Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH
SÁCH

GVHD : QUÁCH DOANH NGHIỆP
SVTH : PHÙNG THANH QUYỀN
: NGUYỄN CÔNG NHẤT
: ĐỖ QUANG PHÚC
: LÊ ĐỨC VƯƠNG
: MẪN VĂN THỤ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 - 2008
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ 1
BÁO CÁO KINH TẾ NHẬT BẢN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
1.1. TỔNG QUÁT VỀ NHẬT BẢN
1.2. TỔNG QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN
1.3. THẾ MẠNH, NGUY CƠ, THÁCH THỨC, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
CHƯƠNG 2. BOP VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN
2.1. TÀI KHOẢN VÃNG LAI
2.2. TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÀI CHÍNH
2.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN CÁN CÂN BOP NĂM 2007
CHƯƠNG 3. ĐỒNG TIỀN NHẬT BẢN SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
3.1. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NĂM 2005, 2006, ĐẦU NĂM
2007 VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
3.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2007
CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN NGANG BẰNG QUỐC TẾ


4.1. KIỂM ĐỊNH NGANG BẰNG SỨC MUA
4.2. KIỂM ĐỊNH NGANG BẰNG LÃI SUẤT
CHUYÊN ĐỀ 2
QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
CỦA TẬP ĐOÀN CHAROEND PAKCHAND
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TẬP ĐOÀN CHAROEND PAKCHAND
1.1. LỊCH SỬ THÀNH LẬP
1.2. LĨNH VỰC VÀ QUY MÔ
1.3. KINH DOANH QUỐC TẾ
1.4. THẾ MẠNH KINH DOANH
1.5. CẢI TIẾN TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.6. VỊ THẾ DOANH NGHIỆP
1.7. NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG VÀ RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH
2.1. MÔ TẢ TỔNG QUÁT
2.2. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
2.3. MÔI TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG
2.4. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
2.5. DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CP
2.6. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA ĐỒNG USD SO VỚI VND QUA CÁC NĂM
GẦN ĐÂY VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG TỶ GIÁ TRONG THỜI HẠN ĐẦU TƯ
2.7. PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
CHUYÊN ĐỀ 3
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHẬT BẢN
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1974 - 1985)
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH THI HÀNH CHÍNH SÁCH
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH
2.1. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH
2.2. CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG

CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
3.1. GIẢM SỐC CHO NỀN KINH TẾ ĐỒNG THỜI DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

3.2. GIẢM SỨC CẠNH TRANH HÀNG HÓA CỦA NHẬT NHƯNG NGAY SAU ĐÓ LẠI
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TĂNG TRƯỞNG
3.3. TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VỐN
3.4. THÚC ĐẨY NGOẠI THƯƠNG VÀ ĐẦU TƯ CÙNG PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 4. BÀI HỌC ĐÚC KẾT TỪ CHÍNH SÁCH ĐÃ THI HÀNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ NHÓM
TÓM LƯỢC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
Bài báo cáo gồm 3 chuyên đề
Chuyên đề 1: Báo cáo kinh tế của Nhật Bản
1. Thông tin tổng quan về nền kinh tế tổng thể của Nhật Bản như thông
tin tổng quát về Nhật Bản, về nền kinh tế, vị trí và ảnh hưởng của Nhật Bản
trong nền kinh tế khu vực và thế giới… cũng như những thế mạnh phát triển,
nguy cơ, thách thức hiện thời, định hướng phát triển kinh tế Nhật Bản trong
tương lai.
2. BOP và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhật Bản. Cho thấy trạng thái
BOP và phân tích các cán cân bộ phận chủ chốt (cán cân vãng lai, cán cân vốn
và tài chính) của Nhật Bản qua diễn biến các năm (2004 - 2006, đặc biệt là hai
năm 2005, 2006). Cũng như những nhân tố là nguyên nhân tạo nên diễn biến
trạng thái cán cân đã nêu.Và những dự báo, giải thích về xu hướng diễn biến
các cán cân của BOP trong thời gian tới dựa trên các dữ liệu thu thập được.
3. Đồng tiền quốc gia và sự vận động của tỷ giá. Đặc điểm về chế độ tỷ
giá và chính sách điều hành tỷ giá hiện thời của Nhật Bản; tương quan diễn
biến giữa giá trị đồng JPY với 1 số đồng tiền quốc gia khác như USD, EUR…
Đồng thời đưa ra một số cơ sở dự báo, giải thích xu hướng diễn biến của tỷ giá

trong thời gian tới.
4. Kiểm định các điều kiện ngang bằng quốc tế. Kiểm định ngang bằng
sức mua: so sánh giá cả / lạm phát của Nhật Bản với một số quốc gia trên thế
trong cùng kỳ, kiểm chứng mức độ thay đổi của tỷ giá song phương với tương
quan giá cả / lạm phát ấy. Bên cạnh đó chúng em cũng tiến hành kiểm định
ngang bằng lãi suất: so sánh lãi suất của Nhật Bản với Singapore và Mỹ trong
cùng kỳ, từ đó kiểm chứng mức độ thay đổi của tỷ giá cùng kỳ với tương quan
lãi suất ấy. Cuối cùng đã rút ra được một số nguyên nhân chính dẫn đến sai
lệch trong các mối quan hệ đã kiểm chứng.
Chuyên đề 2: Quyết định tài chính quốc tế của tập đoàn
Charoend Pakchan
Doanh nghiệp được chọn phân tích là Công ty CP Group của Thái Lan
với những thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh và môi trường hoạt
động kinh doanh của công ty.
CP group dự kiến sẽ thiết lập một cơ sở sản xuất xe đạp điện ở Việt
Nam, một thị trường tiềm năng về mặt hàng này. Những kế hoạch đầu tư sơ bộ
bao gồm phân tích môi trường thị trường và môi trường đầu tư ở Việt Nam, dự
kiến mức vốn ban đầu, loại tiền, tỷ giá, thời hạn đầu tư, NPV của dự án, diễn
biến tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VND qua các năm gần đây, dự báo xu
hướng tỷ giá trong thời gian đầu tư. Từ đó đánh giá triển vọng thành công của
kế hoạch và ra quyết định.
Chuyên đề 3: Chính sách tỷ giá của Nhật Bản trong thời kỳ
chuyển đổi (1974 - 1985)
1. Bối cảnh thi hành chính sách. Những thuận lợi, bất lợi đối với việc thi
hành chính sách tỷ giá của Nhật Bản trong giai đoạn này.
2. Nội dung chính sách. Với mục tiêu thả nổi tỷ giá đồng Yên để hỗ trợ
chống lại các cú sốc từ bên ngoài, Nhật Bản áp dụng hàng loạt các công cụ,
chính sách, tiêu biểu kết hợp với chính sách tiền tệ; trình tự triển khai và phối
hợp giữa các biện pháp, công cụ của chính sách ấy.
3. Tác động của chính sách tỷ giá. Các biến số kinh tế vĩ mô chịu tác

động của chính sách; kết quả thực thi chính sách; đánh giá kết quả.
4. Bài học đúc kết từ chính sách đã thi hành.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
1.1. TỔNG QUÁT VỀ NHẬT BẢN
Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản (NB) đã lấy tên nước là Yamato. Năm 670
đổi tên là NB, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng
cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á, ở phía
đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc
đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. NB thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu,
Shikoku và Kyushu, cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh.
NB có dân số lớn thứ mười thế giới, khoảng 128 triệu người. Vùng
Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ
lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống. NB được chia làm 47
tỉnh. Tỉnh lại được chia làm các hạt.
NB là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ.
Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và Apec, NB là
đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Đây là
đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế
giới. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc
13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Đối tác
nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út
5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu
2005).
Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới,
nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái
thiết và phát triển lớn nhất thế giới. NB có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng

đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.
Hiến pháp của nước NB, được công bố vào 03/11/1946 và có hiệu lực
kể từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, quy định rằng nhân dân NB thề nguyện trung
thành với các lý tưởng hòa bình và trật tự dân chủ. Hoàng đế của NB hiện nay
là Nhật hoàng Akihito, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại Tokyo, lên ngôi ngày
7 tháng 1 năm 1989. Theo Hiến pháp NB, chỉ nam giới mới được thừa kế ngai
vàng.
NB là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Quyền hành pháp được
giao cho Nội các, gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, tất cả chịu trách nhiệm tập
thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là một nghị viên của Quốc hội và được
Quốc hội bổ nhiệm, có quyền chỉ định và bãi nhiệm các bộ trưởng. Cơ quan tư
pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa
án gia đình. Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai, nhất là các vụ vi
phạm chính trị, báo chí và nhân quyền.
NB là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa
học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700,000 nhà nghiên cứu chia
sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên
thế giới
1.2. TỔNG QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN
1.2.1. Quá trình phát triển: Kinh tế NB phát triển qua các thời kỳ
* Thời kỳ Tokugawa
NB là nền kinh tế nông nghiệp, song đã là một nền kinh tế hàng hóa phát
triển tương đối rộng khắp. Những hình thức sơ khai của ngân hàng đã ra đời.
* Thời kỳ công nghiệp hóa
- Thời kỳ 1870-1890
Chính phủ tiến hành xây dựng hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành
đồng Yên thay thế cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa, phát triển các
ngành khai mỏ và công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt,
đường bộ, ), Năm 1898, NB đã đóng được tàu thủy trọng tải trên 6 ngàn tấn.
- Thời kỳ 1900-1919

NB đã chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa theo định hướng xuất
khẩu hàng sơ cấp trong khi vẫn làm sâu thêm thay thế nhập khẩu hàng sơ
cấp
- Thời kỳ 1920-1937
Đầu thập niên 1920, NB đã chuyển sang thay thế nhập khẩu hàng thứ
cấp. Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp nặng của NB đã thu
hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% vào sản lượng công nghiệp của
đất nước. NB đã phát triển được các công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ trong
các lĩnh vực đóng tàu, chế tạo máy bay.
- Tái thiết sau chiến tranh
Để khôi phục và ổn định kinh tế, chính phủ đã phải tiến hành phân phối
lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, "đông
lạnh" tiền gửi ngân hàng, đổi tiền, phát hành trái phiếu chính phủ, tập trung sức
khôi phục và phát triển một số ngành ưu tiên như than, thép, phân bón, điện
lực,…
Nhờ chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng
kiểm soát giá, cố định tỷ giá hối đoái JPY/USD Mỹ là 360:1 của Joseph Dodge,
nền kinh tế tự do được khôi phục, năng suất lao động ở NB được nâng lên, lạm
phát được khống chế, thậm chí còn đưa tới nguy cơ giảm phát.
- Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh (1955-1973)
Nền kinh tế NB có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so
sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của NB trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc
độ tăng lên tới hai chữ số. Kinh tế NB đã đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến của
thế giới. Nếu vào năm 1950, GNP của Nhật còn nhỏ hơn của bất cứ nước
phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với của Mỹ, thì đến năm 1960 nó
đã vượt qua Canada, giữa thập niên 1960 vượt qua Anh và Pháp, năm 1968
vượt Tây Đức. Năm 1973, GNP của NB chỉ còn bằng một phần ba của Mỹ và
lớn thứ hai trên thế giới.
NB tiếp tục hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu tư liệu sản xuất trong khi
vẫn đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc

như ô tô, thiết bị điện tử cao cấp như máy tính. Năm 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu
của NB là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất. Tự tin vào năng lực cạnh
tranh của mình, từ năm 1960, NB bắt đầu tự do hóa thương mại. Năm 1963, NB trở
thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Năm 1964, NB trở thành thành viên của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, câu lạc bộ của những quốc gia tiên tiến.
* Thời kỳ chuyển đổi
Thời kỳ này tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng
nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra
vào các năm 1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986. Nguyên nhân chính là các
cú sốc dầu lửa và việc đồng JPY lên giá sau Thỏa ước Plaza.
Mức độ khủng hoảng 1973-1975 (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP
thực tế và sản lượng công nghiệp) của NB nghiêm trọng nhất trong các nước
công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng. Những
ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa
dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề.
Nhờ những cải cách tích cực , NB đã hồi phục sau khủng hoảng 1973-
1975 và chỉ bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979-1981. Tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế của NB vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển
khác.
* Thời kỳ bong bóng kinh tế (1986-1990)
Kinh tế NB thời kỳ này có những đặc điểm như đồng JPY cao giá so với USD,
tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp,
giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh.
Năm 1989, NB nâng thuế suất thuế tiêu dùng. Cùng năm Iraq xâm lược
Kuwait dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh khiến giá dầu lửa tăng vọt. Tháng 10
năm 1990, Ngân hàng NB thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bong bóng
kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992.
* Trì trệ kinh tế kéo dài (1991-2001)
Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%,
năm 1996 là 3,2%. Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là -1,8%. Tốc

độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ
là 0,5% - thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước.
* Thời kỳ phục hồi kinh tế (từ 2002 đến nay)
NB đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ
cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại
cơ cấu chính phủ Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ 01/2001.
Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu
thế không thể đảo ngược ở NB và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ,
nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng.
1.2.2. Trình độ công nghiệp hóa
Bước tiến nổi bật nhất đánh dấu sự phục hồi năng lực kinh tế của NB là
việc mở rộng sản xuất trong lĩnh vực điện tử do sự phổ cập nhanh chóng của
thiết bị thông tin, tiêu biểu là máy tính và điện thoại cầm tay, đem lại hiệu quả cao
cho toàn ngành công nghiệp điện tử. Hiện nay, NB là một cường quốc khoa học -
kỹ thuật. Trình độ khoa học - kỹ thuật của NB, theo đánh giá tổng hợp của Bộ
Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật NB chỉ thua kém Mỹ nhưng
vượt Đức, Anh, Pháp. Sản phẩm công nghiệp dựa trên kỹ thuật cao của NB có
mặt trên khắp thế giới. Số lượng bằng phát minh sáng chế của các công ty NB
không ngừng tăng và không ít nhà khoa học NB đã đoạt giải Nobel. Các công ty
NB luôn chú trọng đến việc đưa người máy vào sản xuất, cải tiến chất lượng và
nâng cao năng suất dựa vào máy móc. Nhờ việc đưa công nghệ cao vào sản
xuất, các công ty NB có thể tiếp tục giảm giá thành và cung cấp cho thế giới
những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
1.2.3. Năng lực công nghệ
NB cũng rất nổi tiếng về ngành điện tử và thiết bị điện. Các sản phẩm
được ưa chuộng gồm: các thiết bị nghe nhìn như radio, catset, đầu video, LCD,
DCD, máy ảnh, máy quay video Nhật xuất khẩu nhiều thiết bị điện tử chính
xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới, trong đó số người máy
công nghiệp luôn chiếm phần lớn thị phần của thế giới. NB còn sản xuất và
xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phòng, máy tính Thép, kim loại,

các sản phẩm kim loại, hóa chất cũng là những sản phẩm mạng của công
nghiệp chế tạo NB
14-09-2007 NB đã phóng thành công tàu thám hiểm và nghiên cứu Mặt
trăng bằng tên lửa H-2A từ trung tâm Vũ trụ Tanegasima của nước này và trở
thành nước đầu tiên của Châu Á đưa tàu thám hiểm không người lái lên cung
trăng; các nhà nghiên cứu trường ĐH Osaka (NB) vừa chế tạo thành công thiết
bị giao tiếp người và máy thông qua việc nghiến răng (hệ thống này có thể sử
dụng cho người không có khả năng vận động tay chân); và các nhà khoa học
NB vừa chế tạo thành công một robot giống người có khả năng bê được vật
nặng 30 kg (đây là robot giống người đầu tiên trên thế giới làm được việc
này) Như vậy, với những thành tựu đạt được, NB ngày càng khẳng định được
chỗ đứng của mình trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
1.2.4. Tình trạng thất nghiệp
Theo bảng báo cáo sơ bộ của Bộ Ngoại Giao, tỷ lệ thất nghiệp trung
bình của NB đã giảm từ 4.4% năm 2005 còn 4.1% vào năm 2006. Tỉ lệ thất
nghiệp đã giảm xuống trong vòng bốn năm sau khi đạt đỉnh cao là 5.4% trong
năm 2002. Trong năm 2006, số người không có việc làm trung bình là 2.75 triệu
người. Số người làm việc ổn định tăng từ 260,000 người tới khoảng 63.82 triệu
người. Năm 2006, tỉ lệ người thất nghiệp trung bình là nam lên đến 4.3% và nữ
là 3.9%. Tỉ lệ người thất nghiệp từ độ tuổi 15 đến 24 tuổi là 8.0% vào năm 2006
thấp hơn tỉ lệ là 8.7% năm 2005.
1.3. THẾ MẠNH, NGUY CƠ, THÁCH THỨC, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.3.1. Thế mạnh phát triển
Đóng góp công nghệ quan trọng của NB là những phát minh trong các
lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất
bán dẫn và kim loại. NB dẫn đầu thế giới trong nghành khoa học robot, đây là
quốc gia sở hữu hơn nửa (402,200 trong tổng 742,500) số robot cho công
nghiệp sản xuất. NB đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. NB cũng là nhà
sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà

sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán
dẫn lớn nhất thế giới.
NB đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không
gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan
thám hiểm không gian NB (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của
trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các
hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh. Đây cũng là
nơi đã chế tạo ra module thăm dò NB, module được dự tính sẽ xuất phát và lắp
ráp vào trạm vũ trụ quốc tế trong các chuyến bay lắp ráp của tàu con thoi vào năm
2007 và 2008.
Nhìn chung NB là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên
cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học đây là một thế mạnh thúc
đẩy nền kinh tế NB không ngừng phát triển.
1.3.2. Nguy cơ, thách thức hiện thời
Sau nhiều năm trì trệ, kinh tế NB vài ba năm gần đây đã khởi sắc, tốc độ
tăng GDP nhanh hơn cả Mỹ và EU. Tuy nhiên, kinh tế NB đang đứng trước
những thách thức lớn do phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu và mặt hàng
chiến lược, tỷ lệ người cao tuổi ngày một tăng, phải tăng cường nhận thêm lao
động nước ngoài.
- NB là nước nghèo về nguyên liệu và năng lượng. Trong 8 loại nguyên liệu,
năng lượng quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nền
kinh tế, thì NB phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thuỷ ngân và nhôm,
90% quặng sắt, 86% than, 82% đồng, 62% kẽm, 57% chì. Với việc nhập khẩu
này, NB trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô
và cơ cấu, chủng loại.
- Nền kinh tế NB đang đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều lao động nước ngoài, nhất là
ở những vùng nông thôn đang gặp nhiều khó khăn về lao động. Hiện nay các
chuyên gia và cả các quan chức cao cấp của Chính phủ đều cho rằng cần phải
giảm thiểu các rào cản đối với lao động nước ngoài muốn vào NB làm việc, vì vậy
việc gỡ bỏ các rào cản là rất cần thiết cho nền kinh tế NB hiện nay và cũng như

trong vài năm tới.
1.3.3. Định hướng chiến lược phát triển quốc gia trong tương
lai
Trong tương lai NB sẽ tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác trong
lĩnh vực thương mại thông qua tự do hoá thị trường trong nước, tức là dỡ bỏ
các hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch để hàng hoá các nước có thể thâm
nhập vào thị trường NB. Trao đổi những thông tin cần thiết về thương mại và thị
trường đối với các nước và tổ chức trong khu vực.
Đồng thời sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào các nuớc trong khu vực,
đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, cấp
các khoản viện trợ có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thực tế của các nước cần
viện trợ. Đẩy mạnh công tác đào tạo các kỹ thuật viên và các nhà khoa học để
từng bước chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển trong khu vực.
Bên cạnh đó thúc đẩy sự lưu thông mạnh mẽ dòng vốn và đóng vai trò
tích cực trong việc khuyến khích hợp tác tài chính giữa các nước trong khu
vực. NB là quốc gia có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nên NB có thể thúc đẩy các tổ
chức: ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á đẩy mạnh cấp vốn cho
các nước trong khu vực hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho công ty và ngân hàng
châu Á phát hành tín phiếu hay tham gia thị trường chứng khoán ở NB.
CHƯƠNG 2
BOP VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN
Thặng dư trong tài khoản vãng lai của NB tăng từ 18.3 nghìn tỷ yên năm
2005 lên 19.8 nghìn tỷ yên năm 2006, trong khi mức thâm hụt tài khoản vốn và tài
chính giảm từ 14 nghìn tỷ yên năm 2005 xuống còn 12.3 nghìn tỷ yên năm 2006.
Năm 2006 tổng tài sản dự trữ của Nhật đạt 3.7 nghìn tỷ, tăng so với mức kỷ lục
từng đạt được trong năm 2005. Điều này phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế
toàn cầu, tăng lãi suất ngoại hối và các công ty Nhật đang tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa.
2.1. TÀI KHOẢN VÃNG LAI

Thặng dư trong tài khoản vãng lai của Nhật đạt mức kỷ lục do sự gia
tăng thặng dư trong cán cân thu nhập trong 4 năm liên tục.
2.1.1. Hàng hoá
Cán cân thương mại trong năm 2006 đạt thặng dư 9459.6 nghìn tỷ yên,
giảm 875.2 nghìn tỷ yên, tương đương 8.5% so với năm 2005. Kim ngạch nhập
và xuất khẩu đều tăng trong năm 2006, nhưng tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn
so với xuất khẩu, mức thặng dư trong thương mại hàng hóa giảm trong vòng 2
năm qua.
2.1.1.1. Xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong 5 năm liền, nhờ tăng xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Á và Hoa Kỳ. Các mặt hàng này chủ yếu là
các sản phẩm hoá chất, các nguyên liệu thô, máy móc, máy sử dụng điện, và
các sản phẩm thuộc công nghệ thông tin (IT). Mặt hàng xe ôtô cũng góp phần
đáng kể đến sự tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
2.1.1.2. Nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục trong 4 năm liền; và trong 2 năm
trở lại đây, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Nhập khẩu từ khu
vực Trung Đông và Châu Á góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng chung.
Nhập khẩu từ Trung đông chủ yếu là nhiên liệu, trong khi nhập khẩu từ Châu Á
là các mặt hàng thuộc lĩnh vực CNTT, nhiên liệu, các vật liệu phi kim loại và các
vật liệu thô khác.
2.1.2. Dịch vụ
Thâm hụt trong cán cân thương mại về lĩnh vực dịch vụ năm 2006 ở
mức 2,125.8 nghìn tỷ yên, giảm 516.0 nghìn tỷ yên, tương đương 19.5% so với
năm 2005. Thâm hụt này tiếp tục ở mức 2 - 3 nghìn tỷ yên, chủ yếu do chi phí
du lịch ra nước ngoài của người dân, như phí sử dụng các dịch vụ của hãng
hàng không nước ngoài. Cán cân thương mại trong các lĩnh vực dịch vụ tiếp
tục thặng dư trong 2 năm qua, phần lớn trong “giao dịch và dịch vụ liên quan
đến mậu dịch”; “phí bản quyền phát minh và bản quyền sản phẩm”.
2.1.2.1. Vận tải

Thâm hụt trong cán cân dịch vụ liên quan đến vận tải ở mức 599.3 nghìn
tỷ yên, tăng 97.2 nghìn tỷ yên, tương đương 19.4% so với năm 2005, chủ yếu
trong lĩnh vực vận tải hàng không và các vận tải biển khác. Phí sử dụng các
dịch vụ của các hãng hàng không nước ngoài gia tăng do những thay đổi trong
phụ phí nhiên liệu khi giá dầu thô tăng; chi phí đậu bến cảng của các hãng tàu
trong nước cũng tăng. Nhờ vào tăng trưởng kinh tế chung toàn cầu, thu nhập
từ giao nhận vận tải biển tính theo tỷ giá chéo tăng liên tục trong 4 năm, đạt
mức 1.5 nghìn tỷ yên trong năm 2006 so với 0.8 tỷ yên năm 2005.
2.1.2.2. Du lịch
Thâm hụt trong cán cân dịch vụ liên quan ngành du lịch ở mức 2151.5
nghìn tỷ Yên, giảm 14.4 nghìn tỷ Yên tương đương 22.2% so với năm 2005.
Mức thâm hụt này giảm trong vòng 2 năm qua nhờ sự phát triển của ngành du
lịch. Phương thức thu thập dữ liệu trong lĩnh vực du lịch, trong đó sử dung một
số nguồn dữ liệu mới, đã được triển khai vào tháng 1/2006. Con số này được
tính bằng cách nhân mức chi tiêu dành cho du lịch trên đầu người của khách
du lịch NB và nước ngoài với số lượng khách du lịch. Mức chi tiêu này dựa vào
kết quả của cuộc khảo sát trong ngành du lịch trong năm 2005.
Lượng khách nước ngoài đến từ Đông Á tăng, đứng đầu là Nam Hàn
Quốc và Trung Quốc. Những nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng này bao
gồm (1) tác động của việc miễn thuế thị thực và sự bãi bỏ quy định cần phải có
thị thực cho khách nước ngoài trong một phạm vi nào đó và (2) tác động rõ rệt
của cuộc vận động du lịch NB. Du khách NB đến các nước Châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc tiếp tục tăng, trong khi lượng khách đến những vùng Thái Bình
Dương như Hawaii, Guam lại giảm do (1) số lượng chuyến bay đến khu vực
này giảm và (2) chi phí máy bay tăng do giá nhiên liệu tăng.
2.1.2.3. Các dịch vụ khác
Thặng dư trong cán cân thương mại liên quan đến các ngành dịch vụ
khác ở mức 624.9 nghìn tỷ yên, giảm 1.2 tỷ yên, tương đương 0.2 % so với
năm 2005, từ “các giao dịch và dịch vụ liên quan đến thương mại”; “phí bản
quyền phát minh và bản quyền sản phẩm”, mặc dù mức thâm hụt liên quan đến

lĩnh vực bảo hiểm, dịch vụ liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật tăng Mức
thặng dư này chủ yếu do chí phí bản quyền phát minh và sản phẩm tăng trong
lĩnh vực nhượng quyền và dây chuyền công nghệ, cho thấy các công ty NB
đang đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa.
2.1.3. Cán cân thu nhập
Số dư của doanh thu tăng và đạt 13,744.9 nghìn tỷ yên, tăng 2,363.1 nghìn
tỷ yên hay 20.8% so với năm 2005. Điều này đánh dấu một sư gia tăng lớn trong 3
năm liền và là kết quả của các xu hướng sau đây. Đầu tiên, sự gia tăng vốn đầu tư
là do thu nhập đầu tư danh mục tăng vì có một sự tăng lên đáng kể trong tiền gửi
ngân hàng từ lãi trái phiếu và sự co giãn của cúa giấy tờ có giá từ sự tích luỹ của
đầu tư danh mục ở bên ngoài và sự gia tăng của tỷ lệ lãi suất nước ngoài. Thứ
hai, doanh thu đầu tư trực tiếp tăng phản ánh sự hoạt động hiệu quả của các công
ty NB ở nước ngoài.
2.1.4. Chuyển giao vãng lai
Thâm hụt trong giao dịch cán cân vãng lai ở mức 1,239.6 tỷ yên, tăng 424
tỷ yên, tương đương 52% so với năm 2005. Có hai nguyên nhân chính: trước
hết là sự gia tăng nhanh của các khoản nợ tiền gửi ngân hàng của những người
lao động, kết quả từ sự tăng lên một số lượng đã ghi chép nhờ vào việc mở rộng
dữ liệu được đưa ra, và thứ hai là sự gia tăng của tiền thuế đối cho các nước
sản xuất dầu mỏ.
- Lĩnh vực cổ phần hóa tiếp tục thâm hụt do sự đóng góp vào những tổ chức quốc
tế.
- Thâm hụt tăng là kết quả của việc mở rộng thu thập dữ liệu về tiền gửi ngân hàng
của người lao động, và tăng thuế đối với các nước sản xuất dầu, cùng với giá dầu
tăng.
- Theo thống kê số lượng tiền gửi tăng nhờ vào việc mở rộng các nguồn dữ
liệu.
- Thanh toán thuế và lãi suất đối với các nước sản xuất dầu tăng do giá dầu
tăng, trong khi thu và thanh toán có liên quan đến tái bảo hiểm lại giảm.
2.2. TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÀI CHÍNH

Dòng vốn ròng chu chuyển ra khỏi quốc gia của NB là 12.3 nghìn tỷ yên
năm 2006, thấp hơn so với 14 nghìn tỷ yên năm 2005. Sự sụt giảm nhẹ này
chủ yếu do nhà đầu tư đã chuyển dòng vốn ròng từ thị trường chứng khoán
nước ngoài vào thị trường trong nước trong năm 2005, mặc dù dòng vốn ra
ròng của các khoản đầu tư khác tăng.
2.2.1. Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp hướng ngoại của những người cư trú tăng, dòng vốn
chảy ra 5.9 nghìn tỷ Yên, mức cao nhất kể từ năm từ năm 1990, là do đạt được
mục tiêu mở rộng kinh doanh hải ngoại. đầu tư trực tiếp hướng nội bởi những
người không cư trú trở lại âm, 0.7 nghìn tỷ Yên, dòng vốn chảy ra như vậy lần
đầu từ năm 1989, kết quả của việc rút tiền quy mô lớn.
2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (tài sản)
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua 3 hình thức:
- Mua lại và góp vốn để thâm nhập vào thị trường nước (lĩnh vực chính là sản
xuất kính và đồ gỗ, kinh doanh năng lượng điện, máy móc chạy bằng điện).
- Đầu tư vào việc các ngành khai thác dầu, khí tự nhiên và các tài nguyên khác.
- Đầu tư dưới hình thức gia tăng vốn gián tiếp để tăng vốn cho các chi nhánh
tại nước ngoài của các công ty Nhật.
Đối với vấn đề rút vốn, việc các công ty của Nhật, ví dụ như trong lĩnh
vực điện tử, đã bán các công ty con của họ ở nước ngoài do những thay đổi
trong chiến lược kinh doanh ở thị trường nước ngoài.
Số liệu thống kê theo khu vực
Dòng vốn ròng chu chuyển vào thị trường Châu Á (trong đó có Trung
Quốc) trong năm 2006 ở mức 2.0 nghìn tỷ Yên, so với 1.8 nghìn tỷ Yên năm
2005. Điều này là do: (1) các công ty chuyên thiết bị vận tải đầu tư vốn để xây
dựng được các cơ sở sản xuất mới và mở rộng các hoạt động hiện có; (2) một
công ty chuyên lĩnh vực điện tử của Nhật đã tiến hành một vụ mua lại có quy
mô lớn để mở rộng sản xuất tại thị trường Châu Á.
Dòng vốn ròng chảy vào thị trường liên minh Châu Âu (EU) năm 2006
cũng tăng 1.7 nghìn tỷ Yên, so với 0.9 nghìn tỷ Yên năm 2005. Điều này là do

vụ sát nhập của một công ty chuyên lĩnh vực sản xuất kiếng và đồ gỗ nhằm mở
rộng quy mô kinh doanh tại thị trường nước ngoài; và do việc mua thêm cổ
phần của các công ty chứng khoán NB để tăng vốn sở hữu đối với các công ty
chuyên khai thác dầu và khí gas thiên nhiên.
Trong năm 2006, dòng vốn chu chuyển ra Nam Mỹ giảm còn 1.2 nghìn tỷ
Yên, so với 1.5 nghìn tỷ Yên năm 2005. Một công ty chuyên sản xuất các thiết
bị điện đã đầu tư lớn vào ngành sản xuất điện năng, và có sự gia tăng mức lợi
nhuận tái đầu tư vào các công ty chuyên sản xuất các thiết bị vận tải sinh lợi
cao của Nam Mỹ. Tuy nhiên, sự gia tăng này đã phải bù đắp cho việc rút một
lượng vốn lớn ra khỏi ngành công nghiệp giải trí và điện ảnh Nam Mỹ của một
công ty chuyên sản xuất đồ điện NB.
Dòng vốn ròng chu chuyển vào các khu vực khác nhìn chung không có
sự thay đổi lớn, mức tăng không đáng kể, từ 0.9 nghìn tỷ Yên trong năm 2005
lên 1.0 nghìn tỷ Yên năm 2006. Điều này là do các công ty trong lĩnh vực sản
xuất thép và sắt đã mua cổ phiếu ưu đãi bổ sung (PCs) của các công ty chuyên
lĩnh vực đặc biệt (SPC).
2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp vào thị trường trong nước (tài sản nợ)
Dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp vào NB lần đầu tiên có giá trị âm kể từ
năm 1989. Nhìn chung, dòng vốn đầu tư vào Nhật (5.3 nghìn tỷ Yên) và dòng
vốn rút (6.0 nghìn tỷ Yên) đều đạt mức cao nhất kể từ năm 1996, năm mà
phương pháp tổng hợp số liệu thống kê hiện hành được bắt đầu áp dụng. Điều
này do những nhân tố sau:
- Việc rút vốn ra khỏi thị trường Nhật là do các nhà đầu tư đã không gặp được
kết quả như mong muốn trong lĩnh vực viễn thông.
- Do việc gia tăng cũng như thất bại trong việc tái cơ cấu lại của các công ty
hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị vận tải thông qua hình thức mua lại cổ phiếu
(chứng khoán sát nhập)
- Các công ty nước ngoài mua lại các công ty Nhật không làm ăn có hiệu quả
trong các ngành không mang tính chủ đạo như ngành dược và hóa chất.

×