Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn Kinh tế lượng Các yếu tố tác ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.53 KB, 26 trang )

1 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN
GVHD: Cô ĐỖ HOÀNG OANH
SVTH : Nhóm 7
030127110372 Nguyễn Đình Nhật Hạ
030127110558 Nguyễn Thanh Huy
030127110702 Trần Thị Thanh Lam
030127111209 Nguyễn Huy Thiên
Phúc
030127111216 Nguyễn Tuấn Phúc
LỚP T03
TPHCM, tháng 5/2015
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
2 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
NHẬN XÉT CỦA GVHD
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
3 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1: ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
PHẦN 3: MÔ HÌNH VÀ CÁC BIẾN LIÊN QUAN 11
BẢNG KỲ VỌNG DẤU 11
MÔ HÌNH 12
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 13
KIỂM ĐỊNH SỰ CÓ MẶT CỦA BIẾN KHÔNG CẦN THIẾT 14
MÔ HÌNH 2 15
Ý NGHĨA HỆ SỐ HỒI QUY MÔ HÌNH 2 16
KIỂM ĐỊNH WALD 16
KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN 17
KIỂM ĐỊNH SỰ TỰ TƯƠNG QUAN 17
KIỂM ĐỊNH WHITE 18
KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CHUẨN CỦA u 19
DỰ BÁO 20
PHẦN 5: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 21
ĐỀ XUẤT 22
PHỤ LỤC 24

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kì đẩy mạnh phát triển kinh tế - hội nhập kinh tế Quốc tế,
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
4 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
một nước Công nghiệp hiện đại. Tất cả đòi hỏi một nguồn nhân lực trẻ, năng động, có
trình độ chuyên môn và năng lực làm việc cao.
Để đáp ứng với xu thế và sự định hướng phát triển đó thì Sinh viên càng phải cố
gắng nhiều hơn trong việc học tập và rèn luyện, nhằm nâng cao kiến thức, trình độ của
bản thân để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp cho
bản thân, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay xảy
ra khá phổ biến ở các trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước là: Phần lớn sinh viên
dường như chẳng biết mình được học gì trên lớp và điều đó dẫn đến kết quả học tập
không tốt. Có thể thấy, môi trường học tập ở Đại học đòi hỏi tự mỗi sinh viên phải có sự
tự giác, nỗ lực của cá nhân rất lớn. Song, nhiều bạn Sinh viên dù có chăm chỉ nhưng kết
quả học tập vẫn không cao (Đại diện là Điểm trung bình). Có thể là do phương pháp học
chưa thật sự phù hợp với môi trường giáo dục Đại học, hoặc cũng có thể do các yếu tố
khác tác động đến việc học khiến kết quả chưa được tốt.
Một thực tế khác, sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại Trung bình thì cơ hội nghề
nghiệp đúng với chuyên môn, sở thích, hài lòng với mức lương quả không dễ dàng. Do
vậy, tất cả sinh viên đều mong muốn tốt nghiệp với một tấm bằng đại học loại khá – giỏi.
Và tiêu chí để có được tấm bắng loại khá – giỏi ấy là Điểm trung bình học tập của sinh
viên. Có thể thấy, với những người còn ngồi trên nghế nhà trường nói chung và sinh viên
nói riêng thì Điểm trung bình học tập là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá kết quả học
tập của sinh viên sau mỗi kỳ học kỳ. Kết quả của mỗi kỳ sẽ quyết định xem sinh viên có
bị buộc thôi học hay không, xếp loại học lực gì và tấm bằng mà họ đạt được sau khi kết
thúc chương trình đào tạo của nhà trường. Qua những phân tích trên, có thể thấy sinh
viên rất quan tâm đến điểm trung bình học tập của mình.
Hiểu được vấn đề đó, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC

TẬP CỦA SINH VIÊN”
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
5 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
để có những kết luận, những nhận xét về một số các yếu tố ảnh hưởng đến điểm
trung bình học tập của sinh viên, đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao điểm
trung bình của sinh viên.
Do Nghiên cứu này chúng tôi thực hiện dựa trên những yếu tố chủ quan tác động
đến điểm trung bình nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế, chúng tôi hoan
nghênh mọi và trân trọng những ý kiến đóng góp từ người đọc.
Kết cấu đề tài:
− Lời mở đầu
− Phần 1: Đối tượng – Phạm vi – Phương pháp nghiên cứu
− Phần 2: Cơ sở lý thuyết
− Phần 3: Mô hình và các biến liên quan
− Phần 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình.
− Phần 5: Kết luận – Đề xuất.
− Phụ lục
Phần 1: ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trước khi tiến hành xác định các biến đưa vào mô hình (hay các yếu tố tác động đến
điểm trung bình học tập của Sinh viên), chúng tôi đã có một khảo sát nhỏ trên 150 sinh
viên đến từ nhiều trường trong TPHCM tại khuôn viên Nhà văn hóa sinh viên. Qua tổng
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
6 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
hợp và lựa chọn, chúng tôi xác định được có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm trung
bình học tập được các bạn đặc biệt nhắc đến nhiều nhất, đó là:
1. Số giờ tự học ở nhà.
2. Số buổi vắng học trong một học kì.
3. Thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa 1 tuần.
4. Thời gian sử dụng internet trong việc giải trí hàng ngày.
5. Có hoặc không đi làm thêm.

6. Có hoặc chưa có người yêu.
Qua việc xác định các yếu tố trên dựa trên mẫu khảo sát nhỏ của 150 sinh viên, chúng tôi
tiến hành xây dựng một bảng Khảo sát chi tiết hơn về điểm trung bình học tập học kì gần
đây nhất, thời gian các bạn sinh viên dành cho những hoạt động kể trên.
Chúng tôi thu thập dữ liệu từ 250 bạn sinh viên đến từ các trường: Đại học Ngân
hàng TPHCM, Đại học Bách Khoa TPHCM, Đại học Kinh Tế Tài Chính TPHCM, Đại
học Kinh Tế TPHCM, Đại học Luật TPHCM, ĐH Huflit, Cao đẳng bán công Công Nghệ
và Quản trị Doanh nghiệp, Cao đẳng Tài chính – Hải quan, Cao đẳng Nghể iSpace. Qua
lựa chọn và chắt lọc số liệu, chúng tôi có được bộ dữ liệu gồm 180 quan sát trong tổng số
250 phiếu khảo sát được phát ra.
Có thể thấy, điểm trung bình học tập cuối mỗi kì của mỗi sinh viên bị chi phối bởi
rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự nỗ lực học tập của mỗi cá nhân thể hiện qua
khoảng thời gian tự học. Tuy nhiên, không ít các bạn sinh viên dành nhiều thời gian hơn
cho việc giải trí, làm thêm, văn nghệ, thể thao… Do đó, để có thể thấy mỗi yếu tố tác
động đến điểm trung bình như thể nào, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy kinh tế lượng
nhằm tìm ra mối quan hệ định lượng ấy, góp phần đưa ra những nhận định sơ bộ về các
yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình của sinh viên.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng đến Phần mềm Eviews 6, Ecxel
2010 để phân tích và tổng hợp số liệu.
Phương pháp sử dụng để phân tích Hàm hổi quy: Phương pháp OLS, chạy trên
Eviews 6.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
7 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Nguồn dữ liệu: Sơ cấp, tiến hành phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 250 bạn sinh
viên đến từ các trường. Chọn lọc dữ liệu còn 180 quan sát được sử dụng làm mẫu trong
nghiên cứu này.
Tuy nhiên, chúng tôi có sử dụng một số các ý kiến được nêu ra trong các bài báo,
tham khảo tài liệu từ internet và một số các nghiên cứu liên quan.
Phần 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
• Các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập:

Tác giả Evans (1999) trong nghiên cứu “School-leavers, Transition to Tertiary
Study: A Literature Review'”;
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
8 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Tác giả Stinebrickner, T.R. and Stinebrickner, R. (2001) trong nghiên cứu “The
relationship between Family income and schooling attainment: Evidence from a
liberal arts college with a full tuition subsidy program”;
Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha “Personal, family, and academic factors
affecting low achievement in secondary school” của Antonia Lozano Diaz (2003);
Tác giả Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm
kiểm tra”;
Tác giả Darling-Hammond (2000) trong cuốn “Chất lượng giáo viên và thành quả
học tập của học sinh” Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của
học sinh/sinh (gọi chung là sinh viên) khá đa dạng.
Các nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ, các mức độ tác động của các yếu tố đến kết
quả học tập của sinh viên ở hầu hết các nhóm yếu tố thuộc về đặc trưng nhân
khẩu, đặc điểm xã hội, đặc điểm kinh tế.
• Các công trình trong nước
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010) “Các yếu tố tác động đến
KQHT của sinh viên chính qui Trường Đại học Nông lâm TP.HCM”,
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân
(2008) về “các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối
ngành kinh tế”,
Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Tâm (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên chính quy đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”,
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
9 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thùy Trang (2010) “Khảo sát mối quan hệ giữa
thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học

Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả
học tập của sinh viên thì còn nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt động
học tập của sinh viên trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và môi trường
xung quanh để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong nghiên cứu “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp
học tích cực” tác giả Nguyễn Quý Thanh (2009); Nguyễn Công Khanh (2009) với
“Nghiên cứu phong cách học của sinh viên Trường ĐHKHXH-NV & Trường
ĐHKHTN”;
Trần Lan Anh (2010) trong luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích
cực học tập của sinh viên đại học”;
Chu Phương Hiền (2008) “Nghiên cứu không khí tâm lý lớp học của tập thể sinh
viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”
Thông qua các bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên hiện nay. Song, để thật sự minh
chứng rõ ràng trong môi trường Đại học tại TPHCM, chúng tôi xin chia sẻ một
số các phản hồi chúng tôi nhận được:
“Tôi nghĩ việc điểm trung bình học tập bị tác động bởi những yếu tố nào thì rất
khó xác định chính xác. Bỡi lẽ nhiều người sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy
nhiên, với bản thân tôi và các bạn cùng phòng, sau một vài học kì, tôi cảm thấy
rằng thời gian dành cho việc vui chơi (chơi game online, xem phim, sinh nhật, họp
mặt, sinh hoạt câu lạc bộ…) đã chiếm phần lớn thời gian, và đôi lúc tôi không thể
sắp xếp được thời gian dành cho việc học. Do đó điểm trung bình của chúng tôi
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
10 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
thường không cao.” (Nguyễn Văn Sơn – SV năm 2 – Trường ĐH Bách Khoa
TPHCM)
“Mình nghĩ việc đi làm thêm sẽ rất ảnh hưởng đến việc học. Bản thân mình từng đi
làm thêm một học kì, sau khi đi làm về thì khó có thể ngồi vào bàn học. Đặc biệt là
xung quanh khu vực mình ở trọ lại có nhiều cám dỗ như là Karaoke, đá banh…”

(Phan Lê Hoàng Hảo – SV năm 2 – Trường ĐH Kinh Tế Tài Chính TPHCM)
“Việc có người yêu hay không thật sự không ảnh hưởng mấy đến học tập. Bởi lẽ là
sinh viên, đã lớn và có suy nghĩ chính chắn hơn thời học sinh, thì nếu biết cách yêu
sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, rất ít có thể làm được việc đó. Bản thân
mình và các bạn mình cũng nhiều lần tự nghỉ học để đi chơi với người yêu. Do vậy
mình thấy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm học tập.” (Trần Nguyễn Quỳnh Như –
SV năm 2 – Trường ĐH HUFLIT)
“Tham gia ngoại khóa và các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ sẽ rất bổ ích cho việc
học nếu biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.” (Bùi Kim Cương – SV năm 3 – ĐH
Cảnh sát Nhân Dân)
“Mình dành nhiều thời gian tự học tự nghiên cứu hơn là tham gia các hoạt động
giải trí. Hai học kì gần đây, với cách học ấy, mình đều đạt học bổng.” (Đoàn
Mạnh Cường – SV năm 3 Cao Đẳng – Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM – Học
bổng Ngành Ngân hàng năm 2012)
“Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ khiến bạn mạnh dạn hơn và có thêm
nhiều kiến thức cho bản thân, nó cũng sẽ bổ trợ cho những kiến thức bạn học trên
lớp, đặc biệt là khi tham gia các câu lạc bộ học thuật.” (Mai Tấn Tài – SV năm 3
– Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM – Chủ nhiệm CLB Mầm Sống)
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
11 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
“Các kì vừa qua mình dành nhiều thời gian cho việc xem phim online, đi làm thêm
và thường xuyên nghỉ học. Kết quả học tập không được tốt cho lắm.” (Nguyễn
Thanh An – SV năm 2 – ĐH Ngân hàng TPHCM)

Còn rất nhiều các ý kiến khác xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của Sinh viên. Tuy nhiên, thông qua kết quả khảo sát nhỏ và các ý kiến lấy
trực tiếp từ các bạn Sinh viên, chúng tôi thấy đây là một Cơ sở để chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này với các nhân tố đã xác định thông qua bảng khảo sát.
Đồng thời, các công trình nghiên cứu trong nước của các nhà nghiên cứu uy tín
cũng từng đề cập đến đặc trưng xã hội, đặc điểm kinh tế, yếu tố cá nhân và môi

trường xung quanh. Đó cũng là một Cơ sở nữa để chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này.
Trong quá trình Nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên
cứu trước đã giúp chúng tôi có những tài liệu làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu
này. Xin cảm ơn các bạn sinh viên đã chia sẻ những thông tin từ chính bản thân các
bạn để chúng tôi có thể lấy đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
12 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Phần 3: MÔ HÌNH VÀ CÁC BIẾN LIÊN QUAN:
CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH:
Biế
n
Tên biến Đơn vị tính Tính chất Kỳ vọng dấu
Y Điểm trung bình Điểm Định lượng
X2 Số giờ tự học ở nhà Giờ Định lượng (+): Kỳ vọng nếu thời gian tự học tăng
lên thì điểm trung bình sẽ tăng lên.
X3 Số buổi vắng học
trong một học kì
Buổi Định lượng (–): Kỳ vọng nếu số buổi nghỉ học
tăng lên sẽ khiến điểm trung bình hạ
xuống.
X4 Thời gian dành cho
các hoạt động ngoại
khóa 1 tuần
Giờ Định lượng (–): Kỳ vọng nếu thời gian tham gia
hoạt động ngoại khóa tăng lên sẽ
khiến điểm trung bình hạ xuống.
X5 Thời gian sử dụng
internet cho việc
giải trí hàng ngày

Giờ Định lượng (–): Kỳ vọng nếu thời gian dành cho
việc giải trí bằng internet tăng lên sẽ
khiến điểm trung bình hạ xuống.
D1 Có hoặc không đi
làm
1: Có
0: Không
Định tính (–): Kỳ vọng nếu đi làm nhiều sẽ ảnh
hưởng xấu đến kết quả học tập, nghĩa
là điểm trung bình hạ xuống.
D2 Có hoặc chưa có
người yêu
1: Có
2: Chưa
Định tính (–): Kỳ vọng nếu có người yêu sẽ ảnh
hưởng xấu đến kết quả học tập, nghĩa
là điểm trung bình hạ xuống.
MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG: (MÔ HÌNH 1)
µ
µ

µ

µ


1 2 3 4 5 6 7
1
2 3 4 5 6 7
2 3 4 5 1 2

:
2 3 4 5 1 2
i
Y X X X X D D u
Hay
Y X X X X D D
β β β β β β β
β β β β β β β
= + + + + + + +
= + + + + + +
Trong đó:
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
13 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Y: Biến phụ thuộc
X2, X3, X4, X5: Biến giải thích định lượng
D1, D2: Biến giả (1: Có, 0: Không/Chưa)
µ
j
β
: Các hệ số hồi quy.
Với mức ý nghĩa 5% , làm tròn đến 4 chữ số thập phân.
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY
Tiến hành chạy Mô hình Hồi Quy trên Eviews với các số liệu từ 180 mẫu chọn lọc được
với đầy đủ các biến theo mô hình 1. Ta có bảng kết xuất mô hình 1:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/22/13 Time: 22:18
Sample: 1 180
Included observations: 180
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh

14 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 6.571010 0.249698 26.31584 0.0000
X2 0.384359 0.044123 8.711106 0.0000
X3 -0.084426 0.010036 -8.412640 0.0000
X4 -0.004780 0.012284 -0.389152 0.6976
X5 -0.022795 0.006372 -3.577109 0.0005
D1 -0.459205 0.114741 -4.002103 0.0001
D2 0.114855 0.104754 1.096423 0.2744
R-squared 0.814227 Mean dependent var 6.539000
Adjusted R-squared 0.807784 S.D. dependent var 1.506640
S.E. of regression 0.660548 Akaike info criterion 2.046618
Sum squared resid 75.48396 Schwarz criterion 2.170789
Log likelihood -177.1956 Hannan-Quinn criter. 2.096964
F-statistic 126.3739 Durbin-Watson stat 1.968022
Prob(F-statistic) 0.000000
Từ kết quả trên, ta nhận thấy:
− Biến X4 có prob = 0.6976 > 0.05 và biến D2 có prob=0.2744 > 0.05 nên 2 biến
này không có ý nghĩa thống kê. Các biến còn lại có prob < 0.05 nên sẽ có ý nghĩa
thống kê.
− Với các biến ban đầu trong mô hình, Mô hình 1 giải thích được 81.42% sự thay
đổi của biến Y. Hay nói cách khác, các biến X giải thích được 81.42% sự thay đổi
của biến Y.
Như vậy, với kết luận trên, ta có thể bỏ đi 2 biến X4 và D2. Khi ấy, ta có mô hình 2:
1 2 3 5 6
2 3 5 1
i
Y X X X D u
β β β β β
= + + + + +

Hay
µ
µ

µ
µ

1
2 3 5 6
2 3 5 1Y X X X D
β β β β β
= + + + +
Với mô hình này, ta xác định đã loại bỏ 2 biến X4 và D2, nghĩa là 2 biến này không cần
thiết. Ta tiến hành kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết để chứng minh cho
điều trên.
a. Đặt giả thiết: (Với biến X4)
H
0
: β
4
= 0
H
1
: β
4
≠ 0
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
15 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Với mức ý nghĩa 5% (Độ tin cậy 95%)
Redundant Variables: X4

F-statistic 0.151439 Prob. F(1,173) 0.6976
Log likelihood ratio 0.157498 Prob. Chi-Square(1) 0.6915
Theo bảng trên, ta thấy Prob F = 0.6976 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết
H
0
: β
4
= 0. Nên ta chấp nhận H
0
: β
4
= 0 (với ý nghĩa 5%). Như vậy, biến X4 không cần
thiết trong mô hình 1.
b. Đặt giả thiết: (Với biến D2)
H
0
: β
7
= 0
H
1
: β
7
≠ 0
Với mức ý nghĩa 5%
Redundant Variables: D2
F-statistic 1.202144 Prob. F(1,173) 0.2744
Log likelihood ratio 1.246460 Prob. Chi-Square(1) 0.2642
Theo bảng trên, ta thấy Prob F = 0.2744 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết
H

0
: β
7
= 0. Nên ta chấp nhận H
0
: β
7
= 0 (với ý nghĩa 5%). Như vậy, biến D2 không cần
thiết trong mô hình 1.
c. Đặt giả thiết:
H
0
: β
4
= β
7
= 0
H
1
: Có ít nhất một trong hai hoặc β
4 hoặc
β
7
khác không.
Với mức ý nghĩa 5% (Độ tin cậy 95%)
Redundant Variables: X4 D2
F-statistic 0.776254 Prob. F(2,173) 0.4617
Log likelihood ratio 1.608120 Prob. Chi-Square(2) 0.4475
Theo bảng trên, ta thấy Prob F = 0.4617 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết
H

0
: β
4
= β
7
= 0. Nên ta chấp nhận H
0
: β
4
= β
7
= 0 (với ý nghĩa 5%). Như vậy, biến X4, D2
không cần thiết trong mô hình 1, ta có thể bỏ 2 biến trên khỏi mô hình 1.
Như vậy, qua kiểm định trên, ta thấy biến X4, D2 thật sự không cần thiết trong mô
hình 1. Ta tiến hành hồi quy mô hình mới khi đã bỏ đi 2 biến X4, D2 (mô hình 2.)
Ta có bảng kết xuất mô hình 2:
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
16 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Test Equation:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/22/13 Time: 22:45
Sample: 1 180
Included observations: 180
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 6.631702 0.209544 31.64826 0.0000
X2 0.377707 0.042291 8.931167 0.0000
X3 -0.087134 0.009773 -8.915603 0.0000
X5 -0.021614 0.006036 -3.580881 0.0004
D1 -0.469752 0.112703 -4.168040 0.0000

R-squared 0.812560 Mean dependent var 6.539000
Adjusted R-squared 0.808275 S.D. dependent var 1.506640
S.E. of regression 0.659703 Akaike info criterion 2.033330
Sum squared resid 76.16136 Schwarz criterion 2.122023
Log likelihood -177.9997 Hannan-Quinn criter. 2.069291
F-statistic 189.6577 Durbin-Watson stat 1.999002
Prob(F-statistic) 0.000000
− Với kết quả mô hình vừa chạy được, ta thấy Prob của tất cả các biến X2, X3, X5,
D1 đều nhỏ hơn 5% nên tất cả các biến trên đều có ý nghĩa thống kê và có thể giải
thích được cho sự thay đổi của biến Y.
− Với R
2
= 81.256%, ta thấy Mô hình giải thích được 81.256% sự thay đổi của biến
Y. Hay nói cách khác, các biến X giải thích được 81.256% sự thay đổi của biến Y.
Ta có mô hình hồi quy sau:
Y= 6.6317 + 0.3777 X2 – 0.0871 X3 – 0.0216 X5 – 0.4696 D1 + u
i
Với R
2
hiệu chỉnh của mô hình 2 = 80.8275% > R
2
hiệu chỉnh của mô hình 1 = 80.7784%
nên mô hình 2 tốt hơn mô hình 1. Ta chọn mô hình 2.
Như vậy, việc tham gia ngoại khóa và có người yêu chưa thật sự tác động mạnh đến
kết quả học tập (điểm trung bình) của sinh viên.
Ý nghĩa các hệ số của mô hình 2:
- = 6.6317 chỉ ra rằng số giờ tự học, số buổi vắng học trong một học kì, thời
gian sử dụng internet trong việc giải trí bằng 0 và chưa đi làm thêm thì
điểm trung bình của sinh viên là 6.6317 với mức ý nghĩa 5%.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh

17 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
- = 0.3777 chỉ ra rằng khi các yếu tố khác không đổi thì khi thời gian tự học
tăng 1 giờ mỗi ngày thì điểm trung bình của sinh viên bình quân tăng
0.3777 điểm với mức ý nghĩa 5%.
- = -0.0871 chỉ ra rằng khi các yếu tố khác không đổi thì khi số buổi vắng
học của sinh viên trong một học kì tăng thêm 1 buổi thì điểm trung bình
của sinh viên bình quân giảm 0.0871 điểm với mức ý nghĩa 5%.
- = -0.0216 chỉ ra rằng khi các yếu tố không đổi thì khi thời gian trung bình
sử dụng internet cho việc giải trí hàng ngày của SV tăng thêm 1 giờ thì
điểm trung bình của sinh viên bình quân giảm 0.0216 điểm với mức ý
nghĩa 5%.
- = -0.4696 chỉ ra rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu sinh
viên có đi làm thêm thì điểm trung bình sẽ thấp hơn 0.4696 so với sinh
viên không đi làm thêm với mức ý nghĩa 5%.
Kiểm định Wald:
Wald Test:
Equation: EQ01
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 0.776254 (2, 173) 0.4617
Chi-square 1.552507 2 0.4601
Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.
C(4) -0.004780 0.012284
C(7) 0.114855 0.104754
Restrictions are linear in coefficients.
Đặt giả thiết:
H
0
: β
4

= β
7
= 0
H
1
: Có ít nhất một trong hai hoặc β
4 hoặc
β
7
khác không.
Với mức ý nghĩa 5% (Độ tin cậy 95%)
Ta có prob = 0.4617 > 0.05 nên không đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H
0
, nghĩa là chấp
nhận H
0
: β
4
= β
7
= 0. Như vậy, cả 2 biến X4 và D2 đều không ảnh hưởng đến biến Y
với mức ý nghĩa 5%.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
18 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Kiểm định Đa Cộng tuyến:
Phương Pháp: Ma trận tương quan:
X2 X3 X5 D1
X2 1.000000 -0.655303 -0.379005 -0.399374
X3 -0.655303 1.000000 0.064940 0.448135
X5 -0.379005 0.064940 1.000000 0.174609

D1 -0.399374 0.448135 0.174609 1.000000
Ta nhận thấy không có hệ số nào lớn hơn 0.8 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến
xảy ra. Như vậy mô hình 2 KHÔNG có hiện tượng Đa cộng tuyến xảy ra.
Kiểm định Sự tự tương quan:
Đặt giả thiết:
H
0
: Mô hình không có tự tương quan
H
1
: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 2.785429 Prob. F(2,173) 0.0645
Obs*R-squared 5.615443 Prob. Chi-Square(2) 0.0603
Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 04/22/13 Time: 23:39
Sample: 1 180
Included observations: 180
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.038907 0.209689 0.185545 0.8530
X2 -0.000577 0.042220 -0.013670 0.9891
X3 -0.001194 0.009757 -0.122344 0.9028
X5 -0.000925 0.006014 -0.153773 0.8780
D1 -0.038607 0.112975 -0.341733 0.7330
RESID(-1) -0.000383 0.075733 -0.005051 0.9960
RESID(-2) 0.181651 0.076962 2.360265 0.0194
R-squared 0.031197 Mean dependent var 1.36E-16

Adjusted R-squared -0.002403 S.D. dependent var 0.652290
S.E. of regression 0.653073 Akaike info criterion 2.023858
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
19 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Sum squared resid 73.78536 Schwarz criterion 2.148029
Log likelihood -175.1472 Hannan-Quinn criter. 2.074204
F-statistic 0.928476 Durbin-Watson stat 2.035252
Prob(F-statistic) 0.475912
Ta có n*R
2
= 5.6154 có prob = 0.0603 > 0.05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ H
0
. Như
vậy, mô hình KHÔNG có sự tự tương quan.
Kiểm định White (Kiểm định phương sai thay đổi):
Đặt giả thiết:
H
0
: phương sai của sai số ngẫu nhiên không thay đổi
H
1
: phương sai của sai số ngẫu nhiên thay đổi
Heteroskedasticity Test: White
F-statistic 4.028438 Prob. F(13,166) 0.0000
Obs*R-squared 43.16782 Prob. Chi-Square(13) 0.0000
Scaled explained SS 31.09152 Prob. Chi-Square(13) 0.0033
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 04/22/13 Time: 23:56

Sample: 1 180
Included observations: 180
Collinear test regressors dropped from specification
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.876360 0.550357 1.592349 0.1132
X2 -0.296612 0.202951 -1.461495 0.1458
X2^2 0.022320 0.017961 1.242680 0.2157
X2*X3 0.029562 0.009743 3.034098 0.0028
X2*X5 0.006117 0.005193 1.177957 0.2405
X2*D1 -0.001754 0.071737 -0.024452 0.9805
X3 -0.074945 0.050213 -1.492529 0.1375
X3^2 0.003195 0.001198 2.665786 0.0084
X3*X5 -0.000129 0.001466 -0.087882 0.9301
X3*D1 -0.021265 0.018140 -1.172244 0.2428
X5 -0.016290 0.028959 -0.562535 0.5745
X5^2 0.000327 0.000493 0.663055 0.5082
X5*D1 0.000678 0.010567 0.064171 0.9489
D1 0.200166 0.364318 0.549426 0.5835
R-squared 0.239821 Mean dependent var 0.423119
Adjusted R-squared 0.180289 S.D. dependent var 0.523796
S.E. of regression 0.474234 Akaike info criterion 1.420354
Sum squared resid 37.33304 Schwarz criterion 1.668696
Log likelihood -113.8319 Hannan-Quinn criter. 1.521046
F-statistic 4.028438 Durbin-Watson stat 1.805352
Prob(F-statistic) 0.000010
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
20 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Với mức ý nghĩa 5%, ta có n*R
2
= 43.16782 có Prob = 0.000042 < 0.05 nên ta bác bỏ

giả thiết H
0
, chấp nhận H
1
, tức là mô hình CÓ phương sai thay đổi.
Kiểm định phân phối chuẩn của u:
Đặt giả thiết:
H
0
: u có phân phối chuẩn
H
1
: u không có phân phối chuẩn
0
4
8
12
16
20
24
-1.0 -0.5 -0.0 0.5 1.0 1.5
Series: RESID
Sample 1 180
Observations 180
Mean 4.25e-16
Median 0.003354
Maximum 1.550882
Minimum -1.358700
Std. Dev. 0.652290
Skewness 0.144266

Kurtosis 2.523985
Jarque-Bera 2.323804
Probability 0.312891
Ta thấy: Jarque-Bera là 2.3238 và Prob = 0.3129 > 0.05 nên ta chấp nhận giả thiết
H
0
: u có phân phối chuẩn. Vậy u có phân phối chuẩn.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
21 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Dự báo:
Có thể thấy, các chỉ số ở mô hình dự báo này đều khá nhỏ, chứng tỏ rằng năng lực dự báo
của mô hình khá tốt.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
0
2
4
6
8
10
12
25 50 75 100 125 150 175
YF ± 2 S.E.
Forecast: YF
Actual: Y
Forecast sample: 1 180
Included observations: 180
Root Mean Squared Error 0.650476
Mean Absolute Error 0.534526
Mean Abs. Percent Error 9.190965
Theil Inequality Coefficient 0.048589

Bias Proportion 0.000000
Variance Proportion 0.051845
Covariance Proportion 0.948155
22 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Phần 5: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
Qua kết quả chạy mô hình hồi quy, ta thấy kì vọng dấu đã hoàn toàn đúng bởi vì
theo nhiều lẽ tự nhiên, khi chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học ở nhà, mà
cao hơn là việc tự nghiên cứu môn học thì dĩ nhiên kết quả học tập sẽ được cải thiện. Và
cũng dễ hiểu, nếu chúng ta dành nhiều thời gian cho việc tham gia các hoạt động giải trí,
hay đi làm thêm, hoặc đi chơi cùng người yêu thì rõ ràng thời gian cho việc học sẽ hẹp
hơn một tí, và điều đó cũng có thể làm kết quả học tập của sinh viên giảm đi một ít.
Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận cái gọi là « trí thông minh » của mỗi sinh
viên. Tuy nhiên, trí thông minh không là chưa đủ. Sự tự giác, cố gắng trong quá trình học
tập của bản thân mỗi người có tác động rất lớn đến điểm trung bình của sinh viên. Điều
này cũng hoàn toàn hợp lí, bởi lẽ thực tế ngày nay, sau buổi học trên lớp, rất ít sinh viên
về nhà xem lại bài đã học. Đa phần họ đều không xem bài và dành nhiều thời gian cho
việc tham gia các hoạt động giải trí khác, đặc biệt là đi làm thêm. Thực tế, rất nhiều sinh
viên chỉ lo đi làm thêm, hoàn toàn bỏ việc học bài sang một bên, để khi thi mới học. Với
cách học như vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên, lượng kiến thức có
được không phong phú, không vững chắc và từ đó khiến kết quả học tập bị ảnh hưởng.
Vậy đâu là nguyên nhân ? Có thể chính nằm ở bản thân của sinh viên do chưa có cố gắng,
phương pháp học tập chưa hiệu quả. Mặt khác do chương trình giảng dạy cho sinh viên
đôi lúc còn quá nặng về mặt lý thuyết và chưa tạo hứng thú cho sinh viên tự nghiên cứu
và tìm hiểu thực tế.
Ngày nay, khi đời sống tinh thần luôn được đặt lên cao, thì việc tham gia các hoạt
động giải trí lành mạnh như ngoại khóa, thể thao, văn nghệ… đặc biệt được chú ý đến.
Và điều quan trọng là thời gian phân bổ cho những việc này hợp lý thì không những
không ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn giúp cho ta có thể xả stress, góp phần giúp
thư giãn đầu óc. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên chỉ biết vùi đầu trong máy tính với việc
chơi game, xem phim, nghe nhạc, đọc truyện, mạng xã hội… mà bỏ bê việc học, dành

phần lớn thời gian cho việc dùng internet để giải trí. Với việc đó sẽ làm cho bản thân
người sử dụng mệt mỏi, uể oải, sống không thực tế, chỉ mơ mộng trong Thế giới ảo. Điều
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
23 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
đó thật đáng ngại ! Tuy nhiên, nếu biết vận dụng những lợi ích từ internet với cách sử
dụng hiệu quả, triệt để, thời gian hợp lí sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Không dừng lại tại đó, việc nhiều sinh viên mải mê đi làm, vui chơi, sử dụng máy
tính và internet quên cả ngày giờ khiến sinh viên khi lên lớp mệt mỏi, uể oải và dễ ngủ
gật, gây khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức trên lớp. Không những thế, nhiều sinh
viên còn tự ý nghỉ học, và đương nhiên, việc nghỉ học sẽ khiến sinh viên mất đi một
lượng kiến thức tương đối đầy đủ mà giảng viên cung cấp, khó nắm được những nội dung
cốt lõi, chính xác về nội dung bài học. Hậu quả là kết quả học tập bị ảnh hưởng, điểm
trung bình sẽ không cao.
Theo kết quả nghiên cứu thì việc tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hay đã có
người yêu hay chưa vẫn không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tuy nhiên, nhóm chúng
tôi vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng : Nếu biết cách dung hòa giữa việc học và việc chơi hợp
lí, hay thậm chí là có người yêu, đi chơi với người yêu với những khoảng thời gian nhàn
rỗi hợp lí, hay là động viên lẫn nhau cố gắng học thì hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến
kết quả học tập, thậm chí còn có thể cải thiện kết quả. Nhưng, nếu không biết cách dung
hòa giữa các việc ấy, thì việc tham gia quá nhiều cho các hoạt động ngoại khóa mà xao
nhãng việc học, mơ mộng về người yêu, ham chơi thì điều chắc chắn rằng, kết quả học
tập sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT :
Sau khi rút ra một số kết luận, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất để giúp sinh viên
có thể cải thiện và nâng cao kết quả học tập, từ đó có thể có định hướng – phương pháp
học tốt hơn để khi ra trường có được một tấm bằng tốt nghiệp loại tốt hơn.
Thứ nhất, môi trường Đại học hoàn toàn khác so với môi trường giáo dục phổ
thông : Phần lớn sinh viên sống xa nhà, khối lượng kiến thức là do sinh viên tự nghiên
cứu theo sự hướng dẫn, định hướng của Giảng viên, suy nghĩ và nhận thức trong hành
động cũng khác. Khi ấy, chúng ta không hoàn toàn còn được gia đình kèm cặp, Thầy Cô

giảng viên cũng không thể quan tâm sâu sát như ở Giáo dục phổ thông, xã hội với biết
bao cám dỗ, hay thậm chí là cạm bẫy… thì việc tự mỗi sinh viên tự nâng cao ý thức tự
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
24 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
giác, biết xác định mục tiêu chính là việc học là hết sức quan trọng. Phải biết rõ mục tiêu
học tập của mình là gì để định hướng cho bản thân, tập những thói quen tốt, nề nếp, tác
phong học tập nghiêm túc. Muốn cho sinh viên có được những điều đó, thiết nghĩ gia
đình nên giáo dục tư tưởng cho sinh viên trước khi xa nhà, Phụ huynh cần quan tâm,
động viên, thăm hỏi con em nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên có những buổi
nói chuyện chuyên đề, những buổi tập huấn nhằm rèn luyện kĩ năng cho sinh viên, những
buổi gặp gỡ giữa nhà trường và sinh viên nhắm nắm bắt được tình hình cũng như những
nhu cầu thực tế, tháo gỡ những khó khăn của sinh viên.
Thứ 2, sinh viên phải có phương pháp học tập đúng đắn, có không khí học tập,
không gian học tập thoải mái, năng động, sáng tạo. Muốn như thế, nhà trường nên nâng
cao chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, nghiên
cứu. Giảng viên nên cố gắng tạo cho các bài giảng không quá khô khan, quá nặng lý
thuyết dễ gây nhàm chán cho sinh viên và từ đó xuất hiện tâm lý không muốn học…
Giảng viên nên cố gắng tạo điều kiện, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học. Và việc tìm
hướng đi đúng cũng cần sự phối hợp và giúp đỡ rất lớn của các thầy cô, để có thể nâng
cao năng lực, kết quả học tập của mỗi sinh viên.
Thứ 3, Nhà trường cũng như Hội sinh viên nên tích cực hơn trong việc chủ động
tiếp cận và quan tâm sinh viên cũng như chủ động hơn trong việc giới thiệu việc làm
thêm part-time cho sinh viên : vừa để lấy kinh nghiệm sống, vừa có thêm thu nhập, lại
không để SV tìm kiếm những công việc quá ảnh hưởng đến thời gian học.
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
25 | Đề tài KTL: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
PHỤ LỤC
MẪU 1 : Phiếu thăm dò các yếu tố tác động đến điểm trung bình học tập của Sinh
viên
Các bạn sinh viên thân mến,

Chúng mình hiện là sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TPHCM. Hiện tại, nhóm chúng
mình đang tiến hành nghiên cứu đề tài kinh tế lượng về “NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN”. Do vậy, chúng mình
phát phiếu thăm dò này đến các bạn nhằm thăm dò ý kiến các bạn về các nhân tố mà các
bạn cảm thấy tác động nhiều đến kết quả học tập của bản thân các bạn (thể hiện ở điểm
trung bình học tập). Các bạn vui lòng điền vào 5 chỗ trống sau những nhân tố mà các bạn
cho là ảnh hưởng đến điểm trung bình của các bạn:
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!

MẪU 2 : Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập
Khảo sát về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng học tập
*Bắt buộc
Nhóm 7 – T03 – Đại học Ngân Hàng TPHCM GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh

×