Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

báo cáo tốt nghiệp: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNoPTNT Hoàng Mai giai đoạn từ 20082010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.79 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNG MAI 3
1.1.Quá trình thành lập và phát triển 3
1.2.Phạm vi và lĩnh vực hoạt động 3
1.3.Cơ cấu và bộ máy tổ chức hành chính 4
2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2008-2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2011 11
2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2008 - 2010 12
2.2.Đánh giá hoạt động kinh doanh trong giai đoạn vừa qua 20
2.3.Phương hướng, mục Wêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2011 23
2.4.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Hoàng Mai 25
KẾT LUẬN 26
1
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn ba năm được trau dồi kiến thức lý thuyết và kỹ năng về chuyân ngành
Ngõn hàng – Tài chớnh, em đã cú đủ hành trang cần thiết để tự mình tìm hiểu về lĩnh
vực này trong thực tế nền kinh tế đất nước. Thời gian vừa qua em đã cú cơ hội được
thực tập tại Ngõn hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (NHNo&PTNT) – chi
nhánh Hoàng Mai. Sau một khoảng thời gian quan sát, xem xét và tìm hiểu về tình
hình hoạt động thực tế tại nơi này, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
Báo cỏo này gồm hai phần chính sau:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
giai đoạn từ 2008-2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ chi nhánh NHNo&PTNT
Hoàng Mai đã nhiệt tình cung cấp thông tin, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực
tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chõn thành đến cơ Nguyễn Thị Bất đã hướng dẫn,
góp ý giơp em hoàn thành báo cỏo này một cách tốt nhất.


2
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT
HOÀNG MAI
1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Mai (tên viết
tắt: NHNo&PTNT Hoàng Mai) có trụ sở tại địa chỉ số 813, đường Giải Phóng, phường
Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chi nhánh được chính thức thành lập vào
tháng 8 năm 2004 căn cứ theo Quyết định số 305/QĐ/HĐQT-TCCB ra ngày 16/8/2004
của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Từ khi thành lập cho tới nay,
chi nhánh được xếp là chi nhánh loại 2 phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Ban đầu, chi
nhánh chỉ có một phòng giao dịch, có tên gọi là phòng giao dịch Giáp Bát tại địa chỉ số
987, đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội. Trong quá trình phát triển, do
định hướng mở rộng phát triển và nhu cầu của dân cư, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng
Mai đã mở thêm 5 phòng giao dịch, cũng như có đổi tên, chuyển địa điểm một số phòng
giao dịch trong đó. Như vậy, tính đến thời điểm đầu năm 2011, chi nhánh có tất cả 6
phòng giao dịch với các tên gọi lần lượt là: Giáp Bát, Đại Kim, Cửa Nam, Nguyễn Trãi,
phòng giao dịch số 6 và phòng giao dịch số 5.
1.2. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động
Theo quy định chung của NHNo&PTNT Việt Nam, cũng như các chi nhánh
loại 1 và loại 2 khác phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động của chi nhánh
Hoàng Mai là hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín
dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
mục đích không ngừng nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng và góp phần vào việc thực
hiện chính sách tiền tệ Quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể là:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhõn
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài
nước
- Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá

- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế
- Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức
3
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng
1.3. Cơ cấu và bộ máy tổ chức hành chính
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Thực hiện theo quy chế về Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT
Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12
năm 2007, sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh
1.3.2.1. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh của chi nhánh loại 2 phụ thuộc NHNo&PTNT
Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai nói riêng cú chức năng,
nhiệm vụ chung tương đương với hai phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Tín dụng
của chi nhánh loại 1. Do đó, phòng Kế hoạch – Kinh doanh của chi nhánh Hoàng Mai
cú chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
4
Ban Giám Đốc
Phòng
Kế
hoạch
– Kinh
doanh
Phòng
Dịch
vụ và
Marke

ting
Các
phòng
giao
dịch
Phòng
Kinh
doanh
ngoại
hối
Phòng
Kiểm
tra,
kiểm
soát
nội bộ
Phòng
Hành
chính

Nhõn
sự
Phòng
Điện
toán
Phòng
Kế
toán –
Ngõn
quỹ

PGD
Giáp
Bát
PGD
số 5
PGD
số 6
PGD
Nguyễn
Trãi
PGD
Cửa
Nam
PGD
Đại
Kim
- Chức năng kế hoạch tổng hợp, gồm cú:
+ Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền
tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; tham mưu cho Giám đốc
chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng,
chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn
+ Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung
và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam
+ Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế
hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi
ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định
+ Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và
kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lói
suất, tỷ giỏ, kỳ hạn)
+ Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiâu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch

đến các đơn vị trực thuộc
+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các đơn
vị trực thuộc (nếu cú)
+ Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm; dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng
kết
- Chức năng kinh doanh, hoạt động tín dụng, gồm cú:
+ Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược
khách hàng tớn dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với
từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất,
chế biến, tiâu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thĩng và tiâu dùng
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền
+ Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ
quyền
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài; trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác
và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
+ Xây dựng và thực hiện các mĩ hình tín dụng thớ điểm, thử nghiệm trong địa
bàn, đồng thời theo dõi, đánh giỏ, sơ kết, tổng kế; đề xuất Tổng giỏm đốc cho phép
nhõn rộng
+ Thường xuyân phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyân nhõn và đề
xuất hướng khắc phục
+ Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ
5
thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm
sóc, tiếp nhận yâu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng
+ Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy
trình tín dụng, dịch vụ của ngõn hàng
+ Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng

theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thĩng
tin và lập báo cỏo về cụng tác tín dụng theo phạm vi được phân cụng
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng; tham gia ý
kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro
theo chức năng, nhiệm vụ của phòng
+ Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các đơn
vị trực thuộc trờn địa bàn
Ngoài ra, phòng Kế hoạch – Kinh doanh của chi nhánh có nhiệm vụ tổng hợp,
báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định, cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác
mà Giám đốc chi nhánh giao.
1.3.2.2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Phòng Kế toán – Ngõn quỹ cú nhiệm vụ, chức năng sau đõy:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Ngõn hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
- Xây dựng chỉ tiâu kế hoạch tài chớnh, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh trình NHNo&PTNT cấp trờn phờ
duyệt
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyân dùng theo quy định của
NHNo&PTNT
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cỏo theo quy định
- Thực hiện các khoản nộp ngõn sách Nhà nước theo luật định
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngođi nước theo quy định
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy
định
- Quản lý, sử dụng thiết bị thĩng tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyân đề
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Giám đốc chi nhánh giao
1.3.2.3. Phòng Điện toán

Phòng Điện toán cú nhiệm vụ, chức năng như sau:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thơng tin liân quan đến hoạt động
6
của chi nhánh
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liân quan đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tớn dụng và các hoạt động khác phục vụ
cho hoạt động kinh doanh
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy
định
- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học
- Làm dịch vụ tin học
- Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc chi nhánh giao
1.3.2.4. Phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng Hành chính – Nhõn sự của nhiệm vụ, chức năng như sau:
- Xây dựng chương trình cụng tác hàng tháng, quý của chi nhánh và cú
trách nhiệm thường xuyân đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được
Giám đốc chi nhánh phờ duyệt
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các đơn
vị trực thuộc trờn địa bàn; trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi
nhánh
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,
hành chính liân quan đến cán bộ, nhõn viân và tài sản của chi nhánh
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan
- Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương
- Lưu trữ các văn bản pháp luật cú liân quan đến ngõn hàng và văn bản định
chế của NHNo&PTNT Việt Nam
- Phân tích đánh giỏ văn bản pháp luật liân quan đến hoạt động tại chi
nhánh
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, cụng tác tại chi nhánh

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện cụng tác hành chính,
văn thư, lễ tân, phương tiện giao thĩng, bảo vệ, y tế của chi nhánh
- Thực hiện cụng tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định,
mua sắm cụng cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà
khách, nhà nghỉ của cơ quan
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và thăm
hỏi ốm, đau, hiếu, hỉ của cán bộ, nhõn viân
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức
7
Đảng, Cụng đoàn, đơn vị trực thuộc
- Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhõn sự cho mở rộng
mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liân quan đến phòng giao dịch
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động,
theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các đơn vị trực
thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT
- Thực hiện cụng tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhõn viân đi
cơng tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định; tổng hợp, theo dõi
thường xuyân cán bộ, nhõn viân được quy hoạch, đào tạo
- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước,
Đảng và Ngõn hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cỏn bộ, nhõn viân trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của
Tổng giám đốc NHNo&PTNT
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cỏn bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ,
chế độ đối với cỏn bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước,
của ngành ngõn hàng
- Thực hiện cụng tỏc thi đua khen thưởng của chi nhánh
- Chấp hành cụng tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyân đề
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Giám đốc chi nhánh giao cho
1.3.2.5. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ cú nhiệm vụ và chức năng như sau:
- Xây dựng chương trình cụng tác năm, quý phù hợp với chương trình cụng
tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT và đặc điểm cụ thể của chi
nhánh
- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán; tổ chức thực
hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình cụng tác kiểm tra,
kiểm soát của NHNo&PTNT và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm bảo
đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại trụ sở và các đơn vị trực
thuộc
- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm; tổ
chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên của các đơn vị trực thuộc;
tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chính sửa
các tồn tại, thiếu sót của chi nhánh theo định kỳ gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát
Văn phòng đại diện và Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ; hàng tháng có báo cáo
8
nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của
mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo&PTNT, các cơ quan thanh
tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư
thuộc thẩm quyền; làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng,
tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lóng
phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình
- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc
theo quy định; thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội bộ, thu
thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp) và lập báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định
- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám
đốc chi nhánh ban hành; tham gia ý kiến phối hợp với các phòng theo
chức năng, nhiệm vụ của phòng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm tra,

kiểm soát nội bộ hoặc Giám đốc giao
1.3.2.6. Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng Kinh doanh ngoại hối cú nhiệm vụ, chức năng như sau:
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán
quốc tế trực tiếp theo quy định
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT
NHNo&PTNT
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ cú liân quan đến
thanh toán quốc tế
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước
ngoài
- Thực hiện quản lý thĩng tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp
liân quan đến cơng tác của phòng và lập các báo cỏo theo quy định)
- Thực hiân các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao
1.3.2.7. Phòng Dịch vụ và Marketing
Phòng Dịch vụ và Marketing cú nhiệm vụ, chức năng như sau:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc,
tiếp nhận yâu cầu sử dụng dịch vụ ngõn hàng của khách hàng, hướng dẫn
thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển
tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngõn hàng; tiếp nhận các ý
9
kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải
tiến để khụng ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản
phẩm dịch vụ ngõn hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách
hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thĩng tin, tuyân truyền quảng bỏ đặc biệt
là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trờn thị
trường
- Triển khai các phương án tiếp thị, thơng tin tuyân truyền theo chỉ đạo của
NHNo&PTNT và Giám đốc chi nhánh

- Xây dựng kế hoạch quảng bỏ thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh
nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chớ truyền thĩng,
quảng bỏ hoạt động của chi nhánh và của NHNo&PTNT
- Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thĩng tin, tuyân truyền
đối với các đơn vị phụ thuộc
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thơng tin tuyân truyền bằng các hình thức thớch
hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích… theo
quy định
- Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm
phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng cú ý nghĩa lịch sử đối với
đơn vị
- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chớ, truyền thĩng thực hiện
các hoạt động tiếp thị, thĩng tin, tuyân truyền theo quy định của
NHNo&PTNT
- Phục vụ các hoạt động cú liân quan đến cơng tác tiếp thị, thĩng tin, tuyân
truyền của tổ chức Đảng, Cụng đoàn, Đoàn Thanh niân và các đoàn thể
quần chúng của đơn vị
- Soạn thảo báo cáo chuyân đề tiếp thị, thĩng tin, tuyân truyền của đơn vị
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trờn địa bàn theo quy định của
NHNo&PTNT
- Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo
quy định của NHNo&PTNT
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ
- Quản lý, giỏm sát hệ thống thiết bị đầu cuối
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh
liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý
10
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao
1.3.2.8. Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của phòng giao dịch theo đúng quy định

của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và của Giám đốc Chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai
- Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi của khách hàng là cá nhân, tổ
chức có yêu cầu mở tài khoản tại phòng giao dịch
- Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách hàng theo đúng quy
định hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam và hướng dẫn của Giám đốc chi nhánh
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến phát hành, thanh toán thẻ ATM
và thẻ tín dụng
- Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm,
kỳ phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của các phòng
giao dịch theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và của Giám đốc chi
nhánh trong từng thời kỳ
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao
1.3.3. Công tác tổ chức cán bộ và đặc điểm nhân sự
Về tổ chức nhõn sự, tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai cú tổng cộng là 101 cỏn bộ, nhõn viân đã vào biân chế
chính thức và 23 cỏn bộ, nhõn viân hợp đồng. Trong số 101 cỏn bộ, nhõn viân chính
thức của chi nhánh, cơ cấu nhõn sự cụ thể là:
- Xét theo giới tính:
+ Nam: 36 người, tương đương với 35% tổng số cỏn bộ
+ Nữ: 65 người, tương đương với 64% tổng số cỏn bộ
- Xét theo trình độ chuyân mơn:
+ Tiến sỹ: 01 người, tỷ trọng 01.00%
+ Thạc sỹ: 06 người, tỷ trọng 06.00%
+ Đại học: 80 người, tỷ trọng 79.00%
+ Cao đẳng, trung cấp: 12 người, tỷ trọng 12.00%
+ Khác: 02 người, tỷ trọng 02.00%
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
11

NHNo&PTNT HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008-2010
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2011
Tình hình kinh tế - xó hội trờn thế giới và trong nước từ năm 2008 tới nay đã
trải qua nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT và chi nhánh Hoàng Mai, đặc biệt là từ hậu quả nặng nề của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Các chính sách tiền tệ
của Nhà nước để đối phỉ với tình hình kinh tế trong thời kỳ này, do vậy, cũng gõy ra
tác động cả tích cực và tiâu cực đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2008 - 2010
2.1.1. Nguồn vốn
Trong 3 năm từ 2008 đến hết năm 2010, do tình hình kinh tế - xã hội phức tạp mà
nguồn vốn huy động được của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai có sự biến động tăng
giảm không ổn định. Bắt đầu với năm 2008, tổng nguồn vốn huy động có tăng nhưng tăng
không cao với tỷ lệ tăng 18,91%, tương đương với 243 tỷ VNĐ so với năm 2007. Khó
khăn vì dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế năm 2009 khiến cho nguồn vốn huy động đến
cuối năm này giảm 176 tỷ VNĐ, tương đương với tỷ lệ giảm là 11,5% so với năm 2008
và chỉ đạt được 68% so với kế hoạch đã đề ra của năm. Đến năm 2010, với sự phục hồi và
phát triển mạnh mẽ trở lại của kinh tế đất nước, tổng nguồn vốn huy động được của chi
nhánh tăng mạnh. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động (đã quy
đổi) là 1.994 tỷ VNĐ, tăng 48% so với năm 2009 và vượt 10% so với kế hoạch được giao.
(Bảng 1)
Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
qua các năm 2008-2010 (đã quy đổi ngoại tệ)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010
Tổng nguồn vốn huy động
- Nguồn vốn nội tệ
- Nguồn vốn ngoại tệ
1.528
1.405

123
1.352
1.191
161
1.994
1.845
149
Tỷ lệ tăng trưởng 18.91% -11,5% 48%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Có thể thấy rõ nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai chủ
yếu là nguồn nội tệ. Tỷ lệ của nguồn vốn nội tệ - ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động
qua các năm từ 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 91,95 – 8,05%, 88,09 – 11,91% và 92,5
– 7,5%.
Với nguồn vốn nội tệ của chi nhánh, năm 2008 và năm 2010 cho thấy sự tăng
trưởng cao. Cụ thể: năm 2008: mức tăng của nguồn vốn nội tệ là 422 tỷ, tương ứng
12
với tỷ lệ tăng là 42,93% so với năm 2007, đạt 126% so với kế hoạch được giao; năm
2010: mức tăng của nguồn vốn nội tệ là 654 tỷ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 55% so
với năm 2009, đạt 111% so với kế hoạch được giao. Riêng năm 2009, nguồn vốn nội
tệ giảm do nguyên nhân chính là khó khăn về thanh khoản của hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hoàng Mai nói riêng. Đặc biệt ở
những tháng cuối năm 2009, nguồn vốn huy động từ dân cư giảm mạnh, lãi suất thị
trường tiền tệ liên ngân hàng tăng cao từng ngày và đến thời điểm cuối năm, chi
nhánh không được nhận tiền gửi, tiền vay nội tệ từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
chính. Nguồn vốn nội tệ tính đến cuối năm này giảm 214 tỷ, tương đương với tỷ lệ
giảm 15,23% so với năm 2008 và chỉ đạt 64% kế hoạch được giao của năm.
Diễn biến tăng giảm trong giai đoạn này của nguồn vốn ngoại tệ mà chi nhánh
huy động được lại khác biệt hoàn toàn so với nguồn vốn nội tệ. Với năm 2008,
nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh tuy đạt 116% so kế hoạch của năm nhưng so với

năm 2007 thì giảm mạnh. Nguồn vốn này đã quy đổi đến hết năm 2008 là 7,236 ngàn
USD, giảm 11,518 ngàn USD, tương đương với tỷ lệ giảm 61,42% so với năm 2007.
Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do từ tháng 6/2008, Bộ Tài chính rút vốn 13
triệu 284 ngàn USD đã uỷ thác cho chi nhánh Hoàng Mai trong năm 2007 để phục vụ
chính sách tiền tệ của Nhà nước. Tiếp đến năm 2009, trong khi nguồn vốn nội tệ
giảm, nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh tăng với mức tăng 1,735 ngàn USD (đã quy
đổi), tỷ lệ tăng 23,98% so với năm 2008 và gần như đạt 100% kế hoạch được giao
của năm. Nguồn vốn ngoại tệ huy động được đến cuối năm 2010 lại giảm nhẹ với
mức giảm (đã quy đổi) là 1,074 ngàn USD, tỷ lệ giảm 12% so với năm 2009 và chỉ
đạt được 89% kế hoạch.
Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi; các nguồn
khác như nguồn vốn vay hay phát hành giấy tờ có giá… chiếm tỷ trọng rất nhỏ,
không đáng kể. Nếu phân loại các khoản tiền gửi này theo thời gian hay nói cách
khác, theo kỳ hạn của tiền gửi, có thể thấy từ số liệu của cả 3 năm thì nguồn tiền
gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy
động. Đặc biệt là ở thời điểm cuối 2 năm 2008 và 2009, nguồn tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng này đều chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn. Đến cuối năm 2010, nguồn
tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng giảm, nhường chỗ cho sự tăng lên rất mạnh của tiền
gửi không kỳ hạn (tỷ lệ tăng 138%) và tiền gửi ngắn hạn (tỷ lệ tăng 288%). Bên
cạnh đó, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng không thực sự lớn trong
tổng nguồn vốn nhưng luôn là nguồn tiền gửi được chi nhánh thường xuyên duy trì
do có lãi suất rẻ. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn này xuất phát chủ yếu từ các khách
13
hàng Nhà nước lớn như Ngân hàng Chính sách xã hội, Kho bạc Nhà nước, Tập
đoàn Dầu khí, SCIC, Bảo hiểm xã hội…
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của tiền gửi của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm từ 2008-2010 (đã quy đổi ngoại
tệ)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu

Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
- Tiền gửi không kỳ hạn 190 12,43% 167 12,35% 538 27%
- Tiền gửi kỳ hạn <12 tháng 233 15,25% 176 13,01% 702 35%
- Tiền gửi kỳ hạn >12 tháng 1.105 72,32% 1.009 74,64% 754 38%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Mặt khác, phân loại tổng nguồn vốn huy động theo tính chất của nguồn vốn
hay theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng
Mai gồm có tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và
tiền vay các tổ chức tín dụng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn huy động từ loại tiền gửi
này ở thời điểm cuối năm 2008 và 2009 giảm nhẹ so với năm trước đó với tỷ lệ
giảm lần lượt là 3,64% và 2,41%. Tuy vậy đến cuối năm 2010 lại tăng mạnh với
mức tăng là 650 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 72,6% so với năm 2009. Tiền gửi dân cư, bên
cạnh đó, liên tục tăng trong cả ba năm, tuy vậy tốc độ tăng giảm dần qua các năm.
Tỷ lệ tăng của nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này so với năm trước lần lượt
là 52,03%, 12,57% và 6,6%. Tiền vay các tổ chức tín dụng chỉ xuất hiện trong
năm 2008 với số liệu ở thời điểm 31/12/2008 là 200 tỷ đồng, tăng 400% so với
năm 2007. Tuy vậy, đến cuối năm 2009, chi nhánh đã trả hết khoản vay này và
cũng không có hoạt động vay các tổ chức tín dụng trong năm 2010.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất của nguồn vốn của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm từ 2008-2010 (đã quy đổi ngoại
tệ)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
- Tiền gửi dân cư 374 24,48% 421 31,13% 449 22,5%
- Tiền gửi các TCKT, TCXH 954 62,43% 931 68,87% 1.545 77,5%

14
- Tiền vay các TCTD 200 13,09% 0 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Bình quân nguồn vốn huy động tính theo đầu người qua các năm lần lượt là:
năm 2008: 17 tỷ 976 triệu VNĐ/người, năm 2009: 14 tỷ 370 triệu VNĐ/người và năm
2010: gần 20 tỷ VNĐ/người. Nhìn chung, so với hai năm 2008 và 2009, năm 2010 vừa
qua cho thấy nhiều khởi sắc trong kết quả nguồn vốn huy động được của chi nhánh,
đặc biệt là nhiều khoản mục cú số liệu vượt kế hoạch đề ra.
2.1.2. Dư nợ cho vay
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chính mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân
hàng, do đó đóng vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2008-2010, do cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm
2008, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai cũng chịu nhiều ảnh
hưởng, đặc biệt là khó khăn khi thu hút các cá nhân, tổ chức vay vốn của ngân hàng,
tình hình lãi suất và tỷ giá bất ổn và sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhà nước…
Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, đây là một chi nhánh nhỏ với tổng dư nợ
phần lớn là dư nợ tín dụng. Qua ba năm từ 2008-2010, tổng dư nợ cho vay (đã quy đổi)
ở thời điểm cuối năm sau luôn tăng so với năm trước và lần lượt là 1.124 tỷ VNĐ ở
31/12/2008, 1.451 tỷ VNĐ ở 31/12/2009 và 1.710 tỷ VNĐ ở 31/12/2010, hầu hết đạt
hoặc vượt kế hoạch được giao của năm. Tuy vậy, số liệu về tổng dư nợ cho vay thời
điểm cuối năm của chi nhánh từ 2008 -2010 luôn gồm một lượng EUR là dư nợ cho vay
theo chỉ định của NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2006 (tổng dư nợ cho vay ban đầu là
1.546 ngàn EUR) không nằm trong kế hoạch dư nợ giao của năm. Tổng dư nợ tín dụng
ở 31/12/2010, ngoài ra, còn có 20.381.250 ngàn đồng là dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ
của tổ chức JICA, cũng không nằm trong kế hoạch dư nợ giao năm 2010. So sánh giữa
tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tại 3 thời điểm cuối năm cho thấy sự bất ổn,
nhất là ở thời điểm cuối năm 2009, dư nợ cho vay vẫn tăng trong khi tổng nguồn vốn
huy động lại giảm. (Biểu đồ 1)
Biểu đồ 1: Tương quan giữa huy động và cho vay

tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
(đơn vị: tỷ VNĐ)
15

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010
của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Trong tổng dư nợ của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, dư nợ cho vay
nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu và liên tục tăng so với thời điểm cuối năm trước đó.
Tỷ trọng dư nợ cho vay nội tệ trong tổng dư nợ chung tại 31/12/2008 là 89,68%,
tại 31/12/2009 là 91,87% và tại 31/12/2010 là 92,5%. Dư nợ cho vay ngoại tệ của
chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay USD, chiếm tỷ trọng khá đáng kể trong tổng
dư nợ, cụ thể tỷ trọng này thời điểm cuối năm 2008 là 8,19%, cuối năm 2009 là
8,13% và cuối năm 2010 là 7%.
Về cơ cấu tín dụng phân loại theo thời hạn cho vay, các khoản cho vay
ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn và có biến động tăng tại cả 3 năm đối với cả cho
vay nội tệ và cho vay USD. Trong khi đó, cho vay trung và dài hạn chỉ tăng mạnh
tại thời điểm cuối năm 2008. Ở các năm sau, có thể thấy dư nợ cho vay trung và
dài hạn chủ yếu giảm, cả với cho vay nội tệ và ngoại tệ, hoặc chỉ tăng một lượng
không đáng kể. (Bảng 4, 5)
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay nội tệ của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
qua các năm từ 2008-2010
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiâu Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010
16
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Dư nợ cho vay nội tệ
- Dư nợ ngắn hạn
- Dư nợ trung, dài hạn
1.008
626

382
100%
62,10%
37,90%
1.333
935
398
100%
70,14%
29,86%
1.584
1.205
379
100%
76%
24%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ cho vay USD của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
qua các năm từ 2008-2010
Đơn vị: ngàn USD
Chỉ tiâu
Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Dư nợ cho vay USD
- Dư nợ ngắn hạn
- Dư nợ trung, dài hạn
5,420
3,479
1,941

100%
64,19%
35,81%
5,598
3,744
1,854
100%
66,88%
33,12%
6,162
5,026
1,136
100%
81,5%
18,5%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)

Khi phân loại dư nợ tín dụng của chi nhánh theo thành phần kinh tế, dư nợ cho
vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luơn cú tỷ trọng lớn nhất, tiếp sau đó là dư nợ
cho vay các hộ gia đình và cá nhân, cuối cùng là dư nợ của các doanh nghiệp Nhà
nước. Tuy dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước tại chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng chỉ tiâu này tại thời điểm cuối của 3 năm đều được giữ trong một khoảng nhất
định từ 20 đến gần 40 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy khụng chỉ riêng trong cụng tác huy
động vốn mà trong cụng tác tín dụng, chi nhánh luơn cố gắng giữ mối quan hệ tốt với
khách hàng là các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó, dư nợ của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thời điểm cuối năm sau luơn tăng so với cuối năm
trước, một mặt là do chi nhánh tăng cho vay đối với thành phần kinh tế này, mặt khác
lại do nhiều khoản cho vay đến hạn mà chi nhánh khụng thu được, trở thành nợ quá
hạn, nợ xấu. (Bảng 6)

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm từ 2008-2010
(đã quy đổi ngoại tệ)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiâu
Đến 31/12/2008 Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
17
- Dư nợ DNNN
- Dư nợ DN ngoài quốc doanh
- Dư nợ hộ gia đình, cá nhân
37
910
177
3,29%
80,96%
15,75%
20
1.205
226
1,38%
83,05%
15,57%
37
1.432
239
2%
84%
14%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của

chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Dư nợ bình quân đầu người các năm 2008 và 2009 ở mức trờn 13 tỷ
VNĐ/người, đến cuối năm 2010, chỉ tiâu này tăng mạnh, lờn đến con số 16,7 tỷ
VNĐ/người.
2.1.3. Kế hoạch trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
Trong việc trớch lập dự phòng và xử lý rủi ro, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng
Mai đã thể hiện một điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tổng số trích lập
dự phòng rủi ro của cả 3 năm đều vượt kế hoạch đã được giao. Đối với năm 2008 và
2009, chỉ tiâu này của chi nhánh lần lượt là 17.427 triệu VNĐ và 14.082 triệu VNĐ,
tương ứng vượt kế hoạch được giao là 4,85% và 24%. Đáng buồn nhất là năm 2010,
chỉ tiâu này đã tăng rất mạnh, lờn tới con số 107.128 triệu VNĐ, bằng 836% kế hoạch
được giao. Số tiền xử lý rủi ro của năm 2010 (đã quy đổi) từ đó cũng tăng rất cao đến
mức 110.711 triệu VNĐ, so sánh với 6.700 triệu năm 2009 và 13.967 triệu năm 2008.
Tổng số nợ thu hồi sau xử lý rủi ro của năm 2010 tuy đã được giao kế hoạch thấp hơn
đáng kể so với năm 2009 nhưng cũng khụng hoàn thành, chỉ đạt 96,36% của kế hoạch,
tương ứng với 4.818 triệu VNĐ. Duy nhất cú lượng nợ xấu (từ nhỉm 3 đến nhỉm 5)
đến thời điểm 31/12/2010 là 11.660 triệu VNĐ, là cú giảm đáng kể so với năm 2009
với mức giảm 15.743 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 57,4%. Tính đến
31/12/2010, nợ xấu của chi nhánh chỉ còn chiếm 0,68% tổng dư nợ.
2.1.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối là một hoạt động cơ bản
khác của ngõn hàng. Với chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, tuy hoạt động này diễn
ra khụng nhiều và lói luỹ kế đem lại cho chi nhánh ở một mức nhỏ nhưng trong phạm
vi được giao, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối đã cho thấy sự
tăng trưởng liân tục và ổn định. (Bảng 7)
Bảng 7: Tổng lãi luỹ kế từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối
của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm từ 2008-2010
(đã quy đổi)
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

18
Tổng lói luỹ kế hoạt động TTQT&KDNH
- Lói kinh doanh ngoại tệ
- Phí thanh toán XNK
1.838
1.361
477
2.504
848
1.244
4.608
2.025
2.583
Tỷ lệ tăng trưởng 132% 27% 119%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
Năm 2010 vừa qua là năm mà hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại hối của chi nhánh đạt được kết quả rất cao. Ngoài việc tăng trưởng với tốc độ
cao 119%, tổng lói luỹ kế từ hoạt động này cũn chiếm đến 64% tổng thu dịch vụ của
toàn chi nhánh.
2.1.5. Hoạt động dịch vụ và phát hành thẻ
Tổng thu dịch vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai trong 3 năm từ 2008
– 2010 liân tục tăng với tốc độ tăng cao và ổn định, góp phần đáng kể trong tổng thu
nhập của chi nhánh. Số liệu về tổng thu dịch vụ cụ thể như sau:
Năm 2008: 2.285 triệu VNĐ, đạt tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 2,79% tổng thu
nhập
Năm 2009: 3.750 triệu VNĐ, đạt tỷ lệ thu ngoài tớn dụng là 10,18% tổng thu
nhập
Năm 2010: 7.193 triệu VNĐ, đạt tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 8,41% tổng thu
nhập, bằng 120% kế hoạch được giao

Riêng về phát hành thẻ và dịch vụ thẻ, trong 3 năm, chi nhánh đã liên tục
trang bị thêm máy ATM và máy chấp nhận thẻ (POS) và lắp đặt ở những vị trí
thuận tiện tại các phòng giao dịch và hội sở của chi nhánh để phát huy được hiểu
quả phục vụ khách hàng. Đến cuối năm 2010, chi nhánh đã có tất cả 10 máy ATM
và 07 máy chấp nhận thẻ. Số lượng thẻ tăng mạnh qua các năm. Đến ngày
31/12/2010, chi nhánh đã phát hành được 21.106 thẻ ATM, tăng 6.333 thẻ so với
năm 2009, trong đó:
- Thẻ ghi nợ nội địa: 20.971 thẻ, tăng 6.559 thẻ so với năm 2009
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 79 thẻ, tăng 37 thẻ so với năm 2009
- Thẻ tín dụng quốc tế: 56 thẻ, tăng 37 thẻ so với năm 2009
Tổng số dư tài khoản thẻ tại thời điểm 31/12/2010 là 40.469 triệu VNĐ, tăng
16.143 triệu VNĐ so với năm 2009 với tốc độ tăng 66,36%. Trong giai đoạn này, chi
nhánh cũng đẩy mạnh triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: SMS Banking,
Internetbanking, Bill Payment, dịch vụ bỏn vé mỏy bay, phát hành thẻ cho học viân
Học viện cảnh sát… Các hoạt động này đã góp phần làm phong phơ thờm các sản
phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, đem lại kết quả tích cực về nguồn vốn và thu nhập
19
của chi nhánh.
2.1.6. Kết quả tài chính
Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai trong giai đoạn vừa
qua khụng mấy khả quan. Trong 3 năm, chỉ cú duy nhất năm 2008, chờnh lệch thu –
chi là cú tăng so với năm trước đó với tỷ lệ tăng là 32%, dự vậy chỉ đạt được 98,4% kế
hoạch được giao. Với năm 2009, chỉ tiâu này giảm tới 35% so với năm 2008, chỉ đạt
62% kế hoạch. Năm 2010 cú thể coi là năm tồi tệ nhất do chờnh lệch thu – chi là –
37.146 triệu đồng. Nguyân nhõn chính của con số âm này là do ngân hàng đã phải chi
một lượng lớn để trích lập dự phòng rủi ro trong năm trong khi tổng thu của ngõn hàng
lại tăng ít. (Bảng 8)
Bảng 8: Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
qua các năm từ 2008-2010
Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng thu 186.426 213.587 246.572
Tổng chi 169.952 202.877 289.894
Chờnh lệch thu - chi 16.474 (đã chi lương) 10.710 (đã chi lương) -37.146 (chưa lương)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của
chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)
2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh trong giai đoạn vừa qua
2.2.1. Những mặt làm được
Nhìn chung, từ năm 2008, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đi dần vào ổn định,
nề nếp, kỷ cương. Mặc dù phải chịu nhiều tác động tiêu cực lớn từ cuộc khủng hoảng năm
2008 và ảnh hưởng từ các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước, xét trên một số chỉ
tiêu kinh doanh cơ bản thì chi nhánh đã hoàn thành được kế hoạch mà NHNo&PTNT
Việt Nam giao cho. Tuy vậy, về chỉ tiêu tài chính, nhất là của năm 2010 vừa qua, chi
nhánh không hoàn thành được kế hoạch giao.
Về công tác huy động vốn, Ban Giám đốc chi nhánh xác định đây là nhiệm vụ
trọng tâm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay, do đó đã chỉ đạo, thực hiện các
giải pháp huy động vốn có tính tích cực sau đây:
- Kịp thời đưa ra những biện pháp nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành lãi
suất nhằm giữ vững sự ổn định của nguồn tiền gửi dân cư nhất là trong
điều kiện năm 2010 các ngân hàng thương mại đua nhau áp dụng các hình
thức khuyến mại, tăng lãi suất, lôi kéo khách hàng gửi tiền ở thời điểm
cuối năm, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà vẫn đạt được mức tăng
20
trưởng hợp lý (6,6%) so với năm 2009.
- Tích cực duy trì quan hệ hợp tác với khách hàng cũ, đồng thời khai thác, tìm
kiếm và đặt quan hệ hợp tác với các khách hàng mới có nguồn tiền gửi lớn, lãi
suất rẻ. Do vậy, thường xuyên duy trì được nguồn tiền gửi không kỳ hạn bình
quân ở mức từ 300 đến 400 tỷ. Trong năm 2010, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên
ngàn tỷ đồng góp phần tăng trưởng tổgn nguồn vốn huy động là 48% so với
năm 2009.

- Triển khai đầy đủ, đa dạng các sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm theo hướng ổn
định và hiệu quả, thực hiện kịp thời các đợt huy động, phát hành chứng chỉ
tiền gửi theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù kết quả chưa cao
nhưng đã góp phần quảng bá các sản phẩm tiền gửi đến người dân và khách
hàng, nâng cao uy tín cuả ngân hàng.
- Thực hiện việc khoán chi tiêu huy động vốn đến các phòng nghiệp vụ, các bộ
phận và đến từng cán bộ; hàng tháng có kiểm tra, quyết toán nhằm nâng cao
tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong nhận thức của người lao
động.
Về công tác tín dụng, chi nhánh đã thực hiện tốt một số mặt sau đây:
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách điều hành tiền tệ của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước và chỉ đạo của Hội động quản trị, Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam trong hoạt động tín dụng trên tất cả các mặt: tỷ lệ
tăng trưởng, cơ cấu đầu tư tín dụng, lãi suất cho vay, trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng…
- Chi nhánh đã có những lựa chọn hướng đầu tư tín dụng phù hợp, nhất là
trong năm 2010 đã thực hiện cho vay theo chủ trương của NHNo&PTNT
Việt Nam về đầu tư cho “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân” thông qua
cho vay nhập khẩu phân bón, xuất khẩu nông sản”; tranh thủ được các nguồn
vốn UTĐT để cho vay dự án, đảm bảo chất lượng tín dụng trong đầu tư mới,
không đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao như cho vay kinh
doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản…
- Chỉ đạo kiên quyết việc phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với từng
khách hàng, kết quả phân tích phát hiện những khách hàng có tiềm ẩn rủi ro
và khách hàng làm ăn có hiệu quả, từ đó đổi mới cơ cấu đầu tư tín dụng của
chi nhánh.
- Triển khai, chỉ đạo kịp thời việc áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt, thay đổi
lãi suất phù hợp với thị trường, đảm bảo lợi ích, tránh rủi ro về lãi suất. Tiến
21
hành ra soát, bổ sung tài sản đảm bảo đối với các khoản vay chưa cồ tài sản

đảm bảo, hạn chế cho vay mới không có tài sản thế chấp…
- Năm 2010, ban hành chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh về việc nâng cao chất
lượng tín dụng, thành lập Tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tín dụng.
- Tranh thủ sự chỉ đạo và ủng hộ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các
phòng ban tại Trụ sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam để xưửlý cơbản, có
hiệu quả trong việc trích lập dự phồng và xử lý rủi ro tín dụng, giảm nợ xấu,
tạo đà phát triển cho năm tiếp theo.
Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, nhờ sự quan tâm và chỉ
đạo của ban lãnh đạo chi nhánh, hoạt động này có nhiều bước phát triển mới, đa dạng về
khách hàng, tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các khách hàng có nhiều tiềm năng sử dụng
dịch vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ; chỉ đạo, kết hợp các phòng ban, bộ phận
trong chi nhánh xây dựng đề án phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại hối.
Về hoạt động dịch vụ và phát hành thẻ, chi nhánh luôn biết tự xem xét và đánh giá
được nhu cầu và khả năng hiện tại của mình trong việc đề xuất với NHNo&PTNT Việt
Nam giúp chi nhánh trang bị thêm máy ATM và máy chấp nhận thẻ nhằm phục vụ khách
hàng tốt hơn, đem lại hiệu quả nhiều hơn cho chi nhánh. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới
được triển khai không chỉ làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh mà
còn đem lại kết quả tích cực về nguồn vốn và thu nhập.
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại
Giai đoạn 2008-2010 chứng kiến diễn biến khó lường và bất thường của nền kinh
tế, gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với năm 2010 vừa
qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh thể hiện nhiều vấn đề còn nổi cộm:
- Diễn biến bất thường của thị trường vốn trong những tháng cuối năm ảnh
hưởng rất lớn đến nguồn vốn huy động của chi nhánh, biểu hiện ở các mặt:
lãi suất đầu vào cao, tính ổn định của nguồn vốn chưa cao, tỷ lệ tiền gửi dân
cư còn ở mức thấp, chỉ chiếm tỷ trọng 22,5% trong tổng nguồn vốn.
- Chất lượng tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu đến thời điểm giữa năm 2010 cao
hơn mức cho phép (trên 7%) tập trung ở một số khách hàng có số dư nợ lớn
do sử dụng vốn vay không có hiệu quả, sai mục đích dẫn đến hoạt động kinh

doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém không có khả năng trả nợ.
- Việc thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro với giá trị lớn đã làm giảm sức
ép về nợ xấu, tuy nhiên việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro không đạt, không đáp
ứng được yêu cầu về mặt tài chính, dẫn đến âm quỹ thu nhập, làm ảnh hưởng
22
đến đời sống cán bộ nhân viên.
- Hoạt động kinh doanh của mạng lưới các phòng giao dịch chưa đạt hiệu quả
cao, nguồn vốn tăng trưởng chậm, không đều và chưa vững chắc.
- Việc đưa vào áp dụng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng, các nghiệp
vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tế… đã có xu
hướng tích cực, song vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng
của chi nhánh, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn.
Nguyên nhân chính của những tồn tại này là:
- Nguyên nhân khách quan: Thời điểm cuối năm 2010, diễn biến kinh tế thế giới
và trong nước cùng với sự tăng cao của giá vàng, đô la Mỹ làm cho thị trường
vốn, lãi suất thay đổi đột biến, các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng cạnh
tranh nhau quyết liệt trong việc huy động vốn là cho nguồn vốn huy động từ
dân cư có nguy cơ sụt giảm, lãi suất đầu vào bị đẩy lên cao, do đó gây khó
khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, công tác tín dụng
và kinh doanh ngoại hối cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do ngoại tệ khan hiếm,
lãi suất cho vay và tỷ giá liên tục thay đổi là cho chi phí sản xuất kinh doanh
tăng cao, lợi nhuận giảm, các doanh nghiệp dễ bị chậm trễ trong việc trả nợ
đến hạn, ngân hàng không thu hút được khách hàng tiềm năng có nhiều dịch
vụ thanh toán xuất nhập khẩu
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Trình độ, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ ở một số
nghiệp vụ còn yếu, nhất là ở công tác tín dụng; việc thẩm định, điều tra, xem xét
trước, trong và sau khi cho vay chưa chặt chẽ, chưa thực hiện nghiêm túc quy trình
nghiệp vụ tín dụng dẫn đến một số khoản vay lớn phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh.

+ Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ làm công tác tín dụng chưa kiên quyết, cụ thể,
còn cả nể trong việc xác định trách nhiệm và mức độ của người vi phạm.
+ Tính chủ động, tinh thần trách nhiệm đối với công việc ở một số phòng, đơn vị
nghiệp vụ chưa cao, chưa tham mưu đầy đủ và kịp thời để giúp lãnh đạo điều hành
kinh doanh được tốt.
+ Việc bình xét, xếp loại tiền lương đã được thực hiện nhưng chưa triệt để, chưa
xây dựng được cơ chế khoán tài chính đối với các phòng giao dịch, do đó chưa tạo
được động lực trong việc phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
2.3. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2011
2.3.1. Mục tiêu kinh doanh năm 2011
23
Năm 2011 được nhận định là sẽ còn nhiều khó khăn thách thức đối với hoạt động
kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai. Do đó, mục tiêu lớn của năm 2011
trước hết là khắc phục và hạn chế nhưng mặt còn tồn đọng của năm 2010, tích cực mở
rộng phát triển hoạt động kinh doanh nhằm hoàn thành kế hoạch mà NHNo&PTNT Việt
Nam giao cho chi nhánh, nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ với Nhà nước.
Với năm 2011 này, chi nhánh Hoàng Mai đã đặt ra mục tiâu về các chỉ tiâu tăng
trưởng, cụ thể như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.136 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 24% so
với năm 2010. Trong đó: Nguồn vốn nội tệ đạt 1.990 tỷ VNĐ, nguồn vốn
ngoại tệ (đã quy đổi) đạt 7.500 ngàn USD
- Tổng dư nợ cho vay đạt 1.810 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 9% so với năm
2010. Trong đó: Dư nợ nội tệ dạt 1.616 tỷ VNĐ, dư nợ ngoại tệ đạt 7.900
ngàn USD
- Nợ xấu: dưới 3% tổng dư nợ
- Trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định của
NHNo&PTNT
- Phấn đấu cú đủ quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam

- Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và với ngành
2.3.2. Phương hướng thực hiện
Về huy động vốn: tiếp tục triển khai thực hiện các đề án kinh doanh trên địa bàn;
tổng kết đánh giá những mặt được và chưa được trong huy động vốn của năm 2010; xây
dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu nguồn vốn cho từng đơn vị và cá nhân cán bộ nhân viên
nhằm huy động tất cả cán bộ nhân viên vào công tác huy động vốn; bám sát tình hình lãi
suất trên thị trường để có điều chỉnh kịp thời nhằm thu hút khác hàng, đảm bảo tính ổn
định của nguồn vốn; mở rộng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng cường tiếp
thị, quảng bá để thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư, nhất là nguồn vốn tiền gửi trên 12 tháng;
chủ động, nhanh nhạy trong tiếp nhận các nguồn vốn từ các dự án uỷ thác đầu tư nước
ngoài và dự án trong nước; củng cố mạng lưới các phòng giao dịch.
Về công tác tín dụng: tiếp tục chỉ đạo việc phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng,
phân loại khách hàng định kỳ để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, cơ cấu lại dư nợ tín
dụng theo hướng tích cực; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên về hoạt
động của Tổ thu nợ trong thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro; chỉ đạo cán bộ tín dụng
theo dõi, thực hiện nghiêm túc việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đúng quy định; tăng cường
24
công tác thẩm định, tái thẩm định với các khoản cho vay.
Về dịch vụ, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối: tiếp tục thực hiện đề án
khảo sát, đánh giá hiệu quả khách hàng để có chính sách cần thiết đối với khách hàng tiềm
năng về thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ; khai thác, đảm bảo cung ứng kịp
thời nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng nhằm tăng nguồn thu dịch vụ, phấn đấu tăng
trưởng thu dịch vụ từ 40 – 45% so với năm trước; giao chỉ tiêu về dịch vụ đối với các đơn
vị trực thuộc.
2.4. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Hoàng Mai
Bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2004 đến nay, có thể nói với thời gian đó chi
nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã dần đi vào ổn định trong hoạt động kinh doanh.
Tuy vậy, trước hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới và diễn biến phức tạp
trong nước, chi nhánh chưa cho thấy được sự bền vững trong kết quả hoạt động kinh
doanh. Ngoài sự nỗ lực của riêng chi nhánh, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những sự

chỉ đạo đúng đắn kịp thời. Trước hết, NHNo&PTNT cần tạo điều kiện để chi nhánh mở
rộng huy động vốn, có thể giao cho chi nhánh cơ hội tiếp cận với những khách hàng có
nguồn tiền gửi lớn hoặc chỉ đạo triển khai nhiều đợt phát hành các giấy tờ có giá… Với
công tác tín dụng còn nhiều vấn đề nổi cộm như hiện nay, chi nhánh Hoàng Mai cần rà
soát lại quá trình thẩm định, xem xét các khoản cho vay của cán bộ chi nhánh; kịp thời
phát hiện sai sót và có xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ sai phạm. Bên cạnh đó, tìm ra
yếu kém về chuyên môn thẩm định của cán bộ tín dụng để mau chóng có những hình
thức đào tạo nghiệp vụ thích hợp. Để giúp chi nhánh Hoàng Mai tăng cường và nâng
cao chất lượng tín dụng, NHNo&PTNT cần xem xét có nên đưa chi nhánh lên thành chi
nhánh loại 1 được hay không, nhằm tách riêng chuyên môn kế hoạch và tín dụng của
phòng Kế hoạch – kinh doanh hiện nay của chi nhánh. Từ đó, giúp cho hai công tác này
được thực hiện độc lập nhưng kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên hiệu quả cao hơn trong
hoạt động tín dụng của chi nhánh.
25

×