
- Công tác xây dựng các chiến lược, quản lý khách hàng.
- Đưa ra nhân xét, kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước, chính quyền địa
phương, chủ tịch hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên
quan ngân hàng.
+ Phó giám đốc: giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số công việc do giám
đốc phân công khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc được uỷ quyền thay mặt giải
quyết chung các vấn đề của chi nhánh và chịu trách nhiệm về những việc làm và
báo cáo với giám đốc về những công việc đã giải quyết trong thời gian được uỷ
quyền, phó giám đốc được điều hành những công việc sau:
- Các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh.
Đầu tư và kinh doanh các chứng từ có giá trị có điều kiện thực hiện

1.4.2. Ban IT miền Trung
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng của Techcombank trong phạm vi toàn
miền Trung, có nhiệm vụ báo cáo cho ban Giám đốc chi nhánh và tổng giám
đốc. Bộ phận này chịu trách nhiệm của hội Sở.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
12
- Chịu trách nhiệm bảo mật và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu trên máy
tính của các ngân hàng chi nhánh tại miền Trung.
- Tham gia cùng các phòng/ban có nhiệm vụ liên quan trong vấn đề chỉ đạo
và thực hiện đấu thầu mua sắm các thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin,
các máy vi tính, chịu trách nhiệm xử lý các sự cố khi xảy ra trục trặc trong hệ
thống máy tính của chi nhánh ngân hàng.
1.4.3. Ban kiểm soát nội bộ
Có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng, phát hiện những
sai phạm và xử lí kịp thời, có nghĩa vụ báo cáo cho Giám đốc chi nhánh. Bộ
phận này không chịu sự quản lý trực tiếp của chi nhánh mà thuộc Hội Sở.
1.4.4. Ban pháp chế và xử lý nợ
Ban này có chức năng kiểm soát các hồ sơ pháp lý của Ngân hàng :
những hồ sơ, công văn, thông báo được phép và không được phép đưa ra ngoài.
Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn cũng được xử lý tại ban này.
1.4.5. Ban tái thẩm định
Chức năng chính của bộ phận này là tiến hành thẩm định lại các dự
án, tài sản thế chấp, tài sản cầm cố… phát sinh trong nghiệp vụ cho vay nhằm
đưa ra kết luận sau cùng, chính xác nhất về giá trị của chúng.
1.4.6. Ban đầu tư và xây dựng cơ bản
Ban này có nhiệm vụ mua sắm, trang bị các thiết bị, máy móc, đồ
đạc, xây dựng cơ sở hạ tầng nhà cửa, kho bãi… nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật
chất cho ngân hàng có thể hoạt động.
1.4.7. Phòng kế toán và kho quỹ
Gồm 2 bộ phận:

TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
13
- Bộ phận kế toán.
- Bộ phận kho quỹ.
Có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ các số liệu hoạt động của ngân hàng một cách
đầy đủ, kịp thời chính xác bằng các số liệu, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực
hiện về nguồn vốn và sử dụng vốn. Tham gia ý kiến cho ban giám đốc trong việc
phân tích các hoạt động của ngân hàng. Đây còn là trung tâm tiền mặt và quản lý
tiền mặt của ngân hàng, là nơi thu hút, lưu trữ, điều hoà, phân phối vốn bằng tiền
mặt một cách có lợi cho bản thân ngân hàng và khách hàng. Phòng ngân quỹ có
mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác.
1.4.8. Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Có chức năng thẩm định, xét duyệt các hồ sơ cho vay của chi nhánh đối
với khách hàng là các doanh nghiệp trong phạm vi hạn mức phán quyết cho vay
của chi nhánh theo quyết định của giám đốc. Quyết định trình hội đồng tín dụng
các vấn đề khác có liên quan cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và thu nợ
của chi nhánh tại địa bàn đang hoạt động. Trưởng phòng chịu toàn bộ trách
nhiệm trước Giám đốc và toàn bộ hoạt động trong phòng.
1.4.9. Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân
Có chức năng kinh doanh các dịch vụ, các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng,
thực hiện tốt công tác marketing đối với những sản phẩm bán lẻ của ngân hàng,
đối tượng phục vụ là những cá nhân.
1.4.10. Ban hỗ trợ và quản lý rủi ro tín dụng
gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận kiểm soát về hỗ trợ kinh doanh
- Bộ phận tín dụng và quản lý rủi ro.
Ban này có nhiệm vụ hỗ trợ cho phòng doanh nghiệp, phòng bán lẻ và ban
giám đốc.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
14

1.4.11. Ban tiếp thị và quản lý thẻ miền Trung
- Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến
phát hành và thanh toán thẻ. Phòng là đầu mối quan hệ đối ngoại với các
Trung tâm thẻ tại Hội sở và các tổ chức thẻ của các ngân hàng trong liên
minh thẻ.
- Theo dõi, thường xuyên báo cáo với Trung tâm thẻ về hoạt động phát
hành,thanh toán thẻ của hệ thống ngân hàng tại miền Trung.
- Tiếp thị và quản lý hoạt động phát hành thẻ, thanh toán thẻ của các chi
nhánh tại miền Trung.
1.4.12. Bộ phận Marketing:
Chức năng của bộ phận này là lên kế hoạch quảng bá cho hình ảnh
của Ngân hàng, kế hoạch triển khai quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm
mới nhằm đưa hình ảnh của Ngân hàng đến với khách hàng.
1.4.13. Bộ phận văn phòng
.Chức năng: làm tốt công tác văn thư, tiếp khách, quản trị, xây dựng cơ
bản, trực tiếp quản lý kho hàng, vật tư, công cụ lao động, ấn chỉ chưa dùng đến,
làm tốt công tác nhân sự, lao động, tiền lương, chế độ nghỉ phép nghỉ hưu…
Trong mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự điều
hành một cách khoa học, đồng bộ nên đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung
cho nhau các mặt hoạt động của ngân hàng, có sự nhịp nhàng mang lại chất
lượng cao, thống nhất về mặt nghiệp vụ, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động tốt,
khả năng cạnh tranh cao và ngày càng phát triển.
1.5. Các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng
1.5.1. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cá nhân
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
15
* Tiết kiệm: các sản phẩm tiết kiệm như: Tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm
thường, tiết kiệm có kì hạn, tiết kiệm bậc thang,…
* Tài khoản: tài khoản thanh toán, tài khoản điện tử, ứng trước tiền nhanh,
ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance,

* Dịch vụ thẻ
* Tín dụng bán lẻ: như các sản phẩm cho vay mua Nhà mới, gia đình trẻ,
cho vay du học, mua sắm ôtô ,…
* Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp: Như cho vay cổ phần hoá, trả lưong qua
tài khoản, thu chi tiền mặt tại chỗ,
* Sản phẩm dịch vụ khác như Homebanking, bảo lãnh, chiết khấu,…
1.5.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
* Dịch vụ tài khoản
* Tín dụng doanh nghiệp
* Cho vay ngắn hạn: thấu chi doanh nghiệp, tài trợ vốn lưu động,
* Cho vay trung dài hạn: cho vay theo dự án
* Bảo lãnh và đồng bảo lãnh: Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh về vốn,
thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng, chất lượng sản phẩm, hoàn thanh
toán,…
* Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro: Giao dịch ngoại hối phái sinh,
hợp đồng tương lai hàng hoá.
* Dịch vụ thanh toán trong nước: thực hiện việc thanh toán đi, thanh toán
đến.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
16
* Dịch vụ thanh toán quốc tế: thanh toán chuyển tiền bằng điện, thnah
toán nhờ thu chứng từ, thnah toán tín dụng chứng từ.
1.5.3. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử của Techcombank rất phong phú. Chủ yếu
xoay quanh sản phẩm thẻ và các dịch vụ hỗ trợ cho việc sử dụng thẻ. Đặc biệt
Homebanking là dịch vụ mà Techcombank gặt hái được nhiều thành công nhất.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
17
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
2.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi
nhánh Đà Nẵng
Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển khả quan trong điều kiện vĩ mô
khá thuận lợi. Tổng sản phẩm quốc dân tăng 8.6% với những lực đẩy chính là
đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Việc Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới- WTO- đã mở ta những vận hội
cũng như thách thức mới. Với bối cảnh hội nhập sâu và rộng đó, Ngân hàng
TMCP Kỹ thương nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương –
Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng đã có một năm đáng nhớ với các đổi mới đột phá,
tạo thế và lực cho sự tăng trưởng. Tuy vậy cạnh tranh gia tăng trong ngành ngân
hàng và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn cũng có phần ảnh hưởng bất
lợi đến kết quả hoạt động của Techcombank.
Năm 2007 đánh dấu một năm thành công của Techcombank Chi nhánh Đà
Nẵng trong việc thực hiện chiến lược tăng tốc qua phát triển tổng tài sản, tín
dụng, dịch vụ, mạng lưới, phát triển sản phẩm mới cũng như quan hệ với các đối
tác chiến lược.
2.1.1Hoạt động huy động vốn:
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
18
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương qua các năm 2004,2005,2005,2006
Nguồn: Báo cáo hoạt động huy động vốn của Techcombank Đà Nẵng năm 2004, 2005, 2006, 2007.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM 2004,2005,2006,2007

ĐVT: TRIỆU ĐỒNG
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Chênh lệch
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2005/2004 % 2006/2005 % 2007/2006 %
1. Tiền gửi của KH 420070 99.71 480753 99.98 697889 99.99 991002 99.85 60683 14.45 217136 45.17 293113 42.00

- không kỳ hạn 126331 30.07 132228 27.52 107083 15.34 178507 17.99 5897 4.67 -25145 -19.02 71424 66.70
- có kỳ hạn 20597 4.9 22665 4.71 165443 23.71 215076 21.67 2068 10.04 142778 629.95 49633 30.00
- tiết kiệm 266565 63.46 317339 66.01 419450 60.1 586600 59.1 50774 19.05 102111 32.18 167150 39.85
- ký quỹ 6597 1.57 8461 1.76 5923 0.85 9650 0.97 1864 28.26 -2538 -30.00 3727 62.92
2. Tiền gửi của
TCTD 1242 0.29 102 0.02 71 0.01 1510 0.15 -1140 -91.79 -31 -30.39 1439 2026.76
Tổng 421312 100 480855 100 697960 100 992512 100 59543 14.13 217105 45.15 294552 42.20
19
Từ năm 2004 đến năm 2007, tình hình huy động vốn của ngân hàng đã có
những bước tăng trưởng rõ rệt.
Năm 2006 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán,
lượng vốn đổ vào thị trường này tăng mạnh. Thực tế đó đã đặt ra thử thách
không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng
nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, có thể nói
công tác huy động vốn trong năm 2006 của Techcombank Đà Nẵng tiếp tục là
điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ( 697960 triệu đồng, tăng
45.15% so với năm 2005).
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng năm 2007/2006 thấp hơn 2006/2005 nhưng vẫn
duy trì ở mức trên 40%. Kết quả đó cũng được xem là một thành công của ngân
hàng. Đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn (trên 99%)
trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã và đang tạo được lòng
tin trong dân chúng. Bên cạnh đó, với sự đầu tư lớn, vượt trội về công nghệ, việc
mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, chính sách chăm sóc khách
hàng và những cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, ngân
hàng đã cho thấy sự tiện ích trong các sản phẩm phục vụ khách hàng trong thanh
toán, thể hiện qua các con số gia tăng về tỷ lệ tiền gửi thanh toán: 32.23%
(2005), 39.05% (2006),39.66%(2007).
Thành công của việc huy động vốn không thể không nhắc tới hàng loạt
các sản phẩm tiện ích mang tính chiến lược dựa trên nền công nghệ tài khoản của
Ngân hàng như Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kỳ, Tiết kiệm giáo

dục Kết quả là các sản phẩm huy động vốn cải tiến này thu hút được sự quan
tâm lớn từ phía khách hàng.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
20
Ngòai ra, các chương trình khuyến mãi, tặng quà… cũng góp phần quan
trọng thúc đẩy công tác huy động vốn của Ngân hàng.
2.1.2. Hoạt động cho vay:
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
21
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ thương qua các năm
2004,2005,2005,2006:
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY QUA CÁC NĂM 2004,2005, 2006, 2007

ĐVT: TRIỆU ĐỒNG
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Chênh lệch
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2005/2004 % 2006/2005 % 2007/2006 %
1. Doanh số cho vay 1201573 100 1366299 100 1503120 100 1805000 100 164726 13.71 136821 10.01 301880 20.08
- ngắn hạn 872282 72.60 978681
71.6
3 1092768 72.7 1299600 72 106399 12.20 114087 11.66 206832 68.51
-trung, dài hạn 330291 27.49 387618 28.37 410352 27.3 505400 28 57327 17.36 22734 5.87 95048 31.49
2. Doanh số thu nợ 696590 100 823299 100 973468 100 1357000 100 126709 18.19 150169 18.24 383532 39.40
- ngắn hạn 543391 78.01 629844 76.50 733811
75.3
8 1085600 80 86453 15.91 103967 16.51 351789 91.72
- trung, dài hạn 153199 21.99 193455 23.50 239657 24.62 271400 20 40256 26.28 46202 23.88 31743 8.28
3. Dư Nợ bình quân 732491 100 785326 100 806213 100 1150000 100 52835 7.21 20887 2.66 343787 42.64
- ngắn hạn 476119 65 506928
64.5

5 521048
64.6
3 805000 70 30809 6.47 14120 2.79 283952 82.60
-trung, dài hạn 256372 35 278398
35.4
5 285165
35.3
7 345000 30 22026 8.59 6767 2.43 59835 17.40
4. NQHBQ 6077 100 12586 100 15167 100 11500 100 6509 1.07 2581 20.51 -3667 -24.18
-ngắn hạn 2188 36 3085 25 4236 28 3450 30 897 41.00 1151
37.3
1 -786 21.43
- trung, dài hạn 3889 64 9501 75 10931 72 8050 70 5612
144.3
0 1430 15.05 -2881 78.57
5. Tỷ lệ NQHBQ 0.83 1.60 1.88 1.00
-ngắn hạn 0.46 0.61 0.81
-trung, dài hạn 1.52 3.41 3.83
22
Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay của Techcombank Đà Nẵng năm 2004, 2005, 2006, 2007.
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
23
Được đánh giá là một trong những ngân hàng có uy tín, kể từ khi
thành lập tại Đà Nẵng, Techcombank đã chiếm được thị phần của thị trường
mới và đầy tiềm năng này. Không chỉ thành công ở nghiệp vụ huy động vốn,
Ngân hàng còn đạt được kết quả khả quan trong công tác cho vay mà chủ
yếu là tài trợ cho các dự án ngắn hạn.
Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên,
nhu cầu của cá nhân về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cao
và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy tiêu dùng đang dần thay thế bởi một hành

vi tiêu dùng mới, thay vì tích lũy người dân đã dần quen với các sản phẩm
tín dụng ngân hàng, tạo lập một cuộc sống tiện nghi ngay bằng nguồn vốn
hỗ trợ của ngân hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tiếp tục là thế mạnh
của hệ thống Techcombank trong lĩnh vực bán lẻ và được nhiều khách hàng
đón nhận, đánh giá cao như sản phẩm tín dụng trọn gói Gia đình trẻ, Nhà
mới, Ô tô xịn. Đặc biệt sản phẩm Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance
đã gây ra tiếng vang bới cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình
thức có thế chấp và 100 triệu đồng đối với hình thức tín chấp. Đây có thể nói
là cải tiến đột biến của Techcombank so với các ngân hàng khác trong nước.
Chính nhờ những yếu tố trên, doanh số cho vay năm 2006 tăng
10.01% so với năm 2005, năm 2007 tăng 20.08% so với năm 2006. Tỷ trọng
cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay cũng tăng từ năm 2004 đến
năm 2007: 12.20% (2005/2004), 11.66% (2006/2005), 68.51% (2007/2006).
Tỷ trọng cho vay trung và dài cũng liên tục tăng qua các năm: 5.87%
(2006/2005), 31.49% (2007/2006).
Dư Nợ bình quân của Ngân hàng được đánh giá là cao so với các ngân
hàng khác trên cùng địa bàn. Đặc biệt năm 2007, chỉ tiêu dư Nợ bình quân
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
24
đã tăng một cách vượt bậc: tăng 46,93% so với năm 2004, tăng 43.78% so
với năm 2005 và tăng 42.64% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn
vẫn chiếm vai trò trọng yếu.
Nhờ có hệ thống phân tích tín dụng ngày càng hiệu quả, đội ngũ nhân
viên ngày càng có kinh nghiệm cho nên rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Techcombank Đà Nẵng được quản lý một cách chặt chẽ hơn. Nợ quá hạn
bình quân của Ngân hàng tính đến cuối các năm 2004 đến 2007 đã có giảm:
6077 triệu đồng (2004), 12 586 triệu đồng (2005), 11500 triệu đồng (2007).
2.1.3. Hoạt động cung ứng các sản phẩm ngân hàng điện tử:
Tháng 12/2003 Ngân hàng Kỹ thương chính thức triển khai sản phẩm thẻ
thanh toán F@stAccess và đầu năm 2004 TCB Đà Nẵng bắt đầu xâm nhập

thị trường thẻ tại Đà Nẵng nên việc tìm kiếm khách hàng, giành lấy thị phần
gặp nhiều khó khăn hơn các ngân hàng khác đã có thời gian hoạt động lâu
dài. Đối với thẻ tín dụng quốc tế F@st Access Visa Debit thì mới phát hành
vào tháng 12/2006 nên mới phát triển khoảng đầu năm 2007. Tuy nhiên thị
trường thẻ Đà Nẵng chỉ mới phát triển nên cũng có cơ hội xâm nhập thị
trường.
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng thẻ phát hành tại Đà Nẵng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Quý I-
III/07
Chênh lệch
(2005/2006)
Thẻ %
Thẻ TD nội địa
F@stAccess
7100 10400 32900 3300 46,48
Thẻ TD TCB Visa 0 0 2100
Nguồn: Thống kê về thẻ năm 2005,2006
TRẦN THỊ KHÁNH CHUNG – TC46QN
25

×