Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THÁM DU HUYỆN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 6 trang )

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
Câu 1 Nhóm thực hiện hành trình thám du khảo sát địa phương quê hương
Cần Giờ ?
1. Vị trí địa lí
Cần Giờ là huyện ven biển
duy nhất của Thành phố Hồ Chí
Minh, nằm ở phía Đông Nam,
cách trung tâm thành phố khoảng
50 km đường bộ. Cần Giờ giống
như một hòn đảo tách biệt với
xung quanh, bốn bề là sông
và biển.
• Phía Bắc ngăn cách với
huyện Nhà Bè bởi sông
Soài Rạp.
• Phía Nam giáp biển
Đông.
• Phía Tây ngăn cách với
huyện Cần Giuộc và
huyện Cần
Đước của tỉnh Long An,
huyện Gò Công
Đông của tỉnh Tiền
Giang, ranh giới là sông
Soài Rạp.
• Phía Đông Bắc ngăn
cách với huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng
Nai bởi sông Lòng Tàu.
• Phía Đông Nam tiếp
giáp với huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị


Vải
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về
hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 Km theo đường chim bay,
có hơn 20 Km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông
lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng
Tranh.

Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng
Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu) về phía Đông và Đông Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần
Giuộc( tỉnh Long An) huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía tây. Giáp
với huyện Nhà Bè(TP.HCM) về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông.

Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ
Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.

Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 hécta, chiếm khoảng 1/3 diện tích
toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 hécta, bằng 46,45% diện tích
toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 hécta, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra
còn có trên 5.000 hécta diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc
điểm nôi bậc về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm
tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong
đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm …

Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung
bình khoảng 25
0
C đến 29
0

C, cao tuyệt đối là 38,2
0
C, thấp tuyệt đối là14,4
0
C. Độ
ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5
mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402
mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất
240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc –
Đông Bắc.Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần
Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do
chiến tranh tàn phá.

Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc
phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính
năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ
được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.

Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế
của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất
còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là
một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm
kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động
như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Kinh tế, xã hội
Dân số Cần Giờ tính đến năm 2000

khoảng 60.000 người, mật độ 82
người/Km
2
(thấp nhất so với các quận, huyện
khác của thành phố). Số người trong độ tuổi lao
động chiếm khoảng 55%.

Về hành chính, Cần Giờ có 7 xã và thị
trấn: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý
Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình
Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần
Thạnh.
Kết nối với trung tâm TP.HCM bằng cầu Bình Khánh (một phần dự án đường vành
đai III) và hiện nay bằng phà Bình Khánh. Là nơi gắn kết và nơi trung chuyển hàng
hóa giữa các tỉnh ĐBSCL (Long An, Tiền Giang) với vùng Đông Nam Bộ (Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ Phát triển cụm, cảng công nghiệp cùng với Tp.HCM:
+ Giáp ranh cảng, cụm KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) bằng sông Lòng Tàu
có độ sâu 9,5m cho tàu 36.000 tấn ra vào.
+ Giáp KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) bằng sông Soài Rạp có độ sâu 12m cho tàu
80.000 tấn ra vào.
+ Cảng nước sâu Thiềng Liềng
- Nơi trao đổi hàng hóa nông nghiệp và thủy sản với tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long
An.
- Nơi trao đổi hàng hóa công nghiệp với tỉnh Đồng Nai (KCN Nhơn Trạch). Nhờ
có tuyến đường vành đai III nên rút ngắn thời gian đi từ sân bay quốc tế Long
Thành đến các tỉnh ĐBSCL
- Kết nối ngành công nghiệp không khói với Bà Rịa – Vũng Tàu _ Nơi du lịch biển
phát triển và nổi tiếng nhất phía Nam.
- Điểm nổi bật nhất của Cần Giờ là tiếp giáp biển Đông _ Nơi có nguồi lợi thủy sản

dồi dào với nhiều sản vật biển. Cùng với độ che phủ rừng tự nhiên 40.000ha và hệ
thống sông, rạch dày đặc - Nơi con người và thiên nhiên cùng hòa quyện. Là huyện
ngoại thành duy nhất của Tp.HCM tiếp giáp biển Đông. Đủ điều kiện phát triển bất
động sản Du lịch _ Sinh thái _ Nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc tế.
4. Lịch sử
Cần Giờ là một vùng đất cổ, nơi ghi lại những
dấu vết xa xưa của loài người qua các di chỉ
khảo cổ học và các ngôi mộ cổ. Trong đó di chỉ
Giồng Cá Vồ có niên đại cách nay khoảng 3000
năm, đã được công nhận là di tích lịch sử văn
hoá quốc gia vào năm 2000.
Vào thế kỷ XVIII, Cần Giờ là tên một cửa biển.
Đầu thế kỷ XIX là thôn Cần Giờ An Thạnh
thuộc tổng Dương Hoà, huyện Bình Dương, phủ
Tân Bình, trấn Phiên An. Cuối thế kỷ XIX, được
nâng lên thành tổng. Năm 1944 là tổng của quận
Nhà Bè, tỉnh Gia Định. Ngày 10-3-1947, Pháp
nhập Cần Giờ vào tỉnh Cap Saint – Jacques (Vũng Tàu). Năm 1956 thuộc tỉnh Tuy
Phước. Năm 1970 trở lại tỉnh Gia Định. Sau 30-4-1975 nhập vào tỉnh Đồng Nai.
Tháng 3-1978 nhập vào thành phố Hồ Chí Minh ban đầu mang tên huyện Duyên
Hải, đến ngày 18/12/1991 đổi thành huyện Cần Giờ.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện
lịch sử bi hùng của đất nước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở
“Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ, một
trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn
cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống Pháp,
của đoàn 10 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
4. Du lịch
- Du lịch sinh thái biển, là du lịch đặc trưng
của huyện, địa phương duy nhất của Thành phố có

biển, với 14km trải dài từ thị trấn Cần Thạnh đến
xã Long Hòa. Dọc theo bờ biển có 04 doanh nghiệp
và 15 hộ kinh doanh hoạt động cung cấp các dịch
vụ ăn uống, lưu trú, karaoke, massage… phục vụ
cho du khách. Ngoài ra, còn có 08 dự án xây dựng
khu dân cư nhà vườn, 01 dự án xây dựng khu du
lịch sinh thái, 04 dự án kinh doanh thương mại,
dịch vụ vui chơi giải trí đang xúc tiến đầu tư trên
địa bàn Cần Thạnh và Long Hòa; đặc biệt dự án lấn
biển 600ha với vốn đầu tư giai đoạn 01 lên đến 8.000 tỷ đồng.
- Du lịch sinh thái rừng, luôn được quan tâm thu hút, với diện tích khoảng
37.000ha và nhiều địa điểm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của
du khách như Tràm Chim, Đầm Dơi, Đảo Khỉ, rừng ngập mặn… đã thu hút 06
doanh nghiệp đầu tư khai thác. Hiện nay, có 03 dự án đã đầu tư hoàn thành đưa
vào hoạt động, hàng năm thu hút khoảng 200.000 lượt khách đến tham quan (trong
đó 20% là khách nước ngoài). Ngoài ra, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ
cũng đã tổ chức mô hình tham quan đời sống của các hộ giữ rừng trong rừng
phòng hộ cho du khách là nhà khoa học, sinh viên học sinh tham quan kết hợp với
nghiên cứu khoa học; xây dựng Trung tâm Truyền thông giáo dục môi trường
nhằm thúc đẩy các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
- Du lịch văn hóa, tín ngưỡng, được tập trung đầu tư và nâng cấp, Huyện đã
từng bước nâng cấp Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ, đa dạng hóa phần hội,
mỗi năm thu hút khoảng 50.000 lượt khách đến tham dự. Đặc biệt năm 2009, được
sự hỗ trợ của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố cùng với nỗ lực của Ban
Tổ chức Lễ hội đã thu hút khoảng 60.000 lượt khách tham dự. Công trình xây dựng
Khu Di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, Khu di tích lịch sử Rừng Sác, Di tích lịch sử Gò
Chùa vẫn đang triển khai thực hiện. Với Khu di tích lịch sử Rừng Sác hiện nay có
khoảng 123.000 lượt khách/năm đến tham quan, nghiên cứu.
- Du lịch đường sông, là một tiềm năng chưa khai thác, với thế mạnh sông
rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng phòng hộ, thông thương

giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền
Giang) là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông. Tuy nhiên,
do thiếu các bến tàu du lịch để tàu thuyền cập bến nên đến nay du lịch đường sông
vẫn chưa phát triển được. Huyện đã tiến hành xây dựng các trạm dừng chân trong
rừng phòng hộ nhằm khai thác du lịch đường sông trong năm 2012.
- Du lịch sinh thái nông nghiệp, được quy hoạch phát triển tại 04 xã phía
bắc, với diện tích khoảng 28.710ha đất nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển theo mô
hình du lịch sinh thái nông nghiệp, đến nay đã có 07 doanh nghiệp lập dự án quy
hoạch đầu tư với tổng diện tích 565ha, trong đó có 01 doanh nghiệp đã hoàn thành
dự án đưa vào khai thác (điểm Du lịch sinh thái Cát Xanh), diện tích 2,3ha, thu hút
được khoảng 6.000 lượt khách tham quan mỗi năm.
- Du lịch Mice (Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng), được thực hiện ở 02 khu
Resort 03 sao (Resort Phương Nam và Resort Cần Giờ) đã thu hút được 2.500
khách đến hàng năm, trong đó có đoàn khách đến từ các nước Nhật, Anh, Hàn
Quốc, Colombia. Loại hình du lịch này có chiều hướng phát triển tốt trong các năm
tới nếu cơ sở hạ tầng huyện được đầu tư tốt.
- Tặng phẩm, hàng lưu niệm, ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về mẫu mã,
được sản xuất từ các sinh vật biển của các loài nhuyễn thể, ốc, đồi mồi… Các sản
phẩm đặc trưng của huyện như thủy sản các loại, xoài, mãng cầu, khô cá dứa, mực
và các loại khô hải sản khác được bày bán nhiều nơi đáp ứng nhu cầu mua sắm của
khách tham quan
5. Hướng phát triển đến năm 2020
Cần giờ - đô thị biển trong
tương lai
Một đô thị biển hiện đại với
những di sản văn hóa truyền
thống
Tháng 3.2011, UBND
huyện Cần Giờ TP.HCM đã
phê duyệt quy hoạch chi tiết

1/500 dự án khu đô thị biển
tại ấp Long Thạnh (xã Long
Hòa) với diện tích 600ha,
trong đó diện tích lấn biển
khoảng 200ha, ba mặt giáp
Biển Đông.
Đô thị biển được quy hoạch thành các khu vực có chức năng hoạt động thương
mại, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch gồm các căn hộ hiện đại, biệt thự,
resort cao cấp với không gian yên tĩnh. Công trình có quy mô dân số hơn 31.500
người, trong đó lượng du khách lưu trú chiếm hơn 75%.
Một phần quan trọng của dự án là diện tích lấn biển khá lớn – vươn ra biển chứ
không cố thủ hay lùi vào đất liền đang là xu hướng của nhiều quốc gia biển (như
Hàn Quốc, Singapore). Cách làm này ở Cần Giờ có ưu điểm là hạn chế được sự
phá hủy môi trường sinh thái rừng ngập mặn – trong đó có những di tích khảo cổ
học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×