Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số bài văn nghị luận về đức tính con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.44 KB, 13 trang )

KHIÊM NHƯỜNG
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể
tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng đồng, vào xã hội. Một trong những đức tính cần
thiết nhất để có thể hòa nhập và có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không
chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử thế hàng ngày. Đó là thái độ
không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên
nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người
khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của
mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt
được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn
giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà
sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi
cá,… Hay anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” luôn khiêm nhường, cho rằng mình
không xứng đáng để được vẽ tranh.
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không
ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc
rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chứng ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của
mìn hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúngta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi
thế nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh và có được những
mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn
lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều
người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại
tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công
trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiến thức sẽ bị thu
hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu
thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không
đánh giá đúng năng lực bản thân.


Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong
những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta cần phải kính
trên nhường dưới, không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những
thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức,
nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn
minh và tốt đẹp hơn.
TỰ TIN
Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành
đạt với sự thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng
cách nào mà những người như thế có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính,
phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ, tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được
những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời
đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc
sống mỗi con người?
Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại
bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong
quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình,
những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn
có thể thực hiện được nó ở những lần sau.
Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không
dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ
nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập
thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một
nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin
trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết.
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát
triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi
trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ ràng rằng:
chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp.
Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân

mình, cũng là thể hiện bản thân.
Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết
đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể
là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc
mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh
hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này.
Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả
năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin
sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng
nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta
có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì
đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất
tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết.
Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết
kĩ năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta
thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước,
đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc.
Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói
chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp,
cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong
việc học ngoại ngữ. Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào
chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta.
Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế nhưng không
phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sát thấy được những
người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến
sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết. Điển hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng
thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để mà kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ
cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích như một người thừa của xã hội.
Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong công việc, để
học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những

khả năng của bản thân mình có thể làm được. Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi
tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinh đều thi vào những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại
thương,… với những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình
không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực thực của mình
mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác.
Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bản thân mình,
xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta đã đều
được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề trong cuộc đua
với Rùa. Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại. Đồng thời, hcúng ta cũng cần
phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như
cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả sự giúp đỡ của người khác để vươn tới
thành công mai sau.
Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là một học sinh,
trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thật vững
chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc
rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến của mình trước lớp,
khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ tham gia các hoạt
động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận lãnh những
trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại học, sẽ chẳng có lí do gì để
em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theo đuổi ước mơ của chính em.
Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con
em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích
những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên, an ủi chúng khi
cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự
tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý
thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí
tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học sinh.
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn luyện nó
ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tại một niềm tin
mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời.

TỰ LẬP
Con chim sinh ra phải học cách bay, phải học cách kiếm mồi; Con gà học cách mổ thóc, bới giun;
Con trâu học cách gặm cỏ…Thế giới này muốn tồn tại thì luôn luôn mỗi sinh vật phải tự học cách
tự lập, không thể phụ thuộc mãi. Con người cũng vậy, khi lông đã đủ, cánh đã rộng thì phải tự cất
lên đôi cánh của mình để vay đi, không thể phó mặc cho cuộc đời muốn tới đâu thì tới, không thể
ỉ lại, núp dưới bóng che của cha mẹ. Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ
hiện nay đang lưỡng lự…
Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, tự làm lấy, tự suy nghĩ, tự quyết định tương lai,
số phận của mình mà không phụ thuộc vào quyết định ý muốn của người khác, không ỉ vào sự trợ
giúp của người khác để rải thảm cho mình bước đi.
Biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó được thể hiện qua những hành vi từ rất nhỏ cho đến lớn
lao. Một người nếu có ý thức tự lập cao thì ngay từ nhỏ họ đã có thể tự giặt quần áo cho chính
mình. Khi đi học, làm bài gặp bài khó, họ tự suy nghĩ đủ mọi cách để giải được thì thôi, nếu vẫn
không thể ra được, nằm ngoài khả năng của họ thì họ mới nhờ đến trợ giúp của bạn bè, thầy cô.
Ấy cũng đã là tự lập. Chỉ hành vi nhỏ thôi đã có thể biết bạn là người tự lập hay không. Khi lớn
lên rồi, thì tự lập sẽ có biểu hiện phong phú hơn. Nhiều người khi làm sinh viên đã bắt đầu đi làm
thêm kiếm tiền, lấy kinh nghiệm cho công việc tương lai của mình, không phải xin tiền cha mẹ.
Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, công việc gặp tai ương trắc trở thì họ không dễ gục ngã, nỗ lực
đến cùng để vươn lên cho dù họ biết chỉ cần một cú điện thoại nhỏ để nhờ cậy cha mẹ giúp đỡ thì
mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhiều người sẽ nghĩ đó là ngốc nghếch, cái dễ dàng không
chọn lại đi chọn cái phức tạp. Đó quả là một suy nghĩ sai lầm. Việc nhỏ trong khả năng của bản
thân còn không làm nổi thì mãi mãi bạn chỉ biết sống núp dưới cái bóng của người khác, chỉ biết
làm phiền đến người khác mà thôi.
Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu, Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng ,
muốn gì được nấy song chàng tự làm ra tất cả. Chàng có thể ngẩng cao đầu và tự hào rằng : Tất cả
những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra. Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức
giận, đày chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống
tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác , chàng đã chứng minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh
của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm như tấm lòng và nhân cách của chàng.
Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ

biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy khi cao giọng nhận thành quả về mình
có thể đường đường chính chính không? Có thể sống trên đảo hoang mà ko có người ở, không
thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không? Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói
thẳng ra là chưa đến 3 ngày đã chết vì đói khát, vì nhu nhược trên hòn đảo đó.
Xã hội ngày nay cái ăn không thiếu, nhiều gia đình có điều kiện thì con cái họ thậm chí không cần
học hành , không cần làm việc họ vẫn ăn ngon, vẫn mặc đẹp , vẫn tiêu tiền , sống một cuộc sống
đầy đủ mĩ mãn. Thế nhưng sống như vậy có đáng. Rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách sống như vậy:
sống bám vào cha mẹ, cứ đôi chút khó khăn đã kêu ca ầm ĩ, không thể tự vượt qua. Họ luôn có ý
nghĩ là: Kệ mặc, đến đâu thì đến, dù sao cũng đã có cha mẹ , anh chị, bạn bè nâng đỡ. Nhiều
người học hành không cần nỗ lực , thậm chí bỏ học suốt sa vào chơi bời cho đã vì biết cha mẹ đã
lo lót trước cho hết rồi. Cần gì phải bằng cao, học nhiều, kiểu gì chả được ngồi vào vị trí “ngon”,
lương tháng cao mà việc lại nhàn rỗi…. Tiêu những đồng tiền mà mình chẳng phải bỏ mấy công
sức thì biết bao nhiêu cho đủ? Bao giờ mới thỏa mãn được lòng tham của bản thân. Không biết
được giá trị của mồ hôi công sức, thậm chí nước mắt và máu mới ra được đồng tiền, ra được thành
quả thì làm sao biết quý trọng đồng tiền, quý trọng công sức lao động…. Những người đó chẳng
khác gì những con búp bê, những con lật đật để trang trí, để người khác sắp đặt trong xã hội này,
mặc dù búp bê đó luôn luôn sang trọng, luôn sáng choang long lanh, đeo trên người những thứ
đẹp đẽ giá trị…nhưng rốt cục cũng chỉ là thứ vô hồn, trống rỗng.
Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời - đó là do quyết định của bạn. Thế nhưng bạn cũng hãy nghĩ
xem mình muốn là một con búp bê sung sướng hay là một người lao động chân chính biết tự hào
về bản thân mình; muốn mình làm kẻ có ích cho xã hội này hay thích làm kẻ chỉ biết ngồi hưởng
thụ trên công sức của kẻ khác?
Ai cũng ngưỡng mộ và coi trọng một người tự lập chứ không bao giờ tôn vinh một kẻ không chí
khí chỉ biết phó mặc số phận và ăn bám. Và cũng phải nhắc tới một phần quan trọng từ cách giáo
dục của cha mẹ, bạn bè, xã hội. Đừng cho con mình quá nhiều, đáp ứng tất cả những thứ nó muốn.
Hãy dạy cho con biết tự lập ngay từ bé và từ bỏ tính kiêu ngạo coi mình là trung tâm. Xã hội cũng
cần tôn vinh những con người ngày đêm cố gắng , ngày đêm sáng tạo giúp ích cho xã hội cho dù
đó là người quét rác, người kéo xe bán than…
“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người nhưng con người sẽ làm nên sự cao quý
của nghề nghiệp” . Đúng vậy, chỉ những người nỗ lực, cố gắng hết mình cho công việc mình đang

làm, tự lập cho cuộc sống thì mới đáng trân trọng. Nghề nghiệp chỉ cao quý khi con người cao
quý. Con người chỉ cao quý khi họ biết tự lập, biết đứng bằng đôi chân của mình, biết quý trọng
cái mình đang có, cái mình đang làm… Hãy sống tự lập, sống mạnh mẽ.
TRUNG THỰC
Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là
một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất
cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào? Xin trả lời ngay: Đức tính trung thực là
hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói
đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin
tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học
sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng
được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nỏi sai sự thật, không tham
lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại
hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu
dùng… những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những
người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ, sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn
luyện đức tính trung thực,chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để
làm giàu một cách chân chính, và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và
hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong
sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những
người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu
hiện như vậy. Biểu hiện rã nhất là trong giới học sinh hiện nay,nạn học giả, bằng thật do quay cóp,
chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến
kết quả học tập,đến ý nghĩa của việc dạy và học,gây xôn xao xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương
đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung
thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu
dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các
sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa

chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng
có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều
được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân… Những hành vi
trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ
đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực
đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến
xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân
tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây
dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho
đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi
thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi cao những tấm
gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân,
cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện chính mình, trở thành người công
dân tốt, đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.
CHĂM CHỈ
Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được
thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học, con người cần
có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một
cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm
chỉ của con người.
Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé
nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn
chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành
công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi, thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến
đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử
thách, những chông gai trên đường đi, mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất
đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động,
cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như

cuộc sống.
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì
mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên
ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề,
tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao
động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta
muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách
cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng
suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến
hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải
lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp
phần cho sự phát triển cùa thế giới.
Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong
cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người
cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết
được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào
các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập,
lao động, của mình.
Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc, thì mới có kết quả được như
mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động,
công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động,
nghiên cứu, Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập,
trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.
Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ
lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong
xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.
CẦN CÙ
Có lẽ chúng ta chẳng còn xa lạ gì với câu chuyện Rùa và Thỏ, một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng.
Qua câu chuyện, chúng ta học được một điều quý giá rằng sự cần cù chăm chỉ có thể là cách thức

làm việc hiệu quả hơn sự nhanh nhẹn mà chủ quan. Không phải trong cuộc sống này, ai cũng
thông minh. Một số người khác tuy không có sự thông minh, nhưng vẫn thành công trong cuộc
sống chính vì họ biết “cần cù bù thông minh”.
Vậy câu nói “Cần cù bù thông minh” có ý nghĩa như thế nào? Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên
nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn
tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó, cần mẫn, tìm hiểu một vấn đề cho
đến khi hiểu rõ nó. Thông minh chính là sự nhanh nhạy, sự hiểu biết nhanh chóng một vấn đề khi
tiếp xúc. Người thông minh thường vượt trội hơn những người khác trong nhiều lĩnh vực. “Cần cù
bù thông minh” nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì
những người vỗn sẵn thông minh. Câu nói trên đã nói lên được một sự thật trong cuộc sống và
dường như trở thành một chân lí. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém
năng khiếu hay sự thông minh. Không phải trong cuộc sống này, người nào cũng thông minh, thay
vào đó một số người lại có được tính cần cù. Những người biết sử dụng tính cần cù của mình sẽ
có thể bù đắp cho tính thông minh của mình mà vẫn có thể vượt trội hơn bao người khác. Không
thông minh không có nghĩa là vô dụng vì thực tế, năng lực tư duy không phải tự nhiên mà có, mà
là phải qua một quá trình luyện tập. Trí thông minh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc đó,
giống như nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói: “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn
99% là lao động cực nhọc”. Cuộc sống ngày nay yêu cầu sự cẩn thận và kiên trì khi làm mọi việc,
khi đó những người mà đã quen với tính cần cù thì sẽ dễ dàng thích nghi, trong khi một số người
thông minh lại gặp vấn đề trong việc kiên nhẫn làm việc. Trong cuộc sống này không ít những
người nổi tiếng từng bị xem là “ngu dốt” , tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, họ
đã đạt được thành công, điển hình như An-be Anh-xtanh, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và
đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét rằng ông “ kém trí”, khó gần, luôn luôn
sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học
Bách khoa Zurich. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã đến mấy, ông vẫn cố gắng vươn lên và rồi
trở thành một trong những nhà vật lí nổi tiếng của lịch sử nhân loại.
“Cần cù bù thông minh” , thế nhưng nói như thế không có nghĩa rằng ai cũng có thể cần cù. Đó là
tổng hợp của một phần bản thân và sự bền bỉ, kiên trì, say mê làm việc. Thế nên một số người có
cố gắng ,nhưng vẫn không đạt được thành công do bản thân lười biếng hoặc nỗ lực không đúng
cách. Khi luyện tập, thất bại là điều thường gặp, nhưng vấn đề là liệu chúng ta có đủ nghị lực để

đứng dậy hay không, điều đó mới quan trọng. Cần cù đây không có nghĩa là gặp cái gì cũng cố
gắng làm cho bằng được. Chúng ta cần cù làm việc là một việc tốt, nhưng nếu chúng ta không có
kiến thức về việc đó, chúng ta có thể trở thành một kẻ phá hoại, vấn đề là chúng ta làm việc gì
cũng phải suy nghĩ , tính toán trước khi làm. Trong xã hội, ngoài những người cần cù vươn lên,
vẫn có không ít người buông xuôi tất cả. Họ cho rằng mình kém thông minh hơn người ta và tự
xem mình như kẻ vô dụng. Từ những suy ngĩ đó, họ bắt đầu những hành động tiêu cực, buông
xuôi và rồi trở thành gánh nặng cho xã hội. “Trên bước đường thành công không có dấu chân của
kẻ lười biếng”, vì vậy những người như thế sẽ khó tồn tại trong cuộc sống. Ngược lại với những
người bi quan, lại có những người quá tự tin vào bản thân. Họ cứ ngỡ mình thông minh hơn người
khác nên chẳng bao giờ cố gắng, chẳng bao giờ nhìn lại bản thân và xem mình đã trở nên thảm hại
đến mức nào. Bản thân là học sinh, chúng ta phải biết được bản chất, thực lực của mình để rồi qua
đó, phấn đấu một cách đúng đắn để cải thiện bản thân. Trong trường học, chúng ta phải tập chăm
chỉ làm bài , học bài đầy đủ, nếu gặp một vấn đề khó, đừng bao giờ nản lòng mà phải tìm cách
giải cho ra bài tập, cũng như lúc ở nhà, ta phải tập làm từ những việc lặt vặt cho đến việc lớn. Mỗi
lần chúng ta hoàn tất một việc cũng là mỗi lần chúng ta rèn được tính cần cù của mình.
Qua thời gian và những kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng cuộc sống không bao
giờ dừng lại, cũng như con người phải không ngừng phấn đấu và sự cần cù trở thành một trong
những đức tính không thể thiếu của con người. Cần cù không chỉ có nghĩa là miệt mài làm việc,
mà còn có ý nghĩa vươn lên, cải thiện bản thân, không tự mãn với những gì mình đang có. Chúng
ta phải cố gắng để sự cần cù có thể bù cho trí thông minh của chúng ta.
LÒNG NHÂN ÁI
Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn lao, nhưng có lẽ được sống
trong lòng của những người khác còn là hạnh phúc lớn lao hơn nữa. Điều em muốn nói tới ở đây
chính là cảm giác yêu thương và được yêu thưong. Có lẽ yêu thương chính là hạnh phúc lớn nhất
của con người!
Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình,
tình cảm bè bạn, thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm
được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm
chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu
thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh

phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương
được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được
tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất
nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm
mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một
bước chân lầm lỡ.
Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta
xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết
sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở
trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại
thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!
Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người
thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó
không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu
thương chính là hạnh phúc của con người!
Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu
thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết,
tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu
nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
LÒNG KIÊN TRÌ
Trong cuộc sống, chúng ta có những mục tiêu cần thực hiện những công việc cần làm, có thể thất
bại sẽ theo sát bạn đến đâu đi nữa rồi bạn cũng sẽ thành công,và bạn cần xác định được muc tiêu
của mình để làm được điều đó ta cần phải có sự kiên định. Vậy kiên định là gi? Và nó cần thiết cho
chung ta như thế nào?
Sự kiên định là chúng ta phải vững vàng tiến bước luôn theo đuổi mục đích,không từ bỏ hi vọng
của mình và tìm cách để giải quyết, trước sau như một dám đối diện với những thử thách khó khăn
thì cuối cùng khó khăn đó cũng sẽ bị khuất phục bỡi bạn,chính sự kiên định sẽ giúp bạn giải quyết
mọi việc một cách dứt khoác và đạt được mục tiêu,sự kiên định đó là sự bảo vệ cho bạn khi gặp
những điều không may khi bạn gặp phải.
Trên đời này,những người có sự kiên định thì dù có thử thách gì cũng không thê ngăn được bước

tiến của họ vì sự kiên định đã tăng thêm sức mạnh, khả năng chịu đựng của họ. Họ không dễ đầu
hàng trước hoàn cảnh và luôn ngẩng cao đầu đối diện với nó đó là nhờ sự kiên định. Hãy khẳng
định với sự kiên định của bạn ,tôi có thể biết được rằng kiên định có tầm quan trọng như thế nào đối
với mỗi con người, một số người đã nói sự kiên đình như một toà lâu đài ở trong mỗi người, chính
trong toà lâu đài nay họ luôn cố chống chọi lại những thật bại tìm cách xoay sở để thoát khỏi sư thất
bại đó tiến đến chiến thắng, có mốt chân lý rằng nếu như bạn có sự can đảm long kiên trì và sự kiên
định thì những vật cản cũng không thể quật ngã được bạn, Booker T. Washington là một nhà giáo
dục người Mỹ gốc Phi đã nói rằng: “Không điều gì trên đời có thể xô ngã được mốt người có long
trì” vì sự kiên định luôn gắn liền với lòng kiên trì,và không phải ngẩu nhiên người ta đã nói rằng:
“Thất bại là mẹ thành công” co thể hiểu câu nói ấy rằng bạn hãy kiên định ròi thành công sẽ đến với
bạn, ta có thể nhìn trong cuộc sống rất nhiều con người đã khuỵu gối trước thất bại,chỉ rất ít người
có thê đứng lên được. Vậy tai sạo họ có thể đứng lên được trước những thất bại đó? Không phải do
một phép màu nào cả mà chính nhờ vào sự kiên định. Nhưng khi ta không có sự kiên định thì dù
làm việc gì họ cũng đừng nghĩ đến thành công, họ sẽ gặp rất nhiều thất bại vì họ không có một ý
kiến nhất định không thể xác định được mục tiêu cần thực hiện. Những nhà kinh doanh lớn có thể
thành công được là nhờ sự kiên định họ luôn tự tin vào bản than có sức mạnh ý chí.
Bên cạnh đó một số người không thể hiểu ra được sự kiên định là như thế nào,họ không bao giờ tự
tin vào chính bản thân của mình không dám đối diện với những thử thách khi vấp ngã không biết
tìm cách để đứng lên,hay tìm ra cách giải quyết nó bỏ cuộc trước mọi thử thách, nếu như ta có sự
kiên định không những đạt được những kết qua tốt mà còn được mọi người quý trọng. Nhưng cần
phân biệt được kiên định và cứng đầu,không phải lúc nào chúng ta cũng khăng khăng rằng quyết
định của mình là đúng mặc dù nó đã sai,cần phải biết lúc nào đúng và lúc nào cần sửa đổi.
Sự kiên định không tự nhien mà có cần phải có sự rèn luyện, trước nhất ta phải có được mục tiêu
thực hiện hoặc là mốt đam mà muốn đạt được kết quả,lập kế hoạch để giúp muc tiêu ấy rõ ràng hơn,
cần có sự độc lập, không chịu sự tác động bên ngoài dù đó là tác động của người thân nếu như nó
có hại, cùng hợp tác với những người ủng hộ tới mục tiêu mà bạn đã lập kế hoạch, điều cuối cùng
bạn phải có hy vọng và tự tin vào chính mình.
Qua đó ta có thể hiểu được sự kiên định quan trọng như thế nào, vài trò của nó cần rèn luyện và
phát huy được sự kiên định nếu như ai cũng có sự kiên định thì trong cuộc sống có thể sẽ có nhiều
thành công hơn, đáng với công sức mà ta bỏ ra.

LÒNG KIÊN NHẪN
Kiên nhẫn là sẵn lòng làm việc để đạt được kết quả như mong muốn. Điều tốt đẹp, tích cực và sự
thật không thể có được ngay tức thì hay tự động mà có, chúng đòi hỏi phải có thời gian và phải trải
qua quá trình tiến triển theo từng giai đoạn.
Có những lúc chúng ta phải hành động, nhưng cũng có những thời điểm chúng ta cần phải biết chờ
đợi. Sự thành công chỉ đến khi chúng ta có những quyết định hợp lý, đúng lúc. Con người thường
cứ cố buộc sự việc phải xảy ra. Đôi khi sự ép buộc này có hiệu quả, nhưng sau đó, trong chúng ta
không còn cảm giác đã hoàn thành một cách đúng nghĩa. Nếu sự thành công được gặt hái qua một
cuộc chiến hay một vụ xung đột thì chiến thắng ấy cũng chỉ là một sự trống rỗng.
Những thành quả tốt đẹp nhất không chỉ phụ thuộc vào bản thân chúng ta hay công sức của riêng ta
mà còn đến từ việc học cách chấp nhận thực tại - hoàn cảnh và những người trong mối quan hệ của
chúng ta. Hãy để họ là chính họ và những tình huống diễn ra một cách tự nhiên. Chắc chắn rằng
mỗi việc chúng ta làm đều có một mục đích rõ ràng, tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bám quá
chặt vào mục đích, tìm cách đạt được nó bằng mọi giá. Chính sự đeo bám đó sẽ khiến kết quả công
việc của chúng ta bị hạn chế. Khao khát đạt được thành quả sẽ tước đoạt sự trong sáng khỏi những
hành động của chúng ta. Lúc đó, những gì chúng ta làm đều phụ thuộc vào sự toan tính.
Bạn có biết công việc của người làm vườn diễn ra như thế nào không? Đầu tiên là chọn đất, chọn
giống theo mùa vụ thích hợp. Sau đó sẽ là việc cày xới đất, gieo hạt, rồi tưới nước. Tiếp theo, anh ta
phải đảm bảo luôn có đủ nước cho khu vườn, ngăn ngừa côn trùng tấn công. Nhưng vẫn chưa đủ,
khu vườn của anh ta tươi tốt hay lụi tàn còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thiên nhiên có ban tặng
điều kiện sống thích hợp cho nó hay không. Anh ta hợp tác và giúp đỡ khu vườn, nhưng không thể
can thiệp được vào các quy luật của tự nhiên: bão tuyết, giông tố, ngập úng, nắng hạn Khu vườn
đẹp là sản phẩm của sự hợp tác giữa anh ta và thiên nhiên. Anh ta cần biết đặt mình vào những quy
luật của thiên nhiên, hiểu được rằng khi nào thì nên xen vào và khi nào thì phải chờ đợi.
Thành công thật sự luôn dựa trên sự cộng tác tích cực. Người cộng tác không chỉ nhìn thấy vai trò
của mình mà còn nhìn thấy vai trò của người khác. Và bản thân chúng ta cũng không quên trách
nhiệm của riêng mình trước sự đóng góp của người khác. Chúng ta không được quên quy luật quân
bình.
Người làm vườn phải hiểu quy luật quân bình, nếu không, anh ta sẽ hoặc làm việc quá nhiều hoặc
lại làm quá ít, và vụ mùa sẽ không thu hoạch được như mong đợi. Người làm vườn phải tôn trọng

thời gian, phải có lòng kiên nhẫn chờ đến đúng mùa mới gieo trồng, bởi nếu gieo hạt giống không
đúng thời điểm, hay không đúng mảnh đất phù hợp, thì có chăm chút bao nhiêu đi nữa cũng bằng
không. Tuy thế, chỉ riêng sự kiên nhẫn thôi chưa đủ. Kiên nhẫn mà thiếu hiểu biết, chúng ta sẽ đánh
mất đi những cơ hội tốt đẹp. Mọi hành động chỉ cho kết quả tốt đẹp khi chúng ta biết thực hiện
đúng lúc và đúng cách.
Không hành động không có nghĩa là kiên nhẫn. Không hành động có thể đồng nghĩa với sự thờ ơ,
hờ hững. Một khi châm chước trước thái độ thờ ơ, hờ hững thì trong nội lực chúng ta không còn
chỗ cho khát vọng nỗ lực, phấn đấu hay tự cam kết với chính mình.
Chúng ta nên gieo những hạt giống hành động đúng đắn và tưới chúng bằng tinh thần trách nhiệm
và sự chăm chút. Đừng bao giờ gò ép hành vi hay tìm cách đi ngược lại quy luật tự nhiên, vì như
thế, những tham vọng, những thèm muốn ích kỷ sẽ phá hủy vụ mùa. Không thể có được thành công
- đúng nghĩa hạnh phúc và mãn nguyện - nếu như luôn có một sự can thiệp và thao túng của tham
vọng và những suy nghĩ không trong sáng. Chúng ta phải làm việc bằng sự tôn trọng đối với những
quy luật tự nhiên và điều tốt đẹp vốn có sẽ hiện ra từ bản chất sự việc.

×