Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giao an he xuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.42 KB, 4 trang )

Người soạn: Giáo sinh Đỗ Thị Chiến
Ngày soạn : 9/11/2010
CHƯƠNG III: BỘ MÁY DI ĐỘNG
BÀI 1: MÔ XƯƠNG
I.Mục tiêu
Kiến thức: Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được tác dụng và cấu tạo của bộ xương
- Nêu được các thành phần hóa học của xương
- Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi thú y.
II. Chuẩn bị
- Thầy: giáo án, đề cương bài giảng, sách giáo trình, máy tính – Projector
- Trò : sách giáo trình, sách vở, bút, tài liệu phát tay trước khi đến lớp…
III. Phương pháp& phương tiện:
- Phương pháp: thuyết trình – đàm thoại
- Phương tiện : giáo án, đề cương giảng dạy, phấn, bảng
IV. Tiến trình:
1. Ổn định trật tự lớp : 1 phút
Kiểm tra sĩ số: Số học sinh vắng………….
Tên……………
2. Kiểm tra bài cũ : Thời gian 4 phút, dự kiến kiểm tra 2 học sinh
Họ và tên
Điểm
Câu hỏi kiểm tra:
1, Trình bày thành phần hóa học cơ bản của tế bào động vật?
2, Nêu khái quát về vị trí và nhiệm vụ của các hệ cơ quan trong cơ thể động
vật?
3. Dạy bài mới:
Néi dung-ph¬ng ph¸p.
TT Nội dung giảng dạy Thời
gian


Hoạt động dạy và học
(1) (2) (3) (4)
1. Tác dụng của bộ xương.
- Là cái khung rắn chắc của cơ thể làm chỗ
bám cho các cơ vân
- Nâng đỡ những phần cao, dài như đầu, cổ
- Che chở những bộ phận quan trọng, tránh
tổn thương do tác động do cơ giới gây ra
- Là nơi dự trữ các các chất khoáng của cơ thể
5’ - Đặt vấn đề, vào bài mới
Đàm thoại (1)
GV : Hãy nêu một số tác
dụng của bộ xương ?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét và kết luận
2.
3.
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
- Xương còn là nơi sản sinh ra hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu mới.
- Xương quyết định tầm vóc cơ thể, xương
phát triển tốt chắc khỏe quyết định khả năng
làm việc của cơ thể
Thành phần hóa học của xương.
- Nước
- Chất vô cơ: muối Canxi, Photphat

- Chất hữu cơ: ossein
Cấu tạo của xương.
Cốt mạc :(màng bọc xương) là một màng
mỏng, màu trắng rất dai chắc, bao phủ mặt
ngoài của xương.
Mô xương:
- Mô xương chắc: Là lớp xương đặc chắc mịn
màu vàng nhạt, tiếp giáp với màng xương.
- Mô xương xốp: Là lớp xương mềm gồm có
những vách xương mỏng bao quanh các hố
tủy rộng.
Mô sụn:
Là lớp sụn mỏng thường phủ ở các đầu xương
Có tác dụng bảo vệ mô xương xốp, làm 2 mặt
xương khít vào nhau, giảm ma sát để 2 mặt
xương dễ cử động.
Tủy xương: Giống như một chất keo mềm
màu đỏ chứa các mô lưới, tế bào lưới, sợi,
các mao mạch ít các mô mỡ
(*)Tác dụng:
- Tiêu hủy xương, làm rỗng ống tủy, làm cho
xương nhẹ
- Sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Sự trữ mỡ và nuôi dưỡng mô xương.
Sự phát triển của xương.
(*) các giai đoạn phát triển của xương:3 gđ
- Gđ màng: Ở tuần thứ 6 của phôi thai, xương
chỉ là các lớp màng
- Gđ sụn: Từ tháng thứ 2 của bao thai, 1 số
màng biến thành màng sụn.

- Gđ xương: Từ tháng thứ 5 của thai, các thỏi
sụn cốt hóa tạo thành xương.
(*) Sự phát triển của xương:
- Pt theo chiều dài: Thời kì đầu của bào thai
xương chỉ là một mẩu sụn về sau mới phát
2’
15’
(1’)
(2’)
(2’)
(3’)
(3’)
(4’)
Thuyết trình
Thuyết trình + giảng giải
GV : Giới thiệu trên
Projector
HS : Quan sát và ghi chép
Giảng giải + Đàm thoại(2)
GV : Hãy cho biết tác
dụng của tuỷ xương ?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét và kết luận
Thuyết trình + Giảng giải
4.
4.1
4.2
4.3
triển thành xương cứng( sự cốt hóa)
Sụn bắt đầu cốt hóa tại 2 điểm: giữa và 2 đầu.

- Pt theo đường kính: Những tế bào sinh
xương ở phía dưới màng xương tiết ra tiền cốt
chất, có tác dụng lắng đọng các muối vôi làm
thành các tơ xương áp vào mặt ngoài của thân
xương. Do đó xương không ngừng lớn về
chiều ngang.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự cốt hóa và
sự phát triển của xương.
(*) Thành phần dinh dưỡng của thức ăn:
- Protein: Cần thiết cho sự tạo thành chất hữu
cơ cốt giao trong xương
- Muối khoáng: Ca, P, Mg nguyên liệu chủ
yếu để tạo xương.
- Vitamin:rất cần thiết trong uqas trình cốt hóa
+ Vitamin D: Tăng quá trình hấp thụ Ca từ
máu vào xương.
+ Vitamin A: Điều hòa sự hoạt động của các
điểm sụn tiếp hợp giữa các đốt sống
+ Vitamin C: Kích thích sự sinh sản của các tế
bào xương và tổng hợp chất cốt giao.
(*) Tác dụng của vận động:
Vận động phù hợp có tác dụng tốt, kích thích
xương phát triển đều đặn, cân đối
(*) Ảnh hưởng của hoocmon một số tuyến
nội tiết: Có vai trò điều khiển quá trình cốt
hóa và phát triển của xương.
- Thyroxin: Hoocmon tuyến giáp trạng kích
thích sự trao đổi chất trong cơ thể,đặc biệt là
xương cơ. Nên thiếu, xương chậm phát triển,
còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển trí não.

- Parathyroxin: Hoocmon tuyến cận giáp có
tác dụng điều hòa lượng Canxi trong máu, giữ
cho tỷ lệ Ca/P được ổn định.
11’
(5’)
(2’)
(4’)
Giảng giải + Đàm thoại(3)
GV : Thức ăn có ảnh
hưởng như nào tới sự phát
triển của xương ?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét và kết luận

-Vận động có tác dụng thế
nào tới sự phát triển của
xương ? (4)
V. TỔNG KẾT BÀI
Nội dung T/g Phương pháp
- Tác dụng của bộ xương
- Sự phát triển của bộ xương
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của bộ xương.
5’
VI . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Thời gian 1phút
Câu 1: Trình bày tác dụng của bộ xương?
Câu 2: Trình bày sự phát triển của bộ xương?
VII. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN VỀ : Chất lượng , nội dung, phương pháp,
thời gian thưc hiện bài giảng.


Hà Nội, ngày 9/11/2010
Thông qua bộ môn Giáo sinh soạn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×