Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân biệt và so sánh chủ nghĩa xã hội không tưởng và khoa học (giống nhau và khác nhau).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.93 KB, 10 trang )

Câu 1-Phân biệt và so sánh chủ nghĩa xã hội không tưởng và khoa
học (giống nhau và khác nhau).
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một hệ thống các tư tưởng, các học
thuyết phản ánh ước mơ, khát vọng của con người về một xã hội tương lai tốt
đẹp, nhưng có tính chất không tưởng - thể hiện ở chỗ nó không chỉ ra được
con đường và lực lượng xã hội cũng như điều kiện và phương thức để thực
hiện ước mơ khát vọng đó. Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội không tưởng lại có
một giá trị vô cùng to lớn, làm nền tảng để các nhà triết học như Cac Mac,
Ang ghen, Lê Nin phát triển thành khoa học, thành chủ nghĩa xã hội khoa
học.Những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng được xuất hiện từ thời
kỳ cổ đại, được phát triển và trở thành một học thuyết vào thời kỳ hình thành
chủ nghĩa tư bản và phát triển tới đỉnh cao là chủ nghĩa xã hội không tưởng
phê phán đầu thế kỷ XIX.
Ph. Angghen đã cho rằng chủ nghĩa xã hội khoa học là sự tiếp nối
Hangri Xanh Ximong (1760 – 1825), Sáclo phurie (1772 –1837) và Rôbot
Owen ( 1771- 1858) - 03 nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không
tưởng TK19- mặc dầu tất cả tính chất ảo tưởng và không tưởng trong các học
thuyết của họ- thuộc về những trí tuệ vĩ đại nhất…. và đã tiên đoán được một
cách thiên tài vô số những chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự
đúng đắn của chúng một cách khoa học.
Có thể thấy sự hình thành và phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa là
một dòng chảy liên tục của lịch sử nhân loại. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa xuất
phát từ những ước mơ lâu đời trong quá trình đấu tranh giai cấp của đông đảo
những người lao khổ, nạn nhân của những chế độ người áp bức, bóc lột người
về một xã hội công bằng, bình đẳng, không có tình trạng người áp bức bóc lột
người và quan niệm về những con đường, giải pháp và những điều kiện tiến
tới xã hội tương lai tốt đẹp.
CNXHKH
Có thể nói chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có một quá trình phát triển
lâu dài và đạt đến đỉnh cao cào cuối TK XVIII, đầu TK XIX, với các nhà tư
tưởng tiêu biểu là Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 - 1825), Sáclơ


Phuriê (1772 - 1837) và Rôbớt Ôoen (1771 - 1858).
- Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 - 1825) Một trong những nội
dung quan trọng trong học thuyết của C.H. Xanh Ximông là lý luận về giai
cấp và xung đột giai cấp. Ông có sự nhận xét khá độc đáo về cuộc Cách mạng
tư sản Pháp. Tai họa của nó là ở chổ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong
kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù
hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”. Ông đòi hỏi
phải làm một cuộc cách mạng mới vì hạnh phúc của toàn xã hội nhằm xóa bỏ
những điều kiện bất công và phi lý, song ông lại chủ trương giải quyết bằng
con đường thuần túy hòa bình, thực hiện sự tuyên truyền để thúc đẩy các vua
chúa sử dụng quyền lực mà nhân dân giao phó cho họ để thực hiện những
biến đổi. Ông muốn xây dựng xã hội mới trên nguyên tắc điều hòa giai cấp và
không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu. Nhưng với những tư tưởng bình đẳng
xã hội, nhân đạo chủ nghĩa và nhiều dự kiến độc đáo về xã hội tương lai mà
C.H. Xanh Ximông được thừa nhận là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
vĩ đại.
- Sáclơ Phuriê (1772 - 1837) là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng,
một nhà phê phán và lên án xã hội tư sản một cách xuất sắc, một nhà tư tưởng
tiến gần đến chủ nghĩa Mác. Một trong những tư tưởng nổi bật của chủ nghĩa
Phuriê là sự phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc. Ph.S. Phuriê
thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng, sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần của
xã hội tư sản. Ông cho rằng, sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự dồi
dào, hạnh phúc của thiểu số người này gây ra sự khổ ải cho đa số người khác.
Từ đó, Ph.S. Phuriê đòi hỏi phải thay thế xã hội tư sản bằng một xã hội mới
cao hơn. Xã hội mới, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi
ích tập thể, mỗi con người riêng biệt chỉ có thể tìm thấy điều có lợi cho họ
CNXHKH
trong cái lợi của toàn thể mọi người, mọi người đều có quyền lao động và
quyền sống.
Ph.S. Phuriê là người đầu tiên đã cho rằng, trình độ giải phóng phụ nữ

là mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng chung. Ông quan niệm về
lịch sử xã hội phát triển qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng,
văn minh. Ph.S. Phuriê chủ trương xây dựng xã hội mới vẫn còn chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất. Ông phản đối bạo lực cách mạng, xã hội mới hình
thành bằng thực hiện việc tuyên truyền cho người ta hiểu biết những “dục
vọng” của mình.
- Rôbớt Ôoen (1771 - 1858) R. Ôoen là một nhà tư tưởng nổi tiếng, một
nhà nhân đạo chủ nghĩa, một nhà cộng sản thực nghiệm. Khác với C.H. Xanh
Ximông và S. Phuriê, điểm nổi bật của học thuyết Ôoen là khuynh hướng phủ
nhận và lên án chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất một cách toàn diện và sâu sắc
nhất. Ông cho rằng, chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội
phạm và tai họa mà con người phải chịu đựng. Nó là nguyên nhân gây ra sự
lừa đảo, gian lận, nạn mãi dâm, đói nghèo, tội lỗi, đau khổ và bao nhiêu tệ nạn
xã hội khác. Đó là một xã hội bất chính và bất hợp lý trong thực tiễn cần phải
xóa bỏ, thay thế bằng một xã hội hoàn mỹ - xã hội xã hội chủ nghĩa. R. Ôoen
đã tiến hành thực nghiệm xã hội, bằng cách xây dựng các công xã lao động.
Nổỉ bật là ở Niu La Nác (Anh) và Inđiana (Mỹ). Trong tổ chức cơ sở của xã
hội mới, mọi thành viên sẽ sống như trong một gia đình. Nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của công xã được xây dựng trên cơ sở lao động tập thể, cộng
đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên
Nhưng để có xã hội mới tốt đẹp, R. Ôoen cho rằng, cần phải có sự giúp đỡ
của những người lãnh đạo đất nước, những người giàu có.
Trên cơ sở những tư tưởng trên của chủ nghĩa xã hội không tưởng,
cùng với triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, thông qua
hoạt động lý luận và thực tiễn, để Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa và và
CNXHKH
phát triển hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học - những tư tưởng xã hội chủ
nghĩa và CSCN của nhân loại.
Chủ nghĩa xã hội khoa học hoàn toàn không phải là sự tiếp tục đơn giản
các tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng, không phải

là sự sao chộp lại những tư tưởng quan điểm, những dự kiến của các nhà xã
hội chủ nghĩa không tưởng trước đây. chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở
thành khoa học, từ mơ ước đã trở thành hiện thực, chẳng những có cơ sở tất
yếu kinh tế - lịch sử, mà còn là kết quả của cuộc cách mạng trọng đại trong
khoa học xã hội được đánh dấu bằng tên tuổi của C,Mác và Ph.Ăngghen.
Các Mác và Ph.Ăngghen chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang
chủ nghĩa xã hội, từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Sự chuyển biến ấy được phản ánh trong các tác phẩm tiêu biểu như: Lời nói
đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Bản thảo kinh
tế - triết học 1844, Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh, Gia đình thần thánh,
Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học
Sự xuất hiện tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vào đầu năm
1848 do Các Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo đánh dấu sự hình thành về cơ bản
chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý cơ bản được nêu ra trong tác
phẩm này đã đặt cơ sở cho chủ nghĩa xã hội khoa học, nó thừa nhận sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và là
người xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó chứng minh cách mạng xã hội chủ
nghĩa là điều kiện tất yếu để chuyển chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, để
giai cấp công nhân từ giai cấp bị bóc lột trở thành giai cấp thống trị cả về
chính trị và kinh tế. Nó thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong
cuộc đấu tranh vì một xã hội mới. Nó cũng chứng minh sự cần thiết phải thực
hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản trong phong trào cộng sản và công nhân…Lý
luận chủ nghĩa xã hội khoa học được phát triển phong phú thêm nhờ tổng kết
kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp công nhân.
CNXHKH
Các Mác đã rút ra kết luận hết sức quan trọng là: để giành lại quyền
thống trị về chính trị, giai cấp công nhân cần đập tan bộ máy nhà nước quan
liêu tư sản, xây dựng một nhà nước mới, nhà nước chuyên chính vô sản. Các
nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học đã xây dựng học thuyết về cách mạng không
ngừng, về liên minh giai cấp của giai cấp công nhân, về chiến lược, sách lược

đấu tranh giai cấp, về lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu tranh trong
các thời kỳ phát triển và suy thoái của cách mạng, v.v
Có thể nói, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả của quá
trình hoạt động lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn của Các Mác và Ph.
Ăngghen từ buổi đầu những năm 40 của thế kỷ 19. Các Mác đã vận dụng và
phát triển thành công những quan điểm duy vật và phương pháp biện chứng
từ nền triết học cổ Hy Lạp đến nền triết học cổ điển đức; nhờ vậy đã phát hiện
ra các quy luật vận động của lịch sử, trước hết là quy luật về sự chuyển biến
của các hình thái kinh tế xã hội và sự kế tiếp nhau giữa các hình thái này. Và
Các Mác, Ph. Ăngghen đã sáng lập ra Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiếp theo đó
Các Mác đã vận dụng những quan điểm duy vật về lịch sử và những yế tố hợp
lý của nền kinh tế học cổ điển Anh vào nghiên cứu phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa một cách toàn diện và mang tính phê phán triệt để. Và hai ông
đã sáng lập ra Học thuyết về giá trị thặng dư.
Chính hai phát kiến vĩ đại ấy, quan niệm duy vật về lịch sử và dùng giá
trị thặng dư để bóc trần bí mật của sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã khiến cho
chủ nghĩa xã hội trở thành khoa học. Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng cộng
sản với sự bắt đầu từ luận điểm “từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, lịch
sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp,”
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được phát hiện và thừa nhận. Đó là
sứ mệnh tự giải phóng mình và giải phóng cho toàn xã hội thoát khỏi tình
trạng phân chia thành giai cấp, áp bức, bóc lột giai cấp và đấu tranh giai cấp
thông qua cuộc cách mạng xã hội (CMVS). Tuyên ngôn Đảng cộng sản được
thừa nhận là cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công
CNXHKH
nhân quốc tế. Kể từ đây chủ nghĩa xã hội không còn bị xem là một phát hiện
ngẫu nhiên của một khối óc “kiệt xuất”, nhiệm vụ của nó cũng không phải
“nặn” ra từ đầu óc một chế độ “toàn mỹ” mà là ở chỗ phải nghiên cứu quá
trình kinh tế, lịch sử đã sản sinh ra giai cấp tư sản và công nhân cũng như mâu
thuẫn không thể điều hòa giữa hai giai cấp này. Với tư cách là một hệ thống

lý luận khoa học, chủ nghĩa xã hội KH không phải chỉ có nhiệm vụ dự kiến
những mục tiêu lý tưởng mà còn là ở chỗ tạo ra được những điều kiện vật
chất và tinh thần cần thiết để giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình.
Sự giống nhau
So sánh chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học do
Các Mác và Ăngghen sáng lập, ta thấy ở chúng có nhiều điểm giống nhau, đó
là:
- Chúng đều phản ánh những nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ
nghĩa : trong đó quan niệm về một chế độ xã hội mà mọi tư liệu sản xuất
thuộc về mọi thành viên, thuộc về toàn xã hội; tư tưởng xây dựng một chế độ
xã hội mà ở đó ai cũng có việc làm và ai cũng lao động, mọi người đều bình
đẳng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, Mọi người đều có điều kiện để
lao động, cống hiến, hưởng thụ và phát triển toàn diện.
- Thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao cả, hướng tới con người, vì
nhân dân lao động, mong ước về một xã hội tốt đẹp hơn.
- Góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng lao động,
đóng góp và thúc đẩy lịch sử tiến bộ, đặt một dấu mốc ghi nhận về sự phát
triển tư duy của loài người.
Có thể nói, tư tưởng nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các
nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương
CNXHKH
lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội khoa học.
a) chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phê phán và tiếp cận gần bản chất
của chủ nghĩa tư bản , vạch trần sự xấu xa, bất bình đẳng của các xã hội có
giai cấp, nhất là xã hộiTB. Giúp mọi ngừoi nhận thức được chế dộ tư hữu là
nguồn gốc của mọi tội lỗi và bất công trong xã hội.
b) Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã phác họa và dự đoán thiên
tài những nét chủ yếu trong xã hội mới ở tương lai. Đó là tư tưởng về một xã

hội công bằng, bình đẳng, mọi người sống, lao động và hưởng thụ như nhau.
Trong xã hội có sự thống nhất giữa những cá nhân và tập thể, tổ chức CT-xã
hội do dân cử, đề cao sự tiến bộ của KHKT và công nghiệp, gia đình có vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, thực hiện sự nghiệp giải
phóng phụ nữ,…Những tư tưởng đó sau này đã được các nhà sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng
trên cơ sở khoa học.
c) Các tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã chứa đựng nhiều
yếu tố của chủ nghĩa nhân đạo. Đó là những tư tưởng giải phóng con người,
tạo điều kiện để co người phát triển toàn diện, thể hiện tinh thần nhân đạo chủ
nghĩa vượt qua khỏi khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản.
Đó là những luận điểm nguồn gốc về giai cấp và mâu thuẫn giai cấp,
về hạn chế của CMTS, về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội; về
vai trò của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật; về tư tưởng giải phóng toàn xã
hội, xoá bỏ sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, tạo điều kiện
cho con người phát triển toàn diện; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ; về vai trò
lịch sử của nhà nước, xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.v.v
Cũng cần nhận thấy rằng tư tưởng, học thuyết của chủ nghĩa xã hội
không tưởng còn nhiều hạn chế so với chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây cũng
CNXHKH
chính là những điểm khác biệt lớn nhất giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và
chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là:
- Về cơ bản, những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng chưa thoát khỏi
quan niệm duy tâm về lịch sử, do đó, đã không giải thích được nguyên nhân
của tình trạng bất công, bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó
thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng được xây dựng chủ yếu từ những ước mơ từ
lòng nhân đạo của các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời chứ không phải từ
những căn cứ thực tiễn và khoa học. Còn chủ nghĩa xã hội khoa học được xây
dựng trên những căn cứ khoa học. Đó là điều kiện kinh tế chín muồi của chủ

nghĩa tư bản và những tinh hoa trí tuệ của nhân loại đa đạt được đầu thế kỷ
XIX. Chủ nghĩa xã hội không tưởng không giải thích được bản chất của chế
độ nô lệ làm thuê, không phát hiện được quy luật vận động của chủ nghĩa tư
bản còn chủ nghĩa xã hội khoa học đa giải thích được đúng đắn bản chất của
chế độ tư bản chủ nghĩa qua việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư. Từ đó
chủ nghĩa xã hội khoa học đã có được những luận cứ khoa học để khảng định
sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa
xã hội.
- Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đi theo con
đường ôn hòa để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội. chủ
nghĩa xã hội không tưởng chưa vạch ra được phương pháp, con đường lối
thoát đúng đắn cho xã hội đương thời. Còn chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ
rõ con đường tất yếu và đúng đắn là con đường đấu tranh giai cấp, đấu tranh
cách mạng để xoá bỏchủ nghĩa tư bản thối nát và xây dựng thành công xã hội
mới - xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản .
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng chưa nhận thức được vai trò của quần
chúng nhân dân và cũng chưa nhìn ravị trí to lớn của giai cấp vô sản trong
việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và kiến tạo một trạt tự xã hội mới còn chủ nghĩa
xã hội khoa học đã nhận thức rõ vai trò to lớn của quần chúng quan trọng hơn
CNXHKH
là thấy rõ sức mạnh và vị trí trung tâm của giai cấp vô sản trong cuộc đấu
tranh xoá bỏ xã hội tư bản lỗi thời và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
văn minh nhân đạo.
Có thể nói sự khác biệt về cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với
chủ nghĩa xã hội không tưởng là ở chỗ nếu chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa
trên những ý tưởng tốt đẹp, những mong muốn sẽ có một xã hội tương lai tươi
sáng nhưng không dựa trên cơ sở những quy luật vận động khách quan của
lịch sử, và sự luận chứng thiếu cơ sở khoa học, thì chủ nghĩa xã hội khoa học
dựa trên cơ sở của hiện thực thực tế, trên sự hiểu biết khoa học về quy luật
phát triển của xã hội cũng như về bản chất của con người.

Tuy nhiên tại thời điểm hình thành và phát triển tư tưởng xã hội chủ
nghĩa không tưởng- phê phán, sự phát triển của phương thức SX tư bản chủ
nghĩa và cùng với nó là sự đối lập giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản chưa
thực sự rõ rệt. Tương ứng với một trình độ chưa trưởng thành của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi là một lý
luận chưa chín muồi. Do đó, những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không
tưởng là không thể tránh khỏi.
Như mọi hệ thống khoa học khác, chủ nghĩa Mác nói chung, chủ nghĩa
xã hội khoa học nói riêng là một hệ thống chỉnh thể tri thức. Trong hệ thống
ấy, có các tri thức về các nguyên lý cơ bản phản ánh các quy luật vận động
biến đổi của xã hội là những tri thức phản ánh bản chất của khách thể, chúng
tồn tại mãi mãi với thời gian và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Các
tri thức về cách thức, biện pháp và phương pháp vận dụng các quy luật ấy có
thể thay đổi và cần phải thay đổi theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều
này, với tư cách là những nhà khoa học chân chính, sinh thời chính Các Mác
và Ph. Ăngghen cũng đã căn dặn chúng ta. Điều quan trọng là không thể và
không bao giờ được cho rằng những hạn chế, nhược điểm thậm chí cả sai lầm
trong các cách thức, biện pháp tác động mà các ông nêu ra là những sai lầm
của cả các tri thức phản ánh quy luật đã được nhận thức. Điều này cũng giống
CNXHKH
như, không thể vì những thất bại của hàng nghìn thí nghiệm của Êđixơn nhằm
sáng chế ra đèn điện mà lại nói rằng nguyên lý về sự có thể chuyển điện năng
thành nhiệt năng là sai lầm.
CNXHKH

×