Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giao an day them

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.83 KB, 16 trang )

Ngày soạn: 26/02/2011
Ngày dạy: 04/03/2011
Tuần: 5
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
I.Tóm tắt văn bản
II. Kiến thức cơ bản
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
- Giới thiệu: tên, quê quán, tính tình  cách giới thiệu truyền thống.
- Nguyên nhân, hành động đốt đền  việc làm có ý thức, không chịu sự
gian tà, lòng trong sạch, thái độ chân thành.
 Con người chính trực, dũng cảm vì dân trừ hại, tinh thần dân tộc mạnh
mẽ.
- Thái độ sau khi đốt đền  cứng cỏi, điềm nhiên không khiếp sợ trước
gian tà.
 Con người kiên định với chính nghĩa.
- Ý nghĩa sự thắng lợi của Tử Văn.
+ cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo.
2. Việc xử kiện:
- Hồn ma tên Bách hộ họ Thôi:
+ Kiện Ngô Tử Văn  bản chất tên cướp (sống cướp nước, chết cướp đền),
gian tà.
+ Thái độ khi đến đòi đền, khi ở Minh ty  kẻ gian manh, lừa lọc, dối trá.
+ Kết quả  bị trừng phạt thích đáng.
 Phê phán kẻ tham lam, hung ác  trừng trị.
 Phơi bày hiện thực bất công: tiêu cực, tham ô tiếp tay cho kẻ xấu, kẻ ác
gây oan khổ cho người dân lương thiện.
- Nhân vật Ngô Tử Văn:
+ Thái độ khi xuống Minh ti  gan dạ, cứng cỏi, không sợ uy quyền.
+ Vạch tội ác của hồn ma Bách hộ họ Thôi  dũng cảm, cương trực đấu
tranh cho chính nghĩa.


+ Kết quả  chiến thắng của chính nghĩa
 Tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác.
tranh đến cùng đối với cái xấu, cái ác  chính nghĩa chiến thắng gian tà.
 Phải đấu
3. Nghệ thuật kể chuyện:
- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn, chặt chẽ, lôgic.
- Cách dẫn truyện khéo léo, cách kể và tả sinh động, hấp dẫn.
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tiếng Việt của chúng ta được xác định thuộc họ ngôn ngữ gì?
A. Bắc á. B. Tây á
C. Đông á. D. Nam á
Câu 2; Thời kì dựng nước có loại chữ nào được vay mượn để phát triển
mạnh mẽ tiếng Việt
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm
C. Chữ quốc ngữ/ D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Thời kì độc lập tự chủ có loại chữ nào được được dùng để ghi lại
tiếng Việt
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm
C. Chữ quốc ngữ. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Trong lịch sử người Việt đã dùng loại chữ nào để ghi tiếng Việt
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm
C. Chữ quốc ngữ. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh
C. Tiếng Mã Lai. D. Bộ chữ La tinh.
Câu 6: Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kì nào?
A. Thời kì dựng nước. B. Thời kì độc lập tự chủ
C. Thời kì từ sau 1945 đến 1954. D. Từ sau Cách mạnh thánh Tám
1945
Câu 7: Tác giả biên soạn “ Đại Việt sử kí toàn thư” là:

A. Lê Văn Hưu. B. Phan Phu Tiên
C. Ngô Sĩ Liên. D. Nguyễn Trãi
Câu 8: “Đại Việt sử kí toàn thu” được tác giả Ngô Sĩ Liên ghi chép lại lịch
sử từ thoìư Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôI ( 14280. Đúng hay
sai?
A. Đúng. B. Sai
Câu 9: Trong đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( trích:
Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên), câu nói của Trần Quốc Tuấn “ Tên
loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” chỉ ai?
A. Hưng Vũ Vương. B. Hưng Nhượng Vương Quốc
Tảng.
C. Chu Vũ Vương. D. Cả A, B, C đều sai
Câu 10: Trong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ( trích Đại Việt sử kí toàn
thư – Ngô Sĩ Liên), Trần Quốc Tuấn đã từng soạn sách để dạy các tì tướng.
Đó là tập sách:
A. Quân trung từ mệnh tập. B. Binh gia diệu lí yếu lược
C. Vạn Kiếp tông bí truyền thư. D. Lam Sơn thực lục
Câu 11; Muốn làm được bài văn thuyết minh có kết quả, người làm phải
nắm được phương pháp thuyết minh. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 12: Tác giả “Truyện chức phán sự đền Tản Viên” là ai?
A, Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Nguyễn Trãi.
C. Nguyễn Dữ. D. Nguyễn Trường Tộ.
Câu 13: Tác phẩm Truyền Kì Mạn lục của Nguyễn Dữ , là tác phẩm ra đời
vào thế kỉ :
A. XIII. B. XIV.
C. XV. D. XVI
Câu 14; Trong Truyện chức phán sự đền Tản Viên ( Trích Truyền kì mạn
lục – Nguyễn Dữ), ai là người người tiến cử Ngô Tử Văn giữ chức phán sự
đền Tản Viên ?

A. Diêm Vương. B. Thổ thần
C. Cư sĩ. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Từ ngữ nào sau đây phát âm theo lối phát âm địa phương?
A. Nhưng mà. B. Dưng mờ
C. Những mà. D. Không có từ ngữ nào
Câu 16: Trong những câu sau đây, câu nào dùng từ không đúng?
A. Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
B. Bọn giặc đẫ ngoan cố chống trả quyết liệt.
C. Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
D. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể
nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú
E.
Câu 17: Khi nói và viết , việc dùng từ ngữ phải đảm bảo yêu cầu nào sau
đây?
A. Đúng những hình thức âm thanh và cấu tạo của từng từ trong tiếng
Việt
B. Đúng ý nghĩa của từ, đúng các đặc điểm ngữ pháp của từ.
C. Phù hợp với phong cách của ngôn ngữ văn bản.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Chọn từ viết đúng trong các trường hợp sau?
A. Bàn hoàng. B. Bàng hoàng.
C. Bàng hoàn. D. Bàn hoàn.
Câu 19: Tóm tắt văn bản thuyết minh cần có những yêu cầu gì?
A. Ngắn gọn. B. Rành mạnh
C. Sát với nội dung của văn bản gốc. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 20: Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì?
A. Viết bài phát biểu cảm nghĩ về văn bản gốc
B. Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản gốc
C. Giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh của văn bản gốc
D. Cả B, C đều đúng

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐA D A B D D D C A B B A C
CÂU 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
ĐA D B B D D B D D C C D B
Ngày soạn: 05/03/2011
Ngày giảng: 09/03/2011
Tuần: 6
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I- Dàn bài chung cho một bài văn nghị luận xã hội
1.Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Đưa ra ý kiến bản thân
2. Thân bài
- thực trạng vấn đề
- Nguyên nhân
+Khách quan
+Chủ quan
- Hậu quả
- Giải pháp
3. kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Đưa ra ý kiến bản thân
II. Một số dạng đề về nghị luận xã hội
Đề bài 1: Viết một đoạn van ngắn trình bày về vấn đề môi trường xung
quanh em?
Đề bài 2: Viết một đoạn văn ngắn trình bày thực trạng an toàn giao thông
hiện nay?
Đề bài 3: Viết một đoạn văn ngắn trình bày tác hại của thuốc lá đối với đời
sống của con người?
Đề bài 4 : Vai trò của rừng trong đời sống của con người?

Đề bài 5 : Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về tác dụng của
sách và việc đoc sách?
III. Hướng dẫn HS lập dàn ý
1.Mở bài
- Nêu những hiểu biết chung của bản thân về thuốc lá và những tác hại của

-Trình bày ý kiến của bản thân
2. Thân bài
- Số lượng người hút thuốc hiện nay, chiều hướng ra tăng
- Địa điểm hút thuốc
- Độ tuổi hút thuốc
- Lượng thuốc tiêu thụ hiện nay
- Tác hại củ thuốc lá:
+ Hại sức khỏe: gây ung thư phổi, giảm tuổi thọ…
+ Gây mất thẩm mĩ: hỏng men răng, kém sắc…
+ Gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
+ Gây lãng phí về tiền của
- Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá:
+ Quy định bắt buộc trên bao thuốc
+ Có lệnh cấm hút thuốc lá nơi công cộng
+ Phạt tiền những người hút thuốc nơi công cộng
+ Bản thân mỗi người
3. Kết bài
- Khẳng định tác hại của thuốc lá
- Trình bày ý kiến của bản thân
IV. Luyện tập
Cho HS làm một số đề bài đã chọn, tương tự như phần đã hướng dẫn
Ngày soạn: 12/03/2011
Ngày giảng:16/03/2011
Tuần: 7

TÌNH CÀNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
Trích “Chinh phụ ngâm khúc”
NT: Đặng Trần Côn
BD:Đoàn Thị Điểm
I. Kiến thức cơ bản
1. Tâm trạng người chinh phụ:
- Ngoại hình  buồn, đau khổ.
- Hành động lặp đi lặp lại  chờ đợi tin tốt lành - mỏi mòn  sự tù túng,
bế tắc.
- Hành động trong phòng điệp từ  gắng gượng.
- Ngoại cảnh:
+ Ánh sáng không gian mênh mông rộng lớn, sự cô đơn của con người.
+ Âm thanh sự vắng vẻ, tịch mịch.
+ Cây cối hoang vắng, cô đơn.
- Thiên nhiên  không gian mang tầm vóc vũ trụ, lạnh lẽo  sự cô đơn,
buồn nhớ.
 Thế giới nội tâm được thể hiện phong phú, đa dạng  tình cảnh lẻ loi,
sự chờ đợi mỏi mòn, vô vọng của người chinh phụ.
 Lên án chiến tranh phi nghĩa tước đoạt hạnh phúc của con người.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả nội tâm  bức tranh sinh động.
- Thể thơ tạo nên sự đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục, câu bát,
hiệp vần  nhạc điệu dồi dào  diễn tả nội tâm đau buồn với những âm
điệu oán trách, than vãn, sầu muộn
II. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tác phẩm Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn viết theo
thể loại nào?
A. Thể lục bát. C. Thể trường đoản cú
B. Thể Thất ngôn. D. Thể song thất lục bát.
Câu 2: Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm được viết theo

thể nào?
A.Thể lục bát. C. Thể trường đoản cú
B.Thể Thất ngôn. D. Thể song thất lục bát.
Câu 3: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn, nói lên sự
oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiệnbtâm trạng
khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôibvốn ít được thơ văn thời kì trước chú
ý. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 4: Qua đoạn trích tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật
miêu tả tâm trạng nào?
A. Tả nội tâm qua nghoại hình, qua hành động.
B. Tả ngoại cảnh, miêu tả các hành động
C. Độc thoại nội tâm, đối thoại.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Lập dàn ý là gì?
A. là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển
khai vào bố cục 3 phần của văn bản
B. Là công việc phân phối thời gian làm bài hợp lí.
C. Là công việc giúp được người viết bao quát được nội dung chủ yếu
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Tác dụng cảu việc lập dàn ý là gì?
A. Giúp được người viết bao quát được nội dung chủ yếu, những luận
điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận.
B. Tránh được những tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý.
C. Trách được việc bỏ sót hoặc triển khai không cân xứng, phân phối
thời gian làm bài hợp lí.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Hãy sắp xếp lại các dòng sau đây cho đúng trình tự về cách lập dàn ý
bài văn nghị luận
A. Đọc kĩ đề bài.

B. Xác định yêu cầu của đề bài.
C. Lập dàn ý.
Câu 8: Tìm ý cho bài văn là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.
Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 9: Dàn ý bài văn nghị luận gồm mấy phần?
A. Hai phần: Mở bài, thân bài.
B. Ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
C. Ba phần: Định hướng đề, triển khai các luận điểm, luận cứ cho bài
văn, nhấn mạnh vấn đề
D. Bốn phần; Định hướng đề, triển khai các luận điểm, luận cứ cho bài
văn, nhấn mạnh vấn đề, mở rộng vấn đề.
Câu 10: Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
A. Thanh Hiên. C. Tố Như.
B. Ức Trai. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 11: Tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du là:
A. Thanh Hiên thi tập. B. Đoạn trường tân thanh
C. Văn tế thập loại chúng sinh. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
A. Nam trung tạp ngâm. B. Bắc hành tạp lục.
C. Thanh Hiên thi tập. D. Đoạn trường tân
thanh.
Câu 13: Tập thơ “Thanh Hiên thi tập” được Nguyễn Du viết trong thời gian
nào?
A. Những năm tháng trước khi làm quan cho nhà Nguyễn.
B. Trong chuyến đi xứ Trung Quốc.
C. Giai đoạn cuối đời.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Cảm hứng chủ đạo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là cảm
hứng về thân phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong

xã hội cũ. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 15: Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu cuả văn học Việt Nam
vào giai đoạn nào?
A. Thế kỉ XVIII
B. Nửa cuối thế kỉ XVIII.
C. Nửa đầu thể kỉ XIX
D. Nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 16: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong:
A. Các văn bản nghệ thuật. B. Các tác phẩm văn
chương.
C. Các giấy tờ hành chính. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính hình tượng. B. Tính truyền cảm.
C. Tính cá thể hoá. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Ngôn ngữ nghệ thuật mang đặc điểm gì sau đây?
A. Tính đơn nghĩa. B. Tính đan nghĩa.
C. Tính hàm xúc. D. Cả A và B đề đúng
Câu 19: Tính cá thể hoá của ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng thể hiện
giọng điệu riêng, một phong cách riêng của từng tác giả, không dễ bắt
chước, pha trộn. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 20: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có bốn đặc trưng cơ bản: tình
hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá, tính hàm xúc. Đúng hay sai.
A. Đúng. B. Sai.
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐA C D A D A D A A B C A D
CÂU 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
ĐA A A D B A D A A B D D A

Ngày soạn: 19/03/2011
Ngày giảng: 23/032011
Tuần: 8
TRAO DUYÊN
(Trích “Truyện Kiều”)
- Nguyễn Du –
I. Kiến thức cơ bản
1. Lời nhờ cậy của Thuý Kiều:
- Từ ngữ chọn lọc, tinh tế
+ cậy: nhờ + trông cậy, tin tưởng
+ chịu: nhận lời, miễn cưỡng
 nhờ bằng sự tin tưởng, chấp nhận bằng sự hy sinh nhưng tự nguyện.
- Thái độ nhún nhường, hạ mình  không khí thiêng liêng, từ ngữ mang
nghĩa hàm ơn.
 từ ngữ chọn lọc, chính xác tạo sự cảm thông.
- Lời trần thuật ngắn gọn: lý lẽ + tình cảm
 lời tâm sự, tha thiết, nêu đạo nghĩa  sức thuyết phục.
- Cậy vào tuổi trẻ, vào chỗ thẳm sâu của tình máu mủ và lấy cái chết để biết
ơn  thiết tha, chân thành.
 Ngôn ngữ của lý trí, phân tích, lý lẽ + thiết tha, chân tình, chặt chẽ 
Thuý Vân không thể chối từ.
2. Trao kỷ vật tình yêu:
- Những kỷ vật  gói ghém biết bao kỷ niệm thiêng liêng của Kim - Kiều.
- Phi lý  sự giằng xé, đau đớn, chua chát và bất lực  lòng thổn thức,
não nề, tiếc nuối, đau xót  mất mát vô hạn.
 Tâm trạng đớn đau, giằng xé, mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.
3. Nỗi lòng của Thuý Kiều sau khi trao kỷ vật:
- Lời dặn dò Thuý Vân  ngôn ngữ bị nhoà trong thế giới thực  tự nói
với chính mình (độc thoại nội tâm)  bi kịch tâm hồn.
- Thực tại  dang dở, đổ vỡ  mất mát vô hạn.

- Tự nhận mình là người phụ bạc, người có lỗi  đức hy sinh cao quý 
vẻ đẹp nhân cách cao thượng, vị tha.
 Bi kịch tình yêu  tâm trạng xót xa, đau đớn  nhân cách làm người
cao đẹp.
II. Một số dạng câu hỏi
1. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích :Trao duyên
2.Nghệ thuật đặc sắc qua đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều của
Nguyễn Du)
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong đoạn trích Trao duyên ( trích: Truyện Kiều cảu Nguyễn Du),
Thuý Kiều đã trao cho Thuý Vân những kỉ vật gì?
A. Chiếc thoa. B. Tờ mây.
C. Chiếc vành. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích Nỗi thương mình ( trích
Truyện Kiều- Nguyễn Du)
A. Tình cảnh trớ trêu mà Thuý Kiều giặp phảI khi rơI vào lầu xanh.
B. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
C. ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá.
D. Sự đau khổ của Kiều khi trao duyên cho em.
Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên ( trích Truyện Kiều –
Nguyễn Du) là:
A. Tả cảnh. B. Tả tình.
C. Tả cảnh ngụ tình. D, Miêu tả nội tâm nhân vật
Câu 4 : Kết câu của văn bản thuyết minh là gì?
A. Là quan hệ giữa các đoạn trong văn bản.
B. Là sự tổ chức sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị
thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa.
C. Là sự tổ chức sắp xếp các thành tố của văn bản theo chủ đề chung của
văn bản
Câu 5: Dòng nào dưới đây không khái quát được những hình thức kết cấu

của văn bản thuyết minh?
A. Kết cấu theo trình tự thời gian.
B. Kết cấu theo trình tự không gian.
C. Kết cấu theo trình tự nguyên nhân – kết quả
D. Kết cấu theo trình tự lô gíc
E. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
Câu 6: Bạch Đằng giang phú của tác giả Trương Hán Siêu làm theo thể?
A. Phú Đường luật. B. Phú cổ thể.
C. Phú lưu thuỷ. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 7: Bố cục của bài phú thường gồm bốn đoạn là:
A. Lung khởi, thích thực, ai điếu, ai vãn.
B. Mở bài, thân bài, phát triển, kết bài.
C. Hai đề, hai thực, hai luận, hai kết.
D. Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đạon kết.
Câu 8: Bài “Bạch Đằng giang phú ” của Trương Hán Siêu ra đời vào thời
gian nào?
A. Khoảng 30 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông
thắng lợi.
B. Khoảng 40 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông
thắng lợi.
C. Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông
thắng lợi.
D. Khoảng 60 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông
thắng lợi
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần: 8
KIỂM TRA KHẢO SÁT
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
1. Trong đoạn thơ sau, tác giả có sử dụng kiểu điệp tu từ gì ở từ "với"?

"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng."
(Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)
A. Điệp cách quãng. B. Điệp bắc cầu (điệp liên
hoàn).
C. Điệp nối tiếp. D. Điệp đầu cuối.
2. Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên,
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"
(Trích Chinh phụ ngâm -
Đặng Trần Côn)
Trong khổ thơ, thời gian chờ đợi đối với người chinh phụ trở nên thật
đáng sợ vì nó:
A. Rất u buồn. B. Rất dài. C. Rất lạnh lùng. D. Rất
ngắn.
3. Ngôn ngữ nghệ thuật được dùng chủ yếu và trước hết là ở lĩnh vực nào?
A. Nghiên cứu khoa học B. Văn chương nghệ thuật
C. Hành chính công vụ D. Báo
chí công luận
4. Câu văn sau đây dùng thừa từ nào:
"Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất."
A. chiếc B. để C. nhất D. bắc
5. "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới bắt đầu.
B. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.
C. Trước khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

D. Khoảng một năm sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc.
6. Cụm từ "thẳng rong" trong câu thơ "Thanh gươm yên ngựa lên đường
thẳng rong" (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) được hiểu theo nghĩa văn
cảnh là:
A. Đi thẳng B. Đi vội C. Đi nhanh D. Đi
liền một mạch
7. Câu nào sau đây diễn đạt đúng bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật:
A. Ngôn ngữ nghệ thuật không liên quan gì đến ngôn ngữ đời thường.
B. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ đời thường.
C. Ngôn ngữ nghệ thuật là nguồn gốc để chắt lọc ra ngôn ngữ đời
thường.
D. Ngôn ngữ nghệ thuật được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường.
8. Khẳng định Truyện Kiều của Nguyễn Du là một công trình sáng tạo vì:
A. Nguyễn Du không chuyển dịch văn bản Kim Vân Kiều Truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân mà chỉ vay mượn cốt truyện, từ đó sáng tạo nên một
tác phẩm hoàn toàn mới bằng thể thơ dân tộc với cảm hứng mới, nhận thức,
lý giải theo cách riêng của ông.
B. Nguyễn Du đã chuyển dịch tác phẩm văn xuôi tự sự của Thanh Tâm
Tài Nhân sang thể loại thơ lục bát của Việt Nam.
C. Nguyễn Du tự sáng tác cốt truyện dựa trên "những điều trông thấy",
những điều mà chính ông chứng kiến trong cuộc đời đầy thăng trầm của
mình, và ông tự chọn thể loại.
D. Nguyễn Du học tập Thanh Tâm Tài Nhân và muốn thể nghiệm đề
tài viết về người kỹ nữ - người phụ nữ tài hoa bạc mệnh - bằng một truyện
thơ Nôm với thể thơ lục bát dân tộc.
9. Bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung thuộc
thể loại nào?
A. Kí văn bia. B. Cáo. C. Truyền kỳ. D.
Hịch.
10. Chi tiết hoang đường, thần kỳ về sự hiển linh của Trần Quốc Tuấn sau

khi chết trong truyện "Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn" (trích Đại
Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên) có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện Trần Quốc Tuấn là con người giàu tài năng và có đức độ
lớn lao.
B. Thể hiện Trần Quốc Tuấn là con người hết lòng trung nghĩa, đặt nợ
nước lên trên tình nhà, đặt chữ trung lên trên chữ hiếu.
C. Thể hiện tư tưởng mê tín dị đoan của một bộ phận người dân.
D. Thể hiện lòng yêu kính, cảm phục, sự tôn sùng của nhân dân đối với
tài năng và đức độ của vị anh hùng dân tộc.
11. Tuyển tập thơ "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương đã tuyển
chọn các tác phẩm của các nhà thơ sáng tác trong khoảng thời gian:
A. Từ thời Trần đến thời Tiền Lê. B. Trong thời Trần.
C. Từ thời Lý đến thời Trần. D. Từ thời Lý đến thời Tiền
Lê.
12. "Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt:
có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phác họa đôi nét làm
dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh
hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở thành
thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…"
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính hình tượng B. Tính đa nghĩa C. Tính cá thể hóa D. Tính
truyền cảm
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn
trích “Trao duyên” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×