Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy vật lý 7 đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.46 KB, 24 trang )


Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
Tên đề tài:
“PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN
VẬT LÝ LỚP 7 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO.”
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
MỤC LỤC
I
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
2
II
GIỚI THIỆU
3
1. Hiện trạng
3
2. Nguyên nhân 3
3. Giải pháp thay thế 4
4. Xác định vấn đề nghiên cứu 4
5. Giả thuyết nghiên cứu 4
III
PHƯƠNG PHÁP
4
1. Khách thể nghiên cứu 4
2. Thiết kế nghiên cứu 5
3. Quy trình nghiên cứu 6
4. Đo lường và thu thập dữu liệu 6
IV
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
7


1. Phân tích dữ liệu 7
2. Bàn luận 8
3. Hạn chế 9
V
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
9
1. Kết luận 9
2. Khuyến nghị 10
VI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
VII
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
11
1. Các bài vật lý 7có sử dụng phương pháp tích hợp BVMT 11
2. Đề kiểm tra sau tác động 17
3. Bảng điểm 21
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
1

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở
thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Để giải
quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, và có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện
pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.

Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực
nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói
chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị
kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người thầy có thể tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài giảng của
mình. Để việc tính hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài giảng có liên quan
đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 7 là một trong những
lớp đầu cấp học mà các em mới được làm quen với môn Vật lí chúng ta cần phải làm sao
để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà chúng ta
còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây
dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, có chuyên môn về bộ môn Vật lý tôi
luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của
bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh.
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài
và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường bộ môn vật
lí, bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương trình Vật lí 7 có
liên quan đến việc giáo dục BVMT, cộng với quá trình dạy thử nghiệm đạt hiệu quả khá tốt.
Tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy
môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 7A và lớp 7B trường
THCS Lê Khắc Cẩn năm học 2010 – 2011 ( Năm học 2011 – 2012 các em đang học lớp 8A
và lớp 8B ), lớp thực nghiệm được thực hiện phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào
giảng dạy trong một số bài như: 1;3;5;8;15;17;29 ( Theo PPCT vật lý lớp 7 do Sở Giáo
Dục Đào Tạo Hải Phòng ban hành năm 2010 - 2011). Kết quả đã có ảnh hưởng rõ rệt đến
kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng, điểm
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
2


Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,47, lớp đối chứng là 6,45. Kết
quả phép kiểm chứng T-test p = 0,0012<0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình,
thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Mỗi học
sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức
về môi trường cũng đang còn rất hạn chế, nhưng có rất nhiều việc làm để các em có thể góp
một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp
mọi nơi trên toàn thế giới. Để đồng hành với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường,
Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động phong trào “Trường học thân thiện,
môi trường xanh – sạch - đẹp”.
- Hơn nữa, khái niệm môi trường là một khái niệm rất rộng mà trình độ hiểu biết của các
em lớp 7 còn rất hạn chế , trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Mặt khác
đồ dùng thí nghiệm còn thiếu rất nhiều, phòng học thực hành chưa có máy quay dùng để thu
thập tư liệu chưa có, tranh ảnh và các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường hoàn toàn
không có, việc tiếp cận với internet còn rất hạn chế. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường
của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh đang còn rất hạn chế.
2. Nguyên nhân:
Đối với học sinh: Mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất
nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng đang còn rất hạn chế.
Đối với giáo viên: thời lượng một tiết học có 45 phút nên giáo viên ngại sưu tầm các kiến
thức, tranh, ảnh, vido clip liên quan đến môi trường vào giảng dạy.
Điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp
ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay ( Như chưa có nhiều máy tính nối mạng,
chưa có máy quay, máy chụp ảnh… )
ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh đang còn rất

hạn chế.
3. Giải pháp thay thế:
Giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy vật lý giúp
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
3

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
các em dễ hiểu hơn, có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn, hiểu rõ về bản chất các vấn
đề vật lý gắn với thực tế cuộc sống. Các em yêu thiên nhiên hơn, có ý thức bảo vệ môi
trường tốt hơn
4. Xác định vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy vật lý có làm
tăng kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 7 trường THCS Lê Khắc Cẩn?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy vật lý có
làm tăng kết quả học tập môn lý của học sinh lớp 7A trường THCS Lê Khắc Cẩn, huyện An
Lão
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Lựa chọn học sinh lớp 7A và lớp 7B Trường THCS Lê Khắc Cẩn năm học 2010 - 2011 để
tiến hành thực hiện ( Năm học 2011- 2012) Hiện các em đang là học sinh 2 lớp 8A và 8B:
Chọn 2 lớp: lớp 7A và lớp 7B, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình độ học sinh, số
lượng, giới tính, thành phần dân tộc,
Số HS Nam Nữ Dân tộc kinh
Dân tộc
khác
Ghi chú
Lớp 7A 34 14 20 34 0

Lớp 7B 33 14 19 33 0
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực tham gia học tập.
Kết quả học tập của học sinh môn lý hai lớp gần giống nhau trong năm học trước :
( 2009 - 2010)
Xếp loại học lực môn lý năm học 2009 - 2010
Tổng số
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
Lớp 7A 0 5 15 7 7 34
Lớp 7B 0 5 15 6 7 33
* Giáo viên: Cô giáo Lê Thị Bé giảng dạy cả 2 lớp 7A và lớp 7B. Số năm công tác 25 năm
2. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế thứ 2
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
4

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
KT trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Lớp 7A và lớp 7B là hai lớp nguyên vẹn thuộc khối 7 của trường THCSLê Khắc Cẩn. Lớp
7A là lớp thực nghiệm, lớp 7B là lớp đối chứng. Lấy kết quả bài kiểm tra KSCL đầu năm
làm bài kiểm tra trước tác động ; lấy kết quả bài kiểm tra 45 phút cuối năm làm bài KT sau
tác động . Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động: Cả 2 lớp làm theo đề KSCL đầu năm do nhà trường ra
đề. Chia phòng thi trộn lẫn học sinh cả khối 7, phân công giáo viên của trường coi thi,
chấm thi một cách khách quan
- Bài kiểm tra sau tác động: Cả 2 lớp làm theo đề chung mà tôi đã ra, phân công 2
giáo viên của trường coi thi 2 lớp, chấm thi một cách khách quan
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước tác động (

Bài kiểm tra KSCL đầu năm học 2010 – 2011) với p = 0,45 ( p>0,05) suy ra sự chênh lệch
điểm trung bình của 2 nhóm Thực nghiệm và Đối chứng là không có ý nghĩa .Kết luận được
kết quả học tập 2 lớp trước tác động là tương đương nhau.
Bảng thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Lớp 7A O1
Sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ
môi trường vào trong giảng dạy
O3
Lớp 7B O2
Không sử dụng phương pháp tích hợp
bảo vệ môi trường vào trong giảng
dạy
O4
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập

3. Quy trình nghiên cứu
+ Chuẩn bị bài của giáo viên
Cô Lê Thị Bé dạy lớp 7B: ( Lớp đối chứng) . Thiết kế bài học không sử dụng phương pháp
tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy , các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động
bình thường
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
5

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
Bản thân tôi cùng bàn bạc và thống nhất với cô Lê Thị Bé dạy thực nghiệm ở lớp 7A ( Lớp
thực nghiệm ) : Tôi thiết kế bài học ở các bài : 1;3;5;8;15;17;29 ( Theo PPCT vật lý lớp 7
do Sở Giáo Dục Đào Tạo Hải Phòng ban hành năm 2010 - 2011). các tiến trình lên lớp

khác vẫn hoạt động bình thường, chỉ chú trọng việc Sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ
môi trường vào trong giảng dạy.
Tiến hành dạy thực nghiệm
Để giảng dạy các tiết có tích hợp bảo vệ môi trường đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải
nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài đó, kết hợp tìm tư liệu có liên quan(tranh,
ảnh, đọan phim…) đến kiến thức bảo vệ môi trường của bài học đó qua báo đài hoặc
internet…, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức
đó phải dể hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tằm hiểu biết
của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây
sự nhàm chán cho học sinh, bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thứ bảo vệ môi
trường đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo
viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp bảo
vệ môi trường, cần tổ chức những buổi ngọai khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn
đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi
trường, thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương. Người
giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc tiến hành tác động theo chương trình học và thời khóa biểu của nhà trường.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Lấy kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, đề chung là kết quả bài kiểm tra
trước tác động.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối năm. Bài kiểm tra gồm 20 câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, mỗi câu 0,5 điểm.
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Bản thân tôi ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của các
giáo viên trong nhóm Vật lý để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức chấm điểm theo đáp
án đã xây dựng
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn

6

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
1. Phân tích dữ liệu
Tổng hợp kết quả chấm bài:
Lớp thực nghiệm 7A Lớp đối chứng 7B
Mot 7 6
Trung vị 7 6
ĐTB 7,47 6,45
Độ lệch chuẩn 1,35 1,27
Giá trị chênh lệch 1,02
p của T-test 0,0012
SMD 0,803
Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữ hai lớp trước và sau tác động
Kết quả p = 0,0012 <0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý
nghĩa. Nghĩa là điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do
ngẫu nhiên.
SMD = 0,803 nên mức độ ảnh hưởng của tác động khi sử dụng phương pháp tích hợp bảo
vệ môi trường vào trong giảng dạy Vật lý 7 là lớn. Giả thuyết được kiểm chứng.
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả của lớp thực
nghiệm 7A
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
7

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
Lớp 7A
Theo thang bậc điểm Cộng

Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
Trước TĐ
0 5 14 9 6
0% 14,7% 41,2% 26,4 % 17,7 %
Sau TĐ
0 2 3 13 16
0% 5,9 % 8.8 % 38,2 % 47,1%
Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra v ật l ý theo thang bậc: Yếu, TB, khá, giỏi kết quả
của lớp thực nghiệm 7A trước tác động và sau tác động
2. Bàn luận
- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, chênh
lệch điểm số là 1,02.
- Độ chênh lệch điểm trung bình
tính được chứng tỏ mức độ ảnh
hưởng của tác động là lớn.
- Mức độ ảnh hưởng của tác động
là lớn, p = 0,0012 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động mà có.
- Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu, trung bình, giỏi. Số
học sinh yếu và trung bình giảm nhiều, số học sinh giỏi tăng tương đối lớn.
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
7,47 6,45
0,803
1,27
SMD

= =
8


Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
3. Hạn chế
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn đôi chỗ lúng túng, việc thu thập
các file ảnh còn gặp nhiều khó khăn; công sức đầu tư của giáo viên trong việc xây dựng
kho tranh ảnh chọn lọc lớn. Giáo viên cần phải có kỹ năng thiết kế bài trình chiếu điện tử,
kỹ năng tìm và chia sẻ tư liệu trên mạng Internet…
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài học này
tôi thấy rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến
thức có liên quan đến môi trường là rất ngắn nhưng học sinh thảo luận rất sôi nổi, và về nhà
các em cũng đã vận dụng rất thành công những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng
ngày, đôi khi các em còn đưa ra nhiều ý kiến rất hay trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, tôi còn thấy các em còn là những tuyên truyền viên rất tích cực về bảo vệ môi
trường tại gia đình và địa phương.
Các em rất tích cục tham gia các hoạt động xã hội như: Tổ chức ngày hội tuyên truyền giữ
gìn và bảo vệ môi trường; tham quan ngoại khoá; đặc biệt là chương trình phát động tết
trồng cây đầu xuân hang năm. …
2. Khuyến nghị
- Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi ngoại khóa về
giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi ngoại khóa này giáo viên sẽ
chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
- Nhà trường cần phải có camera hoặc máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ để đi thu
thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc ở một
khu vực nào đó.
- Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân kĩ niệm
các ngày lễ lớn trong năm.
- Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng dạy học có
liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích giáo viên nghiên cúu tài liệu trên internet, đăng kí làm thành viên của các
trang giáo dục : violet, tài nguyên vật lí,…để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học nói riêng và
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
9

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu quả cao.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt - Bỉ - Bộ GD &
ĐT
- Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 7 - Bộ GD & ĐT
- Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lý THCS – Nhà xuất bản giáo dục
An Thọ ngày 25 tháng 11 năm 2011
Người viết
Nguyễn Xuân Hùng
VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. MỘT SỐ BÀI VẬT LÝ 7 MÀ TÔI ĐÃ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY
1. Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
10

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
a. Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
b. Phương pháp tích hợp : sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế nào để nhìn

thấy một vật(hình 1.2 a), gv kết hợp đặt ra các câu hỏi.
GV hỏi : Các em có biết vì sao các bạn học sinh ở thành phố bị cận nhiều hơn các bạn học
sinh ở nông thôn không ?
HS nhận thức : ở thành phố, do nhà cao tầng che chắn nên các học sinh thường phải học tập,
làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) hoặc ánh sáng khuếch tán nên
mắt thường dể bị cận. Chúng ta ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh sáng
chủ yếu là ánh sáng tự nhiên vì thế mà ít bị cận hơn.
GV: Để khắc phục hiện tượng trên thì các học sinh thành phố cần phải làm gì ?
HS trả lời : Các học sinh thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã
ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
GV nhấn mạnh : Các học sinh khi học tập phải đảm bảo ánh sáng, hạn chế học tập dưới ánh
sáng nhân tạo.
2. Bài 3 : ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
a. Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn
sáng truyền tới.
b. Phương pháp tích hợp: làm thí nghiệm H3.1, H 3.2 để hình thành kiến thức bống tối, sau
đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh(có sử dụng hình ảnh minh họa).
GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
HS trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì
vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn lớn.
GV: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? (sử dụng hình ảnh
để học sinh quan sát)
Hs trả lời : ở các thành phố thường bị ô nhiễm
ánh sáng là do quá nhiều loại nguồn sáng có
cường độ chiếu sáng khác nhau.
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì
cho con người ?
Hs nhận thức : Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các
tác hại cho con người như: Làm cho con người
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng

Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
11

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn giao thông và sinh
họat.
Hình ảnh ô nhiềm ánh sáng ở các đô thị
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người ?
Hs nhận thức : Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm cho con
người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn giao thông
và sinh họat.
GV : Làm thế nào để giảm thiểu ánh sang đô thị ?
HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
3. Bài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
a. Địa chỉ tích hợp:
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.
b. Phương pháp tích hợp: hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng( có sử
dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh
vể sự ô nhiễm của nguồn nước,các hành động để bảo vệ môi trường nước.
GV : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì ?
Hs trả lời : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là những
chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần quan
trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.
GV giới thiệu hình ảnh về môi
trường nước chúng ta đang ở tình

trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì
để có được những mặt nước trong
xanh này?
HS nhận thức: dòng sông ở địa
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
12

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt
rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được bơm các chất đọc hại từ vuông xuống
sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường.
4. Bài 12 : GƯƠNG CẦU LÕM
a. Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành
một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì
thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
b. Phương pháp tích hợp: làm thí nghiệm( H 8.2 – sgk vl7), kết hợp sử dụnh hình ảnh về lợi
ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt các câu hỏi có liên quan,
giáo viên nhấn mạnh kiến thức BVMT.
GV : Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, song song hay
phân kì?
Hs : Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song.
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?
Hs : Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nó là
một nguồn năng lượng vô tận.
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
Gv : Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?

Hs nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm
thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng
thời bảo vệ được môi trường.
Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều
ứng dụng vào trong cuộc sống( như
nấu nướng, nấu chảy kim loại…)
Gv giới thiệu hình ảnh ( sử dụng
gương cầu lõm để nấu nướng)
5. Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN
a. Địa chỉ tích hợp:
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
13

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của
con người mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một số loài
động vật trên thế giới.
b. Phương pháp tích hợp: sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở địa
phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rỏ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV : Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn?
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức
đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu.
Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn
làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực
bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung,

dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của
một số loài động vật
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
HS hiểu :
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và
đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như:
thảm, rèm , thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý
thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt
ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện
giao thông đó cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như:
máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại… Khi cần tiếp xúc với các
thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn.
Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
14

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ khi lên cầu thang,
không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học…
6. Bài 17 SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ SÁT
a. Địa chỉ tích hợp:
Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát

b. Phương pháp tích hợp: làm các thí nghiệm của bài để hình thành kiến thức có thể làm
nhiễm điện vật bằng cách cọ xát, sử dụng hình ảnh về tác hại của sét, và biện pháp làm
giảm sét,kết hợp lấy ví dụ thực tế.
GV: Có thể làm vật nhiểm điện bằng cách nào ?
Hs : Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
GV :Trong tự nhiên vật có tự nhiễm điện được không? Em hãy cho ví dụ?
HS : Trong tự nhiên vật vẫn có thể nhiễm điện được mà không cần sự tác động của con
người.Ví dụ, vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm
điện trái dấu.
GV : Sự nhiểm điện này dẫn đến hiện tượng gì trong tự nhiên?
HS: Sự nhiểm điện trên dẫn đến sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây
với mặt đất (sét).
GV : Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến môi trường không?
Hs : Hiện tượng trên vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ
sung vào khí quyển…
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con
người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO
2
…).
GV : Vậy cần phải làm gì để làm giảm tác
hại của sét?
HS ý thức : Để giảm tác hại của sét, bảo vệ
tính mạng của người và các công trình xây
dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
15

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường

vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
9. Bài 29 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
a. Địa chỉ tích hợp:
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
b. Phương pháp tích hợp: tiến hành thí nghiệm H29.1, 29.2 – sgk vl7, để nêu những tác hại
của dòng điện đối với con người, liên hệ thực tế,
hình ánh sự cố chập điện….
GV : Khi chúng ta sử dụng điện thường gặp
những sự cố nào?
Hs nhận thức: Quá trình đóng ngắt mạch điện cao
áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện
không tốt của các thiết bị đóng_ ngắt mạch điện
cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa
điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh
hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản
ứng hóa học (tạo ra các khí độc như NO, NO
2
, CH
4
…),tia lửa điện truyền đến các vật liệu
xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn. Hàng năm các vụ hỏa hoạn ở các khu chợ, ở các khu
đô thị xảy ra chủ yếu là do chập điện, nguyên nhân sâu xa là do nhiều người còn thiếu sự
hiểu biết về vấn đề “An toàn khi sử dụng điện”.Hiện tượng cháy- chập điện không những
cướp đi tính mạng của con người mà nó còn làm thiệt hại nhiều tài sản, làm lãng phí điện
năng, làm ô nhiễm môi trường một cách trực tiếp và gián tiếp.
GV : Để khắc phục được sự cố trên các em cần phải làm gì ?
Hs nhận thức : Để khắc phục được sự cố trên ta cần phải :
- Đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị
điện.
- Cần phải tìm hiểu kĩ các biện phỏp an toàn khi sử dụng điện.

- Nhắc nhở người thân trong gia đình phải sử dụng điện một cách cẩn thận
2. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
a. Đề bài:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
16

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
Câu 1: Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả
thu được là 3,25 vôn. Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
A. 3,5V và 0,1V B. 3V và 0,01V C. 3,5V và 0,01V D. 3,5V và 0,2V
Câu 2: Đặt một vật có dạng một đoạn thẳng nhỏ trước gương phẳng và song song với
gương, ảnh của vật qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
A. Song song, ngược chiều với vật B. Song song, cùng chiều với vật.
C. ảnh và vật vuông góc với nhau. D. Cả 3 nội dung trên đều sai.
Câu 3. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải:
A. Nhúng một thanh kẽm với cức âm và nối cuôn dây thép với cực dương của nguồn
điện
B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương
của nguồn điện.
C. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một
thời gian
D. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm
Câu 4: Âm không truyền được trong môi trường :
A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí. D. Chân không
Câu 5: Sơ đồ có 2 bóng đèn mắc song song là sơ đồ:
A. B
C. D


Câu 6: Trong các trường hợp sau,
trường hợp nào tác dụng nhiệt là vô
ích?
A. Bếp diện. B. Quạt điện C. Bàn là. D. Ấm điện.
Câu 7: Để vẽ ảnh của một vật sáng dạng một đoạn thẳng AB tạo bởi gương phẳng ta sẽ
A. Vẽ ảnh A của điểm A.
B. Vẽ ảnh B của điểm B.
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn

A
K

A
K

A

K
17

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
C. Vẽ ảnh A của điểm A và B của điểm B.
D. Vẽ ảnh A’ của điểm A và B’ của điểm B sau đó nối A’ với B’
Câu 8: Để đo hiệu điện thế của 1 thiết bị tiêu thụ điện người ta dùng dụng cụ :
A. Ampe kế B. Vôn kế C. Cân D. bình chia độ
Câu 9: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại đó là tác
dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hoá học B. Tác dụng từ
C. Tác dụng sinh lý D. Tác dụng nhiệt
Câu 10: Chất nào dưới đây truyền âm tốt nhất?
A. Chân không B. Chất khí C. Chất rắn D. Chất lỏng
Câu 11: Trên bóng đèn có ghi còn số 220V trong thông tin dưới đây, thông tin nào là phù
hợp nhất?
A. 220V là hiệu điện thế định mức để bóng đèn điện có thể sáng bình thường.
B. Được sử dụng bóng đèn điện nói trên với hiệu điện thế vượt quá giá trị 220V
C. Khi thường xuyên sử dụng bóng đèn điện với hiệu điện thế trên 220V thì nó sẽ rất
bền.
D. Con số 220V không cần thiết phải ghi trên bóng đèn vì đèn dùng ở nguồn điện nào
cũng sáng bình thường
Câu 12 : Quan sát nguồn điện gồm nguồn điện, bóng đèn, các dây nối và khoá K như hình
20. Hãy Cho biết thông tin nào sau đây là đúng?
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
18

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
A. Trong mạch có dòng điện chạy qua
B. Dòng điện qua bóng đèn theo chiều từ A đến B.
C. Các êlectrôn dịch chuyển qua bóng đèn theo chiều từ B đến A.
D. Các thông tin đều đúng
Câu 13 : Khi làm đường, đào mương, xây dựng nhà cửa . (1). . người thợ xây dùng máy,
ngắm và các cọc tiêu để xác định 1 đoạn thẳng tại khu vực sắp xây dựng, việc làm này dựa
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn

Đ

P
B
A
K
19

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
trên nguyên tắc nào ?
A. Sự truyền thẳng ánh sáng B. Sự nở vì nhiệt của chất khí
C. Lực cân bằng D. Phương của dây dọi.
Câu 14 : Các hình vẽ dưới đây, hình nào biểu diễn chùm tia hội tụ.
A. Hình (a) B. Hình (b)
C. Hình (c) D. Hình (d).
Câu 15 : Những hình nào sau đây cho biết ánh sáng xuất phát từ điểm sáng S tới M?
A. Hình (a) B. Hình (b) C. Hình (c).
Câu 16 : Ngưỡng đau có thể làm đau nhức tai là:
A. 60dB B. 140 dB C. 130 dB D. 120 dB
Câu 17 : Vật phát ra âm cao hơn:
A. Khi vật dao động mạnh hơn.
B. Khi vật dao động chậm hơn
C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
D. Khi tần số dao động lớn hơn.
Câu 18: Trên ô tô xe máy người ta thường lắp một gương
A. Gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau.
B. Gương cầu lõm ở phía trước để quan sát ở phía sau.
C. Gương cầu lồi ở phía sau.
D. Gương cầu lõm ở phía trước.
Câu 19: Cho các hình vẽ sau, hình nào mô tả đúng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng?
A. Hình a. B. Hình

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
20

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
b. C. Hình c. D. Cả 3 hình trên.
Câu 20: Một vật thực hiện được 10 dao động trong 5 giây. Tần số của vật có giá trị nào sau
đây.
A. 2 Hz B. 5Hz. C. 50 Hz D. 0,5 Hz.
b. Đáp án biểu điểm
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Tổng điểm tối đa là 10 điểm
* Phần đáp án:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
11 12 13 14 15 16 17 1
8
19 20
Đáp án C B B D A B D B C C A D A A A C D A B A
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
21

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
3. BẢNG ĐIỂM
a. LỚP THỰC NGHIỆM:
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM KIỂM TRA
TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐIỂM KIỂM TRA

SAU TÁC ĐỘNG
1.
Phạm Văn An 6 7
2. Lương ngọc Anh 7 8
3. Nguyễn Thị Việt Anh 4 7
4. Lê Thị Chúc 6 6
5. Nguyễn Văn Hà 7 8
6. Nguyễn Đức Hải 4 6
7. Nguyễn Thị Hằng 9 9
8. Nguyễn Thị Thúy Hằng 9 9
9. Lê Thị Hân 6 7
10. Kiều Thái Hậu 7 8
11. Nguyễn Hữu Hoàng 7 9
12. Vũ Việt Hoàng 9 9
13. Nguyễn Thị Mai Hương 6 7
14. Vũ Thị Thu Hương 4 4
15. Phạm Đắc Kỳ 10 10
16. Lê thị Lan 6 7
17. Lê Thị Lệ 6 8
18. Đỗ Thị Mỹ Linh 9 9
19. Lương Thị Ngọc Linh 3 4
20. Lê văn Long 10 10
21. Nguyễn thị Nga 7 8
22. Phạm Thị Ngọc 7 8
23. Nguyễn Thi Nhung 6 7
24. Vũ Anh Quyền 6 8
25. Nguyễn Văn Sĩ 6 6
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
22


Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
26. Đào Văn Sơn 7 8
27. Nguyễn Văn Tài 6 8
28. Nguyễn Thi Thúy 6 7
29. Đàog Thị Thuyến 6 7
30. Lê Văn Tiến 6 7
31. Nguyễn Đức Tiến 6 7
32. Lê Xuân Trường 4 7
33. Đào Thị Xuyến 7 7
34. Lê Thị Yến 7 7
b. LỚP ĐỐI CHỨNG:
STT HỌVÀ TÊN ĐIỂM KIỂM TRA
TRƯỚCTÁCĐỘNG
ĐIỂM KIỂM TRA
SAU TÁC ĐỘNG
1.
Nguyễn Thị Ngọc Anh 8 8
2. Lê Ngọc Ánh 6 6
3. Nguyễn Ngọc Ánh 4 4
4. Lê Văn Cảnh 6 6
5. Vũ Thị Thùy Dung 6 6
6. Nguyễn Như Đăng 4 4
7. Đào Văn Đức 3 6
8. Trần Thị Minh Giang 6 7
9. Trần Thu Hà 8 8
10. Lương Đức Hiếu 8 8
11. Nguyễn Hữu Hiếu 7 7
12. Nguyễn Thị Hoa 7 7

13. Lê Việt Hoàng 7 7
14. Nguyễn Thị Huyền 6 6
15. Lê Thị Thanh Huyền 9 9
16. Nguyễn Trung Hưng 7 8
17. Đào Thị Hương 8 8
18. Nguyễn Trọng Lâm 8 8
19. Nguyễn Thị Liên 4 4
20. Nguyễn Hữu Minh 7 7
21. Nguyễn Thị Ngân 4 4
22. Nguyễn Hồng Nhung 7 6
23. Nguyễn Đức Sáng 7 6
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn
23

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao
24. Nguyễn Ngọc tân 6 6
25. Đào Xuân Thành 6 6
26. Nguyễn Thị Thi 5 7
27. Lê Thị Thuyến 7 7
28. Lương Thị Trang 7 5
29. Vũ Thị Trang 7 7
30. Nguyễn Thị Tuyết 7 6
31. Lê Quang Vinh 6 6
32. Đào Đình Vũ 8 7
33. Lê Thị Xuyến 8 6

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng
Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn

24

×