Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN khu di tích CỔ LOA Làng nghế BÁT TRÀNG, 87 MÃ MÂY 36 HÀNG NGANG HÀNG ĐÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 24 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC.
* * *
BÁO CÁO THỰC TẬP
THAM QUAN
Họ và tên: NGUYỄN MINH THẢO.
lớp :04Q2.


NỘI DUNG THAM QUAN.
Ngày 16-5-2006:Tham quan khu di tích CỔ LOA
Làng nghế BÁT TRÀNG.
Ngày 17-5-2006:tham quan khu phố cổ tại ngôi nhà ở 87 MÃ MÂY
36 HÀNG NGANG HÀNG ĐÀO.

1
1
l.NỘI DUNG THAM QUAN.
NGÀY 16-11-2006
A-KHU DI TÍCH CỔ LOA.
Khoảng cách từ trung tâm của hà nội đến khu di tích CỔ LOA là 17km về
phía BẮC.Khu di tích cổ loa có diện tích bảo tồn gần 500ha,là một địa chỉ văn hoá
đặc biệt của thủ đô và cả nước.
Trước hết,CỔ LOA có hàng loạt di chỉ khảo cổ đã được phát hiện,phản ánh
quá trình phát triển lien tục của dân tộc ta từ thời sơ khai qua các thời kì đồ đồng,
đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hoá ĐÔNG SƠN,vẫn được gọi là “nền văn minh
SÔNG HỒNG”thời kì tiền sử của dân tộc VIỆT NAM.
Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm
làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp.
Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư
2


2
Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn
địa về định cư tại vùng đồng bằng.
1.Đầu tiên phải kể đến ĐÌNH NGỰ DI QUÝ

Một nét độc đáo của thành CỔ LOA là toàn bộ cấu trúc của nó tạo thành một kiến
trúc quân sự kiên cố được phòng vệ chắc chắn,kết hợp chặt chẽ giữa quân bộ và
quân thuỷ.
3
3
Sau cuộc đại thắng,NGÔ QUYỀN xưng vương và xây dựng nhà nước tự chủ. Đầu
năm 939,NGÔ QUYỀN định đô ở địa điểm LOA THÀNH thuộc PHONG CHÂU,có
lẽ là để tỏ ý tiếp tục quốc thống của nước ÂU LẠC xưa.
Niên biểu triều NGÔ(năm 939 đến 965):
Vua NGÔ VƯƠNG(NGÔ QUYỀN) từ năm 939 đến 944.
Vua DƯƠNG BÌNH VƯƠNG(TAM KHA)từ năm 945 đến 965.
Vua NGÔ NAM TẦN VƯƠNG(XƯƠNG VĂN)
Vua NGÔ THIÊN SÁCH VƯƠNG(XƯƠNG NGẬP) từ năm 951 đến 965.
ĐÌNH NGỰ TRIỀU DI QUÝ có diện tích rộng lớn,cảnh quan thiên nhiên hài
hoà,khoáng đạt với hào nước,sông,hồ, đầm lạch tạo nên một khung cảnh thơ mộng
mang dáng dấp cổ kính và huyền bí của nền kiến trúc xưa.
4
4
Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu
ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái
được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.
5
5



2.Tiếp đến là khu di tích đền thờ CAO LỖ hay còn gọi là
ĐÌNH NGỰ.
6
6
Nơi đây diện tích không rộng lớn bằng khu di tích ĐÌNH NGỰ TRIỀU DI
QUÝ,nhưng khung cảnh thì rất nên thơ vẫn là những hào nước,song,hồ,đầm lạch.Ở
giữa hồ là tượng vị tướng quân CAO LỖ đang giương cung tên đe doạ kẻ thù với
dáng vẻ oai hung.

7
7
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong
công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu
rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua,
triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ
binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh
để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ
Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan
không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần
như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có
sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một
di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn
hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ
lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả
những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm,
vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng
nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn
AnDươngVương.

Tiếp đó CỔ LOA từng là kinh đô của nhà nước ÂU LẠC thời kì AN DƯƠNG
VƯƠNG (thế kỉ lll trước công nguyên)và của nhà nước ĐẠI VIỆT thời NGÔ
QUYỀN (thế kỉ X),mà thành CỔ LOA là một di tích,một minh chứng còn lại cho tới
ngày nay.
Thành CỔ LOA là thành có niên đại sớm nhất VIỆT NAM và vào loại sớm trên
thế giới.
Hiện nay trong khu vực”THÀNH NỘI”còn có nhiều khu di tích lịch sử-kiến trúc
nghệ thuật như :AN MỴ CHÂU,CHÙA BẢO SƠN,nhiều công trình tín ngưỡng,tôn
giáo ở các thôn xóm khác như MẠCH TRÀNG,CẦU CẢ THƯ CƯU……Cũng là
nhưng khu di tích lịch sử có giá trị cao thuộc khu di tích CỔ LOA.
Một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng la` khu di tích ĐỀN THỜ AN
DƯƠNG VƯƠNG.
3. ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG
8
8

Khách đến CỔ LOA có thể tham quan cảnh quan thiên nhiên hài hoà khoáng đạt
của toàn bộ khu di tích với thành cổ ôaf hào nước với sồng,hồ,đầm lạch,gò đổng là
những khu di tích lịch sử gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú về thời kỳ AN
DƯƠNG VƯƠNG hào hung,bi tráng Và cả những xóm cổ,cầu chợ,lăng mộ… tạo
nên cho CỔ LOA một bề dày lịch sử và giầu về loại hình di tích nhất cua VIỆT
NAM.

9
9
Hướng tới năm 2010,kỷ niệm 1000 năm THĂNG LONG-HÀ NỘI,CỔ LOA đang
từng bước được tu bổ tôn tạo để xứng đáng với ngàn năm văn hiến, đang cần được
sự quan tâm giúp dỡ của mọi tổ chức và cá nhân ở trong nước và quốc tế,nhằm bảo
tồn và phát huy tác dụng của khu di tích lịch sử-văn hoá có giá trị đặc biệt này.
10

10
Ngày 16-11-2006.
B-LÀNG NGHỀ BÁT TRÀNG.
Bên cạnh những khu di tích lịch sử cổ kính lâu đời VIỆT NAM còn có những làng
nghề rất nổi tiếng.Một trong những làng nghề nổi tiếng đó là làng nghề BÁT
TRÀNG.

Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến
bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê
sông Hồng đến đốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu
Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km).

11
11

Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước
đây thôn Bát Tràng là một xã riêng. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ
Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh,
năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh. Lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ
Thuận An, đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của
người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc
tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước
theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng
thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu
cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng,
có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:
• Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm,
điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
12

12

Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài
thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với
các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và
năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét
đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.
13
13
Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di
Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng.
Ngày 17-11-2006.
C-KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
14
14
Vị trí, giới hạn:Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây
dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định:
Phía Bắc: Phố Hàng Đậu
Phía Tây: Phố Phùng Hưng
Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
Phía Đông: Các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố
thuộc 10 phường, tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100ha
Thành cổ và khu phố cổ Hà Nội
Mười phường có phạm vi thuộc khu Phố cổ Hà nội là:
Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng
Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.
Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo
đặc trưng như sau:
* Khu bảo vệ, tôn tạo cấp I: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng

Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích
khoảng 19 ha).
* Khu bảo vệ , tôn tạo cấp II: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố
Cổ.
15
15
Phố cổ Hà nội có diện tích khoảng 100ha, với số dân trên 10 vạn người
(1000người/ha), đây là khu vực có mật độ dân số rất cao nằm ở trung tâm
thành phố.
Đặc điểm khu phố cổ:
Qua tư liệu cũ để lại khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là
huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) mà
người ta quen gọi là khu phố cổ. Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buôn bán hay
sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi
phố abns một mặt hàng hay hành một nghề rieng biệt và người ta lấy luôn
tên sản phẩm để đặt tên cho phố.
Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường,
phố giàu có như Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương
nhân Hoa Kiều. Đường xã ở đây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhô lên, hai bên
có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải ra các .
Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức
tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cánh
nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng
diêm mà nay ta còn thấy ở các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Ngang,
Hàng Đào Nó vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.
Phố cổ Hà nội sở dĩ chiếm được vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển
của Thủ đô, trở thành niềm tự hào và say mê và quan tâm sâu sắc trong lòng
mọi người của cả nước như ngày hôm nay, bởi vì trong Phố cổ Hà nội đã và
đang chứa đựng được một hệ thống giá trị di sản lịch sử, văn hoá, nghệ
thuật, kiến trúc to lớn.

Trong thời kỳ phong kiến, Hà Nội sớm trở thành trung tâm chính trị của
đất nước khi viên đô hộ Cao Biền cho mở rộng Đại La Thành vào năm 866
và đặt tại đây đại bản doanh của chính quyền đô hộ trung Hoa. Nhưng Hà
Nội chỉ trở thành thủ đô của nước Đại Việt vào năm 1010, khi Lý Công Uẩn
tức Lý Thái Tổ vị vua đầu tiên của triều đại Lý quyết định cho dời đô từ
Hoa Lư về Đại La.
Khu Phố cổ Hà nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc
dân tộc Việt. Khu Phố cổ Hà nội có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư
sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời
nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị: sinh sống, bán
hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh
liệt để khu Phố Cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.
1.Ngôi nhà ở 87 Mã Mây:
16
16
Xen lẫn với các công trình tôn giáo, lịch sử, văn hóav.v. là các công trình
kiến trúc nhà ở. Những công trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng
vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dựa trên cơ sở nền móng được hình
thành từ những thế kỷ trước. Đó là những ngôi nhà có kiến trúc truyền
thống, nhà hình ống và có nhiều lớp nhà; giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh
sáng và không khí, đây cũng là nơi bày cây cảnh, uống nước, ngắm trăng.
Kết cấu chủ yếu chủ yếu của công trình là gỗ, mái lợp ngói với hệ thống vì
kèo gỗ và có nhiều hoạ tiết trang trí.
Nhìn vào những ngôi nhà ở này ta vẫn dễ dàng nhận thấy là những ngôi
nhà ba hoặc năm gian đã có biến đổi đi, được bố trí thành nhiều lớp cách
nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống một
gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công chuyên
nghiệp.
Do yêu cầu về việc buôn bán ở thành thị nên việc mở cửa hàng để bán
hàng ở những nhà có mặt cửa hàng rộng quay ra phố là một vấn đề quan

trọng và tất yếu. Vì vậy, đại đa số các nhà chỉ có bề ngang từ 2m đến 6m, tức
là bằng bề rộng một gian trong ngôi nhà 3 hoặc 5 gian khi xưa, nhưng lại
được phát triển mạnh theo chiều sâu mà vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà
dân gian nên không gian mái sẽ lớn và để tận dụng người ta thường làm
thêm những gác lửng leo lên bằng cách để lỗ sàn và gác một cầu thang một
vế với độ dốc 70° đến 75° làm bằng gỗ.
Gác lửng để chứa hàng dự trữ hay kê giường ngủ nên có độ cao không
quá 2, 2m. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo
chiều cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà
chiều ngang chỉ một vài mét nhưng làm cao đến 2, 3 tầng và có chiều sâu
đến vài chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là “nhà hình
ống”. Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo thông gió và lấy sáng tốt cho các
buồng - phòng, lớp trong cùng tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ ở
của người giúp việc gia đình.
Quan hệ nội bộ các phòng đều là quan hệ xuyên phòng, lợi dụng khoảng
không kê đồ sát một mặt tường dọc làm lối đi.
Nhu cầu ở của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần những khoảng
không gian riêng tư như ngày nay vì vậy việc xuyên suốt từ không gian
17
17
phòng này tới phòng khác là đặc trưng nổi bật không gian nhà ở trong khu
36 phố phường.
Để thích nghi với cuộc sống gia đình có vợ buôn bán hoặc chồng làm thợ
thủ công, người ta vẩy thêm một mái đua ra phố dùng làm cửa hàng buôn
bán.
Có thể thấy ở đây không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công
đan xen dưới cùng một mái nhà cùng với không gian ở. Phù hợp với tập
quán của người dân là: ở + sản xuất + kinh doanh buôn bán nhỏ.

18

18

Kiến trúc bằng gỗ
Nhà 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội - nhà
hình ống, có những đặc điểm kiến trúc của nhà xây dựng thời kỳ năm 1890.
Ngôi nhà có diện tích là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường
phố ; có chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt
hậu là 6m. Vì vậy hình thức của miếng đất là "nở hậu", mảnh đất "nở hậu"
như vậy sẽ mang lại phúc lộc về hậu vận.
Mặt bằng có cơ cấu không gian kiến trúc kiểu nhà truyền thống phố cổ
Hà Nội, đó là :

Như vậy không gian kiến trúc của ngôi nhà được phân chia bởi từng lớp
nhà và sân:
- Lớp nhà ngoài (lớp nhà 1): tầng 1 để bán hàng, tầng 2 gian tiếp khách
và gian thờ.
- Lớp nhà trong (lớp nhà 2): tầng 1 gồm nơi cất giữ hàng hoá và nơi dành
cho người giúp việc; tầng 2 là phòng ngủ của chủ nhà với hiên trước có mái
19
19
là nơi ngồi uống trà hay chơi cờ tướng của gia chủ và hiên sau là sân phơi
thuốc bắc.
Hai lớp nhà này được cách nhau bằng sân rộng để lấy ánh sáng và thông
thoáng cho toàn bộ ngôi nhà.? sân thứ nhất (sân 1, được gọi là sân khô), gia
chủ trang trí bằng các chậu cây cảnh bonsai để mang thêm nét thiên nhiên
vào không gian nhà. Sân thứ 2; một phần có mái che là nơi nấu nướng (bếp),
phần còn lại của sân là bể chứa nước mưa và sân để giặt giũ (được gọi là sân
nước).



Sân thượng
- Lớp nhà trong cùng (lớp nhà 3) là khu phụ gồm vệ sinh và kho.
Với cách bài trí không gian như vậy ngôi nhà hình ống này có điều kiện
tiện nghi rất tốt về thông gió và lấy sáng. Đây là 1 trong những ưu điểm lớn
trong việc bố cục không gian nhà ở truyền thống Việt Nam nói chung và của
20
20
phố cổ Hà Nội nói riêng trong việc thích nghi và phù hợp với điều kiện khí
hậu địa phương.
*Kết cấu chịu lực chính là gỗ, gồm hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, vì kèo gỗ
tạo. Tường bao là tường gạch với kỹ thuật xây dựng truyền thống (gạch đặc
đúc thủ công xây bằng vữa vôi: vôi và cát, không sử dụng xi măng). Hệ
thống kết cấu mái là hệ thống vì kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống
(chồng rường). Mái dốc 2 phía được lợp bằng ngói ta, 2 lớp ngói: lớp ngói
lót là ngói chiếu và lớp ngói trên là ngói mũi hài.
*Các chi tiết kiến trúc của ngôi nhà rất đặc trưng của kiến trúc nhà truyền
thống phố cổ Hà nội được chú ý đến đầu tiên là mặt đứng chính với hình
thức đối xứng, cửa đi chính ở giữa (cửa tâm) và 2 bên là cửa sổ rộng làm nơi
bán hàng. Cửa sổ rộng giáp mặt phố là cửa lùa bằng gỗ ván đặc theo chiều
đứng tháo ra được; còn các cửa đi là cửa bức bàn có ngõng cửa có then cài.
21
21
Cửa đi tầng 2 lớp nhà 2 được thiết kế theo kiểu cửa thượng song hạ bản có
trang trí hình khắc gỗ tứ quý.
Phía trên cửa đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thông thoáng trang trí
bằng các con tiện gỗ chạy suốt mặt tiền. Vì vậy khi phần cửa dưới được
đóng toàn bộ thì phần cửa thoáng trên chính là để lấy sáng và thông gió cho
toàn nhà. Trên tầng 2 có 2 cửa số nhỏ đối xứng. Lan can cầu thang cũng
được trang trí bằng con tiện gỗ hình thức giống như con tiện ở ô thoáng mặt
tiền. Các lan can ngoài trời được xây bằng trụ gạch và trang trí bằng gạch

men hình hoa chanh trạm thuỷ.
Mái hiên trước phòng ngủ tầng 2 có kết cấu vì mái hình thức vì vỏ cua
theo kiến trúc của Trung Quốc.
Ở 2 đầu đỉnh mái ngói có hai khối nhô lên hình chữ nhật xây bằng gạch
là trụ đấu mái. Tường hồi giáp với 2 nhà liền kề xây cao 1m dật tam cấp để
trang trí, giảm chiều cao cũng như để chống cháy lan và chống thấm. Từ bờ
nóc mái tới trụ đấu mái, tường giật cấp đều trang trí gờ chỉ.
Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bởi đồ gỗ cổ đặc biệt là phòng
khách và phòng ngủ. Với ý nghĩa phòng khách là nơi trang trọng nên gia
chủ đã đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ trường kỷ tiếp
khách; trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ.
22
22
Phòng ngủ cũng được bài trí một cách cẩn thận, gọn gàng để tiết kiệm
diện tích với bộ sập gụ, tủ chè và 1 bộ bàn ghế để gia chủ uống nước, ăn và
tiếp khách thân thiết. Phía trước và phía sau phòng ngủ có hiên và sân trời là
nơi gia chủ ngồi uống trà hay chơi cờ tướng.
*Về trang trí nghệ thuật kiến trúc:
Trang trí nghệ thuật nhà 87 Mã Mây tập trung chính trên vì vỏ cua hiên
khối nhà 2 tầng. Đề tài trang trí là các văn thực vật được chạm nổi khối,
mềm mại, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra nghệ thuật
trang trí còn được thể hiện trên diềm mái và hệ thống cửa bức bàn.
23
23


24
24

×