Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo thực tập sư phạm mầm non Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.77 KB, 21 trang )

Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
LỜI CẢM ƠN
“ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là
ngoan” đó là một câu nói của Bác Hồ viết dành riêng cho trẻ em. Câu
nói đó vừa là lời khuyên, lời nhắc nhở dành cho các em nhỏ cũng như
những người làm công tác giảng dạy trong sự nghiệp “ trồng người”. Từ
nhỏ em đã rất nể phục và kính trọng các thầy giáo, cô giáo những người
đã dìu dắt em từ thủa ban đầu đến lớp đến khi em trưởng thành. Và tự
bản thân em cũng đã lựa chọn cho mình một nghề cao quý đó là trở
thành một giáo viên mầm non.
Em xin gửi đến các thầy cô giáo lòng biết ơn sâu sắc đã tận tình
giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm mới, những bài học mới … đó là
hành trang để giúp chúng em vững bước trên con đường sự nghiệp
trồng người.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy
cô giáo viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây đã tận tình giảng dạy và
tạo điều kiện cho em trong những lúc học ở trường, đặc biệt là cô
hướng dẫn đoàn thực tập cô: Nguyễn Thị Thành đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Lan hiệu trưởng nhà
trường và các cô giáo viên trong trường mầm non NewSun đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới giúp
em hoàn thành báo cáo thu hoạch này.
1
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
A: PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN ( NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG)
I, Lí Do Viết Báo Cáo Thực Tập Sư Phạm:
Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống
giáo dục quốc dân Việt Nam. Đặc biệt, giáo dục mầm non là nền tảng
cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm
vụ của toàn thể, toàn dân, toàn xã hội. Xong người trực tiếp gánh vác


trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp
giáo dục.
Là một người giáo viên mầm non tương lai, em nhận thấy nhiệm
vụ giáo dục rất quan trọng. Chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời
gian quan trọng và quý báu để giáo sinh tiếp cận các cháu, thâm nhập
thực tế giáo dục tìm hiểu tâm lý tình cảm của các cháu, đồng thời trải
nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm,
thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn
thiếu để trau dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những công việc
được giao.
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây đã tổ chức đợt thực tập tốt
nghiệp cho ngành học mầm non nhằm:
+ Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo
dục, tiếp xúc với các cháu, phụ huynh và các trường mầm non. Qua đó
tăng them lòng yêu nghề mến trẻ, thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn
luyện theo yêu cầu nghề nghiệp.
+ Tạo điều kiện giúp cho sinh viên tiếp cận, đối chiếu kiến thức,
nội dung giữa “lý thuyết” và “thực hành” để sinh viên cố gắng hoàn
2
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
thiện trình độ chuyên môn, tác phong sư phạm, phát huy tài năng cống
hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
Đó là những lý do mà em làm bài thu hoạch này.
II, Nhiệm Vụ Và Phạm Vi Viết Báo Cáo Thu Hoạch:
1, Nhiệm vụ viết báo cáo thu hoạch:
Báo cáo những vấn đề về hoạt động dạy và học trong thời gian
thực tập tại trường mầm non NewSun.
Những công việc chính trong đợt thực tập: tìm hiểu thực tế giáo
dục, tình hình địa phương nơi trường đóng, thăm hỏi phụ huynh, dự
giờ giảng mẫu, soạn giáo án, thực tập công tác chủ nhiệm, tập giảng.

Trong thời gian được thực tập tại trường, ngoài việc giảng dạy và làm
công tác chủ nhiệm em còn làm một số công việc sau:
- Tham gia với các giáo viên đón trẻ và trả trẻ.
- Tham gia phụ các cô cho trẻ dùng bữa.
- Cùng với trẻ vui chơi, sinh hoạt, gần gũi trẻ.
- Thăm hỏi gia đình phụ huynh.
- Làm các thao tác vệ sinh phòng học cho trẻ.
- Biết được một số hoạt động của nhà trẻ và mẫu giáo.
2, Phạm vi thu hoạch:
Phạm vi báo cáo thu hoạch rất ngắn gọn và trong thời gian có 10
tuần tại trường mầm non NewSun. Em trực tiếp giảng dạy 5 tiết nhà trẻ
và 9 tiết mẫu giáo. Bản thân em luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao trong đợt thực tập này.
III, Lịch Tình Hình Thực Tập Sư Phạm:
Các nhiệm vụ được giao:
3
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
Thời gian từng tuần:
Tuần lễ Nội Dung Công Việc Ghi Chú
Tuần 1: -Gặp hội đồng giáo viên nhà trường
-Nghe các báo cáo thực tế
-Các nhóm GS phụ trách lớp vào các lớp được phân
công và nhận bàn giao công tác phụ trách lớp.
-Dự giờ của giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm.
-Xây dựng kế hoạch và lịch trình công tác cho cả đợt
và từng tuần thực tập.
-Giáo viên phân công lịch giảng dạy và tiến hành
soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tuần 2,3: -Tiếp tục tham gia các hoạt động của chủ nhiệm lớp,
soạn bài, tập giảng…

Tuần 4: -Bố trí một số GS dạy một số hoạt động để rút kinh
nghiệm chung trong công tác chỉ đạo và tiếp tục
công việc còn lại.
Tuần
5,6,7,8
GS hoàn thành các nội dung thực tập theo kế hoạch
đã xác định. GS phải hoàn thành các định mức công
tác về giảng dạy và chủ nhiệm đã được phân công.
Tuần 10 -Hoàn thành các nội dung thực tập
-Tổ chức ngày truyền thống Đoàn Thanh Niên Cộng
Sản Hồ Chí Minh
-Viết bản tự kiểm điểm, báo cáo thu hoạch, bàn giao
công tác thực tập, tổ chức chia tay với nhà trường
B,Phần 1: NÔI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC:
I, Thực Tế Của Trường Thực Tập:
1. Đặc điểm tình hình của trường :
4
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
Toàn trường có 16 giáo viên.
Về cơ sở vật chất: trường có 8 phòng học.
+Phòng chức năng gồm:
- 1 phòng âm nhạc
- 1 phòng thể chất
- 1 phòng hội trường
+ Phòng làm việc:
- 1 phòng hiệu trưởng
- 1 phòng hành chính
- 1 phòng y tế
+ Chất lượng:

- Biện pháp nâng cao chất lượng : hàng tháng nhà trường có tổ
chức thao giảng, dự giờ, thường xuyên có các đoàn thanh tra
kiểm tra về dự giờ các tiết dạy. Phát động thi đua làm đồ dùng
dạy học, đồ chơi, các sản phẩm hoạt động dạy học.
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra công tác giảng dạy,
tổ chức cho giáo viên họp các buổi họp chuyên môn, trao đổi
các vấn đề về hoạt động chính trị.
+ Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:
- Tổ chức khám định kỳ cho các cháu về biện pháp phòng chống
dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đồ dùng, đồ chơi.
- Cho cháu ăn đủ chất tăng cường lượng ăn uống các chất giàu
vitamin C, phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh phải báo với phụ
huynh để đưa con về nhà chăm sóc.
- Dùng các biện pháp tuyên truyền chăm sóc trẻ suy dinh
dưỡng, béo phì.
5
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng phải theo dõi cân nặng,
phải cho trẻ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng trong các bữa
chính và bữa phụ.
- Đối với trẻ béo phì: Tuyên truyền và vận động phụ huynh
không cho các cháu ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga.
2, Thuận lợi và khó khăn của trường:
*Thuận Lợi:
- Cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được trang bị tiện nghi,
đầy đủ, trường lớp rộng rãi, thoáng mát.
- Trường có đội ngũ giáo viên có tay nghề, nhiều kinh nghiệm và rất yêu
mến trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy, nhiệt tình trong giảng dạy và có tác phong đạo đức
chuẩn mực.

- Các bé lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
- Trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cả lãnh đạo
ngành trong việc chỉ đạo hỗ trợ các mặt hoạt động của nhà trường.
* Hạn chế:
- Một bộ phận nhỏ các bé học yếu do điều kiện kinh tế gia đình chưa
thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Do lứa tuổi của các em còn ở độ tuổi vừa học vừa chơi nên gây khó
khăn trong việc giảng dạy và quản lý.
II, Nghe báo cáo công tác chủ nhiệm lớp:
A, Nhóm nhà trẻ : lớp D2
6
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
- Tổng số cháu: 25 cháu
- Có 13 cháu nam
- Có 12 cháu nữ
- Sức khỏe của cháu:
+ Bình thường: 25 cháu
+ Béo phì : 0 cháu
+ Suy dinh dưỡng: 0 cháu
B, Mẫu giáo bé ( 3- 4 tuổi)
- Tổng số cháu: 28 cháu
- Có 12 cháu nam
- Có 16 cháu nữ
- Sức khỏe của cháu:
+ Bình thường: 27 cháu
+ Béo phì : 0 cháu
+ Suy dinh dưỡng: 1 cháu
C, Mẫu giáo nhỡ : ( 4-5 tuổi)
- Tổng số cháu: 46 cháu
- Có 20 cháu nam

- Có 26 cháu nữ
- Sức khỏe của cháu:
+ Bình thường: 46 cháu
+ Béo phì : 0 cháu
+ Suy dinh dưỡng: 0 cháu
D, Mẫu giáo lớn: (5- 6 tuổi)
- Tổng số cháu:30 cháu
- Có 18cháu nam
- Có 12 cháu nữ
- Sức khỏe của cháu:
+ Bình thường: 27 cháu
+ Béo phì : 1 cháu
+ Suy dinh dưỡng:2 cháu
7
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
- Về nề nếp, giờ giấc học tập của các cháu: buổi sang tới lớp các cháu
biết chào cô, chào ông bà cha mẹ cũng như khi ra về. Ở lớp nhà trẻ thì
có một số cháu còn chưa quen với sự thay đổi môi trường khi mới tới
lớp nên cháu còn khóc nhè, một số trẻ còn nhút nhát, ít tiếp xúc với bạn
bè. Ở lớp mẫu giáo thì còn một số trẻ đi học muộn.
-Trong công tác:
+ Thường xuyên cập nhật được các chuyên môn qua các đợt: kiểm tra
chuyên môn, thi giáo viên dạy giỏi. Nhờ có sự giúp đỡ của ban giám
hiệu nhà trường, sự phối hợp của tập thể thì nhóm lớp nhà trẻ và mẫu
giáo đều có đủ đồ dùng học tập và giúp trẻ tiếp thu tốt các hoạt động
giảng dạy. Nhóm lớp có đủ giáo viên giảng dạy.
+ Về cơ sở vật chất: khá đầy đủ.
+ Về nhiệm vụ của giáo viên: chuẩn bị phòng, lớp. Giáo viên có mặt ở
lớp lúc 6h30 vệ sinh phòng lớp, bàn ghế, kệ đồ dùng, ca, khăn của cháu,
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp.

+ Chăm sóc: một ngày ở trường các cháu được cho ăn, ngủ, nghỉ, vệ
sinh cá nhân, đảm bảo an toàn tham gia các hoạt động vui chơi, dạo
chơi ngoài trời, học tập và chơi cùng các bạn.
+ Cô luôn nhiệt tình chăm sóc, trò chuyện với trẻ, không cho trẻ cầm
những vật linh tinh gây nguy hiểm cho trẻ và các bạn xung quanh. Các
bé ở lớp nhà trẻ còn hay tranh dành đồ chơi nên các cô cần phải rèn
cho cháu khi chơi cùng bạn.
+ Hàng tháng thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho phụ huynh, đặc
biệt quan tâm tới các cháu suy dinh dưỡng, nếu cháu không tăng cân
cần tìm hiểu lý do tại sao cháu không tăng cân.
8
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
+ Về công tác chăm sóc giáo dục trẻ cá biệt thì các cháu tới lớp cô phải
trò chuyện với trẻ, khen trẻ, quan tâm và chú ý đến trẻ nhiều hơn. Giúp
trẻ sớm hòa nhập với các bạn và tạo môi trường thân thiện đoàn kết
giữa các trẻ.
III, Thực Tập Giảng Dạy:
+ Lịch dự giờ nhà trẻ:
Ngày dạy Môn Đề Tài Giáo viên chủ
nhiệm
T3.
10/03/15
Nhận biết tập nói “ Bánh trưng” Nguyễn Thị Thanh
Phương
T4.
11/03/15
Kể truyện cho trẻ
nghe
“ Sự tích mùa xuân” Nguyễn Thị Thanh
Phương

T5.
12/03/15
Âm nhạc Vận động theo nhạc “ Sắp
đến tết rồi”
Nguyễn Thị Thanh
Phương
T6.
13/03/15
Tạo hình “ Tô màu cho bánh trưng” Nguyễn Thị Thanh
Phương

+ Lịch dạy khối nhà trẻ : Lớp D2
Tuần : từ 16/03/2015 đến 21/03/2015
Giáo viên hướng dẫn : Thế Thị Nhung và Nguyễn Thị Thanh Phương.
Ngày dạy Hoạt động Đề Tài Giáo sinh thực
hiện
T2.
16/03/15
Thể Dục BTPTC: Tập theo nhạc trong chủ
đề.
-VĐCB: Đi theo hiệu lệnh.
TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ.
Nguyễn Thị
Phương
9
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
T3.
17/03/15
Hoạt động
nhận biết

“ Củ su hào” Nguyễn Thị Ngân
T4.
18/03/15
Hoạt động
văn học
Bài thơ “ Hoa kết trái” Bùi Thị Đài Trang
T5.
19/03/15
Âm nhạc Dạy hát: “ Hoa kết trái”
Nghe hát: “ Em yêu cây xanh”
TCAN: “ To – Nhỏ”
Nguyễn Thị Ngân
T6.
20/03/15
Tạo hình “ Nặn bánh tròn to- bánh tròn
nhỏ”
Nguyễn Thị
Phương
+ Lịch dạy khối : Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
Tuần: từ 23/03/2015 đến 28/03/2015
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hằng, Đỗ Thị Hạt.
Ngày dạy Hoạt động Đề Tài Giáo sinh thực
hiện
T2.
23/03/15
Tạo hình Dán bộ phận còn thiếu của tàu
hỏa
Nguyễn Thị Phương
T3.
24/03/15

Thể dục VĐCB: Ném trúng đích thẳng
đứng
TCVD: Ô tô và chim sẻ
Đăng Thị Thủy
T4.
25/03/15
Âm nhạc
(sáng)
Toán (chiều)
DH: “ Đi tàu lửa”
NH: “Bác đưa thư vui tính”
TCAN: Bắt chước tiếng còi của các
loại động cơ
-Nhận biết, thêm bớt trong phạm
vi 5
Nguyễn Thị Ngân
Nguyễn Thị Bích
Phương
T5.
26/03/15
Môi trường
xung quanh
-Tìm hiểu một số biển báo giao
thông
Trần Thị Ngân
T6. Làm quen với Truyện: “ Vì sao thỏ cụt đuôi” Bùi Thị Đài Trang
10
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
27/03/15 văn học
+ Lịch dạy khối : Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)

Tuần: từ 30/03/2015 đến 04/04/2015
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hằng, Đỗ Thị Hạt.
Ngày dạy Hoạt động Đề Tài Giáo sinh thực hiện
T2.
30/03/15
Tạo hình Vẽ mưa và tô màu cái ô ( Đề tài) Nguyễn Thị Ngân
T3.
31/03/15
Thể dục VĐCB: Bật qua suối nhỏ ( rộng
30cm)
TCVĐ: Chuyền bóng
Đỗ Thị Hạt
T4.
01/04/15
Âm nhạc
(sang)
Toán ( chiều)
DH: Mây và gió
NH: Tia nắng hạt mưa
TCAN: Mưa to, mưa nhỏ
Nhận biết sự rõ nét về 2 đối
tượng, sử dụng đúng từ nhiều
hơn ít hơn
Nguyễn Thị Phương
Đăng Thị Thủy
T5.
02/04/15
MTXQ Trò chuyện về nước, nguồn nước
và lợi ích của nước
Nguyễn Thị Bích

Phương
T6.
03/04/201
5
LQVH Truyện: “ Giọt nước tý xíu” Trần Thị Ngân
+ Lịch dạy khối : Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Tuần: từ 06/04/2015 đến 11/04/2015
Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Thúy.
11
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
Ngày dạy Hoạt động Đề Tài Giáo sinh thực
hiện
T2.
06/04/15
Tạo hình Vẽ về biển Trần Thị Ngân
T3.
07/04/15
Toán Phân biệt hình tam giác với hình
vuông
Nguyễn Thị Ngân
T4.
08/04/15
Văn học
( sáng)
Thể dục
( Chiều)
Thơ: “ Che mưa cho bạn”
VĐCB: Bật qua suối
TCVĐ: Chuyền bóng
Đăng Thị Thủy

Trần Thị Ngân
T5.
09/04/15
MTXQ Trò chuyện về vai trò của nước
đối với con người
Nguyễn Thị Phương
T6.
10/04/15
Âm nhạc DH vận động: Mây và gió
Nghe hát: Lý chiều chiều
TCAN: Ai đoán giỏi
Nguyễn Thị Bích
Phương
+ Lịch dạy khối : Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Tuần: từ 13/04/2015 đến 18/04/2015
Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Thúy.
Ngày dạy Hoạt động Đề Tài Giáo sinh thực hiện
T2.
13/04/15
Tạo hình Vẽ trang phục mùa hè Đăng Thị Thủy
T3.
14/04/15
Toán (sáng)
LQVH (chiều)
Khối cầu, khối trụ
Truyện : Giọt nước tý xíu
Trần Thị Ngân
Nguyễn Thị Ngân
T4.
15/04/15

Văn học
(sáng)
Thể dục
( chiều)
Thơ : Cầu vồng
Đập và bắt bóng
Nguyễn Thị Bích
Phương
Nguyễn Thị Phương
T5.
16/04/15
MTXQ Trò chuyện về bốn mùa trong
năm
Nguyễn Thị Ngân
12
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
T6.
17/04/15
Âm nhạc DH : sau mưa
Nghe hát : Những đám mây sẽ kể
TCAN : Khiêu vũ với bóng
Bùi Thị Đài Trang
+ Lịch dạy khối : Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
Tuần: từ 20/04/2015 đến 02/05/2015
Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Thùy Linh.
Ngày dạy Hoạt động Đề Tài Giáo sinh thực hiện
T2.
20/04/15
Tạo hình Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác
Hồ

Bùi Thị Đài Trang
T3.
21/04/15
MTXQ (T1)
Âm nhạc (T2)
Giới thiệu về thủ đô Hà Nội
Hát + vỗ đệm : Yêu Hà Nội
Nghe hát : Bài ca Hà Nội
TCAN : Hái hoa dân chủ
Đăng Thị Thủy
Trần Thị Ngân
T4.
22/04/15
Tạo hình Xé và dán về miền núi Nguyễn Thị Bích
Phương
T5.
23/04/15
Thể dục Ném xa bằng 1 tay.
Bật xa 50cm
Nguyễn Thị Ngân
T6.
24/04/15
LQCC Làm quen chữ cái : v, r Nguyễn Thị Ngân
IV, Rút kinh nghiệm :
-Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các giáo viên chủ nhiệm và bạn bè
nhiệt tình nhận xét, đóng góp ý kiến đã giúp em rút ra được 1 số điều
sau :
+ Kiến thức động tác làm mẫu.
13
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)

+ Phương pháp giảng dạy
+Tình huống ứng xử.
+Trọng tâm kiến thức.
+ Biện pháp truyền thụ.
+ Tổ chức sư phạm.
*Về việc soạn giáo án :
-Làm đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
-Nội dung bài soạn theo sát trọng tâm, phương pháp dạy, câu hỏi đặt ra
phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
-Hình thức phù hợp, đồ dùng đẹp mắt, gây hứng thú ở trẻ.
-Nộp đúng thời gian quy định để giáo viên hướng dẫn duyệt, bổ sung,
sửa sai.
-Có nội dung tích hợp phù hợp và gây được hứng thú.
*Ý thức lên lớp :
-Đi đúng giờ.
-Trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng, đúng theo quy định.
-Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ cho mỗi tiết.
-Có tinh thần trách nhiệm về chuyên môn và công việc học tập vui chơi
của trẻ.
*Nội dung bài giảng :
14
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
-Phù hợp với từng độ tuổi, dễ hiểu, đúng tiến trình giảng dạy, trò chơi
phù hợp, gây hứng thú với trẻ kết hợp tĩnh và động.
*Những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong quá trình thực tập :
+ Thuận Lợi : Nhờ có sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Lan
hiệu trưởng nhà trường và các cô giáo chủ nhiệm đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để nhóm chúng em hoàn thành tốt công
tác thực tập.
+ Khó khăn : Do mới đứng lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, bản

thân chưa có kinh nghiệm giảng dạy cũng như xử lý các tình huống trực
tiếp xảy ra trên lớp nên còn nhiều thiếu xót, chưa thực sự hoàn chỉnh.
C.Phần II : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN
ĐẤU :
I, Đánh Giá Chung :
1, Về ý thức tổ chức kỷ luật :
-Trong suốt thời gian thực tập em luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ theo
quy định và có hành vi đúng đắn của người giáo viên. Luôn nghiêm
chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy chế thực tập sư phạm, tuân theo sự
chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường và giáo viên hướng dẫn.
-Luôn tôn trọng, giữ thái độ lễ phép, kính trọng đối với giáo viên, nhân
viên trong trường, luôn nhã nhặn với trẻ. Luôn tuân thủ sự hướng dẫn
của giáo viên và đoàn kết với bạn bè trong đợt thực tập để hoàn thành
tốt kế hoạch được giao.
2, Về việc thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của trường thực tập :
15
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
-Nghề giáo viên là nghề trồng người, là 1 công việc vô cùng khó khăn
đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tay nghề thật vững và đặc biệt
phải có lòng yêu nghề mến trẻ. Là một sinh viên sư phạm em đã nhận
thức được vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong tương lai là đào tạo
những chồi non của đất nước. Vì vậy em đã không ngừng rèn luyện bản
thân trong đợt thực tập này em đã thực hiện tốt những quy định về
chuyên môn, hồ sơ, tiến trình thực tập. Hoàn thành tốt những nhiệm vụ
được giao và đảm bảo đúng thời gian quy định.
-Thực hiện tốt tác phong sư phạm, gương mẫu đối với trẻ, luôn giữ thái
độ khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng
dẫn.
3, Thực hiện xử lý các quan hệ :
-Với giáo viên : Luôn gần gũi thân thiện, kính trọng lễ phép với giáo viên

hướng dẫn và các giáo viên trong trường mầm non NewSun. Luôn chân
thành học hỏi từ các cô để trang bị kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm
giảng dạy, tiếp thu sự hướng dẫn chỉ bảo của các cô để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
-Với bạn bè : Hòa đồng, nhiệt tình, đoàn kết giúp đỡ các bạn trong
nhóm, trong đoàn cùng nhau đóng góp ý kiến để hoàn thành tiết dạy.
-Với trẻ : Luôn yêu thương gần gũi, có thái độ dịu dàng, ân cần, chăm
sóc để tạo tình cảm thương mến đối với trẻ, đối xử công bằng với trẻ.
Tuy nhiên phải nghiêm khắc không chiều chuộng để trẻ không có những
hành vi xấu.
-Với phụ huynh : Luôn tôn trọng qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi lịch
thiệp văn minh để phụ huynh yên tâm khi gửi trẻ. Lúc trao đổi với phụ
16
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
huynh phải ân cần lắng nghe những lời động viên, đóng góp ý kiến để
mình ngày càng tiến bộ hơn.
II, Bài Học Kinh Nghiệm Và Phương Hướng Phấn Đấu :
1, Đối với bản thân :
Qua đợt thực tập đã cho em được những bài học kinh nghiệm cho bản
thân :
-Khi đứng lớp phải bình tĩnh tự tin. Đồng thời cũng phải nghiêm khắc
với trẻ để hình thành nề nếp học tập, ý thức kỷ luật và khả năng lắng
nghe chú ý của trẻ.
-Phải sáng tạo, nhạy bén trong tiết dạy.
-Phong cách giảng dạy chững chạc, nghiêm túc gương mẫu.
-Lời nói rõ ràng, diễn cảm thu hút trẻ, phát âm chuẩn, dứt khoát.
-Áp dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo, phối hợp nhiều
phương pháp, kết hợp với đồ dùng đúng nơi đúng chỗ.
-Nắm rõ được đặc điểm tâm lý của trẻ.
-Thu thập tài liệu, nắm rõ mục đích yêu cầu của từng đề tài.

-Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ.
-Không ngừng trau dồi kinh nghiệm của cô, bạn bè và không ngừng tiếp
thu những phương pháp giáo dục mới.
2, Đối với công việc và nghề nghiệp trong tương lai :
17
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục vất vả như thế
nào và cần phải học tập nâng cao trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu
giáo dục ngày càng cao.
-Đối với giáo viên chủ nhiệm : Cần quan tâm trực tiếp tới lớp chủ nhiệm
có những hình thức trách phạt, khen thưởng kịp thời nhằm tạo sự khích
lệ cho trẻ, khơi dậy tính tự giác và tinh thần thi đua của từng thành viên
trong lớp chủ nhiệm. Cần thực hiện đầy đủ, đúng thời gian quy định của
nhà trường.
-Đối với trẻ : Yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, nắm được đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chăm sóc giáo dục
luôn đi đôi song hành với nhau.
-Đối với nhà trường : Cần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tuân thủ
nội quy, quy chế của trường đưa ra. Đồng thời tích cực trong các hoạt
động, phong trào của trường và nỗ lực rèn luyện trong học tập lao
động. Cần giữ mối quan hệ tốt với bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh và
mọi người xung quanh. Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người
điều chỉnh, sửa đổi những khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện,
hòa nhập với mọi người.
III, ĐỀ XUẤT :
Trong quá trình thực tập tại trường mầm non NewSun em xin đóng góp
một số ý kiến, đề xuất với ban giám hiệu nhà trường một số ý kiến để
trường ngày một phát triển hơn :
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính
chất quyết định chất lượng của tập thể sư phạm.

18
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
*Về chuyên môn : Bồi dưỡng về việc thực hiện chương trình giảng dạy
các độ tuổi theo quy định của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, bồi dưỡng về
quy chế nuôi dạy trẻ, quy định chuẩn nghề giáo viên mầm non. Bồi
dưỡng về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những tiến
bộ khoa học vào việc giảng dạy để thu hút trẻ hơn, giúp trẻ tiếp cận
một cách chân thực nhất. Coi trọng điển hình tiên tiến, rút ra bài học
kinh nghiệm.
*Trong ngành mầm non đồ dùng đồ chơi là một phương tiện giảng dạy
hết sức cần thiết, không thể thiếu trong bất kỳ giờ dạy nào. Chính vì vậy
hàng năm nhà trường nên lập kế hoạch mua sắm thêm trang thiết bị,
đồ dùng dạy học cho giáo viên. Chỉ đạo và kiểm tra công tác tự làm đồ
dùng dạy học đồ chơi bằng nguyên liệu tái chế hay các nguyên liệu sẵn
có tại địa phương.
*Xây dựng mối quan hệ hợp tác tình bạn, tình đồng chí. Xây dựng đội
ngũ giáo viên có tinh thần mạnh dạn góp ý xây dựng, đấu tranh thẳng
thắn không nể nang không bao che, đối xử công bằng không cá nhân
chủ nghĩa.
*Luôn chăm lo cho đời sống vật chất cũng như tinh thần, tình cảm của
mọi thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
LỜI KẾT
Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường nghe đâu đó những câu nói
tưởng chừng như bình thường nhưng nó lại chứa đựng một ý nghĩa hết
sức to lớn như « trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai », » trẻ em như
19
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
búp trên cành, biết ăn , biết ngủ, biết học hành là ngoan ». Trẻ em như
một tờ giấy trắng ngây thơ, trong trắng nếu ta viết lên đó những điều

tốt đẹp thì trẻ sẽ trở thành một người tốt và ngược lại, nếu ta viết lên
đó những điều xấu, không hay thì trẻ sẽ trở thành người xấu.Từ đó em
thấy được trách nhiệm của bản thân những người giáo viên mầm non
tương lai sẽ tạo ra cho đất nước những mầm non tươi tốt, sẽ là những
thế hệ có ích cho xã hội ngày nay.
Nghề giáo viên là một nghề đáng quý, đáng trân trọng. Em xin hứa
sẽ làm hết sức mình để phục vụ cho ngành giáo dục còn non trẻ sẽ vững
mạnh trong tương lai.
Xin một lần nữa gửi lời cám ơn đến ban giám hiệu nhà trường và quý
thầy cô trong Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây, trường mầm non NewSun lời
cám ơn chân thành và sâu sắc nhất. Em xin kính chúc quý thầy cô sức
khỏe dồi dào và luôn thành đạt trong cuộc sống cũng như trên con
đường sự nghiệp « Trồng người ». Chúc tất cả các cháu của trường
mầm non NewSun luôn chăm ngoan, vui vẻ và học giỏi.
Em xin chân thành cám ơn !

20
Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
MỤC LỤC : Trang
A, PHẦN MỞ ĐẦU : TỔNG QUAN( NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG)……………… 2
I, L I,Lý do viết báo cáo thực tập sư phạm:…………………………………………… …2
II, Nhiệm vụ và phạm vi thu hoạch:………………………………………………………3
III, Lịch trình thực tập sư phạm:……………………………………………………………3
B, PHẦN 1 :NÔI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :…4
I, Tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục của trường thực tập và địa phương nơi
trường đang đóng:……………………………………………………………………………….4
1, Đặc điểm tình hình của trường :……………………………………………………….5
2, Thuận lợi và khó khăn của trường :………………………………………………….6
II, Nghe báo cáo công tác chủ nhiệm lớp :…………………………………………….6
III, Thực tập giảng dạy:…………………………………………………………………………9

IV, Rút kinh nghiệm :……………………………………………………………………… 13
C, PHẦN 2 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIÊM :………………15
I, Đánh giá chung :…………………………………………………………………………… 15
II, Bài học kinh nghiệm và phương pháp phấn đấu :…………………………….17
III, Đề xuất :…………………………………………………………………………………………18
21

×