Sáng kiến kinh nghiệm
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP BỐN, LỚP NĂM
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀ CHÂU.
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Lí do chọn đề tài:
Mơn Tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu
về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con
người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất. Cùng với
mơn Tiếng Việt và Tốn học, mơn Tự nhiên xã hội là 3 mơn quan trọng nhất trong
chương trình tiểu học. Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh
trong việc học tập môn Tự nhiên xã hội nói chung và phân mơn lịch sử ở lớp 4, lớp5
nói riêng là một phần trong việc đổi mới phương pháp dạy học của bộ mơn này. Góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Bởi vì qua thực tế 6 năm làm cơng tác
quản lý, tôi nhận thấy: Học sinh chưa thực sự chủ động, tích cực trong giờ học lịch sử
(chủ yếu là nghe, ghi, đọc sách giáo khoa). Đồng thời do yêu cầu phát triển khoa học
kỹ thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi con người phải chủ
động, tích cực, sáng tạo để thích ứng được sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất nước
đã đặt ra mục tiêu cho ngành giáo dục “Đào tạo ra những con người có kiến thức văn
hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu
lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu
phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai”. Cũng trong q trình quản lý, tơi nhận
thấy học sinh có tiềm năng được tiếp xúc với nhiều lượng thông tin (từ bố, mẹ, anh
chị - những người có trình độ văn hố, làm khoa học). Vì vậy, trong lớp xuất hiện
nhiều em có khả năng tích cực, chủ động, cần khơi dậy giúp các em phát triển để đáp
ứng mục tiêu và yêu cầu của đất nước. Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 4, lớp 5
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các
sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó
hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mơ tả, phân tích, so sánh,
đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức
đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước,
hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính
ham hiểu biết khoa học của học sinh. Để từ đó các em có lịng tự hào dân tộc phát huy
mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc. Chính vì
lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, cũng như mọi mơn học khác, học
sinh tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tức là học
sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật,
cậu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới sự định hướng và kết luận của giáo
viên để học sinh tự hình thành các biểu tượng lịch sử. Xuất phát từ những lí do trên
mà tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy
học môn Lịch sử lớp Bốn, lớp Năm” ở Trường Tiểu học Số 2 Hoà Châu.
2. Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bản thân đề xuất “Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp Bốn, lớp Năm” ở Trường
Tiểu học Số 2 Hoà Châu.
3. Thực trạng vấn đề:
a/ Thực trạng chung:
Hiện nay, có một số tiết học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử địa phương
nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn
giảng, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp.
Tuy nhiên, việc dạy học này chưa được thực hiện đều ở đại bộ phận giáo viên
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
của các trường. Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và
chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm
hiểu kĩ bài học. Điều này dẫn đến nhiều học sinh khơng biết gì về truyền thống lịch
sử cha ơng hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau. Đây là một điểm yếu cần
được khắc phục.
Cũng có thể nói thêm, giáo viên gặp khơng ít khó khăn khi dạy Lịch sử Việt
Nam. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là các sách lịch sử của chúng ta
viết về các thời kì cịn nặng về chính trị và quân sự, nêu quá chi tiết về diễn biến của
các trận chiến, . . . mà ít chú ý đến nội dung trọng tâm của việc xây dựng và bảo vệ
đất nước.
b/Về phía giáo viên:
- Chưa xác định chính xác nội dung và mục tiêu bài dạy dẫn đến việc cung cấp
kiến thức một cách hời hợt hoặc (phần lớn) quá dàn trải.
- Triển khai không đồng bộ mô hình tiết dạy theo phương pháp mới, nặng về
nhồi nhét kiến thức, ít chú ý đến việc khởi động và định hướng bộ máy tư duy của
học sinh.
- Sử dụng hệ thống phương pháp giảng dạy chưa phù hợp thực tế, phần lớn sa
đà vào các hình thức học nhóm, trị chơi mà ít chú ý đến việc phối hợp nhiều phương
pháp nhằm kích thích khả năng tư duy logíc của học sinh.
- Phương tiện dạy học chưa phong phú hoặc q lạm dụng cơng nghệ thơng tin.
c/ Về phía học sinh:
- Nắm nội dung bài học một cách máy móc, một bộ phận khơng nhỏ học sinh
cịn học theo kiểu “học vẹt”.
- Chưa thành thạo trong kỹ năng khai thác thông tin từ các nguồn sử liệu khác
nhau, đặc biệt là thơng qua kênh hình và thực địa.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
4. Phạm vi và đối tượng của đề tài:
- Học sinh lớp Bốn và lớp Năm qua việc học mơn Lịch sử.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài. Tổng hợp các văn bản chỉ thị, nghị
quyết của Đảng và Nhà nước. Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra. Nhóm
phương pháp hỗ trợ.
6. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian bắt đầu: Tháng 12 năm 2012
Thời gian kết thúc: Tháng 12 năm 2013
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lí luận:
Trong quá khứ, lịch sử đã chứng minh những lí do mà ngày nay chúng ta sẽ
khơng cịn / ít chấp nhận nữa.
Ví dụ: Một trong những lí do mà lịch sử giữ được vị trí trong nền giáo dục
hiện hành là bởi vì các quan niệm trước đây tin rằng một kiến thức nhất định về các
sự kiện lịch sử sẽ giúp phân biệt được người có học và người thất học. Kiến thức về
sự kiện lịch sử đã từng được sử dụng như một thiết bị sàng lọc. Đáng tiếc, điều này có
thể khuyến khích việc ghi nhớ một cách máy móc, đây là sự thật nhưng đó khơng
phải là mặt tích cực của mơn học. Ngày nay, trong thời đại của cơng nghệ, kỷ ngun
của Internet thì trí nhớ hay nắm việc giữ một vài tài liệu đã khơng cịn là cần thiết và
quan trọng nữa.
Lịch sử có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, bởi vì nó cần thiết cho mỗi
cá nhân, xã hội, nó cịn là nơi chở che, gìn giữ và bảo vệ cái đẹp. Có rất nhiều cách
thức để thảo luận về lí do tại sao phải học lịch sử.
Có một qn tính rất lớn ở hầu hết học sinh Việt Nam, đó là các mơn học đựợc
mặc định và nghiễm nhiên tiếp nhận mà không bao giờ người học tự đặt câu hỏi: Tại
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
sao mình phải học mơn học này mà khơng học mơn học khác? Mơn học này có lợi ích
gì? Mơn học này có lịch sử từ bao giờ và nó đã phát triển như thế nào cho đến ngày
nay?
Dưới đây là những lí do cơ bản của sự cần thiết phải học lịch sử:
+ Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về con người và xã hội.
+ Lịch sử giúp chúng ta hiểu ra sự thay đổi và xã hội chúng ta sống sẽ xẩy ra như
thế nào?
+ Lịch sử có vai trị quan trọng trong cuộc sống con người.
+ Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết ln lý.
+ Lịch sử tìm kiếm tính đồng nhất.
+ Học Lịch sử là cần thiết để trở thành người cơng dân tốt.
+ Lịch sử có hữu ích cho cơng việc của nhân loại.
2/Cơ sở thực tiễn:
Kiến thức Lịch sử ở tiểu học khơng được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ
mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn
lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân mơn Lịch sử. Tuy vậy, những kiến thức
trong phân môn lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ
tính nhất định. Phân mơn Lịch sử ở lớp 5 cũng được khơng nằm ngồi cơ sở trên gồm
32 tiết với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau: a./Nhân vật lịch sử: Bình Tây đại
ngun sối Trương Định, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước, Phan
Bội Châu và phong trào Đơng Du, quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. b./Sự kiện lịch
sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945), Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cuộc
khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ XX, thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Tuyên ngôn Độc lập
(2/9/1954); Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): các chiến dịch quân sự
lớn. Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh Đông
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Dương; Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975); Xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong cả nước (năm 1975 đến nay). Với nội dung kiến thức như vậy là
vừa tầm với học sinh ở lứa tuổi lớp 5. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh học môn
lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do đa số giáo viên chỉ dùng một phương
pháp đã cũ là thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện
lịch sử là đủ. Chính vì vậy học sinh khơng hứng thú trong các giờ học lịch sử và đặc
biệt khơng hình dung được các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ
tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Vì lý do
đó, bản thân tơi khi năm đầu tiên được nhận nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu
học Số 2 Hồ Châu, tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng 18 em học
mơn này một cách tích cực, khoảng 30 em học trung bình, cịn lại hầu như các em học
rất thụ động. Trên đây là một số cơ sở thực tiẽn và tình hình thực tế trong việc dạy
học môn Lịch sử lớp 4, lớp 5. Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và học sinh.
Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn Lịch sử như thế nào để phát huy
được tính tích cực của học sinh là một điều mà bản tân tôi cần phải trăn trở và quan
tâm.
Với những cơ sở lí luận và thực thiễn nêu trên, bản thân tôi nêu ra một số biện
pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, lớp 5 ở Trường
Tiểu học Số 2 Hoà Châu cụ thể như sau:
3. Những biện pháp chỉ đạo:
+ Biện pháp thứ nhất: Trước hết, người giáo viên phải nắm nội dung kiến thức
lớp 4, lớp 5:
a) Đối với lớp 4, học sinh cần nắm rõ các giai đoạn lịch sử
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Từ khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN)
- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến 938)
- Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến 1009)
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
- Nước Đại Việt (Từ năm 1009 đến 1858)
b) Đối với lớp 5, học sinh cần nắm rõ các giai đoạn lịch sử:
- Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
- Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
- Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)
- Xây dựng CNXH trong cả nước (1975 đến nay)
+ Biện pháp thứ hai: Việc dạy học lịch sử, cần phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh.
Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về đổi mới dạy - học môn Lịch sử ở các
trường. Những kinh nghiệm này cần tiếp tục được tập hợp, phổ biến và nhân rộng
như: Tiếp tục sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học Lịch sử, đảm bảo đặc trưng bộ
môn và gây hứng thú cho học sinh. Gây xúc cảm và giáo dục tư tưởng cho học sinh
qua từng tiết học Lịch sử; Đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động của giáo viên và học
sinh trong giờ học. Trong đó đặc biệt coi trọng việc thiết kế các hoạt động nhận thức
độc lập của học sinh. Tiếp tục phấn đấu theo hướng giảm phần thuyết trình của giáo
viên để học sinh được hoạt động nhiều hơn; Tiếp tục làm phong phú những kinh
nghiệm rèn kĩ năng học tập bộ môn cho học sinh, kinh nghiệm tổ chức những tiết ơn
tập. Trong thực tế, cịn có nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng khi dạy các tiết ôn tập và tổ
chức kiểm tra, đánh giá; Đồng thời cũng cần phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm
biên soạn và dạy giờ học Lịch sử địa phương, dạy học qua ứng dụng công nghệ thông
tin…
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ
thầy - trị trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy
giáo khơng cịn ở nghĩa truyền thống và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Giáo
viên không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp nhận mà còn là sự
phản ảnh trở lại của các em. Trong thời đại bùng nổ thơng tin, khi học sinh có nhiều
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
kênh tiếp nhận thơng tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức
một cách có hệ thống, trong đó, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan
điểm như vậy, các trường cần khuyến khích mọi học sinh phải chuẩn bị bài mới trước
khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và
khắc sâu.
Nhân cách con người không thể phát triển qua việc tiếp thu tri thức mà phát
triển bằng hoạt động và trong các hoạt động của chính người ấy. Tính chất của hoạt
động ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách: hoạt động rập khn, bắt
chước máy móc, học tập theo lối tái hiện sẽ cho kết quả là những con người chỉ biết
thừa hành, thiếu năng động, sáng tạo. Muốn có những con người năng động, sáng tạo
cần phải tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập tích cực, sáng tạo. Muốn có những
con người có năng lực hợp tác, có khả năng làm việc cùng đồng đội, cần tổ chức các
hoạt động vui chơi, học tập theo nhóm, mang tính chất tập thể.
Do đó để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiểu quả cao, chúng ta cần chú ý:
+ Thứ nhất, bồi dưỡng tình cảm, giáo dục thái độ: Học sinh chủ động, sáng tạo;
giáo viên dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy
học cho học sinh.
+ Thứ hai, thiết kế bài giảng phải khoa học, xác định rõ hoạt động của giáo viên và
học sinh ( câu hỏi đặt ra phải hợp lí có tính chất phân loại HS, bài học cần xác định
nội dung trọng tâm, vừa sức, giúp HS nắm vững bản chất kiến thức, tránh ghi nhớ
máy móc).
+ Thứ ba, ứng dụng CNTT, sử dụng TBDH, thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế.
+ Thứ tư, ngôn ngữ, tác phong của GV chuẩn xác.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Thứ năm, dạy học sát đối tượng (bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học
sinh yếu kém.)
+ Thứ sáu bắt đầu tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh tiểu học.
Trong việc soạn giảng, giáo viên nên thiết kế bài bám sát chuẩn kiến thức kỹ
năng của môn học, bài học. Sắp xếp các hoạt động của giáo viên, học sinh một cách
phù hợp đặc điểm của từng bài và sử dụng thiết bị dạy học: Để đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Cụ thể: Đối với những bài mới, khó
trong chương trình, giáo viên cần thơng qua họp tổ chuyên môn, thảo luận và thống
nhất những nội dung trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh và thống nhất những hoạt
động của học sinh trong các mục của bài đó để phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo của các đối tượng học sinh.
Do đó để giúp học sinh có thể hiểu và nắm được nội dung bài học một cách tích
cực, giáo viên cần có cách tổ chức cho học sinh biết sưu tầm tư liệu, thông tin nhằm
chuẩn bị cho bài học mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ
dùng thiết bị, phương tiện trực quan, thăm quan thực tế phục vụ cho việc dạy học đạt
hiệu quả.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đặc
điểm đối tượng học sinh còn thụ động một chiều để nắm bắt kiến thức, chưa chủ động
tích cực, sáng tạo trong học tập, giáo viên cần phải quan tâm hơn cho sự đổi mới
phương pháp giảng dạy trong các giờ lên lớp như sau:
+ Thay đổi tư duy trong dạy học.
+ Tuỳ thuộc vào đặc trưng của bộ môn giáo viên pahỉ tạo hứng thú cho học sinh
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
trong quá trình nắm bắt kiến thức, tránh sự nhàm chán, căng thẳng trong mỗi giờ học,
tích cực dạy học theo phương pháp nêu vấn đề.
+ Giúp học sinh nâng cao tính tự học, tham gia hoạt động nhóm đạt hiệu quả
cao và cá thể hố trong học tập.
+ Nhà trường, chính quyền địa phương, gia đình học sinh cần tạo môi trường
đẩy đủ nhằm phát triển toàn diện cho các em (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Ngồi giờ
học chính khố nên có những buổi học ngoại khố, tham quan dã ngoại mang tính
thực tế hơn.
Chúng tơi nghĩ, nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ gặt hái được kết quả đáng
kể hơn trong việc dạy và học, đặc biệt đối với môn Lịch sử - Địa lí phần Lịch sử, mơn
học góp phần hình thành phẩm chất con người Việt Nam theo 5 điều Bác Hồ dạy đối
với thiếu nhi.
Phương pháp thực hiện: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân mơn
lịch sử lớp 4, lớp 5 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh
cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với
từng bài, với từng đối tượng học sinh làm cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức (dưới
sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trị là q trình tự giác, tích cực, tự vận
động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển.
+ Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn Lịch sử theo từng loại
bài:
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh
ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc
sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử
nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh
lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Học sinh tự trình bày cơ sở
hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Những bài học lịch sử trong đó các
nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quý của nhân vật, học
sinh có thể tự đóng vai để diễn lại. Mời nhân chứng sống kể chuyện cho học sinh
nghe về trận đánh.
Sau khi học xong chương trình lịch sử lớp 4, lớp 5, học sinh cần nắm các nhân
vật lịch sử cụ thể như sau:
loại
dạy
kiện
sử:
sưu
tranh
tư
là rất
trọng
các
LỚP 4
Hai Bà Trưng
Bà Triệu
Lý Nam Đế
Ngơ Quyền
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Hồn
Lý Cơng Uẩn
Trần Thủ Độ
Trần Quốc Tuấn
Lý Thường Kiệt
Trần Quốc Toản
Lê Lợi
Nguyễn Trãi
Lê Thánh Tông
Chu Văn An
Lương Thế Vinh
LỚP 5
Trương Định
Nguyễn Trường Tộ
Phan Bội Châu
Nguyễn Tất Thành
La Văn Cầu
Cù Chính Lan
Phạm Văn Đồng
Trường Chinh
Võ Ngun Giáp
Phan Đình Giót
Tơ Vĩnh Diện
Bùi Quang Thận
Vũ Đăng Tồn
Võ Thị Sáu
Bế Văn Đàn
Phan Châu Trinh
Với
bài
về sự
lịch
Việc
tầm
ảnh
liệu
quan
để
em
dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm
tranh ảnh từ ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được
hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Học sinh được trình bày
cơ sở hiểu biết đã có của mình.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Biện pháp thứ tư: Thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài
liệu lịch sử:
Như trên đã trình bày, một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu
được khi dạy phân môn lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực
quan được sử dụng nhiều để dạy môn Lịch sử là: Tranh ảnh, Bản đồ lịch sử, các
phương tiện nghe nhìn, Di tích lịch sử. Nhà bảo tàng lịch sử và một số nhà bảo tàng
khác. Giáo viên cần đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để
giáo viên và học sinh chủ động trong bài dạy, cùng phối kết hợp với phụ huynh học
sinh trong việc sưu tầm, đóng góp cho nhà trường. Chủ động đề nghị với Ban giám
hiệu cho học sinh khối lớp 4, lớp 5 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng
lịch sử ở địa phương hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em
mình đi tham quan những nơi đó.
+ Biện pháp thứ năm: Dạy học trên lớp:
Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài: việc thầy
và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục vụ cho
việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được tính tích cực
của mình thơng qua phân mơn lịch sử. Trước kia chúng ta thường quan niệm học lịch
sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép, học
thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu. Nhưng học tập lịch sử theo
quan niệm hiện đại không phải là theo cách trên mà là: học sinh thông qua làm việc
với sử liệu mà tạo ra hình ảnh lịch sử, tự xây dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử
đã diễn ra. Cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội
(học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trị...)mà học sinh xây dựng sự nhận thức
đúng đắn về môn lịch sử. Muốn làm đuợc điều đó khi dạy học trên lớp, giáo viên cần
phải tiến hành qua các bước sau:
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Bước thứ nhất: Giáo viên cần phải định hướng được mục đích, nêu nhiệm vụ nhận
thức của tiết học. Ví dụ: Bài “Chiến dịch Việt Bắc thu – đơng 1947” phần giới thiệu
bài giáo viên nói: Sau tiếng súng mở đầu ở Hà Nội ngày 19-12-1946 quân dân ta đã
phá tan kế hoạch tấn công Việt Bắc của địch trong Chiến dịch thu-đơng 1947. Vì sao
lại xuất hiện chiến dịch này? Diễn biến của chiến dịch ra sao? Ý nghĩa của chiến dịch
là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài hơm nay “Chiến dịch Việt Bắc thu –
đông năm 1947”.
Bước thứ hai: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa, xem tranh ảnh, nghiên cứu đọc
thêm tư liệu, trao đổi thảo luận nhóm, cá nhân. Học sinh làm phiếu học tập - đại diện
nhóm trình bày, các bạn trong lớp nghe và góp ý kiến.
Ví dụ 1: Bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” Khi tìm hiểu một vài nét về
thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành. Học sinh đọc sách giáo khoa từ đầu ....”người dân
Việt Nam thời ấy”, kết hợp với những mẫu chuyện, câu chuyện đã sưu tầm để nói lên
được thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành (làm cá nhân). Khi tìm hiểu về sự kiện
Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước: Học sinh đóng vai: người dẫn
truyện, Nguyễn Tất Thành và anh Lê theo đoạn 3 của bài. Từ đó học sinh sẽ trả lời
được một loạt câu hỏi theo định hướng của giáo viên. Nguyễn Tất Thành dự định đi
đâu? Người sang đó để làm gì? Người ra đi gặp hồn cảnh như thế nào? Thông qua
hai bức ảnh “Bến nhà Rồng” và “Tàu La – tu – sơ Tờ - rê- vin” học sinh dễ dàng hình
dung được sự kiện lịch sử quan trọng này. Từ đó các em sẽ thảo luận rồi cử đại diện
nhóm lên trình bày để rút ra bài học.
Ví dụ 2: Bài “Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947” Để giảng nguyên nhân xuất
hiện chiến dịch, giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, để học sinh chỉ được 6
tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc từ đó nắm vững được vị trí của căn cứ địa Việt Bắc
trên bản đồ Việt Nam. Sau đó học sinh thảo luận trong nhóm để tìm ra được nguyên
nhân xuất hiện chiến dịch từ những cơ sở gợi ý của phiếu học tập và nội dung sách
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
giáo khoa rồi viết ý kiến ra phiếu học tập để trình bày. Để giảng về diễn biến của
chiến dịch: Giáo viên giới thiệu lược đồ của chiến dịch để học sinh nắm được. Các
em dựa vào lược đồ sách giáo khoa để trình bày ra phiếu học tập và cử đại diện trình
bày lại diễn biến theo phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ
xung nếu thiếu. Sau đó học sinh được trực tiếp lên chỉ lược đồ để nói lại diễn biến của
chiến dịch. Để tái hiện lại khơng khí hào hùng của quân và dân ta trên trận đánh sông
Lô. Gây cho địch tổn thất lớn, bật băng catset để các em cùng nghe ca khúc “Sông
Lô”của nhạc sĩ Văn Cao. Ở phần củng cố: Yêu cầu các em lên thuyết minh về những
bức tranh hay những bài thơ các em đã sưu tầm được theo nhóm có liên quan đến
chiến khu Việt Bắc để các em có thể hình dung được căn cứ địa kháng chiến nơi Bác
Hồ- Đảng- Chính phủ đã hoạt động lâu dài để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp
của ta. Chính nhờ việc sử dụng phong phú đồ dùng dạy học giúp học sinh gần gũi với
các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn dễ gây cho các em ấn tượng sâu sắc, hứng thú tìm
tịi, học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh dễ nhớ, nhớ lâu phát triển năng lực chú ý
quan sát, óc tị mị khoa học. Đặc biệt, nó phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm
lứa tuổi của các em.
Bước thứ ba: Giáo viên chốt lại hoặc liên hệ mở rộng. Việc giáo viên chốt lại kiến
thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì:
những thơng tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm
được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt
lại chuẩn kiến thức, từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, gây cho các em sự hứng
thú trong giờ học.
Ví dụ: Bài “Chiến dịch Việt Bắc thu – đơng năm 1947” Khi tìm hiểu về diễn biến
của chiến dịch. Sau khi học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ, trao đổi, thảo
luận trong nhóm để trình bày lại diễn biến của chiến dịch. Giáo viên sẽ chốt lại và mở
rộng: Sáng sớm ngày 16-9-1950, quân ta nổ súng đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, mở
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
màn cho chiến dịch. Đông Khê là cụm cứ điểm quan trọng nằm trên đường số 4 ở
giữa Cao Bằng và Thất Khê và cũng là một mắt xích nối hai khu vực này. Đánh Đơng
Khê trước tiên mà không đánh vào các nơi khác là chủ trương sáng suốt, tài tình của
ta vì: Trên phịng tuyến này Cao Bằng, Thất Khê lực lượng của địch rất mạnh, nếu
đánh vào đây quân ta sẽ bị tổn thất nhiều. Do đó ta đánh vào Đơng Khê là một mắt
xích yếu của địch thì Cao Bằng sẽ bị cơ lập, Thất Khê sẽ bị uy hiếp từ đó để tiêu hao
nhiều sinh lực địch. Chính vì vậy, ở Đơng Khê địch khơng giám phản kích chỉ cố thủ,
máy bay địch yểm trợ bắn phá suốt ngày đêm. Quân ta chiến đấu dũng cảm, cuộc
chiến đấu diễn ra gay go trong từng lơ cốt của địch. Chính vì Đơng Khê quan trọng
như vậy nên Bác Hồ đã ra chỉ đạo trực tiếp trận đánh ở đài quan sát trên đồi cao.
Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm của quân ta và dân ta đã xuất hiện. Trong đó
nổi bật là tấm gương của chiến sĩ bộc phá La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh
tay bị thương rồi tiếp tục xông lên phá lô cốt địch, nêu cao lá cờ đầu trong phong trào
thi đua “giết giặc, lập công”. Sau 54 giờ chiến đấu, ngày 18-9-1950, bộ đội ta đã tiêu
diệt hồn tồn cụm cứ điểm Đơng Khê. Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp được lệnh
rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 để phối hợp với cánh qn khác từ Thất Khê lên
hịng chiếm lại Đơng Khê. Đốn được ý định đó của giặc, qn ta mai phục trên
đường số 4 khiến hai cánh quân từ Cao Bằng về và từ Thất Khê lên không liên lạc
được với nhau, địch bị tiêu diệt ở nhiều nơi, bị bao vây chặt khơng cịn con đường
thốt chúng ra hàng lũ lượt. Một lần nữa ta lại thấy sự chỉ đạo tài tình của Đảng và
Bác Hồ: Chỉ cần đánh một điểm yếu mà hai điểm khác phải dấn thân vào chỗ chết.
Chiến dịch Biên giới thắng lợi rực rỡ, ta giải phóng được một giải biên giới Việt –
Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến tận Đình Lập, đường số 4 sạch bóng quân thù. Và
như vậy chúng ta đã đạt được 3 mục tiêu đề ra: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh
lực địch, khai thông biên giới Việt Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. II.
Tổ chức thực nghiệm (Giáo án).
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài soạn môn lịch sử lớp 5:
Bài 17: CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950.
I. Mục đích và yêu cầu: Học sinh nhận thức được cuộc chiến đấu ở biên giới thắng
lợi đã góp phần làm thay đổi cục diện ở chiến trường Bắc Bộ. Giáo dục học sinh tinh
thần chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Lược đồ, tranh tư liệu về chiến dịch Biên giới, phiếu học tập, bảng phụ.
Học sinh: Tranh ảnh, bài viết sưu tầm liên quan đến chiến dịch Biên giới theo mảng
phân cơng: Nhóm 1: Những hình ảnh về Bác Hồ trong chiến dịch. Nhóm 2: Hình ảnh
bộ đội, dân cơng tham gia chiến dịch. Nhóm 3: Những tấm gương của quân, dân ta
trong chiến dịch. Nhóm 4: Hình ảnh về tù binh địch và lòng nhân đạo của bộ đội ta.
III. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Cả lớp hát một bài.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Tiết trước các em học bài gì? Chỉ lược đồ để nêu diễn
biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947? (1 học sinh) (GV cho điểm) Một
học sinh nêu ý nghĩa của chiến dịch? (GV cho điểm) Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Với thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đơng năm 1947, ta đã
đánh bại hồn tồn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”của thực dân Pháp. Và đến
thu đông năm 1950 ta đã chủ động mở chiến dịch biên giới. Vì sao lại xuất hiện chiến
dịch này? Diễn biến của chiến dịch ra sao? Ý nghĩa của chiến dịch ra sao? Cơ cùng
các con sẽ tự tìm hiểu qua bài: “Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950” (Giáo viên
ghi lại đầu bài - học sinh mở SGK trang 117 ).
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Giáo viên: Vì sao lại xuất hiện chiến dịch này? Cơ trị
chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu phần thứ nhất của bài (giáo viên ghi bài) *Vì sao
xuất hiện chiến dịch biên giới này: Để trả lời cho câu hỏi này, các con sẽ làm câu 1
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm
trong phiếu cá nhân của mình. Các con đọc SGK từ đầu đến “đường huyết mạch
này”và tìm kĩ xem ta mở chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
Trong phiếu có 5 ơ trống điền dấu X vào ý các con cho là đúng. Sau đó, các con lên
trình bày cho cả lớp nghe. Cả lớp làm phiếu học tập – Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm ý. Giáo viên treo bảng phụ (Nội dung như trên phiếu học tập)- 1 học sinh lên chữa
– trình bày. Các bạn nhận xét, bổ sung- trình bày. Giáo viên chốt kiến thức: Kết hợp
chỉ trên lược đồ và tranh tư liệu: Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc thu đông năm
1947, nhờ sự giúp sức của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp lại thực hiện âm mưu thâm độc
“khóa chặt biên giới Việt Trung”bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên
đường số 4 một hệ thống trên 40 đồn bốt từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, nhằm cắt đứt
đường liên lạc của ta với các nước anh em hịng nhanh chóng kết thúc chiến tranh
xâm lược ở Việt Nam. Đứng trước âm mưu thâm độc của kẻ địch, Bác Hồ đã họp với
Đảng - Chính phủ và Bộ tư lệnh quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm 3 mục
đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt Trung
để mở rộng quan hệ với các nước anh em; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
nơi đây Bác Hồ - Đảng – Chính phủ hoạt động chỉ huy cuộc kháng chiến chông Pháp.
vậy diễn biến của chiến dịch Biên giới như thế nào? Ta có đạt được mục đích đề ra
khơng? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần thứ hai của bài (Giáo viên ghi mục hai) * Diễn
biến của chiến dịch. Giáo viên: Để hiểu rõ điều này các con sẽ đọc tiếp sách giáo
khoa từ “sáng ngày 16-9” đến “giành cho chúng một phần” và xem kỹ lược đồ và trao
đổi, thảo luận với nhau trong nhóm để trình bày diễn biến đó vào phiếu học tập. Giáo
viên phân 4 nhóm – nhóm trưởng – phát phiếu học tập. Học sinh thảo luận nhóm. Đại
diện một nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm. Giáo viên ghi những sự kiện
chính lên bảng. Ngày 16-9-1950 ta tấn công Đông Khê. Ngày 18-9-1950 Đông Khê bị
tiêu diệt. Địch rút khỏi Cao Bằng, bị tiêu diệt, ra hàng. Ta đã thực hiện được 3 mục
đích đề ra Các nhóm khác nhận xét - bổ xung nếu thiếu. *Giáo viên hỏi: Vì sao chiến
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm
dịch lại có tên là “Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950”? Ai là người chỉ đạo trực
tiếp quân ta ở mặt trận Đông Khê? Tại sao ta lại đánh Đông Khê mà không đánh Cao
Bằng hay Lạng Sơn, Thất Khê? Một học sinh lên chỉ lược đồ diễn biến. Giáo viên
chốt lại: Kết hợp chỉ lược đồ và ảnh tư liệu. Sáng sớm ngày 16-9-1950, quân ta nổ
súng đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, Mở màn chiến dịch. Đông Khê là cụm cứ điểm
quan trọng nằm trên đường số 4 ở giữa Cao Bằng và Thất Khê và cũng là một mắt
xích nối hai khu vực này. Đánh Đông Khê trước tiên mà không đánh vào các nơi khác
là chủ trương sáng suốt, tài tình của ta vì: Trên phịng tuyến này Cao Bằng. Thất Khê
lực lượng của địch rất mạnh, nếu đánh vào đây quân ta sẽ bị tổn thất nhiều. Do đó ta
đánh vào Đơng Khê là một mắt xích yếu của địch thì Cao Bằng sẽ bị cơ lập.
IV/ Củng cố:
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
- Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng.
+ Giáo viên phổ biến luật chơi.
+ Giáo viên nêu câu hỏi - Học sinh chơi cả lớp dưới hình thức bảng con.
- Quân ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê vào thời gian nào?
(Sáng ngày 16 tháng 9 năm 1950)
- Khi bị trúng đạn, nát một phần sánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng
đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để riếp tục chiến đấu. Hành động dũng cảm đó là
ai? (La Văn Cầu)
- Vào thời gian nào, quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê ?
(Sáng ngày 18 tháng 9 năm 1950)
- Qua 29 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã diệt và bắt sống bao nhiêu tên địch
( 8000 tên địch)
V/ Dặn dò:
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : Hậu phương sau những năm chiến dịch biên
giới
Biện pháp thứ sáu: Hướng dẫn học sinh cách học để mau nhớ và nhớ lâu:
+ Cách 1: Chia từng thời kì, giai đoạn lịch sử:
Khơng nhất thiết, giáo viên yêu cầu các em học theo sách giáo khoa, có chăng cần
sắp xếp câu hỏi theo thứ tự dễ nhớ
Ví dụ: Giai đoạn lịch sử: Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)
Học sinh có thể thiết lập một số câu hỏi phù hợp với giai đoạn lịch sử (Từ năm 1226
đến năm 1400) cụ thể như sau:
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ? (Nhà Lý ngày càng suy yếu, nội bộ
triều đình mâu thuẫn, nhân dân sống cơ cực, Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ
được ngai vàng. Lý Huệ Tông khơng có con trai, truyền ngơi cho con gái là Lý Chiêu
Hồng, mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hồng lấy Trần Cảnh, rồi nhường
ngơi cho chồng.)
- Nhà Trần được thành lập vào năm nào ? (đầu năm 1226)
- Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước ? (Xây
dựng lực lượng quân đội vững mạnh, nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc
đắp đê và bảo vệ đê điều.)
- Nhà Trần đã có những biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong
việc đắp đê ?
(Nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn các con
sông lớn cho đến cửa biển, tất cả mọi người, không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều
phải tham gia bảo vệ đê. Hệ thống đê đã hình thành dọc sơng Hồng và các con sông
lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.)
- Vào cuối thời Trần tình hình nước ta như thế nào?
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm
(Tình hình nước ta ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đoạ. Không chịu nổi
cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị, nơng dân, nơ tì đã
nổi dậy đấu tranh. Trong triều, một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An dâng sớ
chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua khơng nghe, ơng
xin từ quan. Trong tình hình phức tạp và khó khăn đó, đã xuất hiện nhân vật Hồ Q
Ly, một vị vua quan đại thần có tài. Thốt chết sau vụ mưu sát, năm 1400, Hồ Quý
Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô, đổi
tên nước là Đại Ngu.
- Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi qn Minh xâm lược ?
(Hồ Q Ly khơng đồn kết được nhân dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ
dựa vào quân đội nên đã thất bại. Nước ta bị nhà Minh đô hộ.)
+ Cách 2: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
Ví dụ :
*Đối với việc dạy lịch sử lớp 4, các em nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch
sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Thời Văn Lang, Âu Lạc, ông cha ta đã tạo lập nên một đất nước riêng với
những phong tục tập quán của mình. Nước Việt Nam bước đầu đã được hình thành và
xây dựng trong lao động, trong đấu tranh.
- Trong hơn một nghìn năm dưới ách đơ hộ của phong kiến phương Bắc, nhiều
cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra. Cuối cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Ngô
Quyền đã giành lại độc lập cho dân tộc.
- Sau ngày độc lập, nhà nước đầu tiên đã được xây dựng. Khi Ngơ Quyền mất,
đất nước lâm vào thời kì loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn, thống nhất
lại đất nước. Nối nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn cùng quân dân ta đánh tan cuộc xâm lược
của nhà Tống.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm
- Từ nhà Lý đến nhà Nguyễn, nước ta có lúc thịnh, có lúc suy, song thời nào
cũng có vua giỏi, người tài. Vua Lý dời đơ ra Thăng Long lo kế xây dựng đất nước
giàu mạnh lâu dài. Những người như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Quang Trung v. v… đã làm rạng danh nước nhà.
* Đối với Lịch sử lớp 5, các em tìm hiểu một số sự kiện, nhân vật lịch sử nước ta
từ khi thực dân Pháp xâm lựơc (1858) đến nay.
- Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã kiên quyết đứng
lên chống giặc. Cuối thế kỉ XIX, sau sự thất bại của hàng loạt cuộc khởi nghĩa, nước
ta bị thực dân Pháp đô hộ.
- Vào đầu thế kỉ XX, với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, người thanh niên
Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết định rời Tổ quốc đi tìm
đường cứu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta vừa đấu
tranh, vừa xây dựng lực lượng. Đến mùa thu năm 1945, khi có thời cơ, cả nước đồng
loạt đứng lên khởi nghĩa, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày 2-9-1945, tại
Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tun bố nước Việt Nam từ nay hoàn
toàn độc lập.
- Từ cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Cả dân tộc lại phải
tiến hành kháng chiến giữ nước. Sau chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp,
nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc chiến tranh, lập
lại hồ bình ở miền Bắc.
- Từ cuối năm 1954, đế quốc Mĩ từng bước thay chân thực dân Pháp xâm lược
miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Miền Nam một lần nữa phải đứng lên
kháng chiến. Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam đánh giặc.
- Năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đất nước được thống nhất.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm
- Sau ngày thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân
dân ta đã vượt qua mn ngàn khó khăn để xây dựng lại đất nước, từng bước vươn
lên sánh vai với các quốc gia khác trên thế giới.
+ Cách 3: Nắm các sự kiện then chốt, các phương pháp ghi nhớ mốc lịch sử
Ví dụ: Đối với chương trình Lịch sử lớp 5, các em nắm sự kiện then chốt chủ yếu như
: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã
họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc
kháng chiến. Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này, cả tuyền tuyến và hậu phương
đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất. Hơn nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân
về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa, gần ba vạn
người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc
men… lên Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, Bộ Chính trị (Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Văn
Đồng, đồng chí Trường Chinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp) họp thông qua phương
án mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt tấn công. Đợt một (bắt đầu vào ngày
13 tháng 3 năm 1954). Đợt hai (bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1954). Đợt ba ( bắt đầu
vào ngày 1 tháng 5 năm 1954). Đúng vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5 năm
1954, tướng Đờ Ca- xtơ-ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt
sống. Lá cờ “ Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc Pháp.
Địch lũ lượt giương cờ trắng ra hàng.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo
đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm
Chiến dịch Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín
năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Cách 4: Ghi nhớ các sự kiện qua ngày sinh nhật của người thân hoặc bạn bè.
Ví dụ: Anh em sinh năm 1975 thì chính là mốc lịch sử miền nam hồn tồn giải
phóng, thống nhất hồn tồn nước Việt Nam.
+ Cách 5: Xem phim tài liệu hoặc tham quan các di tích lịch sử: Tư liệu đĩa CD
+ Cách 6: Dành 15 phút trước khi đi ngủ để nhớ lại sự kiện lịch sử
Ví dụ: Ở giai đoạn nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất đất nước (1954-1975), học sinh cần hệ thống hoá các sự kiện cụ thể như
sau:
Nước nhà bị chia cắt (Theo hiệp định Giơ-ne-vơ: sông bến Hải (thuộc huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc. Quân
Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7 năm 1956, nhân dân
hai miền Nam- Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Cuối năm 1959đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn
miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”. Năm 1958, Nhà
Máy Cơ khí Hà Nội ra đời, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền
Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã,… làm cho Mĩ và quân
đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ. Trong 12 gày đêm cuối năm 1972,
đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn
ở miền Bắc. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, qn dân
giải phóng Sài Gịn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống
nhất và độc lập.
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 23
Sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài những cách học trên, chúng ta cần tuyên truyền cho các em một số bí
quyết như: Trong các cuộc diễn biến của một sự kiện các em phải liệt kê những chi
tiết cụ thể. Mốc thời gian lịch sử quan trọng hướng dẫn các em ghi vào tờ giấy ghi
chú gắn vào góc học tập hay ở những nơi mà các em thường dễ nhìn thấy.
4. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiện:
Kiểm tra kết quả qua phiếu học tập dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận: Ở
giai đoạn cuối kì 1 với từng khối lớp cụ thể như sau:
2012 – 2013
Nội dung
2013 – 2014
G
- Buổi đầu dựng nước và 102
(TSHS: 194 em)
K
TB
Y
75
16
1
giữ nước
38,7% 8,2%
52,6
(TSHS: 222 em)
G
K
TB
Y
155
65
2
0,5% 69,8% 29,3% 0,9%
%
- Hơn một nghìn năm đấu 105
72
tranh giành lại độc lập
54,1
37,1% 8,8%
%
95
80
48,9
41,3% 9,3%
%
97
80
- Nước Đại Việt thời Lí
50%
41,3% 8,7%
57,7% 40,5% 1,8%
- Nước Đại Việt thời Trần
98
71
132
50,5
36,6% 12,9%
59,5% 38,3% 2,2%
%
- Nước Đại Việt thời Hậu 95
80
133
Lê
41,3% 9,7%
59,9% 38,3% 1,8%
69
137
- Buổi đầu độc lập
49,0
%
- Hơn tám mươi năm chống 105
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
17
18
17
25
19
20
127
90
5
57,2% 40,5% 2,3%
1
123
92
7
0,5% 55,4% 41,5% 3,1%
128
90
85
85
83
4
5
4
2
Trang 24
Sáng kiến kinh nghiệm
thực dân Pháp xâm lược và 54,1
35,6% 10,3%
61,7% 37,4% 0,9%
đơ hộ (1858-1945)
%
- Bảo vệ chính quyền non 130
48
146
trẻ, trường kì kháng chiến 67,0
24,7% 8,3%
chống
thực
dân
16
75
1
65,9% 33,7% 0,4%
Pháp %
(1945-1954)
5. Bài học kinh nghiệm:
Tóm lại để có biện pháp nâng cao chất lượng học môn Lịch sử lớp 4 và lớp 5.
Khi dạy học, việc phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lịch sử rất
quan trọng. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải thực hiện:
+ Nắm vững chương trình.
+ Nắm vững đặc trưng của bộ môn.
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để minh hoạ.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dạy học.
+ Giáo viên hướng dẫn, khích lệ động viên cho các em học sinh còn yếu, nhút
nhát bằng sự yêu thương gần gũi và cái tâm của người thầy.
+ Tạo hứng thú và niềm tin cho các em trong quá trình học tập.
+ Hướng dẫn kĩ năng các học lịch sử để dễ nhớ, lâu quên.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Môn lịch sử ở tiểu học được tổ chức dạy học từ lớp 4 đến lớp 5, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục chung, đáp ứng của học sinh trong quá trình tìm hiểu quá khứ,
nhận thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật. Đây là mơn học có vai trị quan
trọng trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm cơng dân.
Lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử, giúp học sinh tránh được những sai
lầm, những nhận định lịch sử thiếu cơ sở khoa học, tác động sâu sắc đến tư tưởng tình
cảm, hình thành ở các em lòng khâm phục, biết ơn đối với anh hùng và đồng thời ý
Người thực hiện : Đặng Thị Thêm
Trang 25