Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại huyện Cần Giờ - Tp. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.16 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------HUỲNH THỊ DUY HƯƠNG

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ
VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHĂM SÓC RỐN CHO TRẺ SƠ SINH
TẠI HUYỆN CẦN GIỜ – TP. HCM

Chuyên ngành: DỊCH TỄ HỌC
Mã số: 3 01 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh –2008


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ DIỄM HƯƠNG
PGS.TS. TRẦN THỊ LIÊN MINH

Phản biện 1: GS TS Lê Thế Thự
Phản biện 2: PGS TS Vương Tiến Hòa
Phản biện 3: PGS TS Lê Hoàng Ninh
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại ĐẠI


HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào lúc 13 giờ 30 ngày 27 tháng 6 năm 2008.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
− Thư viện Quốc Gia Việt Nam.
− Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Hồ Chí Minh.
− Thư viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Huỳnh Thị Duy Hương (2001), “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực
hành của các bà mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi về việc chăm sóc rốn
trẻ sơ sinh tại Quận 8, TP HCM”, Y học Thành phố HCM, tập 5, số 2, tr 9298.
2. Huỳnh Thị Duy Hương (2007), “Kiến thức, thái độ và thực hành của
bà mẹ trong việc chăm sóc rốn trẻ: kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại
Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh”, Y học Thành phố HCM, tập 11,
số 4, tr 227-235.
3. Huỳnh Thị Duy Hương (2008), “Các yếu tố liên quan đến kiến thức,
thái độ và thực hành chăm sóc rốn trẻ ở các bà mẹ: kết quả nghiên cứu
dịch tễ học tại Huyện Cần Giờ, TP HCM”, Y học Thành phố HCM, tập 12,
phụ bản số 1, tr 7-16. Chuyên đề Nhi khoa; (2007) Y học thực hành, Bộ Y
Tế, số 11 (589+590), tr 15-19.


1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Tại các nước đang phát triển, uốn ván rốn (UVR) và nhiễm khuẩn

rốn (NKR) là những nguyên nhân chính đưa đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Mỗi năm, theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) độ 500.000 trẻ chết do
UVR và độ 460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm khuẩn nặng.
Thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ NKR được ghi nhận tại các Bệnh viện (BV)
Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi từ 23% đến 43% và cá biệt vài trường hợp
nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và gây tử vong, rất đáng tiếc.
Một số yếu tố thường gặp, có thể làm gia tăng tần suất NKR và UVR
ở những nước đang phát triển là: Sinh tại nhà không đảm bảo vô trùng,
mất vệ sinh do người hộ sinh không được huấn luyện. Cơ quan y tế còn
nghèo nàn lạc hậu, không đảm bảo vô trùng trong các khâu hộ sinh. Sự
tồn tại những hủ tục nuôi con, những thói quen tập quán có hại gây mất
vệ sinh trong việc chăm sóc rốn trẻ ở cộng đồng dân cư.
Trong khuôn khổ của luận án này, nghiên cứu chỉ tập trung ở yếu tố
thứ 3 qua việc tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành (KT-TĐ-TH) chăm
sóc rốn trẻ sơ sinh (CSRTSS) của người mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng
tuổi cùng thăm dò các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hành (TH)
chưa đúng với mong muốn đạt các mục tiêu sau đây:
Xác định tỷ lệ của người mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng
trong CSRTSS tại huyện Cần Giờ.
Xác định sự liên quan giữa KT-TĐ-TH của người mẹ vớiø một số đặc
trưng cá nhân và xã hội (ĐTCHXH) trong CSRTSS tại huyện Cần Giờ.
Xác định sự liên quan giữa các yếu tố KT và TĐ với TH của người
mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hành CSRTSS cho trẻ tại
huyện Cần Giờ.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Địa bàn chọn nghiên cứu là Huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Đây
là một huyện có kinh tế thuộc loại thấp nhất trong 24 quận huyện của
TP Hồ Chí Minh, những hiểu biết cũng như những chăm sóc về y teá



2

trong cộng đồng dân cư còn khá đơn giản, đưa đến sự tồn tại những bệnh lý
thông thường có thể phòng ngừa được cho trẻ em, trong đó có việc chăm
sóc rốn trẻ sơ sinh. Qua nghiên cứu này, mong phát hiện được nhiều thói
quen tập quán tốt cũng như những hủ tục tồn tại lâu đời trong nhân dân,
ảnh hưởng đến việc CSRTSS, có khả năng dẫn đến NKR sơ sinh là một
bệnh lý hoàn toàn có thể tránh được nếu người chăm sóc hiểu đúng được
việc vệ sinh rốn trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cũng mong tìm ra được các nguyên
nhân ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc rốn chưa đúng, nhằm hoạch định
chương trình giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người mẹï về CSRTSS, góp
phần làm giảm thiểu tình trạng NKR sơ sinh.
3. Những đóng góp mới của luận án
Xác định được tỷ lệ người mẹ cư ngụ tại Huyện Cần Giờ có KT,TĐ,TH
đúng ïvề việc CSRTSS. Xác định được liên quan giữa KT,TĐ,TH và một
số ĐTCNXH trong việc CSRTSS của người mẹ. Xác định được liên quan
giữa KT và TĐ với TH trong việc CSRTSS và thăm dò được những nguyên
nhân ảnh hưởng đến TH CSRTSS chưa đúng của người mẹ.
4. Bố cục luận án
Luận án gồm 121 trang, 36 bảng, 3 biểu đồ, 9 hình, 140 tài liệu tham khảo
và 17 phụ lục. Ngoài các phần mở đầu 4 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1
trang, phần nội dung chính tập trung ở 4 chương: chương 1: Tổng quan tài liệu
23 trang, chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang, chương 3:
Kết quả 39 trang và chương 4: Bàn luận 34 trang.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VỀ NHIỄM KHUẨN RỐN SƠ SINH
NKR thường gặp nhiều ở những nước đang phát triển. Theo một
nghiên cứu tổng quan của TCYTTG, UVR và NKR là những nguyên
nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm 500.000 trẻ chết do
UVR và 460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm khuẩn nặng.

Nghiên cứu tại Pakistan năm 2004 cho thấy trong 3 năm đã có 125 bệnh
nhi UVR. Nghiên cứu tiền cứu trong đô thị ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mới
mắc của NKR là 30/1000, tỷ lệ bệnh mới mắc tại BV của NKR của sơ sinh


3

là 2,3%; tại nhà là 21,3%. Tại Nairobi, Kenya một nghiên cứu cắt ngang
về KT-TĐ-TH của các người mẹï và KT của NVYT liên quan đến vấn
đề CSRTSS, cho thấy các người mẹï có KT tốt trong việc giữ vệ sinh khi
cắt rốn nhưng lại không biết và TH sai việc CSRTSS sau khi sinh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mới mắc của NKR hiện nay vẫn chưa rõ.Tuy
nhiên vài số cụ thể về NKR của BV Nhi Đồng 1 TP.HCM: tỷ lệ NKR
thay đổi từ 23% đến 43% trên các bệnh nhiễm khuẩn và chiếm từ 3,3 đến
11,2% trẻ nhập khoa Sơ sinh. Trong 5 năm, trong 5 loại bệnh nhiễm
khuẩn tại khoa, tỷ lệ NKR đứng nhất trong 2 năm và đứng thứ nhì, trong
3 năm có 10 trường hợp UVR được báo cáo.
1.1.1 Rụng rốn
Sau khi sinh, khi mạch dây rốn còn đập thì vẫn còn một lượng máu
nhỏ từ nhau đến trẻ sơ sinh. Khi mạch máu trong dây rốn đã ngừng đập,
các mạch máu rốn co lại nhưng vẫn chưa bít hẳn. Cuống rốn sẽ trở nên
khô và đen sậm và mau rụng nếu được tiếp xúc với khí trời.
1.1.2 Nhiễm khuẩn rốn
Mô chết của dây rốn là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển,
đặc biệt nếu cuống rốn bị ẩm ướt và bị bôi đắp các chất không sạch.
Mạch máu rốn vẫn còn tồn tại trong vài ngày sau sinh, vì vậy vẫn còn
thông với dòng máu. Cuống rốn là một ngõ vào thường gây nhiễm khuẩn
toàn thân cho trẻ sơ sinh.
1.2 NGHIÊN CỨU VỀ CHĂM SÓC RỐN SƠ SINH TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Băng rốn

Phong tục tập quán của nhiều quốc gia cho phép băng bụng của trẻ sơ
sinh với vải hoặc băng thun. Động tác này làm cuống rốn ẩm ướt, do đó
làm chậm lành rốn và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhất là khi các dung
dịch sử dụng bôi rốn không sạch. Có nhiều lý do giải thích cho phong tục
băng rốn, đó là tránh phình rốn hoặc lồi rốn, để bảo vệ các cơ quan bên
trong cơ thể, để bảo vệ rốn tránh xa “khí độc” làm trẻ dễ bị bệnh.


4

Việc sử dụng băng rốn đã ngưng trong hầu hết các BV trong cuối
thập niên 50 và đầu thập niên 60 khi người ta phát hiện ra rằng băng rốn
là nơi ẩn náu vi khuẩn, làm rốn lâu lành vì rốn không khô.
1.2.2 Bôi rốn
Tại một số nước, vài chất được dùng bôi vào cuống rốn như tàn
thuốc, dầu, bơ, gia vị, cỏ và bùn. Một trong những chất nguy hiểm bôi
vào rốn trẻ là phân bò, gà và chuột, bơ nấu lỏng ra, sữa trâu bôi vào rốn
thường làm gia tăng nguy cơ NKR và UVR trẻ sơ sinh. Lý do để người
dân bôi những chất này vào rốn là để ngăn ngừa chảy máu rốn, làm rốn
mau rụng và làm cho hồn ma tránh xa. Nhưng việc sử dụng chất sát
khuẩn làm giảm đáng kể vi khuẩn tại rốn, nhưng lại kéo dài thời gian
rụng rốn, số lần khám bệnh sẽ tăng, tăng công việc cho nhân viên y tế
và tăng chi phí y tế chăm sóc sau sinh. Tại BV Nhi Đồng 1, thời gian
điều trị trung bình cho một trường hợp NKR nhập viện là 8 ngày
(7,5ngày-9,3ngày) tiêu tốn từ 1,2 triêu đến 1,3 triêu đồng. Trong một
năm với số bệnh nhân NKR nhập khoa số tiền tiêu tốn từ 123 triệu đến
322 triệu đồng. Giờ đây khi trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí, gánh nặng chi
phí sẽ dồn vào ngân sách của nhà nước.
1.2.3 Rửa rốn
Chưa có nghiên cứu nào có thể xác định phương pháp nào tốt nhất

được dùng để rửa rốn khi rốn trở nên dính và khô. Rửa rốn bằng cách dùng
nước sạch và xà phòng (hoặc chỉ rửa với nước sạch nếu không có xà
phòng) được xem là có hiệu quả. Rửa rốn bằng cồn không được khuyến
khích vì làm chậm lành rốn và chậm khô vết thương. Các người mẹ được
khuyên không nên tắm con chìm trong nước cho đến khi rốn rụng.
1.3 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC RỐN SẠCH
Sau sinh, chăm sóc rốn sạch bao gồm rửa tay với nước sạch và xà phòng
trước và sau khi chăm sóc rốn, cuống rốn cần được giữ cho khô ráo và bộc lộ
ra không khí hoặc che bằng một miếng vải mỏng và sạch. Tã được xếp dưới
rốn, không chạm tay vào cuống rốn, không dùng những dung dịch bôi rốn
không sạch và không băng rốn. Mặt khác có thể làm giảm nguy cơ NKR khi


5

cho trẻ nằm chung với mẹ thay vì cho trẻ nằm trong khoa dưỡng nhi, việc
tiếp xúc da mẹ-da con sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn không gây bệnh
thường trú trên da bụng của mẹ qua da bụng con.
1.4 TÌNH HÌNH NƠI NGHIÊN CỨU
Huyện Cần Giờ, huyện duy nhất trong 24 quận huyện của TP Hồ Chí
Minh nằm ven biển Đông, là 1 trong 5 huyện ngoại thành của TP.HCM, cách
trung tâm thành phố 50 km theo đường chim bay và theo hướng Đông Nam.
Cần Giờ là một huyện nghèo và có nhiều khó khăn nhất về kinh tế –
xã hội của thành phố, là vùng đất ven có địa hình rất phức tạp, gồm 1 thị
trấn và 6 xã, có một xã chưa có đường bộ và chưa có hệ thống điện quốc
ø
gia. Diện tích tự nhiên 74.000 ha, dân số khoảng 60.000 người, diện xóa
đói giảm nghèo chiếm khoảng 7%. Năm 2003 Cần Giờ có 3 phòng khám
khu vực, 7 trạm y tế xã, 15 trạm y tế ấp và 1 BV miễn phí 50 giường. Toàn
ngành y tế có 156 cán bộ nhân viên; trong đó có 17 bác só, 29 y só, 28 nữ hộ

sinh. 4/6 xã có bác só. Tỷ lệ sinh con trên địa bàn là 15,8% và đang có xu
hướng giảm mạnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,19%.
Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh vẫn theo truyền thống: các trẻ được băng
rốn từ sau sinh đến khi được 3-4 tháng tuổi, bôi rốn bằng những dung dịch
có sẵn trong bộ chăm sóc rốn mà bệnh viện bán khi trẻ xuất viện hoặc bôi
tiêu xay nhuyễn hay dầu nóng, rửa rốn được thực hiện do người nhà của trẻ
hoặc NVYT cho đến khi rốn rụng.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Có 2 loại thiết kế tương ứng với 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng: cắt ngang, mô tả và phân tích.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính: với thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu
để tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến các người mẹ có thực
hành CSRTSS chưa đúng.
2.2 QUẦN THỂ CHỌN MẪU
2.2.1 Nghiên cứu định lượng


6

Những người mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng, cư ngụ trên địa bàn Huyện
Cần Giơ øtừ 6 tháng trở lên.
2.2.2 Nghiên cứu định tính
Các Y só, ĐD trung cấp, ĐD sơ cấp, NHS, làm việc tại TTYT Cần Giờø.
Những người mẹ đã tham gia nghiên cứu định lượng, có thực hành CSRTSS
chưa đúng.
2.3 CỢ MẪU
2.3.1 Nghiên cứu định lượng
Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng với mục tiêu ước
lượng một tỷ lệ với sai số nhất định là:

Z2(1-α/2) p (1-p)
n = ---------------------

Với :
d2
α: mức ý nghóa hay sai lầm loại 1 = 0,05 (với độ tin cậy 95% do đó Z(1-α/2)
= 1,96), p = là tỷ lệ các người mẹ có KT-TĐ-TH đúng, mong đạt được
trong nghiên cứu. Trong 1 nghiên cứu về KT-TĐ-TH CSRTSS của các
người mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi thực hiện tại Quận 8 năm 2000:
tỷ lệ các người mẹ có KT đúng là 0,35, TĐ hợp tác là 0,64, TH đúng là
0,25. Trong nghiên cứu này, do cần tìm cả 3 tỷ lệ về KT, TĐ, TH đúng,
nên tỷ lệ được chọn là tỷ lệ gần với 0,5 nhất, đểõ mẫu được chọn là lớn
nhất, do đó p = 0,64; d = 0,07 (độ chính xác tuyệt đối). Vậy: n = 180. Dự
trù khoảng 10% các người mẹ sẽ không trả lời đầy đủ các câu phỏng vấn,
do đó mẫu sẽ được cộng thêm 10%, tức 18 người nữa. Vậy mẫu cần thu
thập là 180 + 18 = 198, làm tròn 200. Do số người mẹ hiện cư ngụ tại địa
phương khoảng gấp rưỡi số mẫu dự kiến nên nghiên cứu chọn phương
pháp lấy mẫu toàn thể để đảm bảo tính chính xác của ước lượng và tránh
các sai lầm có thể do việc chọn mẫu không đại diện.
2.3.2 Nghiên cứu định tính
Với thảo luận nhóm, có 4 nhóm cho mỗi đối tượng, tổng cộng là 50
người. Với phỏng vấn sâu, có 24 người tham gia.
2.4 KỸ THUẬT CHỌN MẪU
2.4.1 Nghiên cứu định lượng


7

Liên hệ với địa phương lập danh sách toàn Huyện Cần Giờ, tổng số dân số của
từng ấp (dữ liệu điều tra dân số 01/04/1999). Xin dữ liệu tổ dân phố của từng ấp

với danh sách các người mẹ có con dưới 4 tháng.
2.4.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ trong vòng 4 tháng tuổi (tính đến ngày điều tra). Mẹ cư trú tại Cần
Giờ từ sáu tháng trở lên. Trẻ chưa từng được chẩn đoán NKR từ NVYT.
2.4.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Người mẹï bị chậm phát triển tâm thần hoặc có những biểu hiện bệnh lý về
tâm thần kinh (thông tin được cung cấp từ địa phương). Người mẹï có gia đình
thường trú tại địa phương dưới 6 tháng tính đến ngày điều tra. Trẻ đã từng được
chẩn đoán là nhiễm tùng rốn bởi NVYT.
2.4.2 Nghiên cứu định tính .
2.4.2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người mẹ được phân tầng theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế xã
hội. NVYT được phân tầng theo trình độ chuyên môn. Các NVYT và người
mẹ đều tự nguyện và ký tên vào bảng thỏa thuận tham gia nghiên cứu.
2.4.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Trong quá trình phỏng vấn, nếu NVYT hay người mẹ không thấy an tâm,
có quyền ngưng cuộc phỏng vấn.
2.5 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
2.5.1 Nghiên cứu định lượng
2.5.1.1 Biến số về kiến thức, thái độ, thực hành
Các biến số kiến thức về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá
trị: kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng. Có 8 biến số.
Các biến số thái độ về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá trị:
thái độ đúng và thái độ chưa đúng. Có 4 biến số.
Các biến số thực hành về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá
trị: thực hành đúng và thực hành chưa đúng. Có 5 biến số.
2.5.1.2 Những đặc trưng cá nhân và xã hội (ĐTCNXH)
Tất cả những ĐTCNXH của người mẹ và của con là những biến số
độc lập và cũng là biến số nhị giá. Có 8 biến số.



8

2.5.2 Nghiên cứu định tính
Các kết quả thu thập qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu:
Người mẹ: lý do các người mẹ thực hành chưa đúng CSRTSS; điều
người mẹ mong được giúp đỡ trong việc CSRTSS.
NVYT: kiến thức cuả NVYT về băng rốn, rửa rốn, bôi rốn; những khó
khăn NVYT gặp phải khi CSRTSS; ý kiến của NVYT về việc nâng cao
kiến thức, kỹ năng CSRTSS.
2.6 THU THẬP DỮ LIỆU
2.6.1 Nghiên cứu định lượng
Một phiếu câu hỏi phỏng vấn và quan sát, với những câu hỏi được soạn
sẵn theo đúng mục tiêu chuyên biệt được dùng để thu thập thông tin về
những biến số độc lập và phụ thuộc liên quan đến chăm sóc rốn trẻ sơ sinh,
do 39 phỏng vấn viên (PVV) là NVYT của Huyện thực hiện. Khi kết thúc,
PVV quan sát tình trạng băng rốn trẻ, xem những dung dịch bôi rốn đang
dùng cùng với 22 giám sát viên (GSV) tại địa điểm phỏng vấn.
2.6.2 Nghiên cứu định tính
2.7.2.1 Thảo luận nhóm
Có 4 nhóm cho mỗi đối tượng: NVYT và bà me,ï mỗi nhóm 5-8 người.
Để kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập, phương pháp tam giác
hóa sẽ được áp dụng. Người hướng dẫn thảo luận nhóm là người nghiên cứu.
Tất cả các phiên thảo luận nhóm đều được ghi âm. Thời gian cho một buổi
thảo luận nhóm là 60 phút.
2.7.2.2 Phỏng vấn sâu
Với những người mẹ và NVYT trả lời mà người phỏng vấn thấy còn có
vấn đề cần khai triển chi tiết hơn cho rõ, sẽ được mời tham dự phỏng vấn
sâu có định hướng. Các buổi phỏng vấn sâu được người nghiên cứu thực
hiện có ghi âm. Thời gian cho buổi phỏng vấn sâu là # 90 phút.

2.7 KIỂM SOÁT SAI LỆCH, KIỂM SOÁT GÂY NHIỄU
1) Biện pháp kiểm soát sai lệch thông tin: Phần thiết kế câu hỏi đúng
mục tiêu. Công tác kiểm tra bảng phỏng vấn được tiến hành nghiêm túc
có giám sát. Những phiếu điều tra không đủ 90% thông tin sẽ bị loại.


9

2) Biện pháp kiểm soát sai lệch hồi tưởng: Dùng phương pháp tiếp cận
qua thực tế tình hình để hạn chế sai lệch do hồi tưởng.
3) Biện pháp kiểm soát sai lệch quan sát: Có 22 GSV tham gia với 39 PVV
khi quan sát các dụng cụ CSRTSS để cùng đánh giá thống nhất.
4) Kiểm soát hiện tượng gây nhiễu: Các yếu tố kinh tế xã hội gây nhiễu
cho mối quan hệ giữa KT và TĐ với TH CSRTSS được kiểm soát bằng
phương pháp phân tầng và hồi quy logistic.
2.8 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.9.1 Nghiên cứu định lượng
Dữ liệu được mô tả và phân tích đơn biến các mối liên quan bằng phần
mềm EPI-INFO 6.04, vẽ biểu đồ bằng phần mềm EXCEL 97.
Đo lường mức độ kết hợp bằng tỷ suất chênh (TSC) theo giá trị của số ước
lượng tối đa có thể (MLE) của TSC. Khoảng tin cậy 95% của TSC được
đọc là khoảng 95% chính xác theo xác suất giữa của số ước lượng tối đa có
thể của TSC. Kiểm định mối liên quan giữa các biến trên bằng phép kiểm
chi bình phương (χ2). Trị số p của phép kiểm χ2 được chọn theo giá trị của
Mantel-Haenszel. Trong trường hợp phép kiểm χ2 không thích hợp, phép
kiểm chính xác Fisher được chọn. Các mối liên quan đơn biến có ý nghóa
thống kê trong sẽ được tiếp tục phân tích đa biến bằng phương pháp hồi qui
logistic với phần mềm STATA 8.0.
2.9.2 Nghiên cứu định tính
Kết quả của phân tích định tính là những nguyên nhân giải thích cho

những thực hành chưa đúng trong CSRTSS của các người mẹ.
2.9 Y ĐỨC
Từ mục tiêu nghiên cứu, cách chọn mẫu, cách thực hiện cuộc điều tra, đối
tượng nghiên cứu không hề bị xúc phạm gây tổn hại về tinh thần lẫn thể xác.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯNG
3.1.1 Đặc điểm dân số xã hội
Có 265 người mẹ thỏa tất cả các tiêu chí nhận vào nghiên cứu với
những đặc tính sau: gần 60% người mẹ có tuổi trên 25, thất nghiệp


10

chiếm gần 60%, học vấn từ cấp 1 trở xuống: 62%, các người mẹ có từ
hai con trở lên chiếm 62%, khoảng cách sinh giữa hai trẻ dưới 2 năm:
57%, các người mẹ có khó khăn về kinh tế chiếm 35%. Với 265 trẻ
trong nghiên cứu, có sự phân bố nam nữ khá tương đương, tỷ lệ nam/nữ
là 52/48, các trẻ sinh từ TTYT Huyện, BV TP HCM chiếm 67%.
3.1.2 Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹ
3.1.2.1 Kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹï
Bảng 3.34: Kiến thức đúng của người mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265)
Điểm kiến thức

Tần suất(n)

0 – 5 điểm (chưa đúng)
6 – 8 điểm (đúng)

185
80


KTC 95%

Phần trăm(%)

20,63-35,75

69,89
30,19

Kiến thức đúng chiếm tỷ lệ 30,19%, vậy tỷ lệ KT CSRTSS = 0,30.
3.1.2.2 Thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹ
Bảng 3.35: Thái độä đúng của người mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265)
Điểm thái độ

Tần suất(n)

0–3 điểm (chưa hợp tác)
4 điểm (hợp tác)

81
184

KTC 95%

Phần trăm(%)

63,85-75,02

30,57

69,43

Thái độ đúng chiếm tỷ lệ 69,43%, vậy tỷ lệ TĐ CSRTSS = 0,69.
3.1.2.3 Thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹï
Bảng 3.36: Thực hành đúng của người mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinhï (n=265)
Điểm thực hành

Tần suất(n)

0 – 3 điểm (chưa đúng)
4 – 5 điểm (đúng)

177
88

KTC 95%

Phần trăm(%)

27,5-38,91

66,79
33,21

Thực hành đúng chiếm tỷ lệ 33,21%, vậy tỷ lệ TH CSRTSS = 0,33.


11

3.1.3 Liên quan giữa KT-TĐ-TH CSRTSS với một số ĐTCNXH của người mẹ

3.1.3.1 Phân tích đơn biến liên quan giữa KT chung với ĐTCNXH của người mẹ
Bảng 3.19: Liên quan giưã kiến thức chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265)
Đặc điểm

KT đúng

Mẹ ≥ 25 tuổi
Mẹ≤ 24 tuổi
Mẹ có nghề nghiệp
Mẹ nội trợ (thất nghiệp)
Học vấn ≥ cấp 2
Học vấn < cấp 2
Mẹ có ≥ 2 con
Mẹ có 1 con
Trẻ nam
Trẻ nữ
Sinh: TTYT huyện, BV TP.HCM
Sinh: nhà, TTYT xã, BV tư
Khoảng cách sinh ≥ 2 năm
Khoảng cách sinh < 2 năm
Kinh tế ≥ trung bình
Kinh tế nghèo

n (%)
42 (26.92)
38 (34.86)
31 (28.97)
49 (31.01)
29 (28.43)
51 (31.29)

35 (24.82)
45 (36.29)
41 (29.93)
39 (30.47)
53 (29.78)
27 (31.03)
32 (27.83)
48 (32.00)
67 (38.51)
13 (14.29)

KT sai

TSC

n (%)
(KTC 95%)
0,68
114 (73.08)
71 (65.14)
(0,39-1,21)
76 (71.03)
0,9
109 (68.99)
(0,5-1,6)
73 (71.57)
0,87
112 (68.71) (0,48-1,55)
106 (75.18)
0,58

79 (63.71)
(0,33-1,02)
96 (70.07)
0,97
89 (69.53)
(0,55-1,70)
125 (70.22)
0,94
60 (68.97)
(0,52-1,71)
83 (72.17)
0,81
102 (68.00) (0,46-1,44)
107 (61.49)
3,75
78 (85.71)
(1,88-7,92)

p
0,16
0,72
0,62
0,04
0,92
0,83
0,46
0,01


12


3.1.3.2 Phân tích đơn biến liên quan giữa TĐ chung với ĐTCNXH của người mẹï
Bảng 3.24: Liên quan giưã thái độ chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265)
Đặc điểm

TĐ đúng

TĐ sai

TSC

n (%)
Mẹ ≥ 25 tuổi
111 (71.15)
Mẹ≤ 24 tuổi
87 (79.82)
Mẹ có nghề nghiệp
80 (74.77)
Mẹ nội trợ (thất nghiệp)
118 (74.68)
Học vấn ≥ cấp 2
66 (64.71)
Học vấn < cấp 2
132 (80.98)
Mẹ có ≥ 2 con
106 (75.18)
Mẹ có 1 con
92 (74.19)
Trẻ nam
99 (72.26)

Trẻ nữ
99 (77.34)
Sinh: TTYT huyeän, BV TP.HCM 128 (71.91)

n (%)
45 (28.85)
22 (20.18)
27 (25.23)
40 (25.32)
36 (35.29)
31 (19.02)
35 (24.82)
32 (25.81)
38 (27.74)
29 (22.66)
50 (28.09)

Sinh:nhaø, TTYT xã, BV tư
Khoảng cách sinh ≥ 2 năm
Khoảng cách sinh < 2 năm
Kinh tế ≥ trung bình
Kinh tế nghèo

(KTC 95%)
0,62
(0,33-1,15)
1,00
(0,55-1,85)
0,43
(0,24-0,78)

1,05
(0,58-1,90)
0,76
(0,42-1,38)
0,62
(0,31-1,19)

17 (19.54)
32 (27.83)
0,78
35 (23.33) (0,43-1,43)
46 (26.44)
0,83
21 (23.08) (0,44-1,56)

70 (80.46)
83 (72.17)
115 (76.67)
128 (73.56)
70 (76.92)

p
0,11
0,99
0,003

0,85
0,34
0,13
0,40

0,55


13

3.1.3.3 Phân tích đơn biến liên quan giữa TH chung với ĐTCNXH của người mẹï
Bảng 3.30: Liên quan giưã thực hành chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265)
Đặc điểm

TH đúng

TH sai

TSC

Mẹ ≥ 25 tuổi
Mẹ≤ 24 tuổi
Mẹ có nghề nghiệp
Mẹ nội trợ (thất nghiệp)
Học vấn ≥ cấp 2
Học vấn < cấp 2
Mẹ có ≥ 2 con
Mẹ có 1 con
Trẻ nam
Trẻ nữ
Sinh: TTYT huyeän, BV TP.HCM

n (%)
40 (25.64)
48 (44.04)

33 (30.84)
55 (34.81)
27 (26.47)
61 (37.42)
43 (30.50)
45 (36.29)
49 (35.77)
39 (30.47)
56 (31.46)

n (%)
116 (74.3)
61 (55.96)
74 (69.16)
103 (65.2)
75 (73.53)
102 (62.6)
98 (69.50)
79 (63.71)
88 (64.23)
89 (69.53)
122 (68.5)

Sinh: nhaø, TTYT xã, BV tư
Khoảng cách sinh ≥ 2 năm
Khoảng cách sinh < 2 năm
Kinh tế ≥ trung bình
Kinh tế nghèo

32 (36.78)

35 (30.43)
53 (35.33)
62 (35.63)
26 (28.57)

(KTC95%)
0,44
(0,25-0,76)
0,83(0,471,45)
0,60
(0,33-1,06)
0,77
(0,45-1,32)
1,27
(0,74-2,20)
0,79
(0,44-1,4)

55 (63.22)
80 (69.57)
0,8
97 (64.67) (0,6-1,38)
112 (64.4)
1,38
65 (71.43) (0,77-2,51)

p
0,001

0,50

0,06
0,32
0,36
0,38
0,40
0,24

3.1.4 Phân tích đa biến mối liên quan giữa thực hành với thái độ
kiểm soát theo các biến tương tác và gây nhiễu
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa thái độ với thực hành trong mối tương tác
với tình trạng kinh tế và kiểm soát theo tuổi mẹ, giới tính con
Biến số độc lập
Thái độ (nhóm kinh tế nghèo)
Thái độ (nhóm kinh tế khá giả)
Tuổi mẹ ≥ 25 tuổi
Con trai

TSC
7,03
0,52
1,35
3,71

p
0,001
0,02
0,27
0,04

KTC 95%

2,34 - 21,12
0,30 - 0,90
0,78 - 2,32
1,05 - 13,10


14

3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.2.1 Nguyên nhân người mẹ có thực hành CSRTSS chưa đúng
Các người mẹ đã từng băng rốn con (30/30), đồng ý phải rửa rốn con
(30/30) và cho rằng bôi rốn là cần thiết (30/30) với 3 lý do chính:
3.2.1.1 Lý do CSRTSS chưa đúng thuộc về NVYT
BS, ĐD khuyên băng rốn, khi rốn chưa rụng thì chưa tháo băng (8/30).
BS, ĐD hướng dẫn bôi thuốc (15/30).
3.2.1.2 Lý do CSRTSS chưa đúng thuộc về người trong gia đình
Theo truyền thống gia đình, mẹ dạy con nghe (30/30).
Không thể có ý kiến khác với mẹ chồng (30/30).
Theo tậïp quán xã hội (26/30), như các người mẹ nuôi con khác (26/30).
3.2.1.3 Lý do CSRTSS chưa đúng thuộc về người mẹ
Tránh xê dịch, tránh chảy máu (30/30), tránh nhiễm khuẩn, khí độc, bảo
vệ con (30/30), tránh ướt rốn (30/30), tránh lạnh bụng (30/30).
Người mẹ tự động làm, vì lo lắng không biết hỏi ai khi về nhà (26/30).
3.2.2 Những điều người mẹ mong mỏi liên quan đến CSRTSS
Khi đi khám thai, người mẹ mong được chỉ bảo về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
(30/30). Sau khi sinh, khi còn nằm tại bệnh viện, người mẹ cũng thiết tha
được hướng dẫn về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (30/30). Người mẹ muốn có
sách nhiều hình vẽ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (8/30). Nhìn chung người
mẹ rất thiết tha với việc nâng cao kiến thức và hướng dẫn thực hành về
CSRTSS, người mẹ cần sự giúp đỡ của NVYT, mọi lúc mọi nơi.

3.2.3 Tóm tắt kiến thức thu thập từ nhân viên y tế về chăm sóc rốn
17/20 NVYT đồng ý cần băng rốn, 20/20 NVYT đồng ý rửa rốn, nhưng
chỉ có 5/20 NVYT đồng ý bôi rốn.
3.2.4 Những khó khăn nhân viên y tế gặp phải khi CSRTSS
Dụng cụ không đủ (17/20), dụng cụ không thích hợp (3/20), người nhà
không hợp tác (17/20).
3.2.5 Biện pháp giúp các NVYT trong việc CSRTSS
• NVYT đề xuất những biện pháp:


15

Sinh hoạt chuyên đề cho NVYT về CSRTSS (20/20). chiếu các băng
video về CSRTSS cho người mẹ xem trong thời gian đi khám thai, khi
nằm tại BV (20/20), thân nhân bệnh nhân xem điều dưỡng CSRTSS
(10/20), tivi có chương trình cho người mẹ xem cách CSRTSS (10/20).
• Ý kiến của NVYT về huấn luyện CSRTSS:
Trong phần phỏng vấn sâu các NVYT, 2/20 cho rằng các kiến thức mới
về CSRTSS đã được biết và được huấn luyện qua chương trình xử trí
lồng ghép bệnh trẻ em (IMCI) tại TP HCM, nhưng khi về lại địa
phương, điều đó khó thực hiện bởi vì phải theo quy định y tế trong
ngành và theo phong tục tập quán, phải làm những gì người mẹ mong
mỏi và một phần cũng do các dụng cụ CSRTSS đã có sẵn và bán cho
người mẹ khi xuất viện về nhà cùng trẻ. NVYT cho rằng cách CSRTSS
vẫn như từ trước đến giờ, chưa ai góp ý là cần sửa chữa (7/20), điều
dưỡng ai cũng biết và thực hiện mỗi ngày (20/20), do đó không cần huấn
luyện, không cần thiết học thêm (17/20). Nhưng cũng có ý kiến tỏ ra
thắc mắc: và nghó là CSRTSS đã có thay đổi (12/20).
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯNG

4.1.1 Đặc điểm dân số xã hội của người mẹï và trẻ
Do cách chọn mẫu toàn thể với 22 khu vực điều tra được phân phối
trên toàn diện tích huyện Cần Giờ, 265 trẻ có tỷ lệ của trẻ nam và nữ
dưới 4 tháng được phân bố khá đều (51,7%% và 48,3%%) nói lên tính
đại diện của mẫu. Phỏng vấn 265 người mẹ có kết quả sau: tuổi mẹ trên
25 tuổi (58,87%), tuổi trung bình của mẹ: 27 tuổi, nội trợ tức thất nghiệp
là chủ yếu (59,62%), học vấn trình độ cấp 1 chiếm đa số (58,1%). Kinh
tế gia đình theo chính quyền địa phương: trung bình chiếm đa số
(49,4%). Nhìn chung đây là một mẫu dân số tương đối trẻ tuổi (tuổi
trung bình 27), phần lớn người mẹï hiểu các câu hỏi phỏng vấn, hợp tác
tốt, có trình độ học vấn thấp, có mức sống trung bình, sinh ít con và thất
nghiệp đông.
4.1.2 Kiến thức của người mẹï về chăm sóc rốn sô sinh


16

Hầu hết người mẹï cho rằng cần phải băng rốn cho bé để tránh tình
trạng NKR trong giai đoạn rốn chưa rụng cũng như cần phải cần phải băng
rốn cho bé sau khi rốn rụng để tránh cho bé bị “đau bụng do hở gió”… điều
này cho thấy việc băng rốn trẻ là một nếp nghó đã ăn sâu vào đầu óc các
người mẹ, là kinh nghiệm kế thừa do các thế hệ trước đó truyền lại, các
ï
người mẹï xem đây là một hành động để bảo vệ trẻ tránh những yếu tố gây
hại của môi trường bên ngoài như bụi bặm, khí dơ… Kiến thức đúng chiếm
tỷ lệ 30,19%. Nghiên cứu tại Quận 8 năm 2000 cũng có những kết quả
tương tự, người mẹ dù ở thành thị hay thôn quê cũng có nếp suy nghó giống
nhau, rất thiết tha với việc băng rốn, rửa rốn và bôi rốn cho con vì cho đó là
những cách bảo vệ con tránh những khí độc, bụi bẩn từ môi trường bên
ngoài. Các dân tộc ở n Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhó Ky,ø Malaysia,

Thái lan, Ý và ở những quốc gia Châu Phi như Zaїre, Nigeria, Sudan cũng
có những suy nghó về CSRTSS không đúng, vẫn băng rốn và do đó NKR,
UVR vẫn còn tồn tại, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nên loại bỏ.
4.1.3 Thái độ của người mẹï về chăm sóc rốn sơ sinh
Kết quả các thái độ liên quan đến CSRTSS cho thấy ngoài việc
băng rốn, người mẹï đều thích bôi một dung dịch nào đó lên rốn trẻ với
suy nghó là làm ấm bụng trẻ, bảo vệ trẻ tránh không khí độc bên ngoài.
Tai hại hơn nữa vẫn còn một số người mẹï thích dùng tiêu xay nhuyễn,
bôi lên rốn trẻ với mong muốn rốn trẻ mau khô ráo. Nghóa là người mẹï
thích bôi lên rốn trẻ những gì mà họ cho là tốt. Điều này sẽ rất bất lợi
đến sinh lý rụng rốn bình thường nếu chất liệu được bôi không phù hợp
và thậm chí còn có hại cho sức khỏe của trẻ, làm tần suất NKR gia tăng.
Thái độ đúng chiếm tỷ lệ 69,43%.
Nghiên cứu tại Quận 8 cho thấy kết quả tương tự và vẫn còn số ít
người mẹï thích dùng thuốc xỉa, phân bò bôi lên rốn trẻ với mong muốn
rốn trẻ mau khô ráo.
4.1.4 Thực hành của người mẹï về chăm sóc rốn sơ sinh
Các thực hành chưa đúng liên quan đến việc băng rốn và bôi rốn.
Trong nhóm thực hành chưa đúng với việc băng rốn, ghi nhận thêm:


17

23,8% trẻ được băng rốn từ 31 ngày trở lên, 49,1% trẻ được băng rốn ở
bất kỳ thời điểm nào(rốn rụng cũng như chưa rụng), 84,2% trẻ được
băng rốn bất kể ở đâu (lúc ở nhà cũng như lúc đi ra ngoài). Khi rốn tiết
dịch sinh lý, chất liệu thường được người mẹï bôi rốn trẻ là: cồn, dầu
nóng. Khi rốn đã rụng, chất liệu thường được người mẹï bôi rốn trẻ là:
iode, dầu nóng, cồn, oxy già, bên cạnh đó một số chất liệu khác cũng
được sử dụng là: tiêu sọ xay nhuyễn, dầu nóng, thuốc gia truyền. Điều

này cho thấy vẫn còn những thực hành chưa đúng đã tồn tại thật lâu dài
trong dân gian ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghó, thực hành của người mẹ.
ï
Việc băng rốn gần như là một việc nhằm để “bảo vệ“ con mình. Nhưng
chính việc băng rốn đãõ che khuất cặp mắt quan sát của người mẹ, chậm
ï
phát hiện những dấu hiệu sớm của NKR nơi trẻ vàø băng rốn khi rốn chưa
rụng cũng là một yếu tố thuận lợi để nhiễm khuẩn dễ xảy ra. Việc rửa rốn
bằng những dung dịch không rõ nguồn gốc, không hợp vệ sinh sẽ càng làm
rốn trẻ dễ nhiễm khuẩn và việc bôi rắc các dung dịch không an toàn (tiêu
xay nhuyễn, thuốc xỉa, thuốc lá) càng ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe trẻ.
Thực hành đúng chiếm tỷ lệ 33,21%.
Nghiên cứu tại Quận 8, cho thấy cũng còn tồn tại những sai lầm trong
thực hành liên quan đến việc băng rốn, bôi rốn và rửa rốn như ở Cần Giờ.
4.1.5 Phân tích liên quan đơn biến
4.1.5.1 Phân tích liên quan đơn biến giữa KT chung với ĐTCNXH của người mẹ
Mẹ có kinh tế ổn định (từ trung bình trở lên) sẽ có kiến thức đúng về
việc chăm sóc rốn cao gấp 4 lần hơn các người mẹ có kinh tế nghèo về
KT CSRTSS cho con. Điều này cũng phù hợp như khi phân tích mối liên
quan giữa biến số KT với từng ĐTCNXH (Bảng 3.19).
Nghiên cứu của Obimbo E, Musoke RN, Were F. cho thấy các biến
số có ảnh hưởng tốt mang ý nghóa thống kê với TH CSRTSS: trình độ
học vấn tăng, kinh tế khá, tuổi mẹ lớn, sống trong nhà gạch. Nghiên cứu
ở Quận 8 không xét đến mối liên quan này.
4.1.5.2 Phân tích đơn biến liên quan giữa TĐ chung với ĐTCNXH của người mẹï


18

Người mẹï lớn tuổi thì ít có thái độ thuận tình trong CSRTSS (Bảng

3.24) và người mẹï nghề nghiệp càng ổn định, kinh tế từ trung bình trở
lên thì thái độ thuận tình trong CSRTSS đúng càng nhiều. Nghiên cứu ở
Quận 8 không xét đến mối liên quan này.
4.1.5.3 Phân tích đơn biến liên quan giữa TH chung với ĐTCNXH của người mẹï.
Kết quả (Bảng 3.30) lại cho thấy người mẹï tuổi từ 25 trở lên thì
“thực hành chung” đúng giảm gần 50% so với người mẹï nhỏ tuổi.
Nghiên cứu ở Quận 8 không xét đến mối liên quan này.
4.1.6 Phân tích đa biến mối liên quan giữa “thực hành“ với “thái
độ” kiểm soát theo các biến tương tác và gây nhiễu
Kết quả (Bảng 3.33) ở những bà mẹ có kinh tế nghèo, người có thái
độ hợp tác thực hành chăm sóc rốn tốt hơn người có thái độ tiêu cực, với
OR=7 (2,34-21,12) và p=0,001. Ở nhóm người mẹ có kinh tế khá giả,
thái độ không liên quan với thực hành. Tuổi mẹ có liên quan với thực
hành, bà mẹ tuổi từ 25 trở lên có thực hành kém hơn người mẹ có tuổi
dưới 25, với OR=0,52 (0,30-0,90) và p=0,02. Giới tính con không liên
quan với thực hành của mẹ trong chăm sóc rốn. Nghiên cứu ở Quận 8
không xét đến mối liên quan này.
4.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
4.2.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hành CSRTSS
Ba nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng thực hành CSRTSS của người mẹ:
4.2.1.1 Nguyên nhân thuộc về nhân viên y tế
Bác só, điều dưỡng, nữ hộ sinh cũng khuyên băng rốn. Bác só, điều
dưỡng hướng dẫn bôi thuốc. Do người mẹ rất tin tưởng vào NVYT do đó
người mẹ chỉ thực hiện những gì bác só, điều dưỡng, nữ hộ sinh đã hướng
dẫn, khuyên bảo. Nghiên cứu của Trotter S cho thấy: dù ở các nước phát
triển, tại Châu u, người mẹ nhận được thông tin từ NVYT (chủ yếu là
NHS) cũng chỉ hơn 50%, số còn lại là nhận từ phía gia đình. Theo Obimbo
E, Musoke RN, Were F. thì người mẹ Narobi (Kenya) nhận thông tin từ
NVYT mà hơn 50% thông tin đã lạc hậu, nhưng người mẹ đặt niềm tin vào
NVYT gần như tuyệt đối. Vai trò của NVYT thật sự quan trọng, tiếng nói



19

của NVYT luôn được người mẹ tin tưởng cho dù tại những quốc gia đang
phát triển hay phát triển. Nghiên cứu từ Đại học Maryland của Greg Juhn,
David R. Eltz, Kelli A, Daniel Rauch ghi nhận vai trò quan trọng của
NVYT trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho người mẹ về CSRTSS
sau khi xuất viện. Nghiên cứu của Sangkae Chamnanvanakij, Kesanee
Decharachakul, Phonphat Rasamimaree, Nirun Vanprapar trình bày thêm
một hoạt động của các NVYT: đến tận nhà theo dõi diễn tiến lành rốn của
trẻ, cung cấp thêm các thông tin về CSRTSS đúng cho người mẹ.
4.2.1.2 Nguyên nhân thuộc về các người thân trong gia đình
Những người mẹ đã CSRTSS như thế vì phải tuân theo truyền thống
gia đình, mẹ dạy con nghe, người mẹ không thể có ý kiến khác với mẹ
chồng khi cả hai mẹ con còn đang ở tại nhà của mẹ chồng và người mẹ
cũng yên tâm vì làm theo tậïp quán xã hội từ lâu đời nay như việc rắc tiêu
đen xay nhuyễn vào rốn trẻ cho ấm bụng. Trong y văn đã nhắc đến các
cộng đồng xa xưa, khi trẻ chào đời, những người trong gia đình sẽ dùng
cạnh bén của đá hay bất cứ vật gì có cạnh sắt bén để cắt cuống rốn trẻ.
Tại Thái lan và Bangladesh, cắt rốn theo truyền thống bằng thớ vỏ tre.
Do vật cắt rốn không vô trùng nên đã có trường hợp uốn ván rốn xảy ra.
Một cách chăm sóc rốn khác được thực hiện ở vùng bắc Pakistan là quấn
chặt trẻ. Trẻ được rắc phân bò đã phơi khô vào rốn và được quấn chặt
trong một thời gian. Hơn nữa trong một số phong tục tập quán của các
quốc gia, người mẹ và trẻ sơ sinh không thể gặp những bà đỡ đẻ, NVYT
cho tới khi cuống rốn rụng hoàn toàn, chính vì thế người trong gia đình sẽ
thay thế NVYT để CSRTSS, người mẹ chỉ biết vâng lời.
4.2.1.3 Nguyên nhân thuộc về người mẹ
Người mẹ giải thích việc CSRTSS đều nhằm mục đích tránh xê dịch cuống

rốn, tránh gây chảy máu, tránh nhiễm khuẩn, tránh khí độc, bảo vệ con, tránh
ướt rốn, tránh lạnh bụng, tránh rụng rốn kéo dài...nhằm bảo vệ con mình.
Những hoang mang lo lắng khi phải chăm sóc trẻ không biết chia sẻ cùng
ai, các người mẹ phải làm theo truyền thống, dù không phải tất cả NVYT
khuyên bảo như thế, nhưng người mẹ vẫn thực hiện do thiếu tự tin. Trong


20

nghiên cứu của Obimbo E, Musoke RN, Were F, 79% người mẹ sợ rốn không
lành, KT-TĐ-TH không tốt thường xảy ra trên các người mẹ trẻ, nghèo, học
vấn thấp, nhận thông tin từ các nguồn không phảøi từ NVYT, do khó tiếp cận
với NVYT để trình bày những thắc mắc trong CSRTSS. Nghiên cứu của
Adrea Guala, Guido Pastore, Vasco Garipoli, Mario Agosti, Marco Vitali,
Vianni Bona cũng nhận thấy các phụ huynh rất lo lắng khi rốn rụng trễ, do đó
chất sát khuẩn nào làm rốn mau rụng được người mẹ sử dụng. Tóm lại, hầu
hết người mẹ cho rằng cần phải băng rốn, bôi rốn và rửa rốn cho đây là
việc làm cần thiết nhằm bảo vệ con của mình. Người mẹ chịu ảnh hưởng
rất lớn từ gia đình, từ mẹ chồng, mẹ ruột, nhưng ở nghiên cứu này cũng
ghi nhận ảnh hưởng lớn hơn nữa từ các NVYT, một khi người mẹ được
cơ hội tiếp xúc. Nếu không được chia sẻ thông tin, các người mẹ sẽ tự
làm theo truyền thống, bất kể đúng sai.
4.2.2 Điều người mẹ mong mỏi về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Khi đi khám thai, khi sinh con, lúc còn nằm trong BV, người mẹ rất mong
được các NVYT hương dẫn cách chăm sóc con và CSRTSS. Nhưng thường người
mẹ cũng không nhìn thấy các thao tác mà NVYT thực hiện để học tập thực hành
khi về nhà. Trong tháng đầu tiên, người mẹ mong ước khi có những thắc mắc thì
được gặp NVYT để hỏi cũng như được chia sẻ các kinh nghiệm khi nuôi và chăm
sóc con, nhất là khi đưa con đi chích ngừa. Người mẹ mong có sách viết dễ
hiểu, ít chữ nhiều hình về CSRTSS cũng như có những chương trình trên

truyền hình hướng dẫn cách CSRTSS. Nhìn chung người mẹ đều rất thiết
tha với việc nâng cao kiến thức, rất cần sự giúp đỡ của NVYT.
4.2.3 Tóm tắt kiến thức của nhân viên y tế về CSRTSS
Đa số các NVYT ủng hộ cho việc băng rốn. Lý do băng rốn được các
NVYT nêu ra đó là chiều theo tâm lý cha mẹ, vả lại băng rốn thì điều dưỡng
cũng yên tâm để rốn không dính nước tiểu, tránh nhiễm khuẩn, và do đó sẽ
không thêm công việc cho NVYT. Băng rốn sẽ tránh cho trẻ không bị đau
bụng, không lạnh bụng, tránh lồi rốn, băng rốn là hợp lý. Rất ít NVYT không
đồng tình việc băng rốn trẻ vì muốn rốn trẻ được quan sát tốt. Tất cả NVYT
đều đồng ý cần rửa rốn với lý do sợ NKR nếu không rửa rốn hằng ngày,


21

sẽ bị thân nhân cho là lười biếng. Rửa rốn cho đến khi rụng rốn, rốn khô,
rốn lành hẳn. Hầu hết các NVYT khẳng định là cần không bôi rốn. Nhưng
có một số ít NVYT đồng ý bôi rốn khi rốn nhiễm khuẩn bằng Milian hay
Eosin, đốt điện, chấm Nitrate bạc hay dùng kem bôi Silverdine sau khi đốt
chồi. NVYT cho rằng việc CSRTSS gồm băng, rửa và bôi rốn dù không
đúng hoàn toàn nhưng NVYT vẫn thực hiện chiều theo tâm lý các người
thân trong gia đình trẻ. Theo nghiên cứu của Obimbo E, Musoke RN,
Were F, 50% NVYT có KT chăm sóc rốn chưa đúng theo chuẩn mực thế
giới, nhưng những KT này vẫn tồn tại trong các sách dạy cho điều dưỡng
ở Kenya, do vậy KT của NVYT không đúng và còn nhiều lạc hậu. Theo
Pezzati M, Rossi S, Tronchin M, Dani C, Filippi L, Rubaltelli FF, cuống
rốn nên được bao phủ bằng băng gạc khô và sạch và giữ tại chỗ bằng
một lưới mỏng. Theo Tammy P. McConnell, Connie W. Lee, Mary
Couillard, Windsor Westbrook Sherrill, những TH chăm sóc rốn hiện tại
nên dựa trên những bằng chứng y học hơn là trên những kinh nghiệm xa
xưa. Nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe đã thay đổi kể từ khi chăm sóc

rốn được thực hiện từ thập niên 50.
4.2.4 Khó khăn của nhân viên y tế khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Điều kiện làm việc tại BV Cần Giờ còn nhiều thiếu thốn cả về nhân
sự lẫn trang thiết bị, dụng cụ y tế, phòng bệnh, thuốc men…Do đó, khi
thực hành CSRTSS, NVYT còn gặp những khó khăn: dụng cụ không đủ
vì mỗi bé sơ sinh cần 1 bộ chăm sóc rốn, khi BV đông trẻ sơ sinh, sẽ
thiếu dụng cụ chăm sóc rốn. Dụng cụ hấp thì không thể tăng số lượng do
cơ số quy định, và cũng không thể hấp y dụng cụ nhiều lần trong ngày
khi thiếu vì còn phải bảo dưỡng máy hấp. Điều dưỡng chăm sóc rốn trẻ
tại phòng sinh, hoặc tại giường của người mẹ, gặp người nhà không hợp
tác hoặc chắt lưỡi rên ró khi chăm sóc rốn cũng làm các cô điều dưỡng
chùn tay, không muốn làm. Chăm sóc rốn bằng tampon thì tốt hơn, gòn
se to quá, không phù hợp. Trận bão năm 2006 thổi qua Cần Giờ, bệnh
viện Cần Giờ chịu nhiều thiệt hại, xuống cấp hơn, điều kiện làm việc


22

càng khó khăn hơn, tuyển thêm người mới thì chưa có chính sách ưu đãi
để thu hút người về BV Cần Giờ.
4.2.5 Biêïn pháp giúp các nhân viên y tế về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Về mặt kiến thức, để giúp NVYT phổ biến cho người mẹ cách
CSRTSS đúng, các NVYT cần các buổi sinh hoạt chuyên đề trình bày
các thông tin mới, cách CSRTSS mới cho NVYT được cập nhật kiến
thức theo khuyến cáo của TCYTTG. Theo Obimbo E, Musoke RN,
Were F, KT của đa số NVYT không đúng và lạc hậu. KT chưa đúng
theo chuẩn mực thế giới về các chăm sóc rốn chiếm 50% trong các sách
dạy cho điều dưỡng ở Kenya cho thấy sự lạc hậu kéo dài chưa chuyển
biến, mặc dù thông tin kiến thức giờ đây đã được quảng bá sâu rộng. Tác
giả Trotter S cũng đề nghị: “Cập nhật cách chăm sóc rốn, sử dụng các

chứng cứ y học dựa trên các nghiên cứu, là cách tốt nhất để các NHS
thực hiện việc chăm sóc rốn ở mọi quốc gia. Chỉ có cách này mới có thể
hướng dẫn các người mẹ chăm sóc con họ một cách an toàn nhất.” Hay
như trong tài liệu của Weathers L, Takagishi J, Rodriguez L, cách chăm
sóc rốn sạch giờ đã thay đổi và cần cập nhật thường xuyên cho NVYT,
người trực tiếp hướng dẫn các người mẹ.
Các NVYT dù đã được huấn luyện, tập huấn về cách CSRTSS theo
chương trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em. Nhưng khi về địa phương cũng
thấy không thể thực hiện, vì phải theo các công việc đã là nề nếp từ trước
đến giờ và cũng phải theo những phong tục tập quán về CSRTSS của các
người mẹ tại đây. Do đó những thay đổi trong CSRTSS nếu muốn thực
hiện, phải trở thành quy định thống nhất từ trung ương. Bộ Y tế nên sớm
có việc thống nhất về CSRTSS. Các NVYT trực tiếp chăm sóc trẻ sơ sinh
nên luôn được cập nhật kiến thức. Về nhu cầu huấn luyện cho NVYT về
CSRTSS thì hầu hết NVYT (17/20) cho rằng không cần thiết phải huấn
luyện gì thêm. Nhưng cũng xuất hiện sự thắc mắc ở hơn phân nửa các
NVYT, vì nghó CSRTSS đã có thay đổi.


×