Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VAI TRÒ của THÔNG TIN KHOA h ọc và CÔNG NGHỆ TRONG xã hội THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.31 KB, 5 trang )

VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG XÃ HỘI THÔNG TIN

TS. Nguyễn Tiến Hiển
*


1. Khái niệm thông tin và xã hội thông tin
1.1. Khái niệm thông tin
Ngày nay, thông tin đã trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm và luôn nhắc
đến trong xã hội phát triển. Vậy thông tin là gì?
Có nhiều khái niệm khác nhau về thông tin:
- Trong bách khoa toàn thư của Liên Xô xuất bản lần 3, T. 10 đã viết: Thông tin là tin tức được
truyền đi bởi con người bằng lời nói, chữ viết, hoặc các phương tiện khác.
- Trong từ điển Oxford English Dictionary đưa khái niệm: Thông tin là điều mà người ta đánh giá,
hoặc nói đến, là tri thức, là tin tức.
- Trong tiêu chuẩn Việt nam 5453- 1991 đã viết: “Thông tin là nội dung mà con người gán cho dữ
liệu với các quy ước (ký hiệu) đã biết, được sử dụng trong việc trình bày chúng”
Nhiều người còn cho rằng: thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết
của nhân loại.
Thông tin được hình thành trong quá trình giao tiếp, mọi người đều có thể nhận thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau như: qua giao tiếp, đọc báo , nghe đài, xem phim ảnh
Thông tin là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia.
Nguồn lực thông tin khác hẳn với các nguồn lực khác trong mỗi quốc gia, các nguồn lực
khác như: than, sắt, thép, tiền tệ càng dùng nhiều càng mau hết. Ngược lại nguồn lực thông tin
càng dùng nhiều, càng phong phú và nhiều thêm vì mỗi người dùng thông tin lại tạo ra thông tin
mới.
Ngày nay, người ta cho rằng thông tin là nguồn lực của mỗi quốc gia, nước nào sở hữu
được nhiều thông tin hữu ích, nước đó sẽ thành công. Nhất là thông tin khoa học và công nghệ đã
trở thành hàng hóa để trao đổi buôn bán giữa các nước.
1.2. Khái niệm xã hội thông tin


Từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, khái niệm “xã hội thông tin” đã được sử dụng và gây tranh cãi
trên diễn đàn. Nhà khoa học Mỹ Daniel Bell trong công trình “Xã hội hậu công nghiệp đang tới”
đã viết: “xã hội công nghiệp dựa trên nền công nghệ cơ khí, xã hội hậu công nghiệp dựa vào công
nghệ trí tuệ. Nếu như tư bản và lao động là hai đặc trưng của xã hội công nghiệp, thì thông tin và
tri thức là hai đặc trưng thay thế chúng trong xã hội hậu công nghiệp”. Xã hội hậu công nghiệp
còn được gọi là xã hội thông tin.

*
Nguyên Trưởng khoa Thư viện – Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nick Moore- giáo sư thuộc viện nghiên cứu chính sách của Anh đã khái quát xã hội thông
tin có ba đặc trưng sau:
 Thứ nhất, thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế. Các tổ chức sử dụng nhiều
thông tin hơn để làm tăng năng lực của của tổ chức mình, khuyến khích việc đổi mới và làm tăng
hiệu quả cạnh tranh của họ, thường là thông qua các cải tiến về chất lượng hàng hóa và dịch vụ do
tổ chức, cơ quan tạo ra, mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế của nước nhà.
 Thứ hai, số người sử dụng thông tin ngày càng tăng với các mục đích khách nhau; như
thăm dò các quyền hạn của họ về các dịch vụ công cộng, để có thể kiểm soát tốt hơn cuộc sống
riêng của mình. Mọi người còn sử dụng thông tin với vai trò thực hiện những quyền hạn và trách
nhiệm của người công dân Ngoài ra các hệ thống thông tin ngày càng phát triển sẽ làm tăng
đáng kể cơ hội tiếp cận của quần chúng với các cơ sở văn hóa và giáo dục.
 Đặc tính thứ ba của xã hội thông tin là: việc phát triển một ngành thông tin ở ngay trong
nền kinh tế. Chức năng của thông tin là phải đáp ứng nhu cầu chung về các phương tiện và dịch
vụ thông tin.
Tuy nhiên, người ta ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết cho việc phát triển một ngành
công nghiệp sản sinh ra chính thông tin và các dòng tin được truyền tải trên các mạng: đó là các
nhà cung cấp nội dung thông tin.
Hầu như tất cả các xã hội thông tin, khu vực thông tin phát triển nhanh hơn nhiều so với
toàn bộ nền kinh tế. Liên đoàn Viễn thông Quốc tế ước tính rằng, những năm cuối của thế kỷ 20,
khu vực thông tin toàn cầu đã tăng trưởng với tỷ lệ cao hơn 5%, trong khi toàn bộ nền kinh tế thế
giới chỉ tăng chưa đầy 3%.

2. Lịch sử của hoạt động thông tin
Hoạt động thông tin có lịch sử phát triển chưa lâu, mới hơn một thế kỷ nay. Lịch sử hoạt
động của thông tin, gắn liền với lịch sử của truyền thông và viễn thông. Hoạt động thông tin được
hình thành như một ngành khoa học độc lập từ những năm 60 của thế kỷ 20. Trong quá trình hình
thành có nhiều khái niệm và tên gọi khác nhau:
 Năm 1905 nhà bác học người Bỉ là Pole Other, lần đầu tiên trên thế giới, ông sử dụng
thuật ngữ “documentation” nghĩa là “tư liệu học” bao hàm không chỉ có sách, báo của thư viện, cả
tư liệu lưu trữ và hiện vật của bảo tàng. Nghĩa là theo quan điểm của ông lúc bấy giờ: tư liệu học
bao hàm cả thư viện, thông tin, lưu trữ và bảo tàng.
 Vào những năm 60 của thế kỷ 20, ở Mỹ thuật ngữ “documentation” trước đây nay được đổi
thành “information”, nghĩa là thông tin, để chỉ các hoạt động nghiên cứu quy luật dòng tin,
phương tiện xử lý tin bằng máy tính điện tử. Nhà bác học Mỹ, Jertori, coi nhiệm vụ của thông tin
là nghiên cứu dự báo trong hình thức dự kiện đặc biệt là kỹ thuật tính, lập trình cho máy tính
điện tử.
 Năm 1963, lần đầu tiên học viện công nghệ Georgia ở Mỹ, đưa môn thông tin vào giảng
dạy, cho đến nay rất nhiều trường của nhiều nước, nhiều ngành nghề đã đưa môn thông tin vào
giảng dạy chính khóa bắt buộc.
Hoạt động thông tin ra đời trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin
phát triển, nên thông tin đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình,
đã mang lại hiệu quả to lớn.
Nhiều người chia hoạt động thông tin ra làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: hoạt động thông tin xuất hiện cùng với sự xuất hiện điện tín, điện thoại,
truyền thanh vào cuối thế kỷ 19.
- Giai đoạn 2: hoạt đông thông tin phát triển cùng với sự phát minh ra vi mạch, cáp sợi
quang và vệ tinh địa tĩnh vào những năm 70 của thế kỷ 20.
- Giai đoạn 3: từ năm 1985 đến nay, nhân loại đang trong kỷ nguyên thông tin toàn cầu,
truyền thông quốc tế và sử dụng mạng internet.

3. Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ trong xã hội thông tin
Như trên ta đã nói về đặc điểm của xã hội thông tin là xã hội mà mọi người đều sử dụng

thông tin trong các ngành nghề, lĩnh vực công tác của mình để đem lại hiệu quả lớn hơn, nên các
cơ quan thông tin phải nhiều hơn, sản phẩm thông tin cũng phải đa dạng hơn, thiết thực hơn.
Thông tin khoa học và công nghệ có các vai trò to lớn và đa dạng, để tiện nghiên cứu ta có thể cụ
thể hóa ở 3 lĩnh vực sau:
3.1. Thông tin khoa học và công nghệ là nhân tố thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Ngày nay nhân loại đều thừa nhận: vật chất, năng lượng và thông tin là những yếu tố quan
trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, trong điều kiện
mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra với quy mô rộng lớn. Khoa học và công
nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, thì thông tin khoa học và công
nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội thông tin, vì thông
tin khoa học và công nghệ là cơ sở của các phương pháp mới hoặc sản phẩm mới đưa lại lợi
nhuận cho những ai sở hữu chúng.
3.2. Vai trò của thông tin trong lãnh đạo và quản lý
Nghị quyết 37 NQ/TW của Bộ chính tri về chính sách khoa học kỹ thuật, ngày 20/4/1981
đã nêu: “Công tác thông tin phải góp phần tích cực rút ngắn quá trình từ nghiên cứu đến sản xuất,
nâng cao chất lượng quản lý và lãnh đạo”. Lãnh đạo, quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể
lên khách thể quản lý, nhằm đạt được mục đích của nhà quản lý. Chủ thể quản lý ở đây ta hiểu là
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, còn khách thể ta hiểu là đội ngũ công nhân viên của cơ quan đó.
Có người cho rằng: quản lý là một dạng tương tác đặc biệt của con người đối với môi
trường xung quanh. Quá trình quản lý được xác định như một loạt các hoạt động định hướng theo
mục tiêu, chẳng hạn lập kế hoạch, ra quyêt định, tổ chức thực hiện kế hoạch. Không có thông tin
chính xác, sẽ không thể lập kế hoạch, và ra quyết định một cách tối ưu, khoa học và khả thi.
Người ta ví nhà lãnh đạo có thông tin như là người đi có người dẫn đường.
3.3. Vai trò của thông tin trong giáo dục và đào tạo
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản khóa 8 đã chỉ rõ “phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Chính vì vậy, công tác giáo dục và đào tạo đóng vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Giáo dục và đào tạo là hoạt động xã hội, nhằm thực hiện chức năng thông tin chuyển giao
tri thức giữa các thế hệ. Giáo dục là nhân tố hàng đầu của sự phát triển.
Trong xã hội thông tin, nhu cầu về thông tin của nhân loại càng gia tăng đáng kể, họ đòi
hỏi thông tin sâu hơn, chính xác hơn và đa dạng hơn. Nhất là trong giáo dục và đào tạo là quá
trình chuyển giao tri thức, quá trình tiếp nhận thông tin, sản xuất thông tin, nên đòi hỏi thầy cũng
phải đọc nhiều, biết nhiều, trò cũng phải tự đọc, tự nghiên cứu nhiều để cập nhật kiến thức, sản
xuất thông tin.
Trong giáo dục và đào tạo, thông tin được tiếp nhận từ nhiều kênh khác nhau như: qua bài
giảng của thầy, qua đọc tài liệu, qua thực tế, thực nghiệm, trực quan
Trong các trường hiện nay, nhất là các trường đại học, các thư viện hoặc trung tâm thông tin thư
viện được xem như một bộ phận quan trọng cấu thành nhà trường, không có thư viện thông tin,
không đủ điều kiện mở trường, thông tin thư viện không đảm bảo, không được mở ngành mới, cấp
bậc mới v.v Học đại học là tự học, tự nghiên cứu là chính, thầy chỉ là người hướng dẫn cách tiếp
cận khoa học nên phải có trung tâm thông tin thư viện tốt để sinh viên học tập, nghiên cứu.

×