PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HƯNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hưng Thạnh, ngày 8 tháng 3 năm 2012
BÀI THAM LUẬN
Chủ đề “Phân tích, đánh giá kết quả học kỳ I, phương hướng,
biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn trong học kỳ II
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn là mối quan tâm của các giáo viên,
các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Khác với nhiều môn học, quan hệ giữa giáo dục
đạo đức và giáo dục kiến thức trong môn Ngữ văn rất khăng khít, nó ảnh hưởng, tác
động qua lại rất chặt chẽ. Dạy Văn không chỉ là chuyện dạy văn chương, chữ nghĩa
đơn thuần mà còn là vấn đề chính trị xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Dạy Văn là
dạy người. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy Văn sẽ góp phần quan trọng vào việc
giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh (HS).
I. Nhìn lại thực tế những năm học qua cũng như ở học kì I năm học 2011-
2012 của trường THCS Hưng Thạnh, chất lượng môn Ngữ văn chưa phát huy
hiệu quả, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn ít (so với điểm thi HK).
Theo thống kê điểm thi HKI năm học 2011-2012 trong toàn huyện, chúng tôi
thấy rằng số lượng HS khá, giỏi môn Ngữ văn rất thấp, còn số lượng học sinh yếu,
kém chiếm tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung của huyện. Cụ thể như sau.
Khối 6: Điểm dưới 5: Tỷ lệ: 28,0%
Khối 7: Điểm dưới 5: Tỷ lệ: 43,7%
Khối 8: Điểm dưới 5: Tỷ lệ: 38,9%
Khối 9: Điểm dưới 5: Tỷ lệ: 35,6%
Từ thực tế trên, chúng tôi rút ra được một số nguyên nhân cơ bản sau:
Về phía giáo viên:
Thời gian nghiên cứu sách vở, tài liệu liên quan đến chuyên môn còn hạn chế.
Việc tìm hiểu và nắm vững tâm tư nguyện vọng của học sinh, đặc biệt là học
sinh yếu kém, học sinh mất kiến thức cơ bản từ lớp dưới chưa được kịp thời.
Không có điều kiện để mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm dạy Ngữ văn ở các
trường bạn. Việc dự giờ , thăm lớp tại trường khi góp ý và được góp ý thường do cảm
tính, vì vậy không có sức khai thông, mở đường cho những ách tắc, trì trệ trong
phương pháp giảng dạy…
Về phía học sinh
Sống trong môi trường thiếu những hoạt động văn hóa, những câu lạc bộ, sân
chơi văn hóa, thư viện hiếm sách tham khảo và không đáp ứng nhu cầu… đa số học
sinh vùng sâu, vùng xa đã thờ ơ, lạnh nhạt với những hoạt động văn học nghệ thuật,
với môn Ngữ văn, HS khá, giỏi môn Ngữ văn rất hiếm.
Động cơ học tập của HS thường chạy theo thị hiếu, theo nhu cầu của thị trường nên
các em thường chú ý nhiều đến những môn khoa học tự nhiên, môn Ngữ văn chưa
được hiểu đúng nghĩa – bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Nhiều HS có ý nghĩ học môn Ngữ
văn chỉ vì lấy điểm để thi đỗ tốt nghiệp. Vì vậy nhiều em chán ngán giờ học Ngữ văn,
học chiếu lệ và trơ lì trước những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị tư tưởng – thẩm
mỹ. Do đó, giáo viên cũng không có hứng thú giảng dạy.
Trình độ, khả năng của HS trong trường không đồng đều. Nhiều HS hầu như
không có kỹ năng viết câu, làm đoạn, vốn từ nghèo nàn, viết sai chính tả, kiến thức lý
luận văn học trống rỗng, có em “nói không nên lời”… Nhiểu HS ỷ lại gia đình khá giả
nên mua đủ loại sách văn mẫu,… khi giáo viên cho đề làm văn bài nào thì copy
nguyên xi, hoặc gán ghép, chắp vá không phân biệt đúng, sai, hợp lý; không có ý thức,
trách nhiệm với bài viết của mình.
Ý thức tự học ở nhà rất kém, nhiều học sinh có làm và chuẩn bị bài ở nhà nhưng chỉ để
đối phó với giáo viên, khi giáo viên kiểm tra.v.v…
Về phí cha mẹ học sinh
2
Trường đóng trong một địa bàn gặp khó khăn về kinh tế, đa số người dân ở đây
làm thuê, làm mướn, không có ruộng đất, phần lớn học sinh đi học về phải ra đồng phụ
giúp cha mẹ.
Ý thức của một số người dân ở đây còn hạn chế, không hiểu hết ý nghĩa của việc học
nên họ thờ ơ không quan tâm đến việc học của con em mình…
II. Để khắc phục những hạn chế trên, sang học II năm học 2011-2012, tổ
Ngữ văn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn như
sau:
1. Quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng giờ tự học:
Do đặc thù của môn Ngữ văn ( đặc biệt là phân môn văn) nên việc chuẩn bị bài của
học sinh là vô cùng quan trọng. Trong khi đó, gia đình ít quan tâm, nên rèn cho các em
ý thức tự học, là vô cùng cần thiết.
Để nâng cao chất lượng giờ tự học, chúng tôi đã chuẩn bị cho các em hệ thống
câu hỏi cụ thể, sát với nội dung bài học, hoặc những nội dung chính sẽ kiểm tra bài cũ
ở tuần sau, tiết sau…
Tổ chức học bài theo nhiều hình thức: cá nhân, bài theo tổ, nhóm … Như vậy, học
sinh sẽ cùng học và giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn . Giáo viên cũng có thể giao những nội
dung bài học cho các nhóm thảo luận trước và lên lớp thuyết trình. Có thể giao thêm
các bài tập dạng mở cho học sinh vào ngày thứ 7, chủ nhật ( viết đoạn văn bài văn
trình bày cảm nhận, kể câu chuyện, suy nghĩ về một vấn đề…).
Cùng với việc tự học của học sinh là sự theo dỏi, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
Giáo viên có thể kiểm tra xem học sinh học gì, các em học có hiệu quả không …bằng
một vài câu hỏi trắc nghiệm.
Bằng những phương pháp đơn giản đó mà giờ tự học ở trường đã đi vào nền nếp. Các
em học sinh hình thành phương pháp học tập phù hợp, có hiệu quả. Đó cũng là một
yếu tố quan trọng cho sự thành công của những giờ lên lớp.
2. Tăng cường tính tích hợp, tích cực trong giờ lên lớp.
3
Chất lượng học tập của học sinh sẽ thể hiện qua từng giờ học cụ thể. Một giờ học
thành công là giờ học mà học sinh là chủ thể sáng tạo, là nhân tố trung tâm của mọi
hoạt động. Tuy nhiên, do sự thay đổi về môi trường sống, học tập; do đặc điểm tâm lý
của các em còn nhút nhát, tự ti... đặc biệt là sự thay đổi về sinh lý của các em ở lứa
tuổi mới lớn nên dẫn đến sự thay đổi về tâm lý đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc
học tập của các em.
Trong khi đó, tiếng Việt lại là ngôn ngữ thứ hai nên việc tiếp thu kiến thức ít nhiều gặp
khó khăn, các em thường tiếp thu bài học nhanh nhưng lại quên ngay nếu không ôn
luyện thường xuyên.
Vì vậy , việc dạy học theo phương pháp tích hợp và tích cực là rất cần thiết đối với
môn ngữ văn ở trường THCS nói chung và trường THCS Hưng Thạnh nói riêng.
Thứ nhất, về phương pháp tích hợp. Đây cũng là một trong những yêu cầu của
phương pháp dạy học văn theo tinh thần đổi mới. Sự tích hợp sẽ giúp học sinh khắc
sâu, mở rộng kiến thức… Có thể tích hợp giữa các đơn vị kiến thức trong cùng phân
môn, giữa các bộ môn, giữa các kĩ năng…
Có nhiều cách tích hợp: kiểm tra bài cũ; giới thiệu bài mới, trong hệ thống câu
hỏi tìm hiểu bài học, phần tiểu kết, tổng kết hoặc luyện tập. .. Tích hợp ngang( Văn-
Tiếng Việt- Tập làm văn), dọc( các đơn vị kiến thức) …
Ví dụ: Khi dạy phân môn văn, giáo viên có thể tích hợp giữa các tác phẩm để
hình thành cho học sinh những chủ để chính của văn học Việt Nam: hình ảnh người
phụ nữ, nông dân, người lính, người lao động…Nhờ đó, học sinh đã dần được trang bị
những kiến thức sơ lược về lý luận văn học, các em cũng nắm được khái quát kiến
thức văn học Việt Nam.
Song song với dạy học tích hợp chính là phương pháp dạy học tích cực. Dạy
học tích cực sẽ giúp học sinh chủ động trong việc học tập, lĩnh hội kiến thức… Học
sinh chỉ được xem là tích cực khi các em tham gia trực tiếp vào các hoạt động thông
qua sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên. Các em có thể làm việc cá nhân, tổ, nhóm và
trình bày trước lớp. Những HS , nhóm khác sẽ đặt câu hỏi phát vấn về vấn đề bạn
4
vừa trình bày để đào sâu và mở rộng kiến thức . GV có thể hỏi thêm, hoặc "cứu trợ"
trong trường hợp cần thiết. Cuối mỗi phần, giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận .
( Phương pháp này vận dụng cho giờ tiếng Việt và TLV rất có hiệu quả, học sinh hứng
thú học tập, giờ học rất sôi nỗi. Đối với giờ Văn thì giáo viên cần chọn lựa tác phẩm,
hướng dẫn chi tiết hơn).
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị hai câu ( N1: hai câu đề: N2: hai câu thực; N3:
hai câu luận; N4: hai kết).
Các nhóm thảo luận trong giờ tự học buổi tối và trình bày vào bảng phụ. Khi lên
lớp các nhóm sẽ cử đại diện trình bày; các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi phát vấn; giáo
viên sẽ giúp đỡ hoặc có thể hỏi thêm để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh, sau đó
nhận xét và kết luận.
Bằng cách đó, các em vừa chuẩn bị bài thuyết trình, vừa tìm tòi những câu hỏi
khó, hay để phát vấn nhóm bạn…Các nhóm trình bày thì phải có sự thống nhất cao .
Vì thế, giờ học sôi nỗi, hào hứng; khác với cách thảo luận nhóm bình thường, nhiều
em chỉ ngồi thụ động trong giờ học.
3. Phát huy tối đa, hiệu quả giờ phụ đạo:
Đây là thời gian rất tốt cho giáo viên bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho
học sinh.
-Giờ phụ đạo sẽ có hiệu quả cao nếu giáo viên xây dựng một chương trình phù hợp.
Phụ đạo không có nghĩa là chỉ làm những bài tập trong sách giáo khoa hoặc liên quan .
Ví dụ chươg trình Ngữ văn 8 tập một, phần tập làm văn chỉ mới học tự sự, thuyết
minh, nhưng giáo viên có thể cho học sinh những đề bài cảm nhận về nhân vật, tác
phẩm, tư tưởng chung của nhiều tác phẩm…
- Giờ phụ đạo, giáo viên có thể cho học sinh đọc những tác phẩm văn học của các tác
giả đang được học trong chương trình để mở rộng kiến thức cho các em. Hoặc cho các
em đọc theo nhóm và thuyết minh trước lớp
5