Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Đo lường và thang đo trong xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.53 KB, 30 trang )

Đo lường và thang đo
trong xã hội
NỘI DUNG CHÍNH

Các dạng thông tin

Khái niệm đo lường

Thang đo và đặc điểm của thang đo

Lựa chọn và xây dựng thang đo
CÁC DẠNG THÔNG TIN

Các đặc điểm mô tả như các nhân khẩu
xã hội: tuổi giới tính, thu nhập, giai cấp,
nghề, học vấn, dân tộc, tôn giáo v.v.

Các đặc điểm về hành vi: các thói quen,
sử dụng thời gian nhàn rỗi, hành vi cá
nhân v.v.

Sự ưu thích, thái độ và quan điểm: về các
vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐO
LƯỜNG

Đo lường là một quá trình gán các con số hoặc nhãn cho
các vật thể, các cá nhân, các hiện trạng hoặc các sự vật
tuân theo những qui tắc cụ thể để chúng đại diên/thể hiện
cho số lượng hoặc chất lượng của đặc tính


Chúng ta không đo lường các vật thể, các cá nhân v.v. cụ
thể, mà chúng ta đo những thuộc tính hoặc đặc điểm xác
định những vật thể/cá nhân này

Thí dụ: điều gì xác định nhân vật A? Trình độ học vấn
của nhân vật B thế nào v.v.

Mục đích quan trọng nhất của đo lường là cung cấp một
sự mô tả hoặc sự kiểm đếm chính xác và đang tin cậy về
cá nhân, vật thể, vấn đề v.v.
QUÁ TRÌNH ĐO LƯỜNG
1. Xác định khái niệm cần đo
2. Xác định các đặc tính của khái niệm
(thao tác hoá)
3. Lựa chọn thang đo (loại dữ liệu)
4. Xây dựng công cụ đo phù hợp (bảng
hỏi)
5. Thiết kế và bố trí bảng hỏi
6. Thử nghiệm và hoàn chỉnh
THANG ĐO (SCALE) LÀ GÌ

Là phương tiện để đo các tính chất, các đặc
điểm, các sự kiện và các quá trình;

Thang đo được sử dụng để xây dựng thang trả
lời trong các công cụ khảo sát, nhưng bản thân
thang trả lời không phải là thang đo mà nó chỉ là
một phần của nó

Thang đo liên quan đến 1 tập hợp các item, còn

thang trả lời liên quan đến 1 item
TÍNH CHẤT CỦA THANG ĐO

Thang đo có 3 đặc điểm chính:

Độ dài: xác định từ điểm cực tiểu đến điểm
cực đại của thang


Thước đo: loại đơn vị dùng để đo

Chỉ số: chỉ báo định lượng xác định ví trí của
cá nhân hay tổng thể được khảo sát theo một
dấu hiệu nhất định trên thang
CÁC LOẠI THANG ĐO CƠ
BẢN
Thang định danh
(Nominal scale)
Thang định hạng
(Ordinal scale)
Thang định khoảng
(Interval scale)
Thang tỷ lệ
(Ratio scale)
Biến định
lượng và biến
liên tục
Biến định tính
và biến phạm
trù phân loại

THANG ĐỊNH DANH

Phân chia nhóm được khảo sát thành các
lớp phân loại (category) khác nhau

Không xếp lớp phân loại này hơn phân
loại lớp kia

Khách thể chỉ có thể thuộc một lớp phân
loại theo một tiêu chí

Quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ
là A≠B ≠C
Thí dụ:
Tất cả các tập hợp câu hỏi theo các dạng
sau đều sử dụng thang định danh:

Nhị phân

Chọn “tất cả các phương án phù hợp”, hoặc
“chọn các phương án phù hợp và viết ra” từ
những đặc điểm đã được liệt kê
Bài tập

Hãy kể ra tất cả những đặc tính mà đo
bằng thang định danh
THANG ĐỊNH HẠNG/THỨ BẬC

Là thang định danh nhưng phân chia nhóm
được khảo sát thành các lớp (category) khác

nhau và sắp xếp các lớp đó theo một thứ hạng
nhất định từ thấp đến cao

Dùng để xếp hạng một khách thể theo khối
lượng/mức độ của đặc tính mà khách thể đó có

Thang này cho phép người trả lời đưa ra ý kiến
so sánh tương đối giữa các câu trả lời

Quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ là
A>B>C, nhưng khoảng cách giữa cách điểm đo
không chắc đã đều nhau; hiệu số A-B không có
ý nghĩa
Thí dụ

Thứ tự xếp hạng của học sinh/sinh viên

Thứ tự về đích trong cuộc thi (nhất, nhì, ba v.v.)

Thứ tự ưa thích (thích nhất, thích nhì v.v.)

Bằng cấp cao nhất đạt được

Thứ tự theo tính chất phức tạp, thức mức độ
khó v.v.

So sánh với một mốc hoặc chuẩn (so với 5 năm
trước đây, mức sốc của gia đình ông bà tăng
lên, như cũ hay giảm đi)
Bài tập


Nêu thí dụ về câu trả lời dùng thang định
hạng/thức bậc
THANG ĐỊNH KHOẢNG

Là thang định hạng nhưng cho chúng ta
biết khoảng cách giữa hai điểm đo cụ thể.

Thang khoảng có thể có điểm 0 nhưng chỉ
mang tính qui ước

Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là
A>B>C; hiệu số A-B có ý nghĩa
Thí dụ:

Thang nhiệt độ, điểm học tập, điểm các loại
trắc nghiệm IQ, CQ, EQ

Ví dụ khác???
THANG TỶ LỆ

Là loại thang có tất cả các đặc điểm của các loại
thang kể trên.

Nó có điểm 0 có ý nghĩa thực,là xuất phát điểm
để đo: tại đó đặc tính được đo không tồn tại

Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là A>B>C;
thương số giữa A:B hoặc B:C có ý nghĩa


Thang này có thể chuyển đổi thành các loại
thang định khoảng, định hạng và định danh
Thí dụ:

Các thông số vật lý như chiều cao, cân
nặng

Thu nhập, chi tiêu

Thời gian, số lần gặp/họp v.v.

Ví dụ khác:???
Một số thang đo thái độ

Thang Likert

Thang Thurstone

Thang Gutman (một ví dụ: Thang Khoảng
cách xã hội Bogadus)

Thang phân biệt ngữ nghĩa (semnatic
diferential)
Xem thêm tại

Thang Likert

Là dạng thang đo đánh giá mức độ đồng ý/phản đối với một nhận
định nào đó.


Giả định mọi tuyên bố/item có ‘tầm quan trọng’ hoặc ‘giá trị về
thái độ’ như nhau

Hữu ích trọng nghiên cứu về thái độ, niềm tin, ý kiến

Thông thường có 5 điểm đo, những cũng có thể mở rộng thành 7
hoặc 9, có thể có điểm giữa có thể không (phân vân, lưỡng lự,
không đồng ý mà cũng không phản đối)

Thang 6 điểm cũng thường được dùng
1. Rất phản đối
2. Tương đối phản đối
3. Phản đối nhẹ
4. Ủng hộ nhẹ
5. Tương đối ủng hộ
6. Rất ủng hộ
Thang Likert - yếu tố cân nhắc

Cần quyết định xem thái độ cần đo có được
phân loại thành các phạm trù một chiều, hai
chiều hay ba chiều

Cần cân nhắc xem dùng các phạm trù hay dùng
các giá trị số cho thang

Cân nhắc xem số lượng điểm đo là bao nhiêu.
Điều này phụ thuộc vào mức độ chính xác mong
muốn và khả năng phân biệt điểm đo của khách
thể
Hoàn

toàn sai
Chủ
yếu
là sai
Phân
vân
Chủ
yếu
là đúng
Hoàn
toàn
đúng
Bạn coi quan hệ tỡnh dục
trớc hôn nhân là điều bỡnh
thờng, có thể chấp nhận
1 2 3 4 5
Bạn chỉ muốn có từ 1-2 con
1 2 3 4 5
Bạn muốn đợc coi là ngời
sành điệu
1 2 3 4 5
Khi tốt nghiệp bạn muốn
Làm việc nơi nào có thu
nhập cao

1 2 3 4 5
Bạn thích tiêu hết mỗi khi
có tiền
1 2 3 4 5
Vớ d v thang Likert 5 im o

Một số nhược điểm của thang
Likert

Xu hướng trung tâm (trả lời vào phương
án ở giữa)

Đồng ý với phương án như nó được trình
bày nếu nó trính bày theo hương tích cực

Trả lời ‘đẹp hơn’ thực tế
Thang Thurstone – Phương pháp
chia quãng cách đều

Được tạo thành từ các tuyên bố về một vấn đề
cụ thể, mỗi tuyên bố có một giá trị bằng số chỉ rõ
mức độ đồng tình hay phản đối theo đánh giá
của nhóm đánh giá (judge).

Người trả lời đọc từng tuyên bố và trả lời đồng ý
hay không với từng tuyên bố

Điểm trung bình tính toán được chỉ ra thái độ
của họ về vấn đề
Thang Guttman – Phân tích biểu đồ
thang

Mục đích của thang Guttman là tạo lập một dải
liên tục một chiều cạnh (one-dimensional
continuum) của một khái niệm mà chúng ta
muốn đó


Thang sử dụng một loạt các câu hỏi nhị phân
(có/không) mà người trả lời xác định ý kiến của
mình theo đó. Các item được sắp xếp theo một
trật tự nhất định, cái sau bao hàm cái trước.

Nếu người trả lời đồng ý với item có thự hạng
cao hơn, tức là anh/cô ta cũng đồng ý với các
item có thứ hạng thập hơn.

×