Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nâng cao chất lượng bộ môn vật lý THPT bằng video và thí nghiệm ảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.65 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 HUYỆN VĂN BÀN
SỬ DỤNG VIDEO, THÍ NGHIỆM ẢO VÀ CÁC HÌNH ẢNH PHÙ
HỢP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC
SINH LỚP 12A1 TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN KHI HỌC XONG
CHƯƠNG LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.
Họ tên tác giả : Lương Cao Thắng
Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHTN
Tổ chuyên môn: Tổ Khoa học tự nhiên
Đơn vị: Trường THPT số 3 huyện Văn Bàn
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Văn Bàn, tháng 5 năm 2012
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT 3
GIỚI THIỆU 4
PHƯƠNG PHÁP
I – Khách thể nghiên cứu 7
II – Thiết kế nghiên cứu 8
III – Quy trình nghiên cứu 9
IV – Đo lường và thu thập dữ liệu 10
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu 11
2. Bàn luận 13
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 14
2. Khuyến nghị 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
2


Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
TÓM TẮT
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ
thông tin có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta cũng có thể ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy học sinh. Hình thức này khá mới mẻ và không ít
giáo viên có nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học đã đem đến nhiều lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Học sinh có
thể lãnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và nhiều nội dung hơn.Vì
vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một yêu cầu
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Vật lý là bộ môn khoa học thực
nghiệm, song trong chương trình sách giáo khoa có một số khái niệm mới , trừu
tượng đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh phải trực quan hơn, đa
dạng hơn tạo điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của học sinh để hiểu sâu bản
chất của hiện tượng .
Trong chương “Lượng tử ánh sáng”, nếu giáo viên giảng dạy lựa chọn phương
pháp cổ điển là giảng chép hoặc tích cực hơn là sử dụng các câu hỏi gợi mở, các
hình ảnh tĩnh minh họa để dẫn dắt vấn đề, kể cả một vài thí nghiệm minh họa nhưng
việc tiếp thu bài của học sinh sẽ rất hạn chế và không hứng thú học tập. Với phương
pháp này, học sinh sẽ rất khó hình dung được các nội dung kiến thức, việc tiếp thu
bài của các em sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh rất thuộc bài nhưng
không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào bài tập
chưa tốt.
Giải pháp của tôi là sử dụng video, thí nghiệm ảo và hình ảnh có nội dung phù
hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, bản chất các hiện tượng vật lý
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
3
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
mà thực tế các em không quan sát được giúp các em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn
và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12A1, 12A2

trường THPT số 3 Văn bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 12A1 được thực hiện giải pháp
thay thế khi dạy các bài của chương “Lượng tử ánh sáng” (Thuộc chương VI chương
trình chuẩn). Lớp đối chứng là lớp 12A2 giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
Với việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng điện tử đã có ảnh hưởng
rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra
đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác
động của lớp thực nghiệm là 7,04, lớp đối chứng là 6,44 Kết quả phép kiểm chứng t-
test p = 0,03 < 0,05 có ý nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó chứng
minh rằng, việc sử dụng video, thí nghiệm ảo có nâng cao kết quả học tập môn vật lí
của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học xong chương “Lượng tử ánh
sáng” .
GIỚI THIỆU
Trong sách giáo khoa vật lý 12 chương trình cơ bản thí nghiệm Héc về hiện
tượng quang điện, hiện tượng quang điện trong chỉ là những hình ảnh tĩnh kèm theo
các mô tả hiện tượng vật lý và nếu thực hiện trong thực tế cũng rất khó quan sát; các
hiện tượng quang – phát quang, các ứng dụng của hiện tượng quang điện trong và
laze chỉ là một vài hình ảnh hoặc những mô tả kém sinh động. Việc sưu tầm các thí
nghiệm áo, các video, các hình ảnh phù hợp với nội dung bài giúp các em học sinh
có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất các hiện tượng vật lý, mở rộng kiến thức thực tế
hơn về ứng dụng của các hiện tượng này.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
4
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Tại trường THPT Văn Bàn, giáo viên chỉ mới cố gắng khai thác kênh hình,
kênh chữ trong sách giáo khoa để phục vụ cho giảng dạy. Số giáo viên biết tìm tòi,
khai thác trên mạng internet và chỉnh sửa cho phù hợp nội dung bài học, với đối
tượng học sinh còn hạn chế.
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử

dụng các phiên bản tranh ảnh trong sách giáo khoa cho học sinh quan sát. Giáo viên
cố gắng chỉ ra những hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề, học
sinh có nắm được kiến thức, nhưng kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế chưa
được cao, đặc biệt chưa nắm vững bản chất của các khái niệm. Học sinh tích cực trả
lời giáo viên, học sinh thuộc bài nhưng chưa có hiểu sâu kiến thức và khắc sâu kiến
thức. Còn nhiều học sinh không có hứng thú vì gặp phải khái niệm trừu tượng. Một
số bài học trong chương này giáo viên dạy qua loa, thậm chí theo kiểu đọc chép
truyền thống, chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.
Giải pháp thay thế:
Giải pháp của tôi là sử dụng video, thí nghiệm ảo và hình ảnh có nội dung phù
hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, bản chất các hiện tượng vật lý
mà thực tế các em không quan sát được, giúp các em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn
và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.
Vấn đề sử dụng mô hình để dạy học trực quan sử dụng các viedeo, hình vẽ,
flash đã có trong các bài viết và các đề tài liên quan:
+ Tham luận: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và
thách thức” - Hùynh Tấn Thông - trường THPT Lấp Vò 2 - Đồng Tháp.
+ Đề tài: “ Sử dụng giáo án điện tử tăng kết quả học tập môn vật lý của học
sinh lớp 12 khi học xong chương vật lí thiên văn” - ThS. Nguyễn Văn Thắng.
+ “ Thí Nghiệm ảo trong việc dạy học Vật lý ” – Tài liệu.VN
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
5
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Bản thân nhiều thầy cô trong trường và các trường THPT trong tỉnh cũng đã
thực hiện và có nhiều đề tài đề cập đến việc thí nghiệm ảo, các video và hình ảnh
phù hợp phục vụ cho giảng dạy.
Các đề tài đề cập cách ứng dụng công nghệ thông tin dưới góc độ đánh giá tồn
tại, các khó khăn gặp phải cung như khi nào thì sử dụng. Một số đề tài có nghiên cứu
sâu và cụ thể, có nhiều giải pháp hay nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
tuy nhiên còn chưa phù hợp với đôi tượng học sinh.

Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc
đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng video, thí nghiệm ảo và hình
ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm tư liệu hình ảnh động, bản
chất các hiện tượng vật lý mà thực tế các em không quan sát được, giúp các em hiểu
nhanh hơn, hứng thú hơn và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp có nâng cao
kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học
xong chương “Lượng tử ánh sáng” hay không ?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp làm nâng cao
kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học
xong chương “Lượng tử ánh sáng” .
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
6
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
PHƯƠNG PHÁP
I – KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 12A1
và 12A2 trường THPT số 3 Văn Bàn vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho
việc nghiên cứu về cả phía đối tượng học sinh và giáo viên.
Học sinh :
Chọn 2 lớp: lớp 12A1 và lớp 12A2, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình
độ học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, độ tuổi
Bảng 1: Gới tính và thành phần dân tộc của hai lớp 12A1 và 12A2 của
trường THPT số 3 Văn Bàn.
Nhóm
Học sinh các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Tày HMông Dao Thái Giáy
12A1 36 25 11 0 29 4 1 1 1

12A2 36 21 15 1 29 3 2 1 0
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực, chủ
động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư
duy hạn chế, trầm, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
Kết quả bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II năm học 2011 – 2012 của môn Vật lí
là tương đương.
Giáo viên:
Lương Cao Thắng dạy cả hai lớp: 12A1 và 12A2. Giáo viên có kinh nghiệm
công tác giảng dạy, đồng thời là tổ trưởng chuyên môn. Giáo viên có khả năng khai
thác công nghệ thông tin, nhiệt huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công
tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
II - THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
7
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 12A1 làm nhóm thực nghiệm, lớp 12A2 làm
nhóm đối chứng. Dùng bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II năm học 2011 – 2012 làm
bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm
có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh
lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Thực nghiệm Đối chứng
TBC 5,80 5,57
p = 0,21
p = 0,21 > 0,05 từ đó rút ra kết luận sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

Nhóm
Kiểm tra
trước tác
động
Tác động
Kiểm tra
sau tác động
Thực
nghiệm
O
1
Dạy học sử dụng các video, thí
nghiệm ảo và các hình ảnh phù
hợp trong chương lượng tử ánh
sáng.
O
3
Đối chứng
O
2
Dạy học không sử dụng các
video, thí nghiệm ảo và các hình
ảnh phù hợp trong chương
lượng tử ánh sáng.
O
4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
8
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập.

III – QUY TRÌNH NGHÊN CỨU
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Sưu tầm các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp trong chương
lượng tử ánh sáng: Video ( ứng dụng hiện tượng quang điện, hiện tượng quang –
phát quang, ứng dụng của laze); thí nghiệm ảo Héc về hiện tượng quang điện, flash
về hiện tượng quang điện trong; hình ảnh mô hình hành tinh nguyên tử, quang điện
trở, pin quang điện và các ứng dụng của nó.
Lớp thực nghiệm: Sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp
trong chương lượng tử ánh sáng đã sưu tầm ở trên vào các tiết dạy.
Lớp đối chứng: Không sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù
hợp trong chương lượng tử ánh sáng đã sưu tầm ở trên vào các tiết dạy.
2. Tiến trình dạy thực nghiệm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính
khóa để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực hiện
Thứ Môn/Lớp
Tiết
PPCT
Tên bài
Thứ 2
27/02/2012
Vật lí
12A1
51 Hiện tượng quang điện
Thứ 5
01/3/2012
Vật lí
12A1
53 Hiện tượng quang điện trong
Thứ 3 Vật lí 54 Hiện tượng quang – phát quang

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
9
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
06/3/2012 12A1
Thứ 6
09/3/2012
Vật lí
12A1
55 Mẫu nguyên tử Bo
Thứ 6
16/3/2012
Vật lí
12A1
57 Sơ lược về laze. Bài tập
IV – ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II năm học 2011
– 2012 làm bài kiểm tra trước tác động.
Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra được thiết kế gồm 30 câu hỏi câu trắc
nghiệm khách quan.
*Tiến trình kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo
viên trong nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Để cho khách quan tôi
đã nhờ giáo viên Vật lí không dạy khối 12 trong trường chấm bài theo đáp án đã xây
dựng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm trung bình 7,04 6,44

Độ lệch chuẩn 1,11 1,41
Giá tri p của t-test 0,03
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn( SMD) 0,53
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
10
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Biểu đồ so sánh điểm trung bình kiểm tra trước và sau tác động.
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả
của lớp thực nghiệm 12A1 và đối chứng 12A2.
Bảng 6: Thang bậc điểm trước và sau tác động
Lớp
Thang bậc điểm
Kém Yếu TB Khá Giỏi
12A1 Trước TĐ
0 8 21 5 2 36
0% 22.22% 58.33% 13.89% 5.56% 100
Sau TĐ
0 5 15 8 8 36
0% 13.89% 41.67% 22.22% 22.22% 100
12A2 Trước TĐ
0 7 21 4 4 36
0% 19.44% 58.33% 11.11% 11.11% 100
Sau TĐ
0 1 11 18 6 36
0% 2.78% 30.56% 50.00% 16.67% 100
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
11
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động.

Như trên đã chứng minh rằng kết quả của 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng
t- test kết quả p = 0,03 cho thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn SMD =
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,53
cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các
hình ảnh phù hợp làm nâng cao kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
7,04 6,44
0,53
1,11

=
12
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
trường THPT số 3 Văn Bàn khi học xong chương “Lượng tử ánh sáng” của nhóm
thực nghiệm là khả quan.
Giả thuyết của đề tài: “Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh
phù hợp làm nâng cao kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT
số 3 Văn Bàn khi học xong chương lượng tử ánh sáng” đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình là:
7,04, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 6,44
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là: 0,6; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình
trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm. Điều đó cho điểm của hai nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có tỉ lệ điểm

trên trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,53. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tốt.
Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp
là p = 0,03 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
*Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp
làm nâng cao kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn
Bàn khi học xong chương “Lượng tử ánh sáng” chỉ có phạm vi hẹp trong một
chương và nó phụ thuộc vào khả năng sưu tầm, ứng dụng phù hợp trong từng tiết
dạy bài dạy của giáo viên. Để có thể ứng dụng rộng dãi kết quả nghiên cứu trong các
phần kiến thức khác của môn Vật lí đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư nhiều
thời gian, công sức, biết thiết kế bài học cho phù hợp, phải có kĩ năng khai thác dữ
liệu và ứng dụng công nghệ thông tin.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
13
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Đề tài cũng chỉ nên áp dụng ở những trường học sinh có năng lực tư duy hạn
chế, khả năng khai thác kiến thức trên các kênh thông tin còn chưa cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp làm nâng cao
kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học
xong chương lượng tử ánh sáng.
2. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như: trang
thiết bị máy tính, máy chiếu Projector cho nhiều phòng học trên lớp kết nối Wireless
Network, cho các nhà trường mở các lớp bồi dưỡng về ứng công nghệ thông tin
vào trong dạy học.

Đối với giáo viên: tích cực tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin, biết
khai thác thông tin trên mạng Internet.
Với phạm vi và kết quả nghiên cứu của đề tài tôi mong rằng các đồng nghiệp
quan tâm chia sẻ, đặc biệt là với các bộ môn tương tự có thể ứng dụng đề tài này vào
giảng dạy ở một số phần kiến thức để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của
học sinh.
Trong một thời gian không dài, áp dụng trong đơn vị kiến thức không lớn
trong chương trình Vật lí TPHT chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các
đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham luận: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và
thách thức” - Huỳnh Tấn Thông - trường THPT Lấp Vò 2 - Đồng Tháp.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
14
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
2. Đề tài: “ Sử dụng giáo án điện tử tăng kết quả học tập môn vật lý của học
sinh lớp 12 khi học xong chương vật lí thiên văn” - ThS. Nguyễn Văn Thắng.
3. “ Thí Nghiệm ảo trong việc dạy học Vật lý ” – Tài liệu.VN
4. “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT ” ( trang 42, 44, 138) –
Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách giáo khoa Vật lí 12 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
6. Sách bài tập Vật lí 12 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
7. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
8. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 12 cơ bản.
PHỤ LỤC
I – KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
1. Kế hoạch bài 30 ( Tiết 51 )
HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN.
THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
15
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
tượng quang điện là gì.
- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng.
- Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích định luật về giới hạn
quang điện.
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các kiến thức mới.
II. PHƯƠNG TIỆN
Bộ thí nghiệm biễu diễn hiện tượng quang điện, video ứng dụng hiện tượng quang
điện.
III. PHƯƠNG PHÁP
Động não + giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC
1. Khởi động
- Mục tiêu:
+ Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
- Thời gian: (5 phút)
- Cách tiến hành:
+ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
+ Thông báo yêu cầu học tập của chương
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng quang điện
- Mục tiêu:

Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện tượng
quang điện là gì.
- Thời gian: (7 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Cho học sinh xem video
ứng dụng hiện tượng quang
điện
- Minh hoạ thí nghiệm của
Héc (1887) (ảo)
- Góc lệch tĩnh điện kế
giảm → chứng tỏ điều gì?
- Nếu làm thí nghiệm với
tấm Zn tích điện dương →
kim tĩnh điện kế sẽ không
bị thay đổi → Tại sao?
- Nếu trên đường đi của
ánh sáng hồ quang đặt một
- Tấm kẽm mất bớt điện
tích âm → các êlectron bị
bật khỏi tấm Zn.
- Hiện tượng vẫn xảy ra,
nhưng e bị bật ra bị tấm
Zn hút lại ngay → điện
tích tấm Zn không bị thay
đổi.
- HS trao đổi để trả lời.
- Thuỷ tinh hấp thụ rất
mạnh tia tử ngoại → còn
I. Hiện tượng quang điện

1. Thí nghiệm của Héc về hiện
tượng quang điện: SGK
2. Định nghĩa
- Hiện tượng ánh sáng làm bật
các êlectron ra khỏi mặt kim loại
gọi là hiện tượng quang điện
(ngoài).
3. Nếu chắn chùm sáng hồ quang
bằng một tấm thuỷ tinh dày thì
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
16
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
tấm thuỷ tinh dày → hiện
tượng không xảy ra →
chứng tỏ điều gì?
lại ánh sáng nhìn thấy→
tia tử ngoại có khả năng
gây ra hiện tượng quang
điện ở kẽm. Còn ánh sáng
nhìn thấy được thì không.
hiện tượng trên không xảy ra →
bức xạ tử ngoại có khả năng gây
ra hiện tượng quang điện ở kẽm.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật về giới hạn quang điện
- Mục tiêu:
Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Thời gian: (10 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Thông báo thí nghiệm

khi lọc lấy một ánh sáng
đơn sắc rồi chiếu vào mặt
tấm kim loại. Ta thấy với
mỗi kim loại, ánh sáng
chiếu vào nó (ánh sáng
kích thích) phải thoả mãn
λ ≤ λ
0
thì hiện tượng mới
xảy ra.
- Thông báo hạn chế
thuyết sóng
- Ghi nhận kết quả thí
nghiệm và từ đó ghi nhận
định luật về giới hạn
quang điện.
- HS được dẫn dắt để tìm
hiểu vì sao thuyết sóng
điện từ về ánh sáng không
giải thích được.
II. Định luật về giới hạn quang
điện
- Định luật: SGK
- Giới hạn quang điện của mỗi
kim loại là đặc trưng riêng cho
kim loại đó.
- Thuyết sóng điện từ về ánh sáng
không giải thích được mà chỉ có
thể giải thích được bằng thuyết
lượng tử.

4. Hoạt động 3: Tìm hiểu thuyết lượng tử ánh sáng
- Mục tiêu:
Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng.
- Thời gian: (13 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Khi nghiên cứu bằng
thực nghiệm quang phổ
của nguồn sáng → kết quả
thu được không thể giải
thích bằng các lí thuyết cổ
điển → Plăng cho rằng vấn
đề mấu chốt nằm ở quan
niệm không đúng về sự
trao đổi năng lượng giữa
các nguyên tử và phân tử.
- Lượng năng lượng mà
mỗi lần một nguyên tử hay
phân tử hấp thụ hay phát
xạ gọi là lượng tử năng
- HS ghi nhận những khó
khăn khi giải thích các kết
quả nghiên cứu thực
nghiệm → đi đến giả
thuyết Plăng.
- HS ghi nhận tính đúng
đắn của giả thuyết.
III. Thuyết lượng tử ánh sáng
1. Giả thuyết Plăng
- ND: SGK

2. Lượng tử năng lượng
h gọi là hằng số Plăng:
h = 6,625.10
-34
J.s
3. Thuyết lượng tử ánh sáng
Nội dung: SGK
4. Giải thích định luật về giới
hạn quang điện bằng thuyết
lượng tử ánh sáng
- Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
hf
ε
=
17
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
lượng (ε)
- Y/c HS đọc Sgk từ đó
nêu những nội dung của
thuyết lượng tử.
- Dựa trên giả thuyết của
Plăng để giải thích các
định luật quang điện, Anh-
xtah đã đề ra thuyết lượng
tử ánh sáng hay thuyết
phôtôn.
- Phôtôn chỉ tồn tại trong
trạng thái chuyển động.
Không có phôtôn đứng

yên.
- Anh-xtanh cho rằng hiện
tượng quang điện xảy ra
do có sự hấp thụ phôtôn
của ánh sáng kích thích
bởi êlectron trong kim
loại.
- Để êlectron bức ra khỏi
kim loại thì năng lượng
này phải như thế nào?
- HS đọc Sgk và nêu các
nội dung của thuyết lượng
tử.
- HS ghi nhận giải thích từ
đó tìm được λ ≤ λ
0
.
- Phải lớn hơn hoặc bằng
công thoát.
truyền toàn bộ năng lượng của nó
cho 1 êlectron.
- Công để “thắng” lực liên kết gọi
là công thoát (A).
- Để hiện tượng quang điện xảy
ra:
hf ≥ A hay
→ ,
Đặt → λ ≤ λ
0
.

5. Hoạt động 4: Tìm hiểu về lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng
- Mục tiêu:
Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt.
- Thời gian: (5 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Trong hiện tượng giao
thoa, phản xạ, khúc xạ …
→ ánh sáng thể hiện tích
chất gì?
- Liệu rằng ánh sáng chỉ
có tính chất sóng?
- Lưu ý: Dù tính chất nào
của ánh sáng thể hiện ra
thì ánh sáng vẫn có bản
chất là sóng điện từ.
- Ánh sáng thể hiện tính
chất sóng.
- Không, trong hiện tượng
quang điện ánh sáng thể
hiện chất hạt.
IV. Lưỡng tính sóng - hạt của
ánh sáng
- Ánh sáng có lưỡng tính sóng -
hạt.
6. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút)
1. Củng cố
1. Phát biểu nào sau đây nói về tính chất sóng hạt không đúng?
A. Hiện tượng giao thoa án sáng thể hiện tính chất sóng
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

c
h A
λ

hc
A
λ

0
hc
A
λ
=
18
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
B. Hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện tính chất hạt
C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện tính chất sóng.
D. Sóng điện từ có bước sóng càng dài thể hiện tính chất sóng rõ hơn tính chất hạt
2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được các định luật quang điện.
B. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.
C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt là một photon.
D. Ánh sáng có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
2. BTVN
- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 158 và SBT
2. Kế hoạch bài 31 ( Tiết 53 )
HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.

- Nêu được quang điện trở và pin quang điện là gì.
2. Về kĩ năng
Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
Nêu được ưu điểm của pin quang điện với các nguồn năng lượng khác, ảnh hưởng
đến môi trường.
II. ĐỒ DÙNG
Flash hiện tượng quang điện trong, hình ảnh quang điện trở, pin quang điện
III. PHƯƠNG PHÁP
Động não + liên hệ thực tế
IV. TỔ CHỨC
1. Khởi động
- Mục tiêu:
+ Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
+ Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh.
- Thời gian: (6 phút)
- Cách tiến hành:
+ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
+ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng ? Viết biểu thức định
luật giới hạn quang điện ?
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong
- Mục tiêu:
Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.
- Thời gian: ( 12 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Y/c HS đọc Sgk và cho I. Chất quang dẫn và hiện tượng
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
19
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

biết chất quang dẫn là gì?
- Giới thiêuh hiện tượng
bằng flash.
- Dựa vào bản chất của
dòng điện trong chất bán
dẫn và thuyết lượng tử,
hãy giải thích vì sao như
vậy?
- So sánh độ lớn của giới
hạn quang dẫn với độ lớn
của giới hạn quang điện và
đưa ra nhận xét.
- HS đọc Sgk và trả lời.
- Chưa bị chiếu sáng → e
liên kết với các nút mạng
→ không có e tự do →
cách điện.
- Giải thích.
- Dựa vào bảng giới hạ
quang điện giải thích
quang điện trong
1. Chất quang dẫn
- Là chất bán dẫn có tính chất
cách điện khi không bị chiếu sáng
và trở thành dẫn điện khi bị chiếu
sáng.
2. Hiện tượng quang điện trong
- SGK
- Ứng dụng trong quang điện trở
và pin quang điện.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quang điện trở
- Mục tiêu:
Nêu được quang điện trở là gì.
- Thời gian: (8 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Y/c HS đọc Sgk và cho
quang điện trở là gì?
Chúng có cấu tạo và đặc
điểm gì?
- Cho HS xem cấu tạo của
một quang điện trở. (hình
ảnh)
- Ứng dụng: trong các
mạch tự động.
- HS đọc Sgk và trả lời.
- HS ghi nhận về quang
điện trở.
II. Quang điện trở
- Là một điện trở làm bằng chất
quang dẫn.
- Cấu tạo: 1 sợi dây bằng chất
quang dẫn gắn trên một đế cách
điện.
- Điện trở có thể thay đổi từ vài
MΩ → vài chục Ω.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu về pin quang điện
- Mục tiêu:
Nêu được pin quang điện là gì.
- Thời gian: (14 phút)

- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Thông báo về pin quang
điện (pin Mặt Trời) là một
thiết bị biến đổi từ dạng
năng lượng nào sang dạng
năng lượng nào?
- Minh hoạ cấu tạo của pin
quang điện.
- Khi chiếu ánh sáng có λ
≤ λ
0
→ hiện tượng xảy ra
- Trực tiếp từ quang năng
sang điện năng.
- HS đọc Sgk và dựa vào
hình vẽ minh hoạ để trình
bày cáu tạo của pin quang
điện.
- Trong các máy đó ánh
sáng, vệ tinh nhân tạo,
máy tính bỏ túi…
III. Pin quang điện
1. Là pin chạy bằng năng lượng
ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp
quang năng thành điện năng.
2. Hiệu suất trên dưới 10%
3. Cấu tạo: SGK
- Suất điện động của pin quang
điện từ 0,5V → 0,8V .

4. Ứng dụng(Sgk)
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
20
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
trong pin quang điện như
thế nào?
- Giới thiệu ứng dụng
bằng hình ảnh.
- Tích hợp bảo vệ môi
trường: Nêu được ưu điểm
của pin quang điện với các
nguồn năng lượng khác,
ảnh hưởng đến môi
trường.
- Pin quqng điện là
nguông năng lượng sạch.
5. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút)
1. Củng cố
Có thể giải thích hiện tượng quang điện bằng thuyết
A. electron cổ điển B. sóng ánh sáng
C. photon D. động học phân tử
2. BTVN
- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 162 và SBT
3. Kế hoạch bài 32 ( Tiết 54 )
HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Nêu được sự phát quang là gì.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong SGK.

3. Về thái độ
- So sánh hiệu quả sử dụng của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Vài vật phát quang và nguồn sáng
III. PHƯƠNG PHÁP
Động não + giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC
1. Khởi động
- Mục tiêu:
+ Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
+ Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh.
- Thời gian: (7 phút)
- Cách tiến hành:
+ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
+ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Thế nào là hiện tượng quang điện trong ? thế nào là pin quang điện ?
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng quang – phát quang
- Mục tiêu:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
21
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Nêu được hiện tượng quang – phát quang
- Thời gian: (23 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Giới thiệu rõ hiện tượng
huỳnh quang, lân quang
(video)
- Y/c HS đọc Sgk và cho
biết sự phát quang là gì?

- Chiếu chùm tia tử ngoại
vào dung dịch fluorexêin
→ ánh sáng màu lục.
+ Tia tử ngoại: ánh sáng
kích thích.
+ Ánh sáng màu lục phát
ra: ánh sáng phát quang.
- Đặc điểm của sự phát
quang là gì?
- Thời gian kéo dài sự
phát quang phụ thuộc?
- Y/c HS đọc Sgk và cho
biết sự huỳnh quang là gì?
- Sự lân quang là gì?
- Tại sao sơn quét trên các
biển giao thông hoặc trên
đầu các cọc chỉ giới có thể
là sơn phát quang mà
không phải là sơn phản
quang (phản xạ ánh sáng)?
Tích hợp tiết kiệm năng
lượng: So sánh hiệu quả
sử dụng của đèn sợi đốt và
đèn huỳnh quang.
- HS đọc Sgk và thảo luận
để trả lời.
- HS nêu đặc điểm quan
trọng của sự phát quang.
- Phụ thuộc vào chất phát
quang.

- HS đọc Sgk và thảo luận
để trả lời.
- HS đọc Sgk để trả lời.
- Có thể từ nhiều phía có
thể nhìn thấy cọc tiêu, biển
báo. Nếu là sơn phản
quang thì chỉ nhìn thấy vật
đó theo phương phản xạ.
Đèn sợi đốt tốn năng
lượng điện hơn đèn huỳnh
quang.
I. Hiện tượng quang – phát
quang
1. Khái niệm về sự phát quang
- Sự phát quang là sự hấp thụ ánh
sáng có bước sóng này để phát ra
ánh sáng có bước sóng khác.
- Đặc điểm: sự phát quang còn
kéo dài một thời gian sau khi tắt
ánh sáng kích thích.
2. Huỳnh quang và lân quang
- Sự phát quang của các chất lỏng
và khí có đặc điểm là ánh sáng
phát quang bị tắt rất nhanh sau
khi tắt ánh sáng kích thích gọi là
sự huỳnh quang.
- Sự phát quang của các chất rắn
có đặc điểm là ánh sáng phát
quang có thể kéo dài một thời
gian sau khi tắt ánh sáng kích

thích gọi là sự lân quang.
- Các chất rắn phát quang loại này
gọi là các chất lân quang.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang
- Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang
- Thời gian: (10 phút)
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Y/c Hs đọc Sgk và giải
thích định luật.
- Mỗi nguyên tử hay phân tử của
chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn
phôtôn của ánh sáng kích thích có
năng lượng hf
kt
để chuyển sang
II. Đặc điểm của ánh
sáng huỳnh quang.
- Ánh sáng huỳnh quang
có bước sóng dài hơn
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
22
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
trạng thái kích thích. Ở trạng thái
này, nguyên tử hay phân tử có thể va
chạm với các nguyên tử hay phân tử
khác và mất dần năng lượng. Do vậy
khi trở về trạng thái bình thường nó
phát ra 1 phôtôn có năng lượng nhỏ

hơn: hf
hq
< hf
kt
→ λ
hq
> λ
kt
.
bước sóng của ánh sáng
kích thích: λ
hq
> λ
kt
.
4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút)
1. Củng cố
Trong hiện tượng phát quang,có sự hấp thụ ánh sáng để làn gì?
A. Làm nóng vật
B. Thay đổi điện trở của vật
C. Lám cho vật phát sáng
D. Tạo ra dòng điện trong vật.
2. BTVN
- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 165 và SBT
4. Kế hoạch bài 33 ( Tiết 55 )
MẪU NGUYÊN TỬ BO
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô.
2. Về kĩ năng

Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa
học
II. PHƯƠNG PHÁP
Giải quyết vấn đề
III. TỔ CHỨC
1. Khởi động
- Mục tiêu:
+ Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
+ Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh.
- Thời gian: (7 phút)
- Cách tiến hành:
+ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
+ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày về sự phát quang ?
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình hành tinh nguyên tử
- Mục tiêu:
Nêu được mẫu hành tinh nguyên tử Bo
- Thời gian: (10 phút)
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
23
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Giới thiệu về mẫu hành
tinh nguyên tử của Rơ-dơ-
pho (1911) (flash). Tuy
vậy, không giải thích được
tính bền vững của các

nguyên tử và sự tạo thành
quang phổ vạch của các
nguyên tử.
- Trình bày mẫu hành tinh
nguyên tử của Rơ-dơ-pho.
- Mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho
+ Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân
mang điện tích dương.
+ Xung quanh hạt nhân có các
êlectron chuyển động trên những
quỹ đạo tròn hoặc elip.
+ Khối lượng của nguyên tử hầu
như tập trung ở hạt nhân.
+ Q
hn
= Σq
e
→ nguyên tử trung
hoà điện.
I. Mô hình hành tinh
nguyên tử
- Mẫu nguyên tử Bo bao
gồm mô hình hành tinh
nguyên tử và hai tiên đề
của Bo.
3. Hoạt động 2: Tìm hiều các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử
- Mục tiêu:
+ Nêu được các tiên đề Bo về cấu tạo nguyên tử
+ Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô.
- Thời gian: (23 phút)

- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Nội dung
- Y/c HS đọc Sgk và trình
bày hai tiên đề của Bo
- Năng lượng nguyên tử ở
đây gồm Wđ của êlectron
và thế năng tương tác tĩnh
điện giữa êlectron và hạt
nhân.
- Bình thường nguyên tử ở
trạng thái dừng có năng
lượng thấp nhất: trạng thái
cơ bản.
- Khi hấp thụ năng lượng →
quỹ đạo có năng lượng cao
hơn: trạng thái kích thích.
- Trạng thái có năng lượng
càng cao thì càng kém bền
vững. Thời gian sống trung
bình của nguyên tử ở trạng
thái kích thích (cỡ 10
-8
s).
Sau đó nó chuyển về trạng
thái có năng lượng thấp
hơn, cuối cùng về trạng thái
cơ bản.
- HS đọc Sgk ghi nhận

các tiên đề của Bo và
để trình bày.
II. Các tiên đề của Bo về cấu tạo
nguyên tử
1. Tiên đề về các trạng thái dừng
- Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số
trạng thái có năng lượng xác định,
gọi là các trạng thái dừng. Khi ở
trong các trạng thái dừng thì nguyên
tử không bức xạ.
- Trong các trạng thái dừng của
nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động
trên những quỹ đạo có bán kính
hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo
dừng.
- Đối với nguyên tử hiđrô
r
n
= n
2
r
0
r
0
= 5,3.10
-11
m gọi là bán kính Bo.
2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ
năng lượng của nguyên tử
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái

dừng có năng lượng (E
n
) sang trạng
thái dừng có năng lượng thấp hơn
(E
m
) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
24
Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai
- Tiên đề này cho thấy: Nếu
một chất hấp thụ được ánh
sáng có bước sóng nào thì
cũng có thể phát ra ánh
sáng có bước sóng ấy.
- Nếu phôtôn có năng lượng
lớn hơn hiệu E
n
– E
m
thì
nguyên tử có hấp thụ được
không?
- Không hấp thụ được.
lượng đúng bằng hiệu E
n
- E
m
:
ε = hf

nm
= E
n
- E
m
- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở
trạng thái dừng có năng lượng E
m
thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn
có năng lượng đúng bằng hiệu E
n
-
E
m
thì nó chuyển lên trạng thái dừng
có năng lượng cao hơn E
n
.
4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút)
1. Củng cố
1. Nội dung tiên đề của Bo về bức xạ hay hấp thụ năng lượng của nguyên tử được
phản ánh trong câu nào dưới đây?
A. Nguyên tử thu nhận một photon trong mỗi lần hấp thụ ánh sáng
B. Nguyên tử phát ra một photon mỗi lần bức xạ ánh sáng.
C. Nguyên tử có thể chuyển từ tran thái dừng này sang trạng thái dừng khác. Mỗi
lần chuyển nó bức xạ hay hấp thụ một photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch
năng lượng giữa hai trạng thái đó.
D. Nguyên tử phát ra bước sóng nào thì hấp thụ bước sóng đo.
2. BTVN
- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 169 và SBT

5. Kế hoạch bài 34 ( Tiết 57 )
SƠ LƯỢC VỀ LAZE
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được laze là gì.
- Nêu được một vài ứng dụng của laze
2. Về kĩ năng
Vận dụng các kiến thức trả lời các câu hỏi trong SGK
3. Về thái độ
Tích cực học tập kiến thức mới.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Một bút laze , video ứng dụng của laze.
III. PHƯƠNG PHÁP
Động não+ thuyết trình
III. TỔ CHỨC
1. Khởi động
- Mục tiêu:
+ Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
+ Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh.
- Thời gian: (7 phút)
- Cách tiến hành:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
25

×