CÔNG TY CP ABC
Số: /PA-/14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ABC, ngày tháng năm 2014
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CÁ NÓC ĐÔNG LẠNH
I. THÔNG TIN CHUNG:
Công ty CP ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 1700 cấp ngày 03/03/2010 và thay đổi lần 08 ngày 15 tháng 05 năm 2012 do
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh ABC cấp.
Người đại diện: Ông ABC– Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Trụ sở:
Nhà máy sản xuất: Nhà máy chế biến Thủy sản ABC – Cty CP ABC
Mã số code: DL 001
Địa chỉ nhà máy:
Tổng diện tích các khu vực sản xuất: 5.246,8 m
2
, gồm 01 nhà xưởng chế biến
và các khu vực phụ trợ khác: trạm xử lý nước thải, hệ thống hồ chứa và xử lý
nước, phòng giặt BHLĐ, nhà vệ sinh công nhân, căn tin, văn phòng giao dịch,
nhà bảo vệ, dãy nhà nghỉ công nhân.
Công suất thiết kế: 4.850 tấn thành phẩm/năm (tương đương tấn nguyên
liệu/năm hay tấn nguyên liệu/ngày)
Ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm
từ thủy sản (1020).
Các sản phẩm chính: mực, bạch tuộc, cá biển, ghẹ, tôm đông lạnh.
Thị trường xuất khẩu: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Công ty đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đã
được Ủy ban nhân dân tỉnh ABC phê duyệt tại Quyết định số của UBND tỉnh
ABC về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “ Nhà
máy Chế Biến Thủy Sản ABC – Cty CP ABC ” tại
XUẤT XỨ PHƯƠNG ÁN
Thực hiện Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc
đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015 tại Quyết Định số 1433/QĐ-
BNN-QLCL ngày 26/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. ABC là một trong
Trang 1
4(bốn) địa phương được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện Đề án thí điểm
khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm.
Công ty CP ABC được UBND tỉnh ABC giao thực hiện Đề án thí điểm khai
thác, thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giai
đoạn 2013-2015
Để thực hiện Đề án theo đúng chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn của UBND
tỉnh ABC. Công ty CP ABC xây dựng phương án xử lý chất thải phát sinh trong
quá trình sản xuất sản phẩm cá nóc nguyên con và nguyên con làm sạch đông
lạnh.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính Phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài Nguyên
và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quyết định số 3733/ 2002/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày
10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
ngày 26/12/2006 Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, cấp phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 2543/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh ABC về việc
Ban hành Quy định tạm thời về việc kiểm soát trong khai thác, thu mua, vận
chuyển, chế biến xuất khẩu và xử lý chất thải cá nóc trên địa bàn tỉnh ABC.
- Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 25 tháng 06 năm 2014 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh ABC về việc Chỉ định Công ty CP ABC thực hiện Đề án thí điểm
khai thác, thu mua, chế biến Cá nóc xuất khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh ABC.
Trang 2
- Quyết định số /QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh ABC về việc Phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác Động Môi Trường của dự
án “ Nhà máy chế biến Thủy sản ABC – Cty CP ABC” tại ấp Minh Phong, xã
bình An, huyện Châu Thành, tỉnh ABC.
III.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sản phẩm: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh
IV. THUYẾT MINH QUY TRÌNH
1. Nguyên liệu
Theo Đề án thí điểm công ty CP ABC chỉ thu mua và chế biến xuất khẩu 03
loài cá nóc như sau:
SƠ CHẾ - RỬA 2
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU
RỬA 1
PHÂN CỠ - LOẠI – RỬA 3
CHỜ ĐÔNG/CẤP ĐÔNG
TÁCH KHUÔN -
MẠ BĂNG
VÔ TÚI PE
DÒ KIM LOẠI-ĐÓNG THÙNG
BẢO QUẢN - XUẤT HÀNG
RỬA 4- CHỜ RÁO
CÂN, XẾP KHUÔN
Dạng nguyên con
làm sạch đông lạnh
Dạng nguyên con
đông lạnh
RỬA 2
Trang 3
- Cá nóc xanh (Lagocephalus Wheeleri)
- Cá nóc răng mỏ chim (Lagocephalus Inermis)
- Cá nóc bạc (Lagocephalus Gloveri)
Sản lượng sản xuất khoảng 1100 kg nguyên liệu/ ngày (chiếm khoảng 7.7
% so với công suất của nhà máy (14.3 tấn nguyên liệu/ngày)) trong đó:
- Dạng nguyên con đông lạnh: 880 kg/ 1 ngày: chiếm 80%
- Dạng nguyên con làm sạch đông lạnh: 220 kg/1 ngày: chiếm 20%
2. Đặc điểm nhận dạng và phân loại cá nóc (Nguồn: Sổ tay cá nóc Việt Nam)
2.1. Cá Nóc xanh Lagocephalus wheeleri, Abe, Tabetta & Kitahama, 1984
Tên địa phương: Cá Nóc, Cá Nóc Xanh, Cá Nóc Vàng
Đặc điểm nhận dạng: Lưng và bụng đều có gai nhỏ. Đám gai ở mặt lưng phân
bố dạng hình bầu dục, bắt đầu từ sau lỗ mũi kéo dài không vượt qua ngang đầu mút
vây ngực (cách gốc vây lưng một khoảng khá lớn). Lưng và trên đầu có màu xanh lục
Hai bên đầu và dọc lườn thân có ánh màu vàng tươi ánh kim. Lỗ mang màu trắng. Ở
giữa đỉnh đầu, giữa lưng, gốc vây lưng và gốc vây đuôi thường có các đám màu tro.
Vây đuôi lõm ở nông giữa.
Tính độc: Theo kết quả phân tích thì chưa phát hiện thấy độc tố. Ở Việt Nam,
nhân dân trước đây vẫn thường sử dụng phần thịt để làm thức ăn hoặc xẻ phơi khô.
Trang 4
2.2. Cá Nóc Răng mỏ chim Lagocephalus inermis (Temminck & Schlegel, 1850)
Tên địa phương: Cá Nóc, Cá Nóc hàm mỏ chim
Đặc điểm nhận dạng: Gai nhỏ không có ở lưng và ở hai bên thân mà chỉ có ở
mặt bụng. Gai nhỏ ở bụng tập trung lại tạo thành đám gai dưới cằm cho đến phía trước
vây hậu môn. Ở mặt lưng và trên đầu có màu xanh sẫm. Hai bên đầu và dọc lườn thân
có ánh màu vàng. Vây ngực, hai bên đầu ngang với lỗ mang và lườn có màu vàng ánh
kim. Lỗ mang đen. Trên lưng không có chấm hay vằn vện gì đặc biệt. Vây đuôi lõm
nhẹ.
Tính độc: Theo kết quả phân tích thì thịt, da, tinh sào độc nhẹ.
2.3.Cá Nóc bạc Lagocephalus gloveri, Abe & Tabeta, 1983
Tên địa phương: Cá nóc thu, cá nóc nóc thu đen, cá nóc bạc
Đặc điểm nhận dạng: Lưng và bụng có gai nhỏ nhưng không có ở hai bên thân.
Gai ở mặt lưng được phân bố hình bầu dục, không kéo dài đến gốc vây lưng. Lưng và
đầu có màu xanh đen đồng nhất, không có vằn vện gì đặc biệt. Lỗ mang trắng. Vây đuôi
Trang 5
có hai lõm nông trên và dưới. Giữa vây đuôi hơi lồi ra và hai đầu mút thuỳ trên và thuỳ
dưới của vây đuôi có màu trắng.
Tính độc: Theo Matsuda and Allen (1993), loài cá này có độc tính đối với
con người. Gan và buồng trứng của mẫu ở biển nam Trung quốc độc rất mạnh. Tuy
nhiên, với kết quả phân tích thì chưa phát hiện thấy độc tố trong các mẫu ở Việt
Nam.
3. Tính độc trong các loài cá nóc
Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là Tetrodotoxin (TTX) thuộc
nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm có tính bền nhiệt lớn và khả năng gây tử
vong cao. Độc tố trong các loài cá nóc khác nhau, hàm lượng độc tố thay đổi theo
mùa, vùng địa lý và giai đoạn phát triển của cá thể, ở các bộ phận khác nhau thì
có hàm lượng khác nhau. Mức độ độc của các loài có thể được sắp xếp theo thứ
tự sau: trứng > tinh sào > gan > ruột > da > thịt. Độc tính của cá nóc thường tăng
cao vào các tháng 2-3 và 7-9 trong năm, đây cũng là mùa sinh sản của cá nóc.
4. Các công đoạn chế biến
Quá trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng
HACCP của Công ty và các tiêu chuẩn, Qui chuẩn kỹ thuật ngành thủy sản:
- QCVN 02-02:2009/BNNPTNT: cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
thủy sản - Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên
tắc HACCP.
- Thông tư 27/2012/TT-BYT: Hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm .
- QCVN 02-01: 2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
thuỷ sản - Điều kiện chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất
lượng thực phẩm thủy sản.
- Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu:
Nguyên liệu để chế biến là rất quan trọng, bởi vì trong quá trình chế biến
không thể khôi phục lại được các giá trị đã mất trong khâu bảo quản nguyên liệu
trước đó. Nguyên liệu được nhận từ các chủ ghe, cơ sở thu mua được UBND tỉnh
và Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định thực hiện Đề án.
Công ty ký hợp đồng mua bán, giao nhận cá nóc với các chủ tàu và cơ sở
thu mua, đặt mua 03 loài cá nóc theo yêu cầu của Đề án thí điểm: cá nóc xanh, cá
Trang 6
nóc bạc, cá nóc răng mỏ chim. Cở từ 100g/con trở lên và đạt độ tươi theo quy
định.
Trong quá trình tiếp nhận, công nhân và cán bộ kỹ thuật của công ty đã
được tập huấn về việc nhận diện và phân loại cá nóc do Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh ABC phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản và chuyên gia Hàn Quốc tổ chức và cấp chứng nhận; tiến hành kiểm tra
phân loại từng lô hàng nếu phát hiện cá không thuộc 03 loài Công ty đặt mua loại
ra khỏi lô hàng và trả lại cơ sở thu mua. Cơ sở thu mua có biện pháp xử lý theo
quy định Đề án.
Nguyên liệu cá nóc sau khi tiếp nhận được phân làm 2 cở:
Loại từ 200g– UP sản xuất dạng nguyên con, chuyển đến khâu phân cở.
Phân theo các kích cở: 200-300g; 300-500g; 500-700g; 700-900g; 900g-UP;
chuyển đến công đoạn xếp khuôn, cấp đông, bao gói PE và đóng thùng carton,
bảo quản.
Loại từ 100g – 200g sản xuất dạng nguyên con làm sạch, được chuyển vào
bảo quản cẩn thận trong thùng cách nhiệt ướp đá, được chuyển dần vào khâu sơ
chế trong phân xưởng.
- Công đoạn sơ chế, chế biến: công đoạn này loại bỏ toàn bộ nội tạng (theo
yêu cầu khách hàng); các bán thành phẩm sau sơ chế được chuyển đến công đoạn
kiểm tra chất lượng lên khuôn, cấp đông, bao gói PE và Carton, Bảo quản.
V. NGUỒN Ô NHIỄM PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN
1. Ô nhiễm do mùi hôi, tanh
Đối với nhà máy chế biến thủy sản thì mùi tanh của cá nóc rất đặc trưng và
phát sinh nhiều nhất là ở khâu tiếp nhận nguyên liệu, khâu sơ chế, phân loại…
các công đoạn khác cũng phát sinh mùi nhưng ở mức độ ít hơn.
Mùi hôi phát sinh chủ yếu do sự phân hủy các chất hữu cơ tích tụ tại các
rãnh, hố ga trên đường thoát nước bị phân hủy. Mùi hôi tanh còn phát sinh tại hệ
thống xử lý chất thải. Thành phần gây mùi chủ yếu là H
2
S, NH
3
.
Ngoài ra, mùi còn phát sinh do sử dụng một số hóa chất khử trùng, tẩy rửa
hay xử lý nước như Chlorin…
2. Nước thải sản xuất
Do đặc thù công nghệ chế biến thủy sản, nước thải sản xuất phát sinh ở
hầu hết các công đoạn chế biến từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, rửa, sơ chế cho
đến công đoạn chế biến hay bảo quản. Nước thải còn phát sinh trong quá trình
Trang 7
vận chuyển, vệ sinh máy móc thiết bị, lượng nước thải tương đối lớn và phần
lớn nước sẽ được thải bỏ sau khi đã sử dụng.
Theo thống kê của Công ty lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản
xuất các mặt hàng khoảng 10 m
3
/tấn nguyên liệu đối với sản phẩm chế biến bỏ
nội tạng khoảng 4÷5 m
3
/tấn nguyên liệu đối với sản phẩm nguyên con không bỏ
nội tạng.
- Đối với sản phẩm cá nguyên con đông lạnh lượng nước chiếm khoảng 4
m
3
/tấn nuyên liệu, lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất 880 kg
nguyên liệu/ngày là: 0.88 tấn x 4 = 3,52 m
3
. Lượng nước này chỉ rửa nguyên
liệu cá nên có các thành phần đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản, không
có độc tố nên xả thải chung vào hệ thống xử lý nước thải của Công ty để xử lý
trước khi thải ra môi trường.
- Đối với mặt hàng nguyên con làm sạch lượng nước thải phát sinh trong
quả trình sơ chế bỏ nội tạng 220 kg nguyên liệu/ngày là: 0,22 tấn x 10 m
3
= 2,2
m
3
. Lượng nước thải này có chứa một phần độc tố trong quá trình sơ chế, đây là
nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực lân cận nếu không có biện
pháp xử lý hiệu quả trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận;
Trong sản lượng cá nóc nguyên con làm sạch có 2 loài: cá có độc tố
tetrodotoxin (dưới 10MU/g) chiếm khoảng 70% (tương đương 154 kg NL/
ngày), độc tố tetrodotoxin có chủ yếu ở trứng, gan, tinh sào (nội tạng này đã
được thu gom, bảo quản riêng trong vật dụng đậy kín nắp) nên trong nước thải
thải ra không có những nội tạng này. Vì vậy lượng độc tố tetrodotoxin có trong
nước thải không đáng kể nên được hòa lẫn với nước thải của các loài thủy sản
khác thu gom vào mương dẫn, tập trung vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý
trước khi thải ra môi trường.
Vậy tổng lượng nước thải phát sinh trong sản xuất mặt hàng cá nóc là:
+ (0,88 tấn x 4 m
3
) + (0,22 tấn x 10 m
3
) = 5,72 m
3
/ngày
3. Các chất thải rắn
Các chất thải rắn bao gồm: nội tạng cá.
Trong quá trình sản xuất:
- Đối với sản phẩm cá nóc nguyên con đông lạnh chỉ rửa sạch và cấp đông
nên không phát sinh chất thải rắn.
- Đối với qui trình chế biến dạng cá Nóc nguyên con làm sạch đông lạnh:
nguyên liệu sẽ được mổ bụng, bỏ nội tạng. Trên thực tế theo số liệu thống kê tại
Công ty, đối với mặt hàng này tỉ lệ nội tạng chiếm từ 20-25% vậy lượng chất thải
Trang 8
phát sinh từ nội tạng cá là: 220 kg x 25 % = 55 kg. trong 03 loài cá nóc có 01 loài
không có độc tố (Cá Nóc xanh Lagocephalus wheeleri, Abe, Tabetta &
Kitahama, 1984) chiếm 30%. Vậy lượng nội tạng cá có độc tố là 55 kg x 70% =
38,5 kg.
- Trong quá trình thu mua, cá nóc đã được phân loại trên tàu khai thác, cơ
sở thu mua để loại bỏ những con cá nóc độc trước khi đem vào nhà máy chế biến,
lô hàng đã được Tổ chứng nhận cá nóc đã kiểm tra và chứng nhận lô hàng không
có cá nóc độc, khi vào nhà máy tại khâu tiếp nhận nguyên liệu công nhân của
công ty tiếp tục nhận dạng, phân loại, vì thế khi lô hàng được vào phân xưởng sản
xuất chỉ có 03 loài cá nêu trên.
Vậy tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình chế biến cá nóc
nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh trong ngày như sau:
+ 220 kg x 25% = 55 kg chất thải/ ngày (trong đó có 38,5 kg nội tạng cá có
độc tố)
+ Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh ra một số chất thải rắn
công nghiệp không nguy hại khác như: Túi PE, thùng carton rách, dây đai…
VI. PHƯƠNG ÁN HẠN CHẾ Ô NHIỄM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
1. Biện pháp kiểm soát do mùi hôi, tanh
Để khống chế mùi hôi tanh phát sinh từ các công đoạn sơ chế và chế biến
nguyên liệu, công ty sử dụng các biện pháp sau:
- Biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế mùi là thông thoáng nhà xưởng,
công ty sẽ bố trí các quạt thông gió công nghiệp để hút mùi và phát tán ra môi
trường.
- Thường xuyên vệ sinh nền, bàn chế biến, dụng cụ sản xuất…
- Tiếp nhận nguyên liệu tươi nguyên, không mùi lạ… sẽ hạn chế được mùi
hôi từ nguyên liệu.
- Thu gom chất thải rắn triệt để nhằm tránh sự rơi vãi thực phẩm xuống
cống rãnh gây hôi thối.
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân: găng tay, yếm, áo, mũ,
khẩu trang…
- Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để ngăn ngừa mùi hôi phát tán.
2. Phương án xử lý nước thải sản xuất
Trang 9
LT
P1
Tất cả lượng nước thải thải ra trong quá trình chế biến được thu gom và xử
lý qua hệ thống xử lý nước thải của công ty (công suất 166,5 m
3
/ngày đêm), đạt
tiêu chuẩn xả thải loại B trước khi thải ra môi trường.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
* Thuyết minh
Nước thải trong phân xưởng trước khi chảy vào hệ thống mương dẫn đều
qua các tấm lưới chắn rác đặt trong phân xưởng, tách ra khỏi nước thải phần
lớn các tạp chất có kích thước lớn như: nội tạng, bao bì…Nhưng không thể
tách hoàn toàn cát và rác nhỏ ra khỏi nước thải , vì vậy trước hệ thống xử lý
nước thải cần có hố tách rác và cát để tách hoàn toàn rác nhỏ và cát.
Nước thải sau khi được tách rác, được bơm trực tiếp vào bể kỵ khí
UASB. Tại đây nước thải theo đường ống đi từ dưới qua lớp bùn vi sinh vật,
chất hữu cơ được vi sinh vật hấp thụ ở bề mặt và bắt đầu phân hủy kỵ khí tạo
ra CH
4
, CO
2
… và tế bào sinh vật mới.
Nưới thải sau khi qua bể sinh học kị khí UASB, sẽ chảy tràn trực tiếp
vào bể hiếu khi, tại đây nước thải được trộn với bùn hoạt tính hiếu khí và tiếp
xúc với không khí sục mạnh từ đáy bể. Lượng oxy hòa tan trong nước thải đảm
bảo >2 mg/l, thời gian lưu nước trong bể này từ 6 – 8 giờ.
Tại bể này quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra và làm giảm hàm lượng chất
hữu cơ có trong nước thải đến tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận. Sản phẩm của
quá trình này chủ yếu là khí CO
2
và sinh khối vi sinh vật.
Trang 10
Hố thu gom,
tách cát và rác
Bể
điều hòa
Kị khí
USAB
Hiếu khí
aerotent
Bể lắng
ly tâm
Máy
thổi khí
Bể
chứa bùn
Bể
Khử trùng
Xả thải
ra nguồn
Ở đây sử dụng bể hiếu khí có hình chữ nhật với mục đích tăng tiếp xúc
giữa bùn hoạt tính với nước thải, tạo sự khác biệt trong quá trình sinh học của
giai đoạn đầu và cuối.
Sau bể sinh học hiếu khí, hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính được chảy
qua bể lắng đợt 2. Đây là bể lắng hướng tâm có nhiệm vụ tách bùn – sinh khối
vi sinh vật ra khỏi nước thải. Phần nước trong tách ra chảy tràn trên mặt qua
máng răng cưa ra ngoài qua bể tiệt trùng. Phần sinh khối tách một phần đưa về
ngăn phục hồi trước khi hồi lưu lại bể hiếu khí, phần còn lại được bơm qua
ngăn chứa bùn dư.
Nước thải sau xử lý tự chảy qua bể khử trùng từ đáy lên mặt để tạo điều
kiện cho Chlorine tiếp xúc tốt với nước thải, Chlorine sẽ tiêu diệt hầu hết các
vi sinh vật còn lại trong nước thải đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường.
Thời gian lưu nước trong ngăn tiếp xúc cholrine từ 30 phút đến 1 giờ.
- Công ty đã thực hiện Báo cáo giám sát môi trường vào tháng 06 /2014,
với sự phối hợp của đơn vị tư vấn của Công ty TNHH Xây Dựng Môi Trường
Thiên Thạch.
Kết quả phân tích nước thải
Stt Chỉ Tiêu Đơn Vị Kết Quả
NT
QCVN11:2008/BTNMT
QCVN40:2011/BTNMT
Loại B
1 pH - 7,89 5,5 – 9
2 BOD
5
(20
0
C) mg/l 45 50
3 COD mg/l 82 80
4 SS mg/l 71 100
5 N-NH
4
+
mg/l
4,64 1
6 N-NO
2
-
mg/l
11,5 0,05
7 N-NO
3
-
mg/l
28,6 15
8 Tổng N
mg/l
27,3 60
9 Tổng P
mg/l
5,4 10
10 Tổng dầu mỡ
mg/l
13,9 20
11 Clorua dư
mg/l
1,07 2
12 SO
4
2-
mg/l
9,4 10
13 Tổng Coliform MPN/100 ml 3,6 x 10
3
5.000
( Kết quả đính kèm phụ lục)
Trang 11
Ghi chú:
- QCVN11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp chế biến thủy sản
- QCVN40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
- NT: Nước thải sau hệ thống xử lý; KPH: Không phát hiện
Như vậy với lượng nước thải phát sinh trong quá trình chế biến cá nóc thải
ra trong ngày là: 5,72 m
3
, chiếm 3,44 %, trong đó lượng nước thải phát sinh trong
quá trình sơ chế bỏ nội tạng của sản phẩm cá nóc làm sạch đông lạnh là 2,2
m
3
/ngày, chiếm 1,32% so với tổng nước thải thải ra của nhà máy (sản xuất tất cả
mặt hàng: 166,5m
3
/ngày đêm) vậy lượng nước thải thải ra có độc tố tetrodotoxin
là không đáng kể. Mặt khác Công ty lấy mẫu nước thải sau khi xử lý kiểm tra
hàm lượng độc tố tetrodotoxin.
3. Phương án xử lý chất thải rắn
Đối với chất thải rắn thực phẩm bao gồm: nội tạng cá, thải ra trong quá
trình chế biến được thu gom, lưu trữ chứa vào các bao nylon cột kín miệng, tách
riêng không được lẫn vào các loại phế phẩm thủy sản khác, với số lượng nội tạng
cá phát sinh trong quá trình chế biến cá nóc nguyên con bỏ nội tạng là 55
kg/ngày, trong đó lượng nội tạng có độc tố 38,5 kg và xử lý theo phương án sau:
Công ty hợp đồng bán cho các Nhà máy chế biến bột cá ở huyện Châu
Thành để chế biến bột cá. Do lượng nội tạng thải ra trong quá trình chế biến cá
nóc nguyên con rất nhỏ so với công suất Nhà máy chế biến bột cá (bao gồm 05
nhà máy, tổng công suất tương đương 700 tấn/ngày) nên dư lượng độc tố
tetrodotoxine trong sản phẩm bột cá của các nhà máy này trong giới hạn cho phép
không gây hại cho vật nuôi. Công ty sẽ phối hợp với nhà máy chế biến bột cá sẽ
lấy mẫu kiểm độc tố tetrodotoxine trong lô hàng thành phẩm có sử dụng nội tạng,
phế phẩm cá nóc của Công ty.
- Đối với các chất thải rắn khác phát sinh trong quá trình chế biến như: Túi
PE, thùng carton rách, dây đai,… được công ty thu gom và bán cho đơn vị thu
mua phế liệu.
- Theo quy định của Đề án thí điểm mỗi lô thành phẩm trước khi xuất khẩu
ngoài việc kiểm tra ngoại quan, cảm quan, vi sinh. Phải được Cục Quản lý chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra độc tố tetrodotoxin nếu phát hiện vượt
giới hạn cho phép thì cô lập lô hàng và xử lý theo các phương án xử lý nội tạng
có độc tố.
Trang 12
Trên đây là phương án xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình chế biến
sản phẩm cá nóc đông lạnh của Nhà máy chế biến thủy sản ABC – Công ty TNHH
ABC. Trong quá trình thực hiện thí điểm Đề án sẽ tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường./.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Trang 13