TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 1 Mục lục
Mục lục
Lời giới thiệu............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THÀNH LẬP DỰ ÁN..........................................................3
1.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................3
1.2. Cơ sở pháp lý.............................................................................................10
CHƯƠNG II: MÔ TẢ DỰ ÁN..............................................................................14
2.1. Tên dự án...................................................................................................14
2.2. Chủ đầu tư.................................................................................................14
2.3. Mục tiêu và sản phẩm của dự án...............................................................14
2.4. Nguồn kinh phí đầu tư dự án.....................................................................15
2.5. Thời gian thực hiện dự án..........................................................................15
2.6. Quy mô, địa điểm dự án............................................................................16
CHƯƠNG III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN..............................................19
3.1. Hoạt động A_Nghiên cứu thị trường.........................................................21
3.2. Hoạt động B_Tìm công nghệ....................................................................21
3.3 Hoạt động C_Huy động vốn.......................................................................23
3.4. Hoạt động D_Đăng ký quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh và
thương hiệu..................................................................................................................24
3.5. Hoạt động E_Xây dựng nhà xưởng...........................................................27
3.6. Hoạt động F_Mua máy móc,trang thiết bị, phương tiện vận chuyển
và lắp đặt......................................................................................................................29
3.7. Hoạt động G_Thuê lao động.....................................................................29
3.8. Hoạt động H_Chạy thử nghiệm và nghiệm thu.........................................30
3.9. Hoạt động I_Giới thiệu sản phẩm.............................................................30
3.10. Phân tích tài chính...................................................................................30
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................36
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................37
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 2 Lời giới thiệu
Hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm như ván ép đang
khan hiếm dần bắt buộc những người sản xuất ván ép phải đi tìm những nguyên liệu
khác thay thế.
Ở Bến Tre, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn mụn dừa đổ xuống sông, làm cho
mặt nước trở nên xám xịt, có khi chuyển màu đen. Nhiều người dân Bến Tre đang
sống ở thôn quê có thói quen sử dụng nguồn nước sông đang lo lắng trước thực
trạng này. Lý do là từ các cở sở làm chỉ sơ dừa. Nghề làm chỉ sơ dừa xuất khẩu lợi
nhuận cao rất nhiều lần so với nghề nông đã khiến người dân xứ dừa bỏ cả việc
khác. Tại Mỏ Cày, chỉ khoảng chục năm trở lại đây, đã có hàng trăm cơ sở làm chỉ
sơ dừa mọc lên, tập trung dày đặc, nhất là ven sông Thom ngang qua các xã An
Thạnh, Khánh Thạnh Tân, Đa Phước Hội, Thành Thới B. Đã xuất hiện những "đại
gia miệt vườn" nhờ chỉ sơ dừa.
Thế nhưng, hệ lụy từ sự phát triển ồ ạt nghề làm chỉ sơ dừa cũng đã phát sinh.
Dòng nước sông Thom hiện bị ô nhiễm trầm trọng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng
500 tấn mụn dừa (thứ được thải ra trong quá trình là chỉ sơ dừa) được đổ xuống
dòng sông này. Mặt nước sông Thom nhiều nơi bị bao phủ một lớp mụn dừa.
Các kĩ sư đã nghiên cứu và thử nghiệm với nhiều loại cây, nhưng trong đó
mụn dừa cho kết quả bất ngờ: có chất lignin chống mối, mọt, nấm, mốc nên thích
hợp làm ván ép. Mặt khác giá vật tư đang tăng vọt, việc xây một ngôi nhà đối với
những người có thu nhập trung bình trở nên khó khăn hơn.
Từ thực tế đó việc sản xuất ván ép từ mụn dừa góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường, giảm chi phí xây dựng nhà, góp phần nâng cao giá trị cây dừa và tạo công ăn
việc làm cho không ít lao động địa phương.
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 3 Chương I
Chương I: CƠ SỞ THÀNH LẬP DỰ ÁN.
1. Cơ sở lý thuyết.
1.1.Định nghĩa:
1.1.1.Giới thiệu về dự án:
− Dự án là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau,
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời
gian nguồn lực và ngân sách.
− Mỗi dự án gồm các đặc điểm:
+ Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng.
+ Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể.
+ Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định nghĩa là có thời điểm bắt đầu
và thời điểm kết thúc.
Một dự án thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
− Giai đoạn khởi đầu: Bao gồm các hoạt động liên quan đến sự hình thành dự
án như:
+ Khái niệm
+ Định nghĩa dự án
+ Thiết kế
+ Thẩm định
+ Lựa chọn
+ Bắt đầu triển khai
− Giai đoạn triển khai: bao gồm các hoạt động như:
+ Hoạch định
+ Lập tiến độ
+ Tổ chức công việc
+ Giám sát kiểm soát
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 4 Chương I
− Giai đoạn kết thúc: bao gồm các công việc
+ Chuyển giao
+ Đánh giá
1.1.2.Giới thiệu về quản lý dự án:
− Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định (đó là đạt được kết
quả về kỹ thuật, tài chính và thời gian).
− Một dự án thành công có các đặc điểm sau:
+ Hoàn thành trong thời hạn quy định
+ Hoàn thành trong chi phí cho phép
+ Đạt được thành quả mong muốn
− Sử dụng nguồn lực được giao một cách:
+ Hiệu quả
+ Hữu hiệu
− Trong quản lý dự án thường gặp những trở lực như:
+ Độ phức tạp của dự án
+ Yêu cầu đặc biệt của khách hàng
+ Cấu trúc lại tổ chức
+ Rủi ro trong dự án
+ Thay đổi công nghệ
+ Kế hoạch và giá cả cố định.
− Các chức năng quản lý dự án:
+ Chức năng hoạch định
+ Chức năng tổ chức
+ Chức năng lãnh đạo
+ Chức năng kiểm soát.
1.1.3.Lý thuyết về điều độ dự án:
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 5 Chương I
− Là một bước rất quan trọng trong quản lý dự án, nó giúp cho nhà quản lý quản
lý dự án hiệu quả hơn và làm giảm thời gian dự án trễ hạn. Điều độ dự án sẽ giúp
ta hoạch định thời gian bắt đầu hoặc kết thúc các công việc trong dự án kèm theo
các nguồn lực, tài nguyên dành cho dự án.
− Điều độ dự án một cách hiệu quả sẽ làm tăng thêm tính khả thi cho dự án và
giúp cho dự án đạt được kết quả như mong muốn.
1.1.4.Biểu đồ Gantt:
− Đây là một công cụ quản lý quan trọng cho điều độ và kiểm soát dự án được
xây dựng bởi Henry L.Gantt. Biểu đồ Gantt biểu diễn các công việc trên trục tung
và thời gian hoàn tất tương ứng của công việc đó trên trục hoành.
− Trong hình ví dụ phía dưới, các công việc được biểu diễn thành các thanh
ngang và vị trí của thanh ứng với trục thời gian giúp ta biết thời gian hoàn thành
công việc đó. Ở ví dụ dưới ta cần phải hoàn tất công việc A, B trước khi là C và
C, D trước khi là E. Trong hình (a) ta có các công việc hoàn thành càng sớm càng
tốt, còn trong hình (b) các công việc được dịch chuyển về bên phải nếu có thể
miễn là không làm chậm thời hạn hoàn thành toàn bộ công việc. Độ lệch giữa
công việc B và D ở 2 hình được gọi là Slack. Một công việc không có Slack gọi
là công việc tới hạn (Critical) và một chuỗi các công việc tới hạn gọi là đường tới
hạn. Trong ví dụ phía dưới thì các thanh tô đậm biểu diễn cho các công việc tới
hạn và đường tới hạn là A-C-E
− Sự giới hạn của sơ đồ Gantt là nó không có khả năng biểu thị tính phụ thuộc
các công việc cũng như sự đánh đổi giữa thời gian và tài nguyên.
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 6 Chương I
Hình 1.1: Sơ đồ Gantt
1.1.5.Kỹ thuật dự báo:
Mô hình dự báo hồi quy là phù hợp cho quá trình dự báo qua một thời gian dài
sau thời điểm có số liệu thật, nên trong đồ án này, nhóm sử dụng mô hình dự báo
hồi quy.
1.1.6.Sự cần thiết của phân tích tài chính:
− Mục đích: Xác định xem tài chính của dự án có như mong muốn hay không.
− Các tiêu chuẩn chính thường được dùng để đánh giá khía cạnh kinh tế của dự
án là: PW (giá trị hiện tại), suất thu lợi của dự án và thời gian hoàn vốn.
1.1.7.Suất chiết khấu:
− Suất chiết khấu (r) là một trong những yếu tố quan trọng được dùng trong
phân tích ngân lưu của dự án, vì nó phản ánh khả năng sinh lợi của một đơn vị
tiền tệ theo đơn vị thời gian của dự án.
− Có thể sử dụng suất chiết khấu (r) tính toán theo thời gian (t) thông qua hệ số
gọi là hệ số chiết khấu:
t
r
a
)1(
1
+
=
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 7 Chương I
− Dự án là của tư nhân, cá thể thì đầu tư này của riêng một doanh nghiệp có thể
chọn suất chiết khấu phân tích bằng trung bình chi phí sử dụng các nguồn vốn
(riêng) của chủ đầu tư được bỏ ra.
− Dự án công (tức nhiều bên tham gia góp vốn) thì suất khấu của dự án phải
được phân tích trên quan điểm mà nó phản ánh được khả năng sinh lợi của từng
nguồn vốn góp (WACC-Weighted Average Cost of capital).
1.1.8.Các quan điểm khác nhau trong phân tích tài chính:
− Phân tích tài chính dự án thường được xây dựng theo những quan điểm khác
nhau của các tổ chức, cá nhân có liên quan đền dự án. Nó cho phép việc đánh giá
thẩm định dự án có tính hấp dẫn đối với các nhà tài trợ và nhà đầu tư tham gia
trực tiếp thực hiện dự án hay không.
− Phân tích tài chính dự án một cách hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát dự
án một cách tốt nhất.
− Việc phân tích dự án theo các quan đểm khác nhau rất cần thiết và quan trọng
bởi vì thường các quan điểm ít có sự đồng nhất về lợi ích và chi phí.
• Quan điểm ngân hàng
Theo quan điểm này thì mối quan tâm trong quá trình xem xét và thẩm
định dự án nói chung là dựa trên sức mạnh tổng thể của dự án, nhằm đánh giá
hiệu quả chung toàn bộ của dự án để thấy được mức độ an toàn của số vốn mà
dự án bỏ vào đầu tư. Quan điểm này cũng chính là quan điểm xem xét của các
“ngân hàng” thường vận dụng.
CFA=Lợi nhuận sau thuế của dòng tiền.
• Quan điểm của chủ đầu tư
Trong quan điểm này chủ đầu tư xem xét đến ảnh hưởng cùa vốn vay, tiền
lãi và khả năng trả nợ gốc của họ.
CF (chủ đầu tư)= CFA + Vay – Trả nợ vay và trả lãi vay.
1.1.9.Suất thu lợi nội tại (IRR):
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 8 Chương I
− Lãi suất nội tại (IRR) i* của một dòng tiền tệ (Cash Flows) là lãi suất mà tại
đó, giá trị tương đương của các khoản thu cân bằng giá trị tương đương của các
khoản chi của dòng tiền tệ:
PW (i*)=0
− IRR được xem là một trong những tiêu chuẩn để ra quyết định đầu tư:
+ Nếu IRR
≥
MARR thì dự án cần được thực hiện.
+ Nếu IRR
≤
MARR thì dự án cần được bác bỏ.
Với MARR: suất thu lợi nhỏ nhất.
− Ta chỉ đầu tư khi MARR > lãi suất tiết kiệm (tương ứng đối với từng doanh
nghiệp).
1.1.10.Giá trị hiện tại NPV:
− Hiện giá thu nhập thuần (hiện giá thuần) của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi
ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
( )
t
n
1t
tt
aCBNPV
×−=
∑
=
− Trong đó:
NPV Hiện giá thu nhập thuần của dự án.
t
B
Lợi ích hàng năm của dự án.
t
C
Chi phí hàng năm của dự án.
t
a
Hệ số chiết khấu của dự án.
NPV > 0: Dự án có hiện giá thu nhập thuần càng lớn thì hiệu quả tài chính của
dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
NPV < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính; cần được sửa đổi, bổ sung.
1.1.11.Thời gian thu hồi vốn (Payback Period):
− Là thời gian cần thiết để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu từ các khoản
thu, chi tạo bởi đầu tư đó.
• Thời gian hoàn vốn không chiết khấu
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 9 Chương I
≥=
∑
=
0:min
1
n
i
t
Fnn
• Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (với F
t
là giá trị của dòng tiền tại năm t
đã được chuyển về giá trị hiện tại).
≥=
∑
=
0:min
1
n
i
t
Fnn
Thời gian hoàn vốn
≤
E(TP)
− E(TP) là thời gian hoàn vốn kỳ vọng E(TP). Được xác định tùy thuộc từng
quốc gia, từng ngành và tùy thuộc vào kỳ vọng của chủ đầu tư.
− Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc ra
quyết định đầu tư, bởi vì nó dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian
hoàn vốn nhanh.
1.1.12.Khấu hao:
− Khấu hao là hình thức hoàn trả lại nguồn vốn, phần giá trị suy giảm mà
nguyên nhân là sự giảm dần giá trị của tài sản đầu tư trong suốt quá trình hoạt
động, thường biểu hiện dưới hai dạng:
• Hao mòn theo thời gian (mang tính chất hữu hình).
• Lỗi về kinh tế (mang tính chất vô hình).
− Ngoài ra khấu hao còn xác định giá trị còn lại của các thiết bị như là giá trị bút
toán (book value).
− Các loại mô hình khấu hao:
+ Mô hình khấu hao theo đường thẳng.
+ Mô hình khấu hao theo kết số giảm nhanh.
+ Mô hình khấu hao theo tổng các số thứ tự năm.
+ Mô hình khấu hao theo hệ số vốn chìm.
+ Mô hình khấu hao theo đơn vị sản lượng.
+ Mô hình khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên.
Mục tiêu của dự án:
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 10 Chương I
Vận dụng những kiến thức học được về quản lý dự án và một số môn học khác để
phát triển một dự án, hoạch định, tổ chức, quản lý cho tình huống thực tế nhằm sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực và thời gian dành cho dự án.
Nội dung:
Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến dự án
Thu thập phân tích dữ liệu
Xác định tính khả thi về kinh tế
Xây dựng tổ chức, kế hoạch thực hiện dự án
Kết luận và kiến nghị.
Phạm vi và giới hạn:
Do thời gian có hạn nên đồ án chỉ thực hiện tính khả thi về kinh tế, xây dựng cơ
cấu tổ chức, quản lý kế hoạch thực hiện dự án và thời gian hoàn thành dự án (thông
qua sơ đồ Gantt).
Đề tài: Nghiên cứu Đầu tư xây dựng Quán Café Sách phục vụ cho nhu cầu giải
trí, thư giãn và tiếp thu tri thức của sinh viên Cần Thơ và địa điểm lân cận.
Tổng quan về đồ án: Đồ án gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết – Cơ sở pháp lý.
Chương 2: Mô tả dự án.
Chương 3: Phân tích dự án.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
2. Cơ sở pháp lý.
2.1. Căn cứ:
a. Thành lập công ty
-Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý
và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của thủ tướng chính phủ về đăng
ký kinh doanh; quy định chi tiết về cơ quan đăng ký kinh doanh và hồ sơ, trình
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 11 Chương I
tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007
ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006, hướng dẫn một
số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị
định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ.
- Thông tư Liên tịch của bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Công an
số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007, hướng dẩn cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép
khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp.
b. Thu phí, lệ phí đăng ký kinh doanh và sao y:
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006, hướng dẫn về mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.
- Nghị quyết số 47/2007/NQHĐND ngày 25/01/2007, phê chuẩn về một số
loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bến
Tre.
- Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008.
c. Đăng ký bảo hiểm xã hội
Mục đích: Nhằm quản lý nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội của công ty.
• Dựa vào Luật Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, về Bảo hiểm Xã
hội
Thông tư số 06/LĐTBXH-TT Ngày 04 tháng 04 năm 1995, Hướng dẫn thi
hành một số điều để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị
định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09-01-2003 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày
26-01-1995 của Chính phủ.
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 12 Chương I
Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12-03-2003 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
01/2003/NĐ-CP ngày 09-01-2003.
d. Đăng ký mã số thuế
Mục đích: Nhằm quản lý nghĩa vụ nộp thuế của công ty.
• Dựa vào Luật Quản lý thuế
Thông tư số 85/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng
ký thuế
e. Giấy phép đăng ký phòng cháy chữa cháy
Mục đích: Để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người dân, cán bộ công nhân viên
và tài sản.
− Dựa vào Luật số 27/2001/QH10 Ngày 29 tháng 6 năm 2001, về Phòng cháy
và Chữa cháy
− Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
− Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
− Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 về việc hướng dẫn thi hành
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
f. Giấy phép khắc dấu
Mục đích: Để quản lý việc sản xuất và sử dụng con dấu của cá nhân, tổ chức
và doanh nghiệp.
Dựa vào Nghị định số 150/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử
dụng con dấu
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ Đồ án Quản lý dự án
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 13 Chương I
Thông tư liên tịch 07/2002/TT-LT ngày 06/05/2002 của Bộ Công an và Ban
Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định
58/2001/NĐ-CP.
g. Đăng ký chất lượng sản phẩm
Quyết định số 1311. KHKT/QĐ ngày 17-8-1988 ban hành quy định về việc đăng
ký chất lượng sản phẩm của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
2.2. Hồ sơ, thủ tục:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên sáng lập
- Danh sách thành viên có chữ ký của tất cả thành viên.
- Bản kê khai thông tin đăng ký thuế
- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập
- Đăng ký mẫu dấu
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ 14 Chương II
Chương II: MÔ TẢ DỰ ÁN.
2.1. Tên dự án:
Dự án thành lập Công ty TNHH Khánh Thạnh Tân.
2.2. Chủ đầu tư:
Là doanh nghiệp hùn vốn (Các thành viên góp vốn).
Vốn của các thành thành viên chiếm 50%, vốn vay ngắn hạn chiếm 50%.
2.3. Mục tiêu và sản phẩm của dự án.
Mục tiêu đầu tư: Đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về vật
liệu xây dựng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sản phẩm: Các loại ván ép có kích thước từ 1m-2m, có độ dày từ 15-22mm, tấm
tường có kích thước 80x380x1.000mm. Thành phần sản phẩm gồm vỏ trấu nghiền,
mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng lượng của vật liệu
nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không
thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Tây, miền Trung bị
ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát để tái chế lại.
Đặc tính sản phẩm: nhẹ, chống cháy, cách âm, cách nhiệt (như gỗ), không bị mối,
mọt, nấm mốc và chịu nước rất tốt. Vật liệu này có thể xây dựng ở những vùng sâu,
vùng xa, vùng đất yếu, vùng ngập nước. Thi công bằng vật liệu này nhanh, dễ dàng.
Lắp ráp tấm tường có kích thước lớn, thời gian nhanh gấp 6-7 lần so với thi công
bằng gạch, cát, đá truyền thống và ít thất thoát vật liệu hơn.
Nhờ trọng lượng nhẹ, nên khi sử dụng vật liệu này làm vách và sàn, móng căn nhà
sẽ không phải gia cố nhiều như xây bằng gạch. Lúc ấy cột nhà cũng không cần làm
lớn. Nếu làm nhà ba tầng chỉ cần cột 10 x 15cm. Những điều này giúp giảm chi phí
đến gần 1/2 so với cách thông thường. Trong khi thi công do vách và sàn theo dạng
lắp ghép nên công thợ sẽ giảm xuống rất nhiều. Giá thành ước tính xây thô nhà ở
khoảng 1,2 - 1,4 triệu/m
2
. Một ưu điểm của sản phẩm là sau khi xây dựng muốn di
chuyển có thể tháo dỡ toàn bộ và lắp ghép ở vị trí mới. Nhà sẽ xây theo nguyên tắc có
khung xương bằng sắt hoặc thanh bê tông chịu lực, sản phẩm được ghép vào bằng
GVHD: Phan Thanh Lương Nhóm: 21
Nghê Quốc Khải