Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỘT số bài văn NGHỊ LUẬN lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.31 KB, 30 trang )

MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 9
Văn hóa đọc là nền tảng của học vấn. Văn hào M. Go-rơ-ki có nói:
“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy bình luận.
M.Go-rơ-ki là nhà văn người Nga vĩ đại. Tuổi thơ đầy bất hạnh: mồ
côi bố mẹ, phải kiếm sống từ tuổi 13, làm đủ nghề lao động, trôi dạt, lang
thang. Nhờ tự học mà trở thành một nhà văn vĩ đại của nước Nga, một vãn
hào lừng danh thế giới. Nhiều trang hổi kí của ông nói lên rất cảm động về
chuyện đọc sách của ông thời thơ ấu và thời lang thang kiếm sống, sách đã
gắn bó với "những trường đại học "của ông. M.Go-rơ-ki từng viết:
"Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới".
Mỗi lần nhắc lại câu nói này, ta tưởng như ông đang tâm sự cùng ta, đang
chỉ dẫn ta biết yêu sách và ham mê đọc sách.
Loài người có ngôn ngữ và văn tự rồi mới có sách. Sách gắn liền với
những chặng đường đi lên của nhân loại. Có sách là tấm đá với những nét
khắc. Có sách được ghi trên những thẻ tre, những mai rùa, trên hàng nghìn
tâm da cừu. Văn minh nhân loại sáng chế ra giấy, mực về sau là máy in bằng
chữ con chì, ngày nay là máy in hiện đại. Sách là kho tàng trí tuệ nhân loại,
là giá trị tinh thần vô giá của loài người được tích lũy, chọn lọc, phân tích,
tổng hợp và lưu trữ cho mai hậu. Kinh Thánh, sách Phật, hộ sử thi
Ramayana dài hàng chục vạn câu thơ đã mây nghìn năm còn "mở rộng ra"
trước mắt loài người. Sách thể hiện tài náng của tác giả, cho thấy bộ mặt tinh
thần, bản sắc nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Sách có sức sống
phi thường vượt mọi giới hạn về thời gian và không gian, làm cho các dân
tộc, các chủng tộc xích lại gần nhau. Sách là sản phẩm kì diệu của con người
trên đường đi tới văn minh.
Sách rất cần thiết đối với mỗi người, "sách mở rộng" tầm mắt chúng
ta "những chân trời mới lạ. Sách giúp mọi người phát triển trí tuệ, nâng cao
kiến thức, bồi dưỡng tâm hổn. Có sách dạy ta biết đọc, biết viết, biết tính
toán. Có sách văn chương, có sách khoa học, có muôn nghìn thứ sách thể
hiện trí tuệ con người. Sách giúp ta hiểu biết nhiều mặt về con người và xã
hội, về lịch sử và địa lý ở mọi thời gian và không gian. Sách khoa học dạy ta


mở mang trí tuệ, nâng cao tầm "khôn", để lao động, sáng tạo và phát minh.
Trên con đường hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, sách khoa học kĩ
thuật mở ra trước mắt thanh niên chúng ta những chân trời mới về toán học,
tin học, sinh vật học, về y học, về những kĩ thuật hiện đại. Sách văn
chương nghệ thuật hướng thiện nhân tân, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, đúng
đạo lí, bồi đắp cái đẹp, cái cao cả nhân văn cho tâm hồn ta. Ta yêu một hài
hát ru về "Công cha như núi Thái sơn ", ta suy ngẫm về một câu thơ Kiều:
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", ta tự hào về tiếng nói của Nguyễn Trãi
trong Bình Ngô đại cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Nếu không có sách thì con người sẽ sống trong tối tăm dốt nát, chỉ là
phường giá áo túi cơm. Nói rằng sách mà rộng ra trước mắt chúng ta những
chân trời mới - đó là chân trời ước mơ và hy vọng. Con người đích thực là
con người biết hướng về tương lai bằng niềm tin và ước mơ. Trong kháng
chiến gian lao, nhân dân ta tin tưởng ngày thắng trận, xây dựng lại đất nước
ta "mười lần đẹp hơn". Sách giúp ta tự khám phá mình, chiều sâu tâm hồn
mình, để tự hoàn thiện nhân cách mình. Sách là nguồn mạch cho nhân vãn,
của mọi phát minh, tiến bộ khoa học. Bác học cũng phải học và đọc sách là
vậy. Mọi phát minh khoa học đều mang tính kế thừa. Công trình nối tiếp
công trình, phát minh nối tiếp phát minh. Mọi nhà khoa học trở nên vĩ đại là
nhờ "đứng trên vai những người khổng lồ" như Niu-tơn đã nói, nghĩa là nhờ
sách mà thành đạt. Henry Fahre, nhà côn trùng học vĩ đại của nước Pháp
trong thế kỷ XIX, trên con đường đến với toán học và khoa học đã nhờ đọc
sách và tự học. Ồng mê toán học như mê thơ, và cũng tìm thây trong đại số,
hình học nhiều cái đẹp không kém thơ. Ông bảo những con số có tài đức vạn
năng, là chìa khóa mở cửa vũ trụ, là những năng lực chỉ huy không gian và
thời gian, (dẫn theo Nguyễn Hiến Lê). Đọc truyện Bắt sấu rừng u Minh Hạ
của Sơn Nam, ta nhìn thấy, cảm thấy và yêu thêm Cà Mau - miền đất mũi,
một thiên nhiên giàu tiềm năng, sông nhiều tôm cá, rừng tràm nhiều chim
quý, cá sấu, rắn rùa, con người thì cần cù, dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa

khinh tài,
M.Go-rơ-ki còn nói lên tác dụng kì diệu của sách đôi với mình: "Mỗi
cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khối con thú
để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất về sự
thèm khát cuộc sống ấy". (Sách kể chuyện hay sách ca hát).
Nguyễn Trãi đã viết:
Gia hữu cầm thư nhi bối lạc;
Môn vô xu mũ cổ nhăn sơ.
(Mạn thành - 2)
Nghĩa là: Nhà có đèn sách thì vui con cái, cửa không có xe ngựa thì
bạn bè xa. Đó là sự chiêm nghiệm về xây dựng một truyền thống học hành
trong gia đình và thói đời phú quý. Lênin cũng có nói: "Không có sách thì
không có trí thức; không có trí thức thì không có chủ nghĩa cộng sản".
2. Sách quý như vậy, nhưng sách không tự đến với con người. Chỉ khi
nào con người hiếu học, yêu sách, ham mê đọc sách và có phương pháp đọc
sách thì sách mới thật sự trở thành người bạn, người thầy, người hướng dẫn,
và sách mở rộng ra trước mắt người đọc những chân trời mới. Đọc sách để
học tập nhiều điều hay lẽ phải, để học lập những kiến thức đem vận dụng
vào cuộc sống thì mới có ích. Ngoài việc học thầy, học bạn, học trong thực
tế, ta còn phải học trong sách. Câu nói của Go-rơ-ki đã hàm chứa điều tự
học. Phải biết chọn sách mà đọc. Có hoa đẹp và hoa độc, có sách tốt và sách
xấu, có sách nhảm nhí, có loại dâm thư, Sách là món ăn tinh thần nên phải
biết chọn sách tốt, sách hay mà đọc. Đọc sách để giải trí đã là quý; đọc sách
để tự học, tự nghiên cứu càng quý hơn. Có người đọc sách là để khoe
khoang lòe đời, theo lối "ăn sống nuốt đầu óc trở thành "hòm đựng sách" mà
vô dụng. Viên Mai (đời Thanh) trong cuốn Tùy viên thi thoại có viết:
"Tằm ăn lá dâu nhưng nhả ra tơ chứ không phải nhả ra lá dâu. Ong hút nhụy
hoa mà gây thành mật chứ không phủi gây thành nhụy hoa. Đọc sách như ăn
cơm vậy, kẻ "khéo ăn", tinh thần sẽ lớn lên, kẻ "không khéo ăn" sinh ra
đờm, bướu

Độc giả phải trở thành người đồng sáng tạo với tác giả. Nghĩa là đọc
sách với tinh thần chủ động, suy ngẫm nghiền ngẫm để chiếm lĩnh những
kiến thức, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, sâu sắc hàm chứa trong sách.
Nói rằng, đọc sách là để hành động, để vươn tới ánh sáng là vậy.
Các bậc vĩ nhân, danh nhân đã từng nêu cao những tâ’m gương về sống, làm
việc, đọc sách. Vua Lê Thánh Tông, bậc minh quân đời Lê:
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chừa thôi chầu.
Đó là đọc sách để lo việc nước. Còn thi thánh Đỗ Phủ thì đọc sách
không biết mệt mỏi là để sáng tác nên những thần cú, những kiệt tác văn
chương:
Độc thư phú vạn quyển
Hạ bút như hữu thần.
Tóm lại, câu nói của M.Go-rđ-ki: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi
những chân trời mới" là một lời khuyên chí tình đối với mỗi chúng ta. Đất
nước ta đang đổi mới và hòa nhập. Việc đọc sách phải gắn liền với việc học
tập của thanh thiếu niên chúng ta ngày nay. Đọc sách để học ngoại ngữ. Đọc
sách để trau dồi môn quốc văn. Đọc sách để học tập khoa học kĩ thuật. Học
giỏi và đọc sách, say mê đọc sách và nghiên cứu để trở thành người lao động
có văn hóa, có kỹ thuật đổ đem tài náng góp phần xây dựng đất nước giàu
đẹp, văn minh, hiện đại.
Bình giảng một bài ca dao mà em yêu thích.
Trong bài thơ Bài ca quê hương, thi sĩ Tố Hữu thiết tha ân cần:
Ai đi qua đó miền Trung,
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi.
(Tháng 5-1975)
Huế là cố đô vương triều Nguyễn. Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ.
Câu hò giã gạo, giọng hò Mái Đẩy, Mái Nhì, khúc Nam ai, Nam bằng dịu
ngọt từng làm say lòng người gần xa gần 400 năm nay. Ai đã một lần ghé
thăm Huế? Ai đã một lần được nghe cô gái Huế hát bài ca:

Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
Núi Truồi và sông Hương là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế. Núi
Truồi hùng vĩ và thiêng liêng đã để lại trong lòng người bao huyền tích,
huyền thoại. Núi ở về phía tây kinh thành. Từ cửa biển Thuận An nhìn lên,
núi Truồi xanh thẫm trong ánh tà dương. Núi trầm mặc uy nghiêm tưởng
như đang lắng nghe tiếng chuông diệu huyền của chùa Thiên Mụ. Sông
Hương (có văn bản khác ghi là sông Dinh) sông nhẹ trôi uốn lượn như dải
thắt lưng xanh của nàng tiên bỏ quên từ ngàn năm vắt ngang kinh thành xưa.
Có một nhà thơ đã viết:
Nếu không có điệu Nam Ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi
(Hà Thúc Quả)
Hai câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện. Hỏi núi "ai đắp mà cao?". Hỏi
sông "ai bới, ai đào mà sâu?". Câu hỏi của du khách hay của cô gái Huế?
Hỏi để bày tỏ sự ngạc nhiên, trầm trồ, niềm tự hào xúc động khi ngắm nhìn
cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ:
Núi Truồị ui đắp mù cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mù sâu ?
Ba chữ "ai" gợi lên bao nỗi niềm man mác bâng khuâng như dẫn hồn
người ngược thời gian năm tháng khi ngắm nhìn sông núi thân thương. Con
sông Hương với Hàn Mặc Tử đã trở thành con sông trăng có bến mà bến
đợi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Với Tô" Hữu, quên sao được màu xanh của dòng sông quê mẹ? Nó đã
gợi thương gợi nhớ trong lòng đứa con li hương suốt đêm ngày trong những

năm dài máu lửa, đất nước bị cắt chia:
Hương Giang ơi, dòng sông êm Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình.
(Bài ca quê hương)
Hai câu đầu bài ca đã gieo vào lòng ta bao bồi hồi xao xuyến, bao liên
tưởng đẹp về sông núi xứ Huế yêu thương. Ai đó đã có lần hát: "Đã đôi lần
đến với Huế mận}’ mơ - Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt Phải chăng "tình
yêu dịu ngọt" ấy trước hết hướng về núi Truồi, sông Hương và nhiều thắng
cảnh khác:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu,
Ngó lên Diệu Để bốn lầu hai chuông.
Và tiếng hò Mái Nhì, Mái Đẩy trên sông Hương những đêm trăng như
đưa hồn du khách vào giấc mộng thiên thai:
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng thanh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
2. Trở lại hai câu cuối bài ca dao, ta thoáng gặp hình bóng cô gái Huế:
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
"Nong tằm, ao cá, nương dâu" là những nét đẹp của một miền quê có
đất đai màu mỡ, có ngành nghề thủ công lâu đời trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.
"Ngàn dâu xanh ngắt một màu" trải dài, trải rộng vườn tược, bờ bãi, xóm
thôn "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" ("Đây thôn Vĩ Dạ"). Sau màu xanh
của lúa dâu là sân nhà, ngõ xóm vàng óng tơ tằm trong nắng mới. Thấp
thoáng bên những "nong tằm, ao cá, nương dâu" là hình bóng cô gái Huế dịu
hiền, khéo tay hay làm hay làm và rất đa tình từng làm si mê nhiều sĩ tử một
thời:
Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế mà đi không đành.
"Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò" là câu hay nhất, đậm đà nhất, trong

bài ca dao này. "Đò xưa bến cũ" là sắc màu thời gian, là hình bóng quê
hương yêu dấu. Là hoài niệm chất chứa trong lòng mang nặng tình người đi
xa, kẻ ở lại.
"Nhớ câu hẹn hò" là nhớ lời thề nguyền giữ trọn một tình yêu son sắt thủy
chung. Một chữ "nhớ" thiết tha đinh ninh lời thề. Dù xa cách, em vẫn nhớ
mong đợi chờ:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu tâm giao, câu hẹn hò thuở ấy của đôi lứa, của kẻ ở lại, người đi xa
có bao giờ phai nhạt trong lòng:
Trăm năm dù lỗi hẹn hò,
Cây đa, bến cũ, con đò vẫn xưa
Bi kịch tình yêu không phải là chuyện hiếm thấy xưa nay? Với cô gái
Huế vẫn đinh ninh "Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò". Cây đa, giống nước,
sân đình, cũng như "đò xưa bến cũ" không chỉ là "hồn xưa đất nước" mà còn
là những chứng nhân cho bao mối tình đẹp thủy chung xưa nay.
Bài ca dao từ âm điệu đến ngôn từ, hình tượng đều đẹp mượt mà như một
bức tranh lụa tuyệt tác. Gam màu sáng thanh tao. Có màu xanh xanh của núi.
Màu xanh trong của sông. Màu vàng óng của lơ tằm. Màu xanh non của
nương dâu. Màu thời gian của "đò xưa bến cũ". Và màu tím thủy chung của
lời thề "nhớ câu hẹn hò
"Núi Truồi ai đắp mù cao" là bài ca dao trữ tình đặc sắc nói lên tình
yêu quê hương và vẻ đẹp tâm hồn của cô gái Huế. Bài ca dao đã để lại trong
lâm hồn mỗi chúng ta một ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên và con người xứ
Huế.
Thi sĩ Thu Bồn từ đất Quảng ra thăm Huế, trong bài thơ Tạm biệt có viết:
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mù nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cô'đô.

Cùng với bài ca dao, mấy vần thơ trên đây, gọi là một chút quà lưu
niệm gửi tới những ai gần xa chưa một lần đến thăm Huế quê em.
Câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề
Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử dụng
biểu tượng ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêu
lên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn.
Thật kì diệu, trước những hiện tượng tha hóa của một số người, ta lại
nghe tiếng của ông bà cha mẹ khẽ nhắc: “Con ơi! Giấy rách phải giữ lấy lề”.
Lời khuyên răn ấy thật là thấm thía.
“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có
khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro,
vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.
“Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách,
hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo
chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ
vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật
làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên
lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn
lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh
trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không
có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề
hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu
nền nếp chu đáo.
Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ
gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị
và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách
(do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong
cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn,
họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong,
truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.

Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề" đã nêu lên bài học đạo đức
sáng giá. Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi
nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát
huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi
nhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạ
mỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kia
bạc phúc”.
Gia đình nào, dòng họ nào. miền quê nào cũng có những mặt tốt đẹp,
truyền thống tốt đẹp. Có những “làng nghề", "đất học" nổi tiếng trong thiên
hạ xưa nay:
- "Xứ đông: Cổ An, xứ nam: Hành Thiện (đất học).
- - Nghệ: Yên Thành, Thanh hoá: Nông Cống (vựa lúa).
- - Trai Cầu Vồng, Yen Thế, gái Nội Duệ, Cầu Um. (Trai
tài gái đảm)
- - v.v
Là con em, con cháu của những miền quê ấy, dòng học ấy, không chỉ
tự hào mà họ còn biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia tiên
mình, quê hương mình.
Trong ngôn ngữ dân gian còn có những câu tục ngữ. thành ngữ, từ
ngữ như “đất lề, quê thói”, “đất có lề, quê có thói”, "lề luật", "lề lối”. Một
chữ lề nhiều ý nghĩa. Lề của phong tục, lề của tập quán, lề trong sinh họat đã
định hình trong tâm hồn. Trong đời sống vật chất và tinh thần của một miền
quê. Nó được thanh lọc trong dòng chảy thời gian, kết tinh thành truyền
thống tốt đẹp, thành thuần phong mĩ tục. Vì thế, trước mọi biến cố, mọi thử
thách, câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lệ” có tác dụng to lớn nâng đỡ
tinh thần mọi người, động viên nhau biết giữ lấy phẩm hạnh, nêu cao truyền
thống tốt đẹp của gia đình, quê hương với tất cả niềm tự hào.
Đầu thế kỉ XX, trong cái xã hội dở Tây dở ta, nén đạo đức bị băng
họai một cách ghê gớm, có biết bao hiện tượng đồi phong bại tục:
"Nhà kia lỗi đạo con khinh bố,

Mụ nó chanh chua, vợ chửi chồng".
("Đất Vị Hoàng" - Tú Xương)
Hiện thực đen tối ấy cho thấy không chỉ giấy đã rách mà lề cũng đã
rách, đã nát! Tiếng thơ chứa đựng bao nỗi đau trước sự băng họai của thói
đời đen bạc!
“Giấy rách phải giữ lấy lề”, muốn làm được như thế phải được học,
được giáo dục, ai cũng phải tu dưỡng đức hạnh và có lòng tự trọng. Dù đói
nghèo, khó khăn cũng luôn phải giữ gìn phẩm chất, nhân cách. Những hiện
tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha hiện nay mà ta thấy đã nói
lên rằng, đạo đức gia đình sa sút. con cm một số gia đình không còn biết tự
xấu hổ, không biết giữ lấy nếp nhà. Và một phần lớn là do cha mẹ không
dạy bảo con cái nên mới xảy ra nông nỗi ấy!
Phần cuối bài thơ “Tiếng chổi tre”, Tô' Hữu đã tâm tình nhắn gửi tuổi
thơ gần xa. Hai chữ “lề” và “lối” nghe thật ý vị, thấm thía:
“Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe".
Đường đời nhiều khó khăn trắc trở: "Người có lúc vinh lúc nhục, nước
có lúc đục lúc trong" (Tục ngữ). Câu “Giấy rách phải giữ lấy lề" không thể
thiếu Irons hành trang của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ thời cắp sách.
Qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã nêu cao ý thức
giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn

nếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh nòi giống
Rồng Tiên là bài học sâu sắc mà ông bà tổ tiên luôn luôn nhắc nhở con cháu.
“Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Đói cho sạch, rách cho thơm” là những
bài học làm người vô giá.
Nghị luận Những con người không chịu thua số phận rước hết ta phải
hiểu thế nào là “không chịu thua số phận” ?
Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tàn phế
,vô dụng ,không học tập, không đóng góp gì cho xã hội .
Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả
hai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết
những dòng chữ đẹp ,học tập trở thành nhà giáo ,nhà thơ . Anh Trần Văn
Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân.Không gục ngã trước số phận anh
can đảm tự học và đã trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian
nan ,những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt
qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng
không phế .Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xã
Nghi Diên ,huyện Nghi Lộc ,Nghệ An ).Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại
liệt . Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt .Vậy
mà anh đã không gục ngã .Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng
lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thành
một chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm
2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng.Tháng 5
-2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục
Việt Nam ”về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ
sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo…
Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật
và khẳng định được bản thân mình?Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn
khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến
thắng số phận của mình.Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc
sống,không gục ngã trước những đau đớn,họ dũng cảm,tự tin đứng lên để

sống bằng nghị lực,ý chí ,khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của
họ.Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác.Đó chính là sự động
viên, khích lệ ,giúp đỡ của bạn bè,của người thân,là khát khao không muốn
người thân của mình đau khổ,thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường và
truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam .
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng
và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục.Chính những tấm gương về
họ đã xây đắp những ước mơ ,hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình .
Những người không chịu thua số phận,những con người tàn mà không phế
thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em,khích lệ bản
thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập ,rèn luyện để trở thành những con
người có ích cho xã hội .
Nghị luận uống nước nhớ nguồn
rước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào .“Uống nước
”chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần ;“Nhớ nguồn
”là sự tri ân ,giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng .Như
vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên,lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha
anh và phát huy những thành quả của họ .
Thật vậy ,thành quả không tự nhiên mà có .Đất nước hoà bình mà
chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã
xuống .Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên ,nòi giống và những người
đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ ,ông bà người thân đã sinh
ra ta ,nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có
ích cho xã hội…Tất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ,phải tri ân.
Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người.Một xã hội chỉ thực sự tốt
đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý .Trên khắp đất nước
Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền,miếu,chùa chiền
phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước.Trong mỗi gia
đình,bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng.Nhiều năm nay, cả nước dấy

lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh,liệt sĩ,bà mẹ
Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…Đến bất kỳ
nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo
lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta .
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn ,bảo vệ thành quả đã có mà
bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả
mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt.Có như vậy mới
phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên , làm cho xã hội ngày
một phát triển .Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực.Ở lứa tuổi học sinh,
chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội , do đó hãy bày tỏ
lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của
mình:phấn đấu học tập,rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan,trò giỏi để trở
thành những công dân có ích cho xã hội sau này .
Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy ,nó còn là lời nhắc nhở sâu
sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút
ván”,“khỏi rên quên thầy”…Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân
nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức
tỉnh !
Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân
tộc song nó không tự nhiên mà có .Nó là kết quả của quá trình rèn luyện , tu
dưỡng lâu dài của con người.Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm
đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”
Suy nghĩ về Cho và Nhận
Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình
nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa
hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia
đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh
cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn

phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và
“nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng
số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai
cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng
thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm
được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo
rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho
người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất
có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng
thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi
cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của
chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin
đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì
mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập
yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có
thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động
viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực
sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc
túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận
được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc
hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc
tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính
hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn
chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người
lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn
mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ

diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận”
lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật
vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được
cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác
đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác.
“Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất
thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho
đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai
đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi
đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó,
để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính
mình…
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó
trao cho người khác.
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong
Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”,
nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi
chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi
chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được
những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là
cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một
con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc
sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy
chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý

nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại
được niềm vui cho mình.
Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường
quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh
phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày
mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng
ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự
“cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.
Nghị luận xã hội ‘Gần mực thì đen.Gần đèn thì sáng’
Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường
mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của
mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái không tốt
đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho
những cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và
đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”.
Đó là quy luật của sự vật.
Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn
toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình
thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có thể gần
mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng vượt
khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh.
Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ
sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi
trường xã hội với việc hình thành nhân cách.
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Và :
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định

của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc
sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang
cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy, cha
mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận, thì gia đình sẽ có những
người con ngoan.
Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ
giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái đoàn kết, thì lớp đó có nhiều học
sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một
người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập được những đức
tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu cha mẹ
không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái
trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi. Ở những môi trường xã
hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.
Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và
tốt đẹp.Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu
tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau
để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt
đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không
thuận lợi cho việc hình thành nhân cách.
Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con
người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành
động cao cả.Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những
bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh.Đó là những con người biết
vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được những việc có ích cho đất nước
và cho chính bản thân mình.
Ngày nay, trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế
độ ta về cơ bản là tốt đẹp. Do đó,bất cứ lúc nào, vẫn có những trường hợp
gần mực mà không đen,gần đèn mà vẫn tối tăm.
Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với
những hiện tượng không lành mạnh, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta
một bài học bổ ích,có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường
xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta
xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội
và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì
chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác
trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần
mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một
ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.
Nghị luận xã hội: “Ở hiền gặp lành”
Mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi
của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm
sống. Nhưng trong thực tế, “Ở hiền gặp lành” có phải lúc nào cũng đúng,
cũng hoàn hảo như trong các câu chuyện cổ tích, như trí tưởng tượng của
con người?

Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành” ? “Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền
lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi
cho bản thân,…? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì
sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng
đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hoà vi quý, không biết
quan tâm, giúp đỡ người khác,… Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn
“ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng
giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó
nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một
người xả rác không đúng nơi quy định,…? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám
khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải
vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý
nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích
cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn

nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu
xa luôn muốn làm hại con người,… Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào?
Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không
làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy
sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm
thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,… Không chỉ vậy, mọi người xung quanh
sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn
đầy niềm vui và hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi
trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong
lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và
đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng,
hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất
cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha
già kính yêu. Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí
sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó
là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi
tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra
đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên
chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai
bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự
thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được
tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được
đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm
thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng,
mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
Nhưng có phải ai “ở hiền” cũng “gặp lành” không? Có rất nhiều người
sống và làm việc chuẩn mực, không làm điều gì trái lương tâm nhưng sao
cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vẫn gặp nhiều biến cố trắc trở, bị nhiều tai
ương giáng xuống đầu? Như cuộc đời cụ bà Nguyễn Thị Đỗ (84 tuổi) ở thôn

Nguyệt Biều, Huế là một ví dụ, đến cái tuổi gần đất xa trời rồi mà cũng
không được chút thảnh thơi. Ngày này qua ngày khác, bà leo đồi dài chừng
một cây số hái lá thuốc về bán nuôi đứa con gái bị tâm thần. Nỗi cơ cực, vất
vả của cuộc đời cứ đè nặng lên đôi vai người mẹ già này. Không chỉ vậy, số
phận cũng không mỉm cười với nhiều đứa trẻ, những sinh linh nhỏ bé, ngây
thơ. Nào là những cô bé, cậu bé mồ côi, không nơi nương tựa, những đứa trẻ
tật nguyền hay những em bé bị di chứng chất độc màu da cam,… Những tâm
hồn trong sáng ấy có tội tình gì mà số phận nỡ đối xử với chúng một cách
tàn nhẫn đến như vậy. Những đứa bé ấy còn chưa có cơ hội để “ở hiền” vậy
mà đã “gặp dữ” rồi. Những đứa trẻ đó thật đáng thương! Chỉ cần một lần
nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ đó thôi, tôi đảm bảo các bạn cũng như
tôi sẽ không cầm nổi lòng mình và lúc đó, các bạn sẽ khẳng định lại câu nói
của cha ông ta “Ở hiền gặp lành” là sai, hoàn toàn sai!!!
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng không phải ai “ở hiền” mà cũng
“gặp lành” cả. Câu nói của cha ông ta chỉ có phần nào đó là đúng thôi.
Nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận nó. Qua câu nói “Ở hiền gặp lành”
những người đi trước muốn răn đe, nhắc nhở mọi người phải sống sao cho
tốt, làm công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Chúng ta may mắn hơn
nhiều người, “gặp lành” hơn nhiều số phận, vì vậy chúng ta nên cưu mang,
giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lạikhông chỉ niềm vui
cho bản thân mà còn mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Đối với thế
hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước hãy quan tâm nhiều
hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi
người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa
đẹp”.
Có thể nói, câu nói “Ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều
ý nghĩa. Có thể câu nói có lúc không đúng nhưng chúng ta vẫn phải “ở
hiền”, làm người tốt, việc tốt, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, ấm no,
hạnh phúc.
Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
.
Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta
quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết,
bởi lẽ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến
tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con
cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải
qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm
hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công
lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể.
Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc.
Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo
đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột
của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc.
Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô
cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi
nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có
một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã
hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô
cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong
nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng
không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho

con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng
ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng
biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được
sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả
mà cha mẹ đã phải chịu đựng:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ
hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu
thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện
về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy
múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động,
ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm

×