Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.73 KB, 74 trang )


1. 
Cùng với xu thế quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Với việc chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày
11/1/2007 đã tạo ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít
những khó khăn, thách thức để khẳng định vị trí và vai trò của mình trên
trường thế giới. Để tiếp tục thực hiện và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thì hoạt động thương mại nói chung và hoạt động
kinh tế đối ngoại nói riêng đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Đi liền với việc mở rộng quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế thì
hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) được coi là một mắt xích không thể
thiếu, hơn nữa còn là một nhân tố kích thích kinh tế đối ngoại phát triển. Tổ
chức hoạt động TTQT mang lại lợi ích cho bản thân ngân hàng thương mại
(NHTM), cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền ngoại thương của Việt
Nam nói chung. Thông qua hoạt động TTQT, NHTM góp phần thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó gián tiếp đóng góp công sức
vào việc làm cho nền ngoại thương của Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Đối
với các NHTM, ngoài việc thu phí dịch vụ từ hoạt động này, trên nền tảng
hoạt động TTQT, ngân hàng (NH) còn có thể phát triển các nghiệp vụ liên
quan khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu (XNK), nghiệp
vụ bảo lãnh quốc tế.
Ngay từ năm 1991, Nhà nước đã cho phép các ngân hàng có đủ điều
kiện có thể mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh doanh đối
ngoại, sự cạnh tranh giữa các NH nội ngày càng gay gắt. Hơn thế nữa, thực
hiện đúng cam kết kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, các NH nước ngoài
được phép thành lập NH con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì sự
cạnh tranh trong ngành NH càng trở lên khốc liệt hơn. Đứng trước áp lực
1













!
"


"



#


$

%
$

&
"
$



$
&
"

$
'
(


!

)


$
*

này, mặc dù có những thế mạnh nhất định về nguồn vốn và mạng lưới hoạt
động rộng khắp, việc mở rộng thị phần TTQT đối với NHTMCP Hàng Hải
Việt Nam có thể coi là một trong những nhiệm vụ đầy thách thức.
Với những lý do trên, trong quá trình thực tập tại NHTMCP Hàng Hải
Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài +
 !"#$%&,-
2. ./012
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động TTQT và thị phần TTQT của
NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về thị phần TTQT hàng XNK của
NHTMCP Hàng hải Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp mở rộng thị phần TTQT đối với NHTMCP Hàng Hải

Việt Nam.
3. 345/6786/012
Nghiên cứu thực trạng mở rộng thị phần TTQT của NHTMCP Hàng
hải Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011.
4. 94:/;/012
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mac Lenin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn. Để
đánh giá tình hình thực tế, sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phân
tích, tổng hợp, chứng minh.
5. <2=>?2@
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
" '()*+,-,.+
/ !
" 0(1!!
 !"#$%&
" 2(
 !"#$%&
&'A$B
$&C$!D$EFG$!EH$&I9&$&*$&
$JK L M*$%$&"$&'A$#
1.1. N/O26P;O23/Q/4:/87
1.1.1. 3&+
2
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật…trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn
đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó
hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là
cầu nối trung gian giữa các bên.

Từ phân tích trên đi đến khái niệm: 
 
!"#$$%&'()*++
&'()*+$(%,#+&'(-
%).*+/
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh
vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh
vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt.
Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt
động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì
vậy, người ta có thể phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ
ràng là: Thanh toán trong ngoại thương (hay gọi theo cách cũ là thanh toán
mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (tức là thanh toán phi mậu dịch).
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc
thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ
thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để
các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc thực
hiện thanh toán không có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như
cung ứng lao vụ cho nước ngoài, là các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách
3
Nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân
người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một
tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước…
Nội thương và ngoại thương: Nhìn chung, hoạt động ngoại thương có
một số điểm khác cơ bản so với hoạt động nội thương, trong đó ngoại thương
liên quan đến:
- Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau;
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là nội tệ hay ngoại tệ đối với một
hoặc cả hai bên;

- Hàng hóa mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các nước, đi từ
nước người bán đến nước người mua;
- Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố
quốc tế.
- Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thương của chính
phủ…
Ngày nay do quá trình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ các hình thức
hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng đa dạng và phong phú đã trở thành các
nhân tố làm thay đổi những đặc trưng của hoạt động ngoại thương cổ điển
trước đây. Ví dụ:
- Người mua và người bán ở cùng một nước và có cùng một quốc tịch như
nhau, chẳng hạn mua bán giữa nhà kinh doanh nội địa và nhà kinh doanh
trong khu chế xuất trong cùng một nước.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu không nhất thiết phải dịch chuyển qua biên giới từ
nước người mua đến nước người bán, ví dụ hợp đồng mua bán giữa nội địa và
khu chế xuất. Do có đặc điểm này, nên các nước thường thiết lập một quy chế
thanh toán đặc thù riêng cho khu chế xuất.
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán là đồng tiền chung, tức không phải là nội
tệ của riêng một nước và cũng không phải là đồng tiền của một nước thứ ba.
4
- Nhiều nước áp dụng chính sách “Đô la hóa toàn phần”, nghĩa là sử dụng đồng
ngoại tệ làm đồng tiền pháp định quốc gia, do đó đã làm triệt tiêu yếu tố tỷ giá
trong thanh toán quốc tế.
- Xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, dỡ bỏ hàng rào thương mại (thuế quan
và phi thuế quan) đã làm cho ngoại thương và nội thương ngày càng trở nên
đồng nhất với nhau.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông qua
NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn
cầu.Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành

cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động
thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và
tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương
thức TTQT, tài trợ XNK, đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua
bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ
với các quốc gia trên thế giới.
'4'404%5/ !
Trong thời gian gần đây, vị trí và vai trò của hoạt động thanh toán quốc
tế đối với ngân hàng thương mại càng ngày càng trở lên quan trọng hơn, nó
đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà còn cả về
tỷ trọng. Thanh toán quốc tế hiện nay không chỉ là dịch vụ thanh toán thuần
túy mà nó còn là mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy sự phát
triển các hoạt động khác của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng phát triển, đáp ứng
được những đòi hỏi của khách hàng là điều kiện thuận lợi để mở rộng quy
mô. Hơn thế nữa, khi đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế ngân hàng có
thể mở rộng tài trợ tín dụng XNK cũng như tăng cường được nguồn vốn huy
5
động. Ngoài ra,các nghiệp vụ như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch
vụ ngân hàng quốc tế khác cũng có thể phát triển nhờ có nguồn vốn ngoại tệ
thu về lớn, đa dạng từ hoạt động thanh toán quốc tế.
Bên cạnh đó, một ngân hàng với nghiệp vụ TTQT phát triển sẽ có thể
nâng cao hình ảnh, uy tín trên trường quốc tế, trên cơ sở đó thu hút nguồn vốn
tài trợ từ thị trường tài chính thế giới.
Cuối cùng, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng thu nhập
và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cơ chế thị
trường.
'4'424" 6/7/$8
'4'424'43&+ 6
Các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa người cư trú và người không

cư trú trong cuộc sống hàng ngày làm phát sinh nhu cầu thanh toán chi trả lẫn
nhau. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc thanh toán giữa người thụ hưởng và
người trả tiền thông thường thông qua ngân hàng thay vì trực tiếp với nhau.
Để cho việc thanh toán diễn ra chính xác, nhanh chóng, bên ủy thác và
ngân hàng nhận ủy thác phải thỏa thuận những nội dung, điều kiện và cách
thức tiến hành chuyển tiền hoặc trả tiền thích hợp.
0#-1("$'"2)
23%*4*5+*4$-*56
* '/
Trong ngoại thương, thanh toán quốc tế là kết quả của hợp đồng mua
bán nên có khái niệm theo nghĩa hẹp sau: 7* '
!* 0#8("$"9"2*4,
6
:(;*408:<"=
!* -)/
Do hoạt động ngoại thương đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế đối
ngoại, do đó, khi nói đến thanh toán quốc tế mà không nói rõ thanh toán trong
lĩnh vực nào, thì ta hiểu đó là thanh toán trong ngoại thương.
'4'42404" 6/7/$8
Trong thực tế, điều kiện để các bên giao nhận hàng hóa và chi trả tiền
là rất phong phú, đa dạng. Từ đó, dẫn tới hình thành nhiều phương thức thanh
toán quốc tế khác nhau. Mỗi phương thức có những ưu và nhược điểm nhất
định, thể hiện thành những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người
xuất khẩu và người nhập khẩu. Dưới đây là nội dung, đặc điểm của một số
phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu tại các ngân hàng thương mại hiện
nay:
49 67:+
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách (người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời

gian nhất định.
Hai hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T): là hình thức chuyển tiền, trong
đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho
ngân hàng trả tiền.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer – T/T): là hình thức chuyển tiền,
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội
dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.
>*"2,"+0
7
 ;:
- Với khách hàng: thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, người thụ hưởng
nhanh chóng nhận được tiền.
- Với ngân hàng: ngân hàng tham gia với vai trò trung gian, làm dịch vụ để thu
phí, không bị ràng buộc đối với cả người mua và người bán.
 <:
- Trong trường hợp trả tiền sau, nhà xuất khẩu rủi ro do phụ thuộc hoàn toàn
vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu sau khi giao hàng.
- Ngân hàng thụ động do chỉ giữ vai trò trung gian hưởng hoa hồng, chờ lệnh
từ khách hàng.
- Thời gian thanh toán nhanh do chủ yếu thực hiện bằng điện, giả sử có sai sót
sẽ khó khăn thông báo điều chỉnh, nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền.
=49 6>
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó bên bán (nhà XK) sau khi
giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất
trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để
được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều
khoản khác.
Căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu, nhờ thu bao gồm 2 loại:
- > ?",@,,@A? là phương thức thanh toán, trong đó

chứng từ nhờ thu chỉ gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc,…),
còn các chứng từ thương mại (hóa đơn, chứng từ vận tải,…) được gửi trực
tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng.
- >BC6D?E@7",,@A( là phương thức thanh
toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm: (i) hoặc chứng từ thương mại
cùng chứng từ tài chính; (ii) hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng
từ tài chính). Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền khi
8
người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác
quy định trong Lệnh nhờ thu.
>"2,"+0
 Với nhà xuất khẩu
- Chắc chắn bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà NK khi họ đã hoàn thành trách
nhiệm thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Với hối phiếu kỳ hạn, người NK đã chấp nhận nhưng đến hạn không thanh
toán, người XK có quyền kiện ra tòa.
- Chỉ định người đại diện ở nước người NK thay mặt xử lý trong trường hợp
nhà NK không thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
 Với nhà nhập khẩu
- Được kiểm tra bộ chứng từ tại NHXT trước khi thanh toán hay chấp nhận
thanh toán.
- Đối với D/A, không phải thanh toán mà vẫn được sử dụng hàng hóa cho đến
khi hối phiếu đến hạn.
 Với ngân hàng
- Có thu nhập từ phí nhờ thu và các giao dịch liên quan.
- Mở rộng tín dụng tài trợ thương mại.
- Tăng cường mối quan hệ với ngân hàng đại lý, tạo tiềm năng về các giao dịch
đối ứng.
49 6FGH6D
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng

theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người
thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người ngày ký phát trong phạm vi số
tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định nêu ra trong thư tín dụng.
9
Có thể nói, đây là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều
nhất tại Việt Nam hiện nay, do đó ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình của
thanh toán của phương thức này.
R:SB-BTJ2UVWP;XY/Z./1/[
@A=?B8!* CDEFEC
BG/G/AHIJK
B5?
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán
theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập
khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát
hành một L/C cho nhà XK hưởng.
10
(6’)Bộ chứng từ
(6’)Bộ chứng từ
(8)Đòi tiền
Retirement
(7)Trả
tiền qua
NH
(6)Xuất
trình
(5)Giao hàng
Shipment of goods
(4)Thông báo L/C

Advise L/C
(3)Phát hành L/C
Issue L/C
(2)Đơn mở L/C
Apply L/C
(1)Hợp đồng ngoại thương
Sales contract
Ngân hàng chuyển chứng từ
(Remitting Bank)
Ngân hàng phát hành L/C
(Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
Nhà nhập khẩu
(Importer)
Nhà xuất khẩu
(Exporter)
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C nếu đồng ý NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng
đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho
nhà xuất khẩu.
(4) Khi nhận được L/C NHTB thông báo L/C cho nhà XK.
(5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành
giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp
với hợp đồng ngoại thương.
(6) và (6’) Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C
và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán.
(7) và (7’) NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả.
(8) NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi
đã được nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
>"2,"+0

 Với người mua
Trong phương thức thanh toán L/C, hầu hết các giấy tờ chứng từ được
ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót. Bởi vậy,
người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa cho mình mà không phải
tốn thời gian công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Hơn nữa, người
mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả
tiền hàng.
 Với người bán
Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ phù
hợp.Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi
giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện điều khoản của
L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng
thanh toán. Do vậy, nhà XK có thể thu hồi vốn nhanh chóng.
11
 Với ngân hàng phát hành
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng thu được các khoản phí.
Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thu được một khoản tiền khá lớn khi có ký
quỹ. Cùng với nghiệp vụ này, ngân hàng có thể thực hiện một số nghiệp vụ
khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ,… Hơn thế
nữa, nghiệp vụ này cũng giúp cho vai trò và uy tín của ngân hàng trên trường
quốc tế được nâng cao.
B-\-]V^/_`P;O23$&
'404'43&/$8
'404'4'43&
Xét trên giác độ chung thì: Thị phần là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà
doanh nghiệp chiếm lĩnh.
Thị phần =
Thị phần nói rõ sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng
sản phẩm tiêu thụ trên thụ trường.
Bên cạnh đó, ta còn có khái niệm về thị phần tương đối

Thị phần tương đối =
Như ta đã biết, Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh
doanh các sản phẩm đặc biệt là tiền tệ và các dịch vụ về tiền tệ và thanh toán
quốc tế là một trong những loại hình dịch vụ của ngân hàng hay nói cách khác
đó chính là sản phẩm của ngân hàng.
Như vậy, ta đi đến khái niệm sau: 9L!"#M.,#
ANOL,19M.)"P,9
*4/
12
'404'4043&/$8
Theo khái niệm về thị phần TTQT của ngân hàng thương mại đã nêu, ta
có thể dễ dàng rút ra khái niệm về mở rộng thị phần TTQT tế như sau:
O#9LM.,#ANOJL,19
M.)"P,9*4/
'40404I1/$8
Với những biến động dữ dội trong môi trường vĩ mô trong thời gian
qua cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động ngoại thương nước
nhà, việc mở rộng thị phần TTQT trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nó không
chỉ giúp cho bản thân ngân hàng gia tăng doanh thu trong mảng hoạt động
này, dần dần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán, thúc đẩy các nghiệp
vụ liên quan như: huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ,… mà còn
nâng cao uy tín ngân hàng trong mắt khách hàng, cũng như đem lại cho ngân
hàng một vị thế cao hơn trong ngành, cải thiện năng lực cạnh tranh với các
đối thủ khác.
'40424"JKL1/
 !
Khi phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng
thị phần TTQT của NHTM cần quan tâm và có sự phối hợp giữa hai nhóm chỉ
tiêu: chỉ tiêu định tính phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT và chỉ tiêu định
lượng phản ánh thị phần TTQT của ngân hang.

'40424'4"JKF
13
4I1<)!!
BGB
Thanh toán quốc tế là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các
nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hoạt động này không nằm
riêng biệt với các hoạt động khác, mà liên quan đến một số nghiệp vụ khác,
như: kinh doanh ngoại tệ, cho vay ngoại tệ… Sự phối hợp giữa hoạt động
thanh toán quốc tế với các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác cho thấy
hoạt động TTQT của NHTM liệu có phối hợp tốt với các nghiệp vụ khác của
ngân hàng hay không. Chẳng hạn, trong quy trình thanh toán quốc tế, khách
hàng có thể phát sinh nhu cầu về mua bán ngoại tệ. Như vậy, sự phối hợp
giữa hai mảng nghiệp vụ TTQT và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đã đủ
hiệu quả để giúp khách hàng đạt được mục đích của mình cũng như giúp ngân
hàng tận dụng tối đa nguồn lực để đem lại lợi nhuận hay chưa?
=4I1/,.+!
Trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại
chịu sự chi phối, ảnh hưởng của rất nhiều văn bản pháp lý do các tổ chức
quốc tế và quốc gia ban hành. Chỉ tiêu tuân thủ pháp luật cho những đánh giá
về chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT, mức độ sai sót, mức độ áp dụng các
chuẩn mực, thông lệ quốc tế, quy chế, quy trình trong TTQT. Một ngân hàng
có chỉ tiêu này tốt sẽ tạo được uy tín thanh toán với các khách hàng cũng như
các đối tác tài chính quốc tế khác.
486G!/LM!
Mức độ đa dạng được nhìn nhận thông qua số lượng các nghiệp vụ
TTQT, số lượng sản phẩm dịch vụ trong từng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng thêm thu nhập của ngân hàng
qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán. Với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch
14
vụ thanh toán quốc tế của mình, ngân hàng sẽ có cơ hội tận dụng tối đa nguồn

lực của mình, bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ giúp ngân hàng tạo sức cạnh
tranh với các đối thủ của mình.
'4042404"JK,<
4!N/$8
Thị phần TTQT =
Chỉ tiêu trên cho thấy trong tổng doanh số TTQT của cả hệ thống ngân
hàng thì tỷ lệ TTQT của một NHTM nào đó là bao nhiêu. Qua đó, ta thấy
được mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng đó về các dịch vụ thanh
toán. Ngày nay, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện qua hệ thống
các NHTM nên ta có thể coi doanh số TTQT của cả hệ thống NH thể hiện
toàn bộ kim ngạch XNK của một quốc gia. Vậy chỉ tiêu trên có thể tính toán
theo công thức sau:
Thị phần TTQT =
Chỉ tiêu thị phần TTQT tăng thường cho thấy dấu hiệu tốt về hoạt động
thanh toán quốc tế của ngân hàng.
=4O*?.A/$8
Thị phần TT hàng xuất khẩu (nhập khẩu)=
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng doanh số thanh toán hàng XK hoặc
hàng NK qua hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ thanh toán XK hoặc NK qua ngân
hàng nào đó là bao nhiêu.
Cũng với lý luận như trên, chỉ tiêu trên có thể viết thành:
Thị phần TT hàng XK(NK)=
15
4"JK+N 
Chỉ tiêu về thị phần tương đối tức thị phần thanh toán XNK của ngân
hàng so với đối thủ cạnh tranh
Thị phần tương đối TT XK =
Thị phần tương đối TT NK =
Nhóm chỉ tiêu trên cho biết ngân hàng và đối thủ cạnh tranh bên nào có
lợi thế cạnh tranh hơn về hoạt động thanh toán XNK nói chung hay hoạt động

thanh toán XK và NK nói riêng.
Trên thực tế, tổng doanh số TTQT của toàn hệ thống ngân hàng trong
một năm là một số xác định, mà số các NHTM tham gia hoạt động TTQT thì
ngày càng tăng nên việc tăng thị phần tuyệt đối của các NHTM là có giới hạn.
Do vậy, khi phân tích đánh giá về thị phần TTQT của một ngân hàng thì bên
cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối ta cần đánh giá các chỉ tiêu thị phần tương đối hay
nói cách khác là so sánh thị phần của ngân hàng mình với thị phần của đối thủ
cạnh tranh.
Thị phần tương đối của ngân hàng tăng lên chứng tỏ hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng có bước phát triển so với đối thủ cạnh tranh. Rõ
ràng là, khi chỉ tiêu này tăng lên, ngân hàng chiếm được nhiều phần hơn trong
miếng bánh thị trường của mình trong khi phần của đối thủ giảm đi.
B-a- ;Q3b4]/c8]V^/P7^/P;O23
$&
'424'4B
Môi trường kinh tế quốc gia nói chung và hoạt động ngoại thương nói
riêng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại. Các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại có
diễn ra hay không phụ thuộc vào các giao dịch ngoại thương giữa quốc gia
này với quốc gia khác. Các nhân tố khách quan chính ảnh hưởng tới hoạt
16
động này bao gồm các chính sách vĩ mô của Nhà nước và chính sự phát triển
giao dịch ngoại thương của nền kinh tế.
'424'4'4"FLPQ/
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đưa ra là nhằm mục đích
điều tiết, kiểm soát và định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó. Trong
các chính sách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
ngoại thương và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.
4"FL,-RO*.BM
Các chính sách thuế của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động XNK. Nếu chính sách
đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng không khuyến khích xuất khẩu
hoặc thu hẹp nhập khẩu, từ đó làm giảm kim ngạch XNK. Kim ngạch XNK
giảm gây ra ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM. Ngoài ra, chính
sách hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động XNK cũng như thanh toán quốc tế là
rất cần thiết bởi những hoạt động này mang tính rủi ro cao.
=4"FLB!
Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rộng bao gồm hoạt động ngoại
thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều
hoạt động kinh tế khác, trong đó hoạt động ngoại thương là hoạt động trọng
tâm. Chính sách kinh tế đối ngoại là cơ sở nền tảng và tác động trực tiếp đến
hoạt động TTQT. Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ
mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng đến hành vi của các doanh
nghiệp từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT.
4"FL!
Là những quy định pháp lý, thể lệ của NHNN trong vấn đề quản lý
ngoại tệ, vàng bạc đá quý, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, cũng như việc mua
bán trao đổi ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với
17
nước ngoài… Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán
quốc tế, hệ thống NHTM đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất
nước. Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép hoạt động TTQT phải
tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối
của nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân TTQT, từ
đó ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTQT của ngân
hàng.
'424'404I1:/!! 
4S
Đây là một nhân tố nhạy cảm, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu
trên thị trường tiền tệ. Biến động tỷ giá không chỉ ảnh hưởng xấu đến hoạt

động XNK mà còn tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng. Khi tỷ giá thay đổi liên tục bất thường dẫn tới việc cân nhắc mua bán
ngoại tệ trở nên khó khăn, từ đó mà nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT
bị ảnh hưởng. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn hoặc chấp nhận co hẹp hoạt
động TTQT, hạn chế đối tượng khách hàng hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh
ngoại tệ, đổi lại ngân hàng có thể giữ được khách hàng. Nếu biết chính xác
thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ
các dịch vụ khác do hoạt động TTQT mang lại, thì đây có thể là cơ hội cho
ngân hàng có thêm khách hàng mới.
=4I17#:FTB=!
Vì hoạt động TTQT là hoạt động diễn ra giữa các quốc gia khác nhau
nên nó chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
của các quốc gia. Mọi sự biến động về kinh tế, chính trị ở nước bạn hàng đều
có thể dẫn tới việc vi phạm hợp đồng, các cam kết đã thỏa thuận giữa hai bên.
Mặt khác, sự suy thoái kinh tế hay khủng hoảng chính trị đều gây ảnh hưởng
18
bất lợi đến thương mại, hoạt động XNK mà từ đó ảnh hưởng đến thanh toán
XNK.
4I1!//
Rõ ràng rằng, với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động
ngoại thương, thị trường thanh toán quốc tế trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Hiện nay, các ngân hàng không ngừng nghiên cứu, đổi mới các sản phẩm,
dịch vụ, cải tiến quy trình thanh toán, thực hiện các chiến lược marketing hiệu
quả hơn để thu hút khách hàng. Như một hệ quả của quá trình này, sự cạnh
tranh trên thị trường thanh toán quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt. Để tồn tại
được, ngân hàng cũng cần có các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ của
mình.
G48Q>,-
Khung pháp lý theo hướng chuẩn mực quốc tế đang là một trong những
yếu tố quan trọng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bản thân hoạt

động thanh toán quốc tế một mặt thực hiện theo quy chuẩn quốc tế, mặt khác
phải tuân thủ luật ban hành của quốc gia. Cho nên, nhà nước cần ban hành
những văn bản pháp lý một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đến
buông lỏng hoặc sơ hở nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt
động TTQT.
@486,5/BBLUGHGH
Khách hàng chính là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển.Khi
khách hàng đến với ngân hàng, sử dụng các dịch vụ và cảm thấy hài lòng sẽ
đến với ngân hàng nhiều hơn. Hơn thế nữa, họ có thể sẽ tiếp tục giới thiệu với
những khách hàng khác làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của
ngân hàng. Từ đó làm cho ngân hàng trở nên lớn mạnh hơn, lợi nhuận nhiều
hơn và dần dần mở rộng được thị phần của ngân hàng.
19
Tuy nhiên, trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa ngân hàng và
khách hàng mà mâu thuẫn đó không được giải quyết, sự hài lòng của khách
hàng sẽ giảm đi. Hậu quả là mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng
cũng như số lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng sử dụng sẽ cùng nhau giảm
xuống. Điều đó cho thấy ngân hàng cần phải xây dựng những biện pháp chăm
sóc khách hàng thật hiệu quả.
'42404/
Ngoài những điều kiện khách quan, hoạt động thanh toán quốc tế cũng
chịu ảnh hưởng mạnh từ những yếu tố chủ quan xuất phát từ bản than ngân
hàng. Một số nhân tố chủ quan chính được kể tới là:
'42404'4",<BG
Việc ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh triển khai nghiệp vụ
kinh doanh đối ngoại sớm sẽ tạo ra cho ngân hàng đó có được lợi thế ban đầu;
tạo được bề dày về kinh nghiệm và chiếm lĩnh được thị phần phục vụ doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Địa bàn hoạt động cũng là yếu tố quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu đều tập trung tại các thành phố lớn, nơi vốn diễn

ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tiếp thị khách hàng.
Do vậy nếu chậm đưa hoạt động thanh toán quốc tế vào những địa bàn này,
ngân hàng sẽ không thu hút được khách hàng nếu không có được đội ngũ cán
bộ chuyên môn cao, công nghệ hiện đại và nguồn lực tài chính đủ lớn.
Tóm lại, để đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường phục vụ khách
hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh tổng thể, đồng
bộ.
'42404048QV
20
Với các ngân hàng khác nhau, sự lựa chọn về mô hình thanh toán quốc
tế có thể có sự khác biệt nhất định, hoặc mô hình tập trung hoặc mô hình phân
tán. Tuy nhiên, một điều cần thiết là mô hình thanh toán quốc tế đó cần phù
hợp với quy mô, mạng lưới cũng như quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế
của ngân hàng. Với mô hình thích hợp, ngân hàng có thể tận dụng được tối đa
nguồn lực của mình, tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng của
mình sản phẩm dịch vụ thanh toán tốt nhất.
'4240424W7F/
Uy tín của ngân hàng trong nước và trên thị trường quốc tế là tiêu chí
tổng hợp từ rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ,
khả năng thanh toán… Một ngân hàng có uy tín sẽ là điều kiện đầu tiên để
khách hàng lựa chọn dịch vụ. Nhờ đó mà uy tín của khách hàng cũng được
nâng lên, độ rủi ro giảm đi và khách hàng giảm được chi phí mua hàng vì
không phải trả thêm các chi phí phát sinh từ việc ngân hàng giao dịch có uy
tín không cao. Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng thu hút thêm khách
hàng, tăng doanh thu và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế. Tuy nhiên uy
tín của một ngân hàng không chỉ do ngân hàng trung ương của nó quyết định
mà phụ thuộc vào uy tín của mỗi chi nhánh thành viên.
Về mặt uy tín trên trường quốc tế, để đạt được điều này, ngân hàng cần
phải trải qua những đánh giá, khảo nghiệm của rất nhiều tổ chức kinh tế tài
chính trên thế giới về lĩnh vực thanh toán quốc tế. Sau khi đã tạo lập được uy

tín này, ngân hàng sẽ có cơ hội được tiếp cận với những đối tác quốc tế mới,
ngày càng đánh bóng thêm uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
'42404X48!,!,-
Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại
một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa
21
phương đó. Đại lý ngân hàng rộng khắp trên thế giới giúp cho giao dịch và
than toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt
chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại thông qua ngân hàng đại lý đó để mở
rộng hoạt động TTQT.
Một ngân hàng có các ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới và có
mối quan hệ tốt sẽ rất thuận tiện trong việc liên lạc, tra soát các giao dịch
thanh toán XNK. Các khách hàng có hoạt động thanh toán XNK ngày càng có
xu hướng mở rộng đối tác làm ăn ra ngoài thị trường truyền thống. Vì vậy sẽ
có nhiều thương vụ với các đối tác mới ở các nước khác nhau trên thế giới.
Việc xúc tiến thêm các ngân hàng đại lý giúp ngân hàng đáp ứng được mọi
nhu cầu của khách hàng. Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, các giao dịch
thanh toán sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian giúp khách
hàng được thanh toán nhanh, tiết giảm phí, không bị lờ đi các thương vụ làm
ăn quan trọng, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
'42404Y4"Q&
Ngày nay, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
ngân hàng. Vì thế, mỗi ngân hàng đều đang xây dựng cho mình một hệ thống
công nghệ hiện đại, phù hợp. Trong hoạt động thanh toán XNK, công nghệ
hiện đại, tốc độ xử lý nhanh giúp ngân hàng có thể thực hiện một cách chính
xác các thao tác, đẩy nhanh tốc độ từng khâu trong quá trình thanh toán, phục
vụ khách hàng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ
góp phần phát triển thêm các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao
chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch với khách hàng từ
tín đó mà nâng cao uy tín của ngân hàng, góp phần mở rộng thị phần của ngân

hàng. Ngày nay, hầu như các NHTM tham gia vào mạng truyền tin có tính
bảo mật cao như SWIFT hay TELEX.
22
Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình nghiệp vụ cho các hoạt động
ngân hàng luôn phải phù hợp với công nghệ hiện đang áp dụng và ngược lại
công nghệ ngân hàng cũng cần phải được cải tiến đồng bộ với sự thay đổi,
phát triển của cơ chế nghiệp vụ. Công nghệ ngân hàng và quy trình nghiệp vụ
là hai yếu tố song hành với nhau, đảm bảo sự hoạt động thông suốt trong hệ
thống nghiệp vụ ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói
riêng.
'42404Z4V&H=
Để phát triển hoạt động TTQT, mở rộng được thị phần của ngân hàng
mình thì một nhân tố quan trọng mà bất cứ NHTM nào cũng phải quan tâm
đó là chất lượng nguồn nhân lực. Để có thể làm việc hiệu quả, tránh gây
những tổn thất cho bản thân ngân hàng, đòi hỏi cán bộ ngân hàng nói chung
và cán bộ TTQT nói riêng phải có chuyên môn cao, am hiểu quy tắc, thông lệ
quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi đảm bảo tiếp cận với tài liệu nước ngoài
nâng cao kiến thức nghiệp vụ.
Thêm vào đó, một ngân hàng nổi tiếng với đội ngũ cán bộ nhân viên
giỏi có thể nâng cao được uy tín ngân hàng trong cả hai thị trường, thị trường
khách hàng và thị trường nguồn nhân lực. Một điều rõ ràng là những cán bộ
giỏi và giàu kinh nghiệm sẽ thu hút những nhân tài mới đến với ngân hàng để
được trau dồi kiến thức và r‹n luyện kỹ năng, từ đó giúp đem lại lợi ích cho
toàn ngân hàng.
'42404[4"FL/
Các chính sách của ngân hàng như chính sách khách hàng, chính sách
đối ngoại, chính sách phát triển dịch vụ… có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
TTQT. Các chính sách đúng đắn sẽ thu hút được khách hàng trong và ngoài
nước, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
23

'42404\4" *#6T+!
Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống theo một quy
trình hợp lý sẽ hạn chế rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo được uy tín đối
với khách hàng trong nước và quốc tế.
'42404]4$!B,K!^3
Các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng, hoạt động kinh
doanh ngoại tệ… là các hoạt động có tác dụng bổ trợ, thúc đẩy cho hoạt động
thanh toán XNK của NHTM. Phát triển nghiệp vụ này là tiền đề, là nền tảng
hỗ trợ cho sự phát triển nghiệp vụ kia và ngược lại. Đồng thời các hoạt động
này cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, tạo nên sức cạnh tranh
của ngân hàng.
<LG$ &'A$B
Qua tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động
TTQT của NHTM và vấn đề mở rộng thị phần TTQT, rút ra những điều sau:
- TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các
cá nhân, tổ chức ở nhiều lãnh thổ, quốc gia khác nhau. Do đó, nó chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
- Hoạt động TTQT đóng vai trò to lớn trong việc tăng thu nhập ngân hàng tăng
khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy
các hoạt động khác phát triển.
- Hoạt động TTQT của NHTM chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả
những nhân tố khách quan, như: các chính sách vĩ mô của Nhà nước, tình
hình kinh tế đối ngoài quốc gia; và các nhân tổ chủ quan xuất phát từ mô hình
thanh toán, chiến lược kinh doanh, uy tín… của bản than ngân hàng.
24
- Cạnh tranh càng ngày trở lên khốc liệt nên vấn đề mở rộng thị phần hoạt động
của các NH là rất cấp thiết, đặc biệt là trong hoạt động TTQT.
&'A$\
&d H#$&I9&$&*$&$JK L
#$%$&"$ 9&"$&e!)$*

\-B-<;O2;6$/Q/ 9&/b!f$8
04'4'4NVV:
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritimebank) chính thức
thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritimebank chính thức
khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi
Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài
chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ
phần còn chưa ngã ngũ và Maritimebank đã trở thành một trong những ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức
mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt
Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân
dụng Việt Nam…
25

×