Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích bài thơ Nắng mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.89 KB, 5 trang )

NẮNG MỚI

Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác, gà trưa gáy não nùng
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi, thưở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong nắng trưa hè trước giậu thưa.

( Lưu Trọng Lư)
Từ thửa bé thơ khi đọc Nắng mới của Lưu Trọng Lư,dù trí óc còn non nớt,chưa thẻ hiểu
hết…nhưng long tôi lại rung lên,lai xao xac những nỗi niềm.Có lúc tôi tự hỏi: Tại sao tác phẩm
lại tạo nên sự ám ảnh đến vậy? Phải chăng là sức mạnh của nghệ thuật bài thơ?Giờ đây,khi đối
diện với văn bản tác phẩm,sau bao năm suy ngẫm,tôi muốn tìm cho long minh một sự lý giải.
Hoài thanh khi nhận xét về thơ Lưu Trọnh Lư đã giải bày: “…Dầu có ưa thơ người này
người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vẩn
trong trí óc tôi hang tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực
không phải là thơ,nghĩa là công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng long thổn thức cùng hoà
theo tiếng thổn thức của lòng ta”. Khi viết những dòng ấy chắc nhà phê bình có nghĩ đến bài
Nắng mới
Nắng mới đã rọi vào tình cảm thiêng liêng muôn thửa của con người, cả bài thơ như trôi
trong hoài niệm nhưng cũng rất thành thực, thành thực đến mức kì lạ. Nắng mới đã được vẻ
đẹp nơi tâm hồn của Lưu Trọnh Lư: Thành thực phiêu diêu trong cõi mông, cứ để long mình
tràn lan trên trang giấy. Tưởng như nhà thơ không hề làm nghệ thuật, chỉ là dòng chảy tự nhiên
của cảm xúc…phải chăng sự tự nhiên ấy là sự cao tay của nghệ thuật nhà thơ.
Không như những bài thơ hoài niệm khác, thường lan man bởi lẽ con người ta thương


ham nói về dĩ vãng, Nắng mới chỉ có mười hai câu và rất ít chi tiết,chủ yếu là ba chi tiết: Nắng
1
mới, áo đỏ, nét cười đen nhánh. Cả ba gắn với nhau rat chạt,chi tiết nọ dẫn đến chi tiết kia.Có
người đã nói răng chi tiết chỉnh la thành công đặc sắc nhất của tac phẩm này,bởi vậy bài viết
này sẽ đi sâu vào tim hiểu những đặc sắc đó.
Không như những bài thơ hoài niệm khác, thường lan man bởi lẽ con người ta thương
ham nói về dĩ vãng, Nắng mới chỉ có mười hai câu và rất ít chi tiết,chủ yếu là ba chi tiết: Nắng
mới, áo đỏ, nét cười đen nhánh. Cả ba gắn với nhau rat chạt,chi tiết nọ dẫn đến chi tiết kia.Có
người đã nói răng chi tiết chỉnh la thành công đặc sắc nhất của tac phẩm này,bởi vậy bài viết
này sẽ đi sâu vào tim hiểu những đặc sắc đó.
Nắng mới, đây là nắng đầu mùa, mỗi năm chỉ có một lần báo hiệu đã hết những tháng
ngày lạnh ẩm. Nắng mới vừa ghi nhận thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả
không gian. Thời điểm ấy đổi với gia đình, với mỗi gia đình rất dễ nhớ,nó trở thành cái mốc
của kí ức. Bởi nó gắn với sự bừng sang,sự rông rãi,sự phơi phỏng. Nỗi nhớ nhung của Lưu
Trong Lư cũng được gợi lên từ đó,song có một điều lạ: Nắng mới thường réo rắt, tươi vui,nó
xoá tan đi nhưng âm u,lạnh lẽo của mùa cũ,nhưng tai sao ở đây lại buồn và mông lung đến vậy.
Dường như thi sĩ đang chập chờn trong cõi hư của hoài niệm:
Mỗi lần năng mới hắt bên song
Xao xác, gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại nhưng ngày không.
Một không gian sao quá đỗi hiu hắt, nắng không rực rỡ tươi vui mà chỉ “hắt” bên song.
Chỉ một từ “hắt” cả không gian một màu ảm đạm, một màu hoài niệm…Ở đây nghệ thuật lấy
động tả tĩnh đươc tác giả sử dụng rất thành công, cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ làm rõ
thêm cái tĩnh, cái mông lung mà thôi. Các từ láy : “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một
nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. “Mỗi lần” lại nhắc nhở “mỗi lần” . Nói là
“Chập chờn sống lại” nhưng có lẽ nhà thơ nhớ rõ lắm, “màu áo đỏ tươi rực rỡ trong nắng là chi
tiết đặc sắc của bài thơ. Chính là sự kế tiếp của chi tiết nắng mới, là hệ quả của sự nhắc nhở và
là màu lưu giữ những kỉ niệm không thể xóa nhòa trong lòng tác giả.
“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
“Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho
mùa rét tới. Cái nắng mới của hoài niệm này mới náo nức, mới tươi vui làm sao, đây nắng như
bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu. Nắng tuổi thơ sao
khác với nắng bây giờ đến thế dù đều là nắng mới, nắng đầu mùa, tác giả đã sử dụng hai từ mà
2
tạo nên một thế đối lập: Nắng hiện tại: “hắt”, nắng của quá khứ: “reo”, hai động từ đã thể hiện
thật tinh tế tâm trạng của nhà thơ… Trước náo nức, reo vui đến đâu thì giờ lại buồn bã bấy
nhiêu; trước ấm áp, hạnh phúc sum vầy bao nhiêu thì giờ lại lạnh lẽo, côi cút và đơn lạnh bây
nhiêu… Tâm trạng ấy cũng phả vào không gian, hay nói cách khác không gian trong hai thời
hiện tại và quá khứ cũng mang màu sắc đối lập bởi đó chình là không gian tâm trạng.
Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng lên, ấm nóng hơn. Có lẽ
cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi
thơ. Màu đỏ của chiếc áo là một chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc, nó làm cho kỉ niệm trong sáng,
làm ấm nóng một tâm hồn lạnh lẽo khi phiêu dạt về tuổi thơ lúc còn mẹ. Thử cắt màu đỏ đi:
“Chiếc áo người đưa trước giậu phơi”, hình ảnh của kì niệm xám lại ngay.
Từ “nắng mới hắt bên song” gợi nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ chiếc áo dẻ mẹ
phơi trước giậu… cứ thế, nỗi nhớ này một thành hình, rõ nét hơn. Dù có tả nhưng khổ thơ thứ
hai vẫn thiên về xác định thời điểm, địa điểm, chỉ đến khổ thơ cuối cảnh và tình mới thật quấn
quít.
“Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”.
Dáng hình người mẹ như hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng nhà thơ. Chi tiết gây ấn tượng
nhất Nắng mới là “nét cười đên nhánh” của người mẹ. Câu thơ rất tạo hình. Chân dung bà mẹ
hiện lên chỉ nơi trong hình ảnh ấy. Không phải “miệng” cười hay “nụ” cười mà là “nét”, lại
“đen nhánh”! Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng lấp lánh hơn. Nét cười lại thêm sáng, thêm duyên

khi thấp thoáng “sau tay áo”. Chính vì thấp thoáng mà nó càng đáng nhớ, như khắc tạc trong trí
óc… Với Lưu Trọng Lư, khuôn mặt, nét cười đáng kính, đáng yêu của người mẹ cứ thấp
thoáng trong không gian ấy thôi: “Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa”, Nắng mới và “giậu
thưa” quả đã thành một thời gian - không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh
người mẹ… có thể hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu mãi trong tâm trí người đọc khi
bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm.
Như Hoài Thanh đã từng nhận xét: “… Trong khi làng thơ Việt Nam đương đi tìm một
nghệ thuật mới lạ, những tình cảm khuất khá, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên, thì
Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi xoay đổi điệu cũng vẫn là
những khúc đàn xưa”. Vâng, Nắng mới thể hiện rất rõ điều này. Nghệ thuật của bài thơ sao quá
thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ (rất đắc lực cho việc thể hiện hoài niệm), ngôn ngữ cũng rất
bình dị… không có những phá cách, những đột phá trong nhịp điệu, trong âm luật… vẫn là
những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh đến vậy? Có thể nói, thành công đặc biệt của bài
3
thơ là đã tạo nên được những chi tiết nghệ thuật - dù ít thôi nhưng rất đặc sắc, làm chói sáng cả
bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều khi không phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt
qua tầm nắm của người thường, mà có lúc nó thật gần gũi và bình dị… Nhưng phải chăng đó
cũng là dấu hiệu của những tài năng?
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Hưng, Tinh hoa thơ mới - Thầm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, 1999.
2. Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, 1993.
3. Vũ Quần Phương, Thơ với lời bình, Nxb Giáo dục, H.1997.
4. Đỗ Lai Thúy, Mắt thơ, Nxb Văn hóa thông tin.
5

×