Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thơ mới là bản hoà âm của hai nền văn hoá xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng cổ và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.05 KB, 6 trang )

Tên: PHAN DẠ BẢO CHÂU
Lớp: 11A4
Đề: Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định của Đỗ Đức Hiểu:
“ Thơ mới là bản hoà âm của hai nền văn hoá xa nhau vời
vợi, là bản giao hưởng cổ và hiện đại”.
Bài làm
Song hành cùng với sự phát triển của xã hội, văn học – nghệ
thuật phát triển cũng là điều tất yếu. Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn
tự hào về các giá trị văn hóa dân tộc cũng như biết rõ về sức sống
mạnh mẽ của nó. Thơ văn Việt Nam cũng luôn không ngừng phát triển
để có thể hòa hợp với cuộc sống con người. Trong giai đoạn giữa thế kỷ
XX, ta không thể không nhắc đến Thơ mới – cuộc cách mạng thơ ca
trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ mới đã thổi bùng vào đời sống tinh
thần của nhân dân ta một làn gió mới, bởi sức sống mạnh mẽ của nó,
cũng là nhờ sự kết hợp tinh tế, hòa quyện của văn học dân tộc và các
luồng văn hóa phương Tây. Như Đỗ Đức Hiểu đã nhận định: “ Thơ mới
là bản hoà âm của hai nền văn hoá xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng
cổ và hiện đại”.
Nói đến Thơ mới, ta đều biết rằng đó là một cuộc cách mạng thơ
ca trong quá trình lịch sử dân tộc. Thơ mới giàu tinh thần dân tộc,
nhưng lại mang một phong thái mới, tư tưởng mới của phương Tây. Các
nhà thơ trong phong trào Thơ mới luôn muốn khẳng định mình, thể hiện
cái tôi của mình. Các bài Thơ mới cũng phóng khoáng hơn về hình thức
cũng như nội dung, thoát khỏi sự gò bó, tính quy phạm của thi ca
Đường luật. Thế nhưng, “hồn Việt” vẫn còn sâu nặng, các nhà Thơ mới
không thể thoát ly hoàn toàn khỏi những giá trị văn hóa phương Đông.
Tuy có sự cách tân, tuy có sự giao lưu ảnh hưởng từ các khuynh hướng
tượng trưng của thơ ca Pháp, nhưng Thơ mới vẫn giữ cho mình được nét
riêng của văn hóa phương Đông, của thơ văn Việt Nam. Sự kết hợp
Đông – Tây đã hòa quyện lại, tạo nên một nét rất riêng biệt, mang đậm
tính đặc trưng của Thơ mới – đứa con đầy tự hào của văn học dân tộc.


Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ Đường và thơ ca lãng mạn của
nước ngoài, đặc biệt là dòng thơ tượng trưng Pháp. Sự kết hợp của hai
nền văn hóa Đông – Tây ấy có vẻ như là điều không thể, thế nhưng
bằng sự tinh tế cũng như tinh thần dân tộc của các nhà thơ Việt Nam,
Thơ mới đã ra đời và có một sức sống thật mạnh mẽ. Sự kết hợp văn
hóa ấy hòa quỵên chặt chẽ vào nhau, tạo nên một “bản hòa âm”, một
“bản giao hưởng” đầy lôi cuốn.
Ta không thể quên Tản Đà – hồn thơ tiếp nối giữa Thơ mới và
thơ cũ. Ở Tản Đà, ta bắt gặp cái “ngông” đặc sắc của ông qua bài thơ
“Muốn làm thằng Cuội”.
Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Với nhưng ước mơ tưởng chừng như rất cổ điển: được bay lên
cung trăng, được thoát ly khỏi cảnh trần tục nhàm chán, được làm bạn
với chị Hằng, vui đùa cùng mây gió. Có phải đó là những giấc mơ của
các thi nhân xưa – muốn được lên tiên? Ước mơ ấy mang đậm nét cổ
kính của văn hóa phương Đông, thế nhưng lại được thể hiện qua giọng
thơ và phong cách thơ “ngông” của Tản Đà. Sự cách tân trong cách thể
hiện, cách ngắt từ, ngữ trong câu thơ hoàn toàn tự do và phóng túng.
Tản Đà gọi chị Hằng một cách thân mật, xưng em với chị Hằng như hai
người đã thân nhau từ trước. Ông cũng tâm sự với chị Hằng bằng giọng
điệu nhẹ nhàng mà hóm hỉnh “có bầu, có bạn can chi tủi; cùng gió,
cùng mây thế mới vui”. Giọng điệu thơ ấy mang đậm chất của văn hóa
phương Tây – sự tự do, phóng túng trong câu chữ. Có phải sự kết hợp
Đông – Tây ấy đã mang đến cho ta “bản hòa âm” đặc sắc riêng biệt
trong văn học dân tộc? Sự kết hợp rất riêng nhưng hòa hợp ấy có lẽ chỉ
trong Thơ mới mới có được và Tản Đà xứng đáng là cây cầu “nối liền hai
thời đại thi ca”.
Cũng là mơ ước được thoát ly, Thế Lữ đã mượn lời con hổ để thể
hiện sự uất hận khi phải sống trong cảnh cầm tù ngột ngạt, mất tự do

trong “Nhớ rừng”. Là một con hổ luôn “gặm một nỗi căm hờn trong cũi
sắt”, luôn sống mãi trong “tình thương nỗi nhớ” về “thuở tung hoành
hống hách những ngày xưa”. Với giọng thơ đầy hùng tráng và chất chứa
nỗi niềm, Thế Lữ có lẽ đã thể hiện thật rõ nét tâm sự của người dân
mất nước thuở ấy. Trong bài thơ, ta không thể nào quên được bộ tranh
tứ bình tuyệt đẹp:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Những hình ảnh đầy màu sắc và ánh sáng cũng như mang đậm
nét cổ điển phương Đông làm cho ta cảm thấy thật gần gũi. Đó là
những đêm vàng ánh trăng, là những ngày mưa chuyển bốn phương
ngàn, là bình minh cây xanh nắng gội, là những chiều lênh láng máu
sau rừng, quả là những hình ảnh đầy cá tính và mạnh mẽ, vừa cổ điển
lại vừa có chút mới mẻ của phương Tây. Có phải thơ Thế Lữ vẫn mang
đậm cái hồn của dân tộc? Xuyên suốt bài thơ, mỗi câu thơ đều được thể
hiện tự do không gò bó, thế nhưng vẫn không phai mờ bản sắc dân tộc,
vẫn rất riêng, vẫn là thơ Việt. Mỗi dòng thơ như một lời tâm sự lắng
sâu, đầy cảm xúc. Mang một chút gì đó của phương Tây, nhà thơ đã vẽ
nên một bức tranh đầy hình ảnh mà nhuốm màu tâm trạng, làm rung
động biết bao trái tim con người, “Nhớ rừng” của Thế Lữ dường như rất
mới, nhưng lại mang nét cổ kính của phương Đông, sự kết hợp ấy đã
tạo nên một bản hùng ca thật tuỵêt diệu.
Nhắc đến Thơ mới, ta không thể nào quên Xuân Diệu – nhà thơ
“mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông là nhà thơ với một quan niệm

sống rất đặc biệt, và có lẽ là một quan niệm sống rất mới, đó là “Vội
vàng”, vội vàng tận hưởng cuộc sống, muốn “cắn” vào “xuân hồng”,
muốn tận hưởng cho trọn vẹn cái hương vị, âm thanh, màu sắc của đất
trời. Sự táo bạo, mạnh mẽ ấy có lẽ đến từ văn hóa phương Tây. Thế
nhưng, Xuân Diệu cũng là một hồn thơ rất Việt, mang đậm nét trầm
mặc, nhẹ nhàng trong “Đây mùa thu tới”.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Có lẽ Xuân Diệu táo bạo giờ nhường chỗ cho một Xuân Diệu hoài
cổ. Những hình ảnh trong thơ đẹp mà buồn phảng phất. Hình ảnh “liễu”
là một hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thi ca xưa, kết hợp với tính từ
“đìu hiu” càng tăng thêm nét buồn cho câu thơ. Bên cạnh đó, còn có
hình ảnh “lệ ngàn hàng”, quả thật nhà thơ đã sử dụng rất nhiều thi liệu
truyền thống. Chính điều đó đã mang lại phong cách đậm văn hóa
phương Đông cho thơ. Thế nhưng, những vần thơ đầy tính nhạc ấy lại
mang cả tính cổ điển và cả tính cách tân. Xuân Diệu như bừng tỉnh khi
nhận ra thu đã về, như reo thầm trong tâm tưởng: “Đây mùa thu tới –
mùa thu tới”. Nàng thu của nhà thơ đã về với một màu sắc thật huyền
diệu, quyến rũ lòng người, một sắc vàng phai thật nhẹ của lá. Sự biến
chuyển tâm trạng đột ngột chỉ trong vòng bốn câu thơ cũng như cách
sử dụng hình ảnh đầy độc đáo như là những cảm xúc rất mới của thi
nhân, đồng thời là một cách tân táo bạo trong lối diễn đạt. Những vần
thơ như một sự kết hợp nhuần nhuyễn của sự trang nhã, nhẹ nhàng của
văn hóa phương đông và sự tươi mới của văn hóa phương Tây.
Xuân Diệu có lẽ là một nhà thơ kết hợp rất tài tình giữa văn hóa
Đông và Tây, bài thơ “Lời kỹ nữ” của ông cũng là một điển hình.
Em sợ lắm! Giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.

Người giai nhân: Bến đợi dưới cây già,
Tình du khách: Thuyền qua không buộc chặt.
Hai câu thơ đầu là nỗi sợ của người kỹ nữ, được thể hiện bằng
một giọng thơ đầy phóng túng, tự do nhưng lại chất chứa tâm trạng cô
đơn, tuyệt vọng. Từng dòng thơ như những lời tâm sự sâu từ tận đáy
lòng, cũng là những hình ảnh đầy tính táo bạo mà mạnh mẽ, tính chất
“hướng ngoại” trong câu thơ điệu nói của lời thơ là rất đậm nét. Đến hai
câu thơ tiếp theo, nhà thơ lại chuyển sang một phong thái mới – một sự
lắng đọng sâu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông. Với hình ảnh
ngừơi giai nhân được so sánh như “bến đợi dưới cây già”, và hình ảnh
người du khách như “thuyền qua không buộc chặt”, ta nghĩ đến những
hình ảnh rất quen thuộc của thi ca Việt Nam. Một sự kết hợp tưởng
chừng như bất ngờ, gượng ép, thế nhưng cái phóng khoáng, tác động
trực tiếp vào suy nghĩ của người đọc và cái lắng sâu nhẹ nháng của
những hình ảnh xưa cũ “cây”, “bến”, “thuyền” lại hòa vào nhau thật
chặt chẽ. Có lẽ ta không thể phủ nhận được cái tài tình của Xuân Diệu
trong cách phối hợp “hai nền văn hóa xa nhau vời vợi” ấy.
Nỗi nhớ quê nhà cũng là một đề tài đầy thi vị của các nhà thơ
mới và Huy Cận cũng là một trong số đó. Trong “Tràng giang”,Huy Cận
đã khéo léo vẽ nên nét đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cho bầu trời trên
cao.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp"
đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng
chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và
lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ
Đường cổ của Đỗ Phủ : “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Huy Cận đã vận
dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động, từng lớp
từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại,

bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc. Nét hiện đại
càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu
hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng
cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính
bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu
thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim"
và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn
trong thơ ca cổ điển.
Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét
tâm trạng hiện đại:
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
"Dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa
từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho
thấy một nổi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là
nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê
hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc
bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước. Bên cạnh tâm trạng
hiện đại ấy là từ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: "Trên sông khói sóng
cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa, Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà
buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ
nỗi buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương
thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay. Những câu thơ da
diết ấy vừa mang vẻ đẹp cổ kính mà hiện đại. Huy Cận đã khéo léo vận
dụng lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, với những thi liệu
cổ điển quen thuộc kết hợp vẻ đẹp hiện đại lan tỏa qua sự sáng tạo độc
đáo đầy mới mẽ qua từng câu chữ. Đó là một phong cách rất riêng của
Huy Cận, trong từng câu thơ đều thấm đẫm sự trang nhã cổ điển, vừa
có sự cách tân hiện đại, luôn nặng tình với quê hương, đất nước.
Cũng là ảnh hưởng của thi liệu cổ điển, Thâm Tâm với “Tống

biệt hành” đã cho ta cảm hứng sâu lắng về cuộc chia ly của người con
với quê hương, gia đình.
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Có lẽ hình ảnh những cuộc chia ly bên bến sông của thi ca cổ đã
ngấm sâu vào tác giả, nên cho dù “không đưa qua sông” thì tiếng sóng
vẫn như tồn tại rất rõ trong tâm trí tác giả. Tiếng sóng ấy tưởng như rất
rõ ở trong lòng của Thâm Tâm, nỗi buồn chia phôi như đang hòa vào
tiếng sóng. Bên cạnh đó, hình ảnh “bóng chiều” cũng là một trong
những hình ảnh quen thuộc của thi ca xưa, đó là màu của hoàng hôn,
mang đậm nét cổ điển đượm buồn. Sử dụng phép giản lược của thi ca
cổ, tác giả đã làm cho câu hỏi tu từ “sao đầy hoàng hôn trong mắt
trong?” mang tính đa nghĩa, là nỗi buồn, nỗi lo, và cũng là sự giằng xé
nội tâm, kìm nén bao cảm xúc tương phản. Đó là cách kết hợp cú pháp
Đường thi vào thơ mới khá lạ lẫm, mang đến bao cảm xúc sâu lắng mà
mới mẻ nhưng lại rất thành công. Những vần thơ của Thâm Tâm dường
như mang đậm nét trầm mặc cổ kính, nhưng lại luôn có chút gì đó phá
cách trong lối diễn đạt, làm cho những ngôn ngữ Đường thi như đa âm
sắc hơn, mới mẻ hơn. Quả thật những câu thơ trong “Tống biệt hành” là
một sự kết hợp tài tình và hoàn hảo giữa những cách tân hiện đại và sự
sâu lắng của thi liệu cổ điển.
Bên cạnh kết hợp giữa thi ca Pháp, Thơ mới cũng mang một âm
sắc rất Việt Nam, mang “cá tính Việt” đặc sắc. Ta không thể quên
Nguyễn Bính với những vần thơ chân chất, mộc mạc qua bài thơ “Tương
tư”.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Bằng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, “Tương tư” đã
mang đến ta cảm thấy một sự gần gũi, thân quen. Những hình ảnh
trong văn học dân gian đã được lồng ghép nhẹ nhàng vào những lời thơ
thật mới. “Thôn Đoài” nhớ “thôn Đông” và “chín nhớ mười mong” là
những âm sắc rất quen thuộc trong ca dao dân ca Việt. Nguyễn Bính đã

×