Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giải pháp trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI tại Việt Nam .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.08 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trong đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và
đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất,
thì FPI lại có tác động kích thích thịt trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao
hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà
nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan
hệ kinh tế.
Việt Nam là một nước có được một sự ưu đãi đặc biệt từ phía các nhà đầu tư nước
ngoài. Những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang từng bước cải thiện vị trí của mình
trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn sắp tới, là giai đoạn nước rút để
Việt Nam hoàn thành kế hoạch, đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp,
Việt Nam cần một lượng vốn lớn dành cho phát triển, vừa để phục hồi kinh tế trong giai
đoạn khủng hoảng vừa qua, vừa để dành cho những mục tiêu sắp tới. Do đó, nguồn vốn
FPI đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, vốn
FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Đề án này được đưa ra hằm đánh giá thực
trạng việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, từ
đó đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách phù hợp, từ đó cải thiện tình hình thu hút
vốn đầu tư gián tiếp trong thời gian tới.
1
I. Cơ sở lý luận chung
1. Đầu tư nước ngoài
1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa
vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu
quả xã hội. --> sự di chuyển vốn qua khỏi biên giới một quốc gia
1.2 Phân loại đầu tư nước ngoài
1.2.1. Đầu tư tư nhân
• Đầu tư trực tiếp :


Đây là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ
hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc
tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.
• Đầu tư gián tiếp :
Đây là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư
bằng hình thức mua chứng khoán của các công ty ở nước sở tại để thu lợi nhuận mà
không tham gia điều hành trực tiếp công ty.
• Tín dụng thương mại :
Đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay.
1.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các
khoản viện trợ có hoàn lại của chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận
viện trợ.
2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông
qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và
thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”.
2
Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay
thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giời. Nó chỉ các
hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này
không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh
nghiệp.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy, trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà
đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các
hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư
đầu tư nhưng không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chật, công nghệ, đào tạo

lao động và kinh nghiệm quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần
tùy trên thị trường tài chính.
2.2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.2.1. Tính thanh khoản cao
Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc tỷ
suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình sán
xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn sàng
bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường khác hoặc
chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính thanh khoản
cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư ngắn hạn mặc
dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trên
TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.
2.2.2. Tính bất ổn định
Mục tiêu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp là tỷ suất lợi tức cao mà
không quan tâm đến quá trình kinh doanh sản xuất. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn có xu
hướng thay đổi các chứng khoán hoặc tài sản mình đang sở hữu, nhằm tìm kiếm mức lợi
tức cao nhất họ có thể đạt được với độ rủi ro thấp nhất. Việc này dẫn tới tính mất ổn
định của dòng vốn FPI. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó
làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư
không ngừng được phân bổ lại, dịch chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có
tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh
hưởng xấu đến hệ thống tài chính và dễ xảy ra tình trạng mất ổn định trong nền kinh tế,
3
đặc biệt là đối với những nước có thị trường tài chính mới hình thành, còn non kém,
chưa sẵn sàng với những biến đổi đột ngột và bất ngờ như thị trường tài chính Việt
Nam.
2.2.3. Tính dễ đảo ngược
Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế và
là hệ quả tất yếu của tính bất ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, luồng vốn FPI có
thể chuyển sang một thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh

nghiệm khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20
đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này
xuất hiện các khoảng trống khó bù đắp, hậu quả là những nền kinh tế bong bóng nhanh
chóng bị sụp đổ, gây hậu quả to lớn, khó có thể khắc phục được trong ngắn hạn.
2.2.4. Đặc điểm khác
-Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở
mức độ nhất định tuỳ theo từng loại chứng khoán và tuỳ theo từng nước để nước nhận
đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán; Ví dụ ở
VN, theo Quyết định số 238/2005 QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2005, tỉ lệ nắm giữ tối
đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 49%, đối với trái phiếu thì không giới
hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành
chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản
xuất. Đặc điểm này có thể suy ra từ đặc điểm trên, bởi vì chủ đầu tư nước ngoài chỉ
được nắm giữ một tỉ lệ chứng khoán tối đa nào đó mà thôi, tỉ lệ mà trên mức đó thì hoạt
động đầu tư của anh ta sẽ được coi là FDI tức là anh ta có quyền kiểm soát hoạt động
của tổ chức phát hành chứng khoán. Chúng ta cần phân biệt quyền kiểm soát và quyền
sở hữu. Hai quyền này khác nhau. Không phải lúc nào có quyền sở hữu cũng đồng
nghĩa với việc có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ví dụ khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư có
quyền sở hữu doanh nghiệp tương ứng với số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu mà anh
ta đã mua, tuy nhiên anh ta có thể không có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Còn khi
mua trái phiếu thì nhà đầu tư nước ngoài không có quyền cả về sở hữu lẫn kiểm soát
doanh nghiệp.
4
- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua, có thể
cố định hoặc không. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được hưởng trái tức cố định,
tuy nhiên cũng có những loại trái phiếu một phần thu nhập cố định một phần thay đổi
theo kết quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tuỳ
theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định phân chia lợi nhuận sau mỗi kỳ
kinh doanh của hội đồng cổ đông.

- Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy
móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý vì kênh thu hút đầu tư loại này chỉ tiếp
nhận vốn bằng tiền.
- Lý do đầu tư chứng khoán nước ngoài: Cơ cấu tương quan quốc tế: thu nhập đầu tư
chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như trong một quốc gia và phân
tán rủi ro
Tóm lại: Thu nhập, lợi nhuận trong hoạt đồng FPI khá ổn định và thấp hơn FDI, tuy vậy
nhà đầu tư vẫn chọn nó do độ tương quan quốc tế giữa các chứng khoán là rất thấp và
chu kì kinh doanh giữa các quốc gia thường không đồng bộ. Đối với nước tiếp nhận đầu
tư hình thức này có các ưu điểm sau: giúp cho thị trường chứng khoán, một công cụ tài
chính hiện đại hiện nay trên thế giới, sôi động và phát triển hơn, ít sợ bị phụ thuộc vào
mặt kinh tế vì các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ một tỉ lệ nhỏ CK, chủ đầu tư không
có quyền kiểm soát doanh nghiệp nên sẽ không sợ bị nhà ĐTNN cạnh tranh và giành
độc quyền với nền kinh tế trong nước. Nhược điểm là độ ổn định không cao do nhà đầu
tư dễ dàng bán chứng khoán khi không muốn đầu tư nữa.
2.3. Các tác động của FPI đến nền kinh tế
2.3.1. Tác động tích cực
• Làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp -------> gián tiếp làm tăng tổng vốn
đầu tư trực tiếp của xã hội.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng
lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương
nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước gia tăng sẽ làm
phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước.
Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp
nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián
5
tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là
một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông
qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng
đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước.

• Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng và hoàn
thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung.
Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ
làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân
đối và sôi động hơn. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài
chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và các thể chế
tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh
doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường;
Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh
tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán... Tất cả những điều này trực tiếp
và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài
chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi
Việt Nam.
• Tăng cường cơ hội và đa dạng hóa đầu tư.
Góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát triển thị trường
vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa
dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước
ngoài và trong nước.
• Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các
nguyên tắc và yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế.
Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính
sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà
nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và quản trị
doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do
yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hoá, cập nhật hoá thông tin liên
6
quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, về nguyên
tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin

cậy, đang và sẽ có triển vọng, phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép
quá trình “chọn lọc nhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp
này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp
khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất
lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ
quan, bộ phận và cá nhân tỏng hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài
chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và
nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như
theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài
chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của
mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý
nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện
hơn.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
• Làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài
Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (xây dựng
nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó chuyển
đổi hoặc thanh khoản, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư
tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản
cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh
chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay
chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu
kinh doanh của mình. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng
đầu tư – tài chính - tiền tẹ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả
kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển
khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.
7
• Gia tăng nguy cơ bị mua lại, sát nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính

đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập,
được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng”
nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt
động sản xuất kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành
chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu
riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.
• Gia tăng tội phạm kinh tế quốc tế
Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng cácnguy cơ và tác hại của các hoạt
động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của nước tiếp nhận đầu tư,
mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố
nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt
động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội
phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động
tội phạm và tác động mặt trái của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài kể trên, nhất là
khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính
trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt
động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thưởng của nền kinh tế nước tiếp nhận
đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí trong một số trường hợp, chúng
còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các Chính phủ.
Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn đặt
ra yêu cầu Chính phủ và các cơ quan Trung ương phải chủ động đổi mới và sử dụng
hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó
có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư
nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính - tiền tệ quốc gia và địa
phương. Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệu
quả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
8
2.4. Phân loại đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư cổ phiếu Đầu tư trái phiếu

Đối tượng ĐT Cổ phiếu (Equity/Share): là chứng chỉ
sở hữu (certificate of ownership)
Trái phiếu(Bond): là chứng chỉ nợ
(debt certificate)
Quan hệ giữa nhà
đầu tư và DN phát
hành
Quan hệ sở hữu (chủ sở hữu và đối
tượng sở hữu)
Chủ đầu tư là cổ đông (share-
owner)/chủ sở hữu của công ty
Quan hệ tín dụng (chủ nợ và con
nợ-creditor &borrower)
Chủ đầu tư là trái chủ (bond-
bearer)/chủ nợ của công ty
Thu nhập mà DN
phát hành trả cho nhà
ĐT
- Cổ tức (Divident): là lợi nhuận công
ty đợc chia tương ứng với phần vốn
góp.
=>Thu nhập không cố định*
-Trái tức (Interest): là lãi tương
ứng với phần vốn cho vay.
=>Thu nhập cố định
So sánh giữa chi phí
và thu nhập mà DN
trả cho nhà ĐT (đối
với 1 chứng khoán)
-Chi phí: giá thị trường (market price)

(không phải mệnh giá-face value-MG)
-Thu nhập:
Cổ tức = TNDN x (MG/TVĐT DN)
= MG x (TNDN/TVĐTDN)
= MG x ROI
DN
-Chi phí: giá thị trường (market
price)
(không phải mệnh giá-face value-
MG)
-Thu nhập:
Trái tức = MG x lãi suất trái phiếu
Thu nhập của nhà
ĐT chứng khoán
Không chỉ có cổ tức mà còn có thu
nhập từ việc mua, bán chứng khoán
(phần chênh lệch giữa giá mua và giá
bán-spread)
Không chỉ có trái tức mà còn có
thu nhập từ việc mua, bán chứng
khoán (phần chênh lệch giữa giá
mua và giá bán-spread)
* Chỉ áp dụng với cổ phiếu thường (common stock) không áp dụng với cổ phiếu ưu đãi
(preferred stock)
2.4. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua
các định chế tài chính trung gian khác.
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặc
các công ty tài chính dưới một số dạng như:

• Quỹ tương hỗ
Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư
vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị
9
trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại
chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục
đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được
hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu
tư không thành công.
• Quỹ trợ cấp và hưu bổng
Được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho những người về hưu và không còn khả
năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử
dụng nguồn ngân quỹ có được đầu tư vào cá loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho
bạc, trái phiếu đô thị, đầu vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Các loại quỹ này
thường có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế.
• Công ty bảo hiểm
Gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm trách nhiệm và tài
sản). Các công ty bảo hiểm có ưu điểm nổi bật là có tiềm lực tài chính mạnh nên khả
năng đầu tư lớn nhưng lại có rủi ro cao, do đặc tính của ngành.
• Các tổ chức tài chính (Insurance Firm)
Các tổ chức hoặc các tập đoàn kinh tế lớn khi muốn đầu tư vào thị trường nước
ngoài thường thiết lập các quỹ đầu tư trên thị trường đó. Đầu tư dưới hình thức hỗ trợ
kỹ thuật, mua cổ phần hoặc huy động vốn. Các quỹ này không trực tiếp tham gia vào
việc điều hành và quản lý doanh nghiệp mà chỉ thông qua việc hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật.
Việc cấp vốn được thực hiện thông qua các trung gian tài chính là ngân hàng. Loại quỹ
này có tiềm lực tài chính mạnh, quay vòng vốn nhanh nên khả năng đầu tư vào thị
trường cao. Tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn này thì các doanh nghiệp phải đáp
ứng các nhu cầu khắt khe hơn từ phía nhà đầu tư.
• Quỹ đầu tư mạo hiểm (Financial Corporation)
Đầu tư mạo hiểm là việc các chuyên gia đầu tư tiến hành bỏ vốn vào các công ty

có tiềm năng mặc dù còn mới. Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh
doanh của công ty mà đóng vai trò cố vẫn, hỗ trợ các giải pháp điều hành tiên tiến để
thúc đầy sự phát triển kinh doanh. Những lĩnh vực mà nhà đầu tư lựa chọn thường là
những lĩnh vực có khả năng phát triển cao. Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào
10
những lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ cao nên quỹ đầu tư mạo hiểm trở thành người
đỡ đầu cho các công ty mới hình thành, thiếu vốn và uy tín. Các quỹ đầu tư mạo hiểm
thường được thành lập tư các công ty hoặc tập đoàn kinh tế lớn nên có tiềm lực kinh tế
mạnh, đội ngủ chuyên gia đầu tư hung hậu, có khả năng phân tích tình hình đầu tư. Các
chiến lược đầu tư thường là dài hạn và đã có sự tính toán tỉ mỉ. Các quỹ đầu tư mạo
hiểm thường thu lợi rất lớn nếu dự án thành công, nhưng rủi ro, nếu xảy ra, cũng có hậu
quả nặng nề hơn các hình thức đầu tư khác.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI
Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi
trường pháp lý quốc tế thuận lợi).
- Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Mức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện,
sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư
trong nước.
- Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng,
của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra dòng FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như:
- Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ
phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng
khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính.
- Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian
(trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ
đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên).
- Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán,

trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức hệ số tín
nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành.
Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cũng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của
các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp.
11
2.6. So sánh FPI và FDI
Theo Luật đầu tư 2005, “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định”.
Từ đó, ta có thể rút ra những điểm giống và khác nhau của FPI và FDI như sau:
2.6.1. Giống nhau
Cả FPI và FDI đều đơn thuần là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, luồng vốn
được luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, và làm tăng
lượng vốn và dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, cả hai hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu
tư. Để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho mình cách thức đầu
tư phù hợp nhất, hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình
hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư
này.
Do đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều
luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp
nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và
luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh
những xung đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các
nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ
quốc tế.

2.6.2. Khác nhau
Về đặc điểm, FPI và FDI có những điểm khác nhau như sau:
Với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành
việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do
đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì
liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử
dụng gắn liền với nhà đầu tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia
theo tỷ lệ vốn góp. Trái lại, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào
12
doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà
đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc
chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một số
cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định với
công ty họ đang bỏ vốn.
Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra
đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FPI. Điều này có thể
giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho
nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại,
FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian
ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn
vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.
FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt động
chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho
cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu
của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp
để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, FDI thường đi kèm với ba yếu tố:
hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc

tế. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp
nhận đầu tư.
Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu
quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xu
hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hoặc giữa nước đang phát triển
sang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển. Trái lại, FDI có
xu hướng chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị
trường, nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao.
II. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
13

×