Đề 20: Các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gian lận, trốn lậu thuế và giải pháp khắc
phục.
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đóng vai trò quyết định trong
việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời là công cụ quan trọng để điều tiết
nền kinh tế – xã hội. Thế nhưng trong thời gian qua, kết quả việc thực thi các luật thuế là
chưa cao, số tiền thuế thất thu còn rất lớn mà nguyên nhân chủ yếu là từ tình trạng trốn
thuế, gian lận thuế. Những hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày nay đang diễn biến
phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn rất tinh vi nếu
không chống gian lận thuế quyết liệt thì khó mà giữ đc trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực
tài chính công. Ngoài ra chống gian lận thuế còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng niềm tin của người dân vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cần phải
được thực hiện một cách triệt để.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAN LUẬN THUẾ VÀ TRỐN LẬU THUẾ
1. Các khái niệm cơ bản.
Như chúng ta đã biết, thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và pháp
nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp
luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã
hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Trên
thực tế thì thuế phản ánh lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Nhà nước
luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế luôn mong
muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Hay nói cách khác, người nộp
thuế luôn muốn dành phần lợi hơn về phía mình, nên đã cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại tới
lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Trong thực tiễn pháp lý, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa dạng,
tinh vi, phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau. Có thể nhận diện các hành vi vi phạm
pháp luật thuế cơ bản sau:
- Hành vi gian lận thuế, đây là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch các thông
tin kế toán – tài chính làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc
được miễn, giảm.
- Hành vi trốn, lậu thuế - là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp
luật về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc
được miễn giảm (quy định trong Nghị định số 100/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hướng dẫn tại mục IV, phần B, Thông tư
41/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 1-/2004/NĐ).
* Tiêu chí để xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là:
+ Chủ thể của hành vi là các cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế.
+ Hậu quả của hành vi vi phạm này là dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp hoặc
tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Tóm lại, hiểu một cách chung nhất thì các hành vi trốn thuế, gian lận thuế là các hành vi
của đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn đến làm giảm số
thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
2. Đặc điểm của hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Về chủ thể thực hiện các hành vị trốn thuế, gian lận thuế là các cá nhân, tổ chức
có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác mà theo quy định của pháp
luật là đối tượng chịu thuế đã thực hiện các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật
về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được
miễn, giảm.
- Về đối tượng: đối tượng của các hành vi trốn thuế, gian lận thuế là các quy định
pháp luật về thuế liên quan đến số thuế phải nộp hoặc số thuế được hoàn hoặc được
miễn, giảm.
- Về mục đích - hậu quả của hành vi
Mục đích của hành vi trốn thuế và gian lận thuế là như nhau, làm giảm số thuế
phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
3. Các văn bản pháp lý quy định hành vi trốn thuế, gian lận thuế
3.1. Luật quản lý thuế 2006
Theo Điều 103 Luật quản lý thuế có quy định các hành vi vi phạm pháp luật về
thuế của người nộp thuế:
1. Vi phạm các thủ tục thuế.
2. Chậm nộp tiền thuế.
3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
4. Trốn thuế, gian lận thuế.
3.2. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật
về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
3.3. Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 98/2007/NĐ-CP).
3.4. Nghị định số 100/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thuế
3.5. Theo hướng dẫn tại Mục V, Phần B - Thông tư số 61/2007/TT-BTC thì hóa đơn,
chứng từ mua, bán , sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:
- Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hóa đơn do
cơ quan thuế phát hành;
- Mua , bán, sử dụng hóa đơn đã ghi các chi tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng
không phát sinh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ kèm theo (hay còn gọi là hóa đơn
khống);
- Mua, sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra....
4. Một số hành vi gian lận, trốn thuế trong thực tế hiện nay
Thường thì có các hành vi này biểu hiện dưới hình thức sau:
- Hành vi trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến việc nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai
thuế.
- Hành vi trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn bất
hợp pháp.
- Hành vi liên quan đến việc ghi chép sai lệch, ko đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh vào sổ kế toán;
- Một số hành vi gian lận, trốn thuế thu nhập khác được pháp luật quy định;
- Một số hành vi gian lận, trốn thuế khác trong thực tế hiện nay, thể hiện như:
Thứ nhất, hành vi phổ biến mà các doanh nghiệp (DN) rất hay sử dụng để gian
lận, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là hành vi kê khai tăng về lao động và tài
sản cố định trong doanh nghiệp so với thực tế quản lý và nhu cầu sử dụng.
Loại hành vi gian lận thuế này hiện nay đang rất phổ biến, nhất là ở khối các
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù hoạt động kinh doanh không nhiều,
nhu cầu về tài sản cố định và lao động không lớn nhưng các doanh nghiệp này vẫn cố
tình kê khai những tài sản được sử dụng với mục đích tiêu dùng cho cá nhân hoặc gia
đình vào danh mục tài sản cố định của doanh nghiệp được trích khấu hao; đưa thêm
người vào danh sách những người lao động của doanh nghiệp mặc dù số lượng người
thực tế đang làm việc trong doanh nghiệp ít hơn và mức lương họ nhận được cao hơn
nhiều so với mức lương ghi trong sổ sách.
Cách thức gian lận hiện nay chưa thể coi là vi phạm pháp luật mà thực ra có thể
coi là một cách lách luật của các doanh nghiệp. Tuy vậy nếu không kịp thời đưa ra được
cơ sở pháp lý nào để luật hóa nó thành hành vi vi phạm pháp luật thuế mà cụ thể là gian
lận và trốn thuế thì số tiền mà Ngân sách Nhà nước bị thất thoát do hành vi này sẽ là rất
lớn và cơ quan thuế cũng không có cách nào kiểm soát được.
Thứ hai, có những DN thành lập chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp, thu lợi bất
chính, tiếp tay cho các DN khác trốn thuế, gian lận thương mại, gây thất thu thuế của
nhà nước, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.
Vừa qua, Cục Thuế TP Hà Nội phối hợp với công an xử lý nhiều DN làm hồ sơ
xuất khẩu khống để hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa giá trị
cao và trong thời gian được ân hạn thuế đã bán không nộp thuế rồi bỏ trốn. Các DN bán
lẻ thì không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn thấp hơn giá bán để chiếm dụng tiền thuế
của nhà nước. Đặc biệt, cơ quan thuế đã phát hiện tình trạng trốn thuế rất tinh vi bằng
hình thức “chuyển giá” trong các công ty có giao dịch liên kết ở DN có vốn đầu tư nước
ngoài.
II. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA TÌNH TRẠNG GIAN LẬN, TRỐN LẬU
THUẾ
Gian lận và trốn thuế là vấn đề mang tính thực tiễn cao, nó vừa là những hành vi
vi phạm những quy định của pháp luật thuế nhưng cũng đồng thời là một hiện tượng
mang tính kinh tế – xã hội, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Vì thế, gian lận và trốn
thuế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm cả chủ quan và khách quan.
1. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung còn
chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện.
- Chính sách thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp khá thông thoáng,
nhưng việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào thì
còn buông lỏng. Từ khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép đến sự phối hợp
giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho
việc thành lập các doanh nghiệp “ma”. Mặt khác cơ chế thanh toán giữa các giao dịch
kinh tế còn chưa bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng do vậy rất khó kiểm soát việc
các hoạt động kinh tế đó đã phát sinh thực tế hay chỉ trên giấy tờ.
- Thiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ
máy quan lý thuế và nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thuế, đặc
biệt trong xu thế quản lý thuế hiện đại.
- Luật Quản lý thuế năm 2006 chưa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện, vì vậy
phần nào đã hạn chế tính khả thi của các quy định trong Luật Quản lý thuế và chính điều
này chưa thực sự khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của chủ thể có nghĩa vụ thuế.
Chẳng hạn tại Điều 53, Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trong trường hợp xuất cảnh “người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt
Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách
nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp