Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

188 Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.55 KB, 10 trang )

I. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Hiện nay, Việt Nam đang và sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính, kế toán,
kiểm toán, bảo hiểm… cho các đối tác nước ngoài. Do đó, sự bùng nổ về cầu đối với
lĩnh vực kiểm toán sẽ là điều tất yếu. Trong hoạt động kiểm toán, nguồn lực con
người được coi như là yếu tố quyết định đối với chất lượng dịch vụ cung cấp. Tuy
nhiên điều kiện thực tế Việt Nam cho thấy: Hiện nay nguồn nhân lực đáp ứng cho
kiểm toán, đặc biệt là nhân lực đạt trình độ quốc tế đang là vấn đề khó khăn và cũng
là cấp thiết nhất đối với ngành kiểm toán Việt Nam., do đó mà chất lượng dịch vụ
kiểm toán cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc xây dựng và phát huy đầy đủ sức
mạnh nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán trở thành một vấn đề bức thiết của nền
kinh tế hiện nay.
Với những kiến thức về phương pháp luận triết học đã lĩnh hội được từ các bài
giảng triết học, tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
trong việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập
tại Việt Nam” để trình bày một số quan điểm của mình về phương pháp luận triết
học trong việc định hướng giải quyết vấn đề này.
1
II. LUẬN CHỨNG LÝ DO NÊU VẤN ĐỀ
Vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán là một
trong những vấn đề bức thiết của yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, xuất phát từ đòi
hỏi khách quan của nền kinh tế đối với hoạt động kiểm toán cũng như trong chính
khả năng thực tế về nhân lực của ngành kiểm toán trong việc đáp ứng yêu cầu thị
trường.
1. Đòi hỏi khách quan của nền kinh tế
Những năm gần đây, thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị
trường và hội nhập với thế giới, hoạt động kiểm toán ở nước ta đã hình thành và phát
triển một cách nhanh chóng. Dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịch vụ
có tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa rất to lớn trong việc tạo lập môi trường kinh
doanh minh bạch và có hiệu quả. Sau yêu cầu cổ phần hóa các doanh nghiệp và sự
kiện mở cửa gia nhập WTO, thị trường Việt Nam sẽ vận hành sôi động với sự tham
gia của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực ngân hàng, tài


chính, bảo hiểm, sản xuất, khai thác… Điều này chỉ có thể thực hiện được khi thông
tin về tình hình tài chính là minh bạch và đáng tin cậy. Sự phát triển như vũ bão của
số lượng các doanh nghiệp và sự đột biến của thị trường chứng khoán như vừa qua
làm cho nhu cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng mạnh.Và FDI tăng trưởng rất
mạnh. Cùng với làn sóng đầu tư này nhân lực cho ngành kiểm toán cũng đòi hỏi ngày
càng nhiều
Vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế hiện nay là phải cung cấp được dịch vụ
kiểm toán với chất lượng đảm bảo trong điều kiện cung thấp mà cầu về dịch vụ kiểm
toán lại rất cao. Chất lượng dịch vụ trở thành vấn đề cơ bản có tính chất sống còn đối
với các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đặc biệt khi các công ty kiểm toán
nước ngoài ngày càng có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường. Muốn vậy, các công ty
kiểm toán độc lập Việt Nam phải phát huy mọi nguồn lực của mình, trong đó nguồn
lực con người là then chốt và quyết định. Kiểm toán vốn là ngành lao động phức tạp
đòi hỏi hàm lượng chất xám và tư duy cao nên để xây dựng kỹ thuật, phương pháp,
quy trình kiểm toán hiệu quả, yêu cầu quan trọng hơn hết là phải nuôi dưỡng được
nguồn nhân lực hùng hậu có trình độ cao nhằm đảm bảo yêu cầu cung cấp dịch vụ,
tránh tình trạng “tự thua trên sân nhà”. Nền kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đối với
nguồn nhân lực kiểm toán là phải đủ về số lượng, cao về chất lượng và trình độ
chuyên môn cũng như giàu về kinh nghiệm thực hành.
2. Thực trạng nguồn nhân lực kiểm toán
Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của ngành kiểm toán cho thấy nguồn nhân
lực của ngành vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng
Về số lượng, nhân lực ngành kiểm toán đang ở tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Hiện
nay, cả nước chỉ có gần 1.000 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề. Con số này
2
quá ít ỏi trước sự bùng nổ của nhu cầu kiểm toán. Hơn nữa, tiêu chuẩn để được cấp
chứng chỉ hành nghề kiểm toán là rất cao như phải có bằng đại học chuyên ngành, rồi
5 năm kinh nghiệm và phải trải qua 8 môn thi rất khó khăn
Do vậy tính đến nay số lượng kiểm toán viên chuyên nghiệp ở Việt Nam còn
rất thấp so với yêu cầu của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, số lượng nhân lực của ngành luôn biến động xáo trộn vì đây là
một trong những nghề luôn phải đối mặt với những thách thức pháp lý. Áp lực công
việc, đặc biệt tronng rg mùa kiểm toán, làm cho các kiểm toán viên căng thẳng quá
mức thường xuyên, khiến họ dễ dàng bỏ nghề hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác.
Một số kiểm toán viên sau khi đã có chứng chỉ kiểm toán quốc tế lại chuyển công tác
hay định cư ở nước ngoài. Tình trạng chảy máu chất xám thường xuyên diễn ra trong
ngành làm cho nguồn nhân lực về kiểm toán lại càng trở nên thiếu hụt hơn so với yêu
cầu của nền kinh tế.
Về chất lượng, số lượng kiểm toán viên đạt trình độ chuẩn Việt Nam và quốc tế còn rất
thấp. Theo Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), hiện Việt Nam chỉ có gần 1.000
kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, trong khi nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng. số
người có chứng chỉ hành nghề kiểm toán chuyên nghiệp được quốc tế công nhận ở
Việt Nam vẫn rất ít. Chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam còn chưa được công nhận
rộng rãi và con số trên 200 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế trong tổng số gần 1.000
kiểm toán viên Việt Nam là một con số quá ít để có thể có được sự an tâm của các nhà
đầu tư nước ngoài. Đa số kiểm toán viên Việt Nam nắm rất vững lý thuyết, thành thục về
chuyên môn, nhưng khả năng tư vấn cho doanh nghiệp chưa cao. Ngoài ra, khả năng
ngoại ngữ cũng là trở ngại khá lớn với kiểm toán viên Việt Nam.
Công tác giáo dục mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ về số lượng và chất
lượng kiểm toán viên. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kiểm toán của
Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quốc tế. Hiện nay, tất cả các
trung tâm, các trường đại học của Việt Nam có đào tạo kiểm toán vẫn chưa được
quốc tế công nhận.
Hơn nữa, vì là một ngành non trẻ cho nên vấn đề đào tạo nghề kiểm toán vẫn
chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, nguồn nhân lực kiểm toán hiện nay của
chúng đang rất thiếu thể hiện ở việc những người có chứng chỉ hành nghề luôn được
xã hội săn đón. . Nghề kiểm toán, kế toán cũng là một nghề mới nên chất lượng chưa
được cao, số lượng thì chưa nhiều. Trong khi đo, tỷ lệ kiểm toán viên học các chứng chỉ
quốc tế còn chưa cao do chi phí học tập khá cao trong điều kiện Việt Nam. Dự đoán
trong tương lai số lượng kiểm toán viên có trình độ quốc tế cũng chưa thể tăng lên nhanh

được.
Một vấn đề nữa là tính độc lập của kiểm toán viên còn thấp. Độc lập là
nguyên tắc hành nghề và cũng là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không thể thiếu
3
được trong nghề kiểm toán. Nhưng đây lại là điểm yếu của ngành kiểm toán Việt
Nam.
Bên cạnh đó, hạn chế lớn nữa của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước thuộc
về vấn đề nhận thức về chuẩn mực. Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới
khi nỗ lực đưa chuẩn mực quốc tế vào áp dụng trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội của từng nước, Việt Nam chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện và
thực sự đưa bộ chuẩn mực của Việt Nam vào áp dụng. Hiện nay chúng ta còn gặp
vướng mắc trong vấn đề này.
Ngoài ra, do nhân lực của ngành thường xuyên có sự xáo trộn, các kiểm toán
viên dễ dàng bỏ nghề hoặc chuyển công tác nước ngoài, đội ngũ cán bộ kiểm toán có
trình độ và kinh nghiệm thường không hoạt động lâu trong ngành. Cơ cấu lao động
trong ngành kiểm toán thường là nhiều nhân viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm còn
chưa nhiều. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực
ngành kiểm toán…
3. Một số nguyên nhân của tình hình trên
Như đã trình bày, yêu cầu khách quan của nền kinh tế đặt ra cho lao động
ngành kiểm toán càng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Song với tình hình
thực tế hiện nay thì nhân lực của ngành mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ
những yêu cầu đó. Thực trạng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Kiểm toán độc lập tại Việt Nam mới ra đời chưa lâu trong kinh tế thị trường
còn rất non trẻ và chưa hề có một cơ sở gì làm nền tảng mà hoàn toàn phải tự thân
vận động. Do đó mà vấn đề đầu tư vào nguồn nhân lực cũng còn nhiều hạn chế
- Thời kỳ mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại những quan
điểm chưa đúng về vai trò của kiểm toán độc lập. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
còn tư tưởng “chuộng” kiểm toán và thanh tra Nhà nước. Vì thế lao động trong ngành
kiểm toán độc lập vẫn chưa được đánh giá đúng mức

- Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh. Mặc dù trong thời gian gần đây, hệ thống
các văn bản pháp luật về kiểm toán, kế toán đã được đổi mới và ban hành khá đầy đủ,
bao gồm Luật Kế toán, các nghị định, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán dần phù hợp
với thông lệ quốc tê
nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với thế giới, đặc biệt là so với các
nước phát triển. Tính chất hành chính vẫn còn được thể hiện nhiều trong các văn bản,
quy định liên quan đến kiểm toán.. Các văn bản vẫn chưa tạo ra được sự đồng bộ,
thống nhất cũng như chưa xây dựng được chính sách bồi dưỡng đào tạo và đãi ngộ
thỏa đáng cho kiểm toán viên để giữ chân họ lại trước yêu cầu và áp lực công việc
quá cao.
- Một điểm cần lưu ý là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chưa nhận
thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của công việc kiểm toán. Một số chắc phải đến
khi vấp ngã mới thấy tầm quan trọng của kiểm toán, kế toán.
4
Nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nhân lực ngành kinh tế nói riêng, vốn
được đánh giá là dồi dào, cần cù, thông minh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định
về điều kiện khách quan chủ quan của đất nước trong thời kỳ đổi mới nên việc huy
động và phát huy nguồn lực to lớn này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có
của nó. Vấn đề quan trọng hàng đầu đối với nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán là
phải có giải pháp xây dựng và phát huy hữu hiệu đối với nguồn lực then chốt này.
Muốn vậy cần phải có nhận thức và phương pháp luận đúng đắn để đưa ra định
hướng giải quyết sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SAI LẦM TRONG ĐỊNH
HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trước đây, nhận thức về vấn đề này của Việt Nam còn nhiều hạn chế, phương
pháp luận đưa ra để giải quyết vấn đề này chưa thực sự khoa học và hiệu quả. Chính
từ những định hướng giải quyết sai lầm này đã dẫn đến những phương pháp tổ chức
hành động cụ thể chưa phù hợp và để lại kết quả như hiện nay là nguồn nhân lực cho
ngành kiểm toán của nước ta hiện đang thiếu hụt trầm trọng.
Trước yêu cầu cấp thiết là phải đưa ra được giải pháp hữu hiệu để giải bài

toán nhân lực cho ngành kiểm toán, chúng ta cần tránh những phương pháp luận sai
lầm sau đây
1. Nhìn nhận và giải quyết vấn đề chưa toàn diện
Trước đây, cách nhận thức và giải quyết vấn đề này còn phiến diện một chiều,
đôi khi rơi vào chủ nghĩa chiết trung. Do vậy, nhiều giải pháp đưa ra mới chỉ là giải
pháp nhỏ lẻ, tình thế, hoặc đôi khi là giải pháp rất chung chung và không mấy hiệu
quả. Việc xem xét đánh giá về nguồn nhân lực và yêu cầu tình hình mới chỉ xem xét
ở hiện tượng mà chưa rút ra được bản chất và các mối liên hệ cơ bản; mới chỉ dừng
lại ở các hình thức thể hiện mà chưa đi sâu tìm hiểu nội dung yêu cầu; chưa nhận
thức được đâu là cái chung đặc thù của ngành, đâu là cái riêng của từng loại hình
hoạt động; mới chỉ nhìn nhận thực tế mà chưa truy tìm tận gốc nguyên nhân tạo ra
kết quả đó; mới chỉ nhìn thấy hiện thực mà chưa đánh giá được đúng đắn khả năng
và tiềm lực trong tương lai…Đôi khi xem xét theo kiểu bình quân vai trò của nguồn
nhân lực với các yếu tố khác. Kết quả là các giải pháp đề ra không thực sự hữu hiệu
đối với việc phát huy sức mạnh nguồn nhân lực.
Khi đánh giá vai trò kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng, đặc biệt
là nguồn nhân lực kiểm toán còn phiến diện, cục bộ, mới chỉ nhìn đến một mặt một
góc độ nhất định chứ chưa xét đến tất cả các mối liên hệ tác động qua lại giữa kiểm
toán độc lập với các doanh nghiệp và quan hệ giữa hỗ trợ giữa kiểm toán nhà nước và
kiểm toán độc lập. Mặc dù vai trò của kiếm toán độc lập ngày càng được đánh giá
cao hơn tuy nhiên Do đó nguồn nhân lực vẫn chưa được đầu tư nhiều và được ưu tiên
như kiểm toán nhà nước.
Trong giai đoạn trước đây có những lúc chưa nhìn nhận đầy đủ về vai trò
nguồn lực con người, chưa coi đó là một nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, mà
5

×