Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.25 KB, 3 trang )

QUÊ HƯƠNG
Bài1
Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông
từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân
chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.

Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học
trung học ở Huế, là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Mở đầu bài thơ, bằng lời
kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông.

Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài
lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác
nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời
cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và
con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt…
đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe
khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.


Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng
mạn:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ
mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào
ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần
là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng
ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh
cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi?

Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng
tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng
niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật
vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe
khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân
làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên
nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi.

Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì
cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến được tả thực đến từng chi tiết:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những

chiếc ghe đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân
thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn ngư phủ được an toàn trở về với làng xóm
thân yêu.

Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trong phấp phỏng, lo âu. Nay
những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơn
thế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng.

Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển
lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất
trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với biển mới thấu hiểu điều này. Cuộc
sống của dân chài ngàn đời nay phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ vất vả, cực nhọc trăm bề để
kiếm miếng cơm manh áo. Vì vậy, giây phút đón người thân sau chuyến đi biển an toàn trở về
bao giờ cũng tràn ngập niềm vui.

Giữa khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh rắn rỏi, cường tráng của những chàng ngư phủ quanh
năm vật lộn với sóng gió đại dương. Dấu ấn của biển cả đã in đậm trên thân hình vả trong tâm
hồn họ:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Những con thuyền về bến sau chuyến ra khơi được nhà thơ ví như con người nghỉ ngơi sau
một ngày lao động vất vả: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, Nghe chất muối thấm dần
trong thớ vỏ. Bao hiểm nguy giờ đã lùi xa, nhường chỗ cho sự thanh thản, bình yên. Nghệ
thuật nhân hóa đã đem đến cho con thuyền vô tri một đời sống và một tâm hồn tinh tế.

Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng
quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của
cuộc đời cần lao.

Hình ảnh quê hương đẹp đẽ với những con người lao động cần cù đã khắc sâu trong kí ức, hỏi
làm sao khi xa cách, nhà thơ không thương nhớ đến quặn lòng? Nếu không có tấm lòng gắn
bó chân thành, máu thịt với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương thì thi
sĩ không thể sáng tác ra những câu thơ xuất thần như vậy.

Mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹp của biển cả như hiển hiện rõ ràng trong tâm trí nhà thơ:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của mình. Nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả
cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biển cùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương.
Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ với quê hương suốt cả cuộc
đời!

Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ
cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và
ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp
hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình
yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cung đàn
dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn
trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
Hình ảnh quê hương đẹp đẽ với những con người lao động cần cù đã khắc sâu trong kí ức, hỏi
làm sao khi xa cách, nhà thơ không thương nhớ đến quặn lòng? Nếu không có tấm lòng gắn
bó chân thành, máu thịt với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương thì thi
sĩ không thể sáng tác ra những câu thơ xuất thần như vậy.


Mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹp của biển cả như hiển hiện rõ ràng trong tâm trí nhà thơ:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của mình. Nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả
cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biển cùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương.
Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ với quê hương suốt cả cuộc
đời!

Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ
cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và
ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp
hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình
yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cung đàn
dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn
trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.


×