1
I. Đặt vấn đề:
Trong công tác dạy học của giáo viên thường gặp nhiều biểu hiện tiêu cực
của học sinh đây là nguyên nhân làm cho chất lượng học tập của học sinh bị
giảm sút. Với tư cách là một giáo viên ta cần phải làm sao cho chất lượng dạy
và học ngày càng tiến bộ. Do đó việc tìm hiểu những nhược điểm của học
sinh là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải tổng hợp các thao tác và
biện pháp để giáo dục chung cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Mỗi
đối tượng có những phương pháp dạy học khác nhau sao cho phù hợp.
Trong bài viết này tôi chỉ trình bày một sáng kiến đó là: Biện pháp
chống tính ì của học sinh dân tộc cor trong việc dạy học tiếng việt ở tiểu học.
II. Nguyên nhân:
Tính ì của học sinh được thể hiện qua việc học máy móc, thụ động, học
tập một cách miễn cưỡng, chậm chạp, không chịu tìm tòi suy nghĩ, không tự
giác làm bài tập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.
Tính ì của học sinh xuất phát từ đâu? Giải quyết khắc phục nó như thế
nào? Mặc dug giáo viên dạy rất nhiệt tình nhưng kết quả kiểm tra cho thấy
chất lượng còn rất thấp. Trong lớp học, học trầm lặng, không hứng thú học
dẫn đến giáo viên dạy mất hưng phấn. Học sinh không làm bài tập ở nhà.
Trong giờ học giáo viên gợi ý đến đâu các em làm đến đó không chịu suy
nghĩ, tìm tòi cái mới, cái của riêng mình.
Vấn đề này, thực trạng này làm tôi phải đi vào tìm nguyên nhân tại sao
như vậy. Đối tượng nào rơi vào trường hợp này nhiều. Mức độ khác nhau như
thế nào? Qua quá trình tìm hiểu học sinh và giáo viên chủ nhiệm các lớp
nguyên nhân làm cho học sinh có tính ì, từ đó có hướng khắc phục.
Tính ì của học sinh xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
2
1. Nguyên nhân khách quan :
Một là: Do ảnh hưởng bởi tư tưởng truyền thống của đại đa số con em
đồng bào cor là học để biết cái chữ, học để lên lớp nên nhìn nhận vấn đề hết
sức đơn giản. Đối với họ chỉ cần làm ra nhiều lúa gạo, của cải cho gia đình là
đủ. Vì vậy con em họ học mà không thấy tương lai ở phía trước, không thấy
được việc học là cần thiết như thế nào?
Hai là: Học sinh bị bố mẹ cho nhĩ ở nhà làm việc quá nhiều dẫn đến
mệt mỏi, mất thời gian học tập, kiến thức thu được ở lớp không đủ cho việc
luyện tập thực hành và cứ thế gom góp những điều không biết mãi dẫn đến
chán học.
Học sinh đến trường chỉ nghe và ghi bài về nhà thì không thể làm bài
được.
Ba là: Do điều kiện sống của gia đình không có phòng học riêng,
không đủ ánh sáng, 90% nhà dân ở đây không dành cho con em mình một góc
học tập. Cả nhà mỗi người làm một việc tuỳ ý trong phạm vi nhỏ thì không
thể tránh khỏi việc chi phối học tập của học sinh. Vừa xem phim, vừa ngồi
học, vừa đập muỗi. Vào trong mùng thì không thể học được, cũng không đủ
ánh sáng v.v…
2. Nguyên nhân chủ quan:
Một là: Học sinh ham chơi leo lỏng cọng với sự buôn thả của gia đình
nên việc học bị gián đọan liên tục không tài nào đuổi kịp chương trình cùng
các bạn trong lớp. Những kiến thức cần thiết không tài nào bổ sung cho
những lỗ hỏng của kiến thức. Từ đó học sinh không đủ điều kiện hiểu bài.
Hai là: Học sinh học cho có học không cần hiểu bài, không sợ lưu ban.
Những học sinh này là do gia đình các em khoáng trắng thầy, học được đến
đâu hay đến đó. Tính ì của học sinh dạng này rất khó xử cho giáo viên khi dạy
trên lớp làm ảnh hưởng đến học sinh khác.
3
Ba là: Sách hướng dẫn cũng một phần tăng thêm tính ì của học sinh.
Những học sinh này cứ ghi nguyên bài giải vào vở mà không hiểu gì cả. Tính
ì của học sinh dạng này là do giáo viên ít kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, nhận
xét việc học của học sinh.
III.Biện pháp khắc phục:
Qua tìm hiểu nguyên nhân hình thành nên tính ì của học sinh. Tôi đã
nghiên cứu và tìm ra những biện pháp nhằm để khắc phục những nguyên
nhân nêu trên.
1.Tiến hành phân rõ đối tượng:
Tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh thông qua giáo viên chủ
nhiệm lớp. Những học sinh con em đồng bào cor điều kiện học tập khác con
em đồng bào kinh nhất là những học sinh ở trên Thượng Nà.
Mỗi học sinh có mỗi tính ì khác nhau có thể phân làm ba loại sau:
Một là: Loại tính ì sẵn có. Những học sinh này thường chậm chạp, ít nói,
kém nhanh nhẹn, hoạt bát ( Dạng đặt biệt ).
Hai là: Loại tính ì do ham chơi, đua đòi, quên học mất kiến thức
Ba là: Học sinh bình thường nhưng do điều kiện sống gia đình, hoặc bản
thân học sinh không có động cơ học tập để vươn lên.
Ba dạng tính này có điểm giống nhau, cũng có điểm khác nhau. Do đó
tiến hành giáo dục cần phải có nhiều cách khác nhau cho từng đối tượng học
sinh.
2.Hình thành cho các em niềm tin học tiếng việt:
-Giáo viên phải cho các em thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng
việt, thấy được việc nếu không có vần tiếng việc vững vàng thì việc giao tiếp
hằng ngày của các em ngày càng mai mọt.
4
-Để cho các em có được niềm tin đó thì trước hết giáo viên phải biết tiếng
mẹ đẻ của các em học lấy học sinh đồng bào kinh biết tiếng cor trao đổi cùng
học sinh đó. Từ đó các em hiểu rằng tiếng mẹ đẻ của mình như thế này dịch
sang tiếng quốc ngữ là như thế kia. Việc làm này phải được thực hiện liên tục
trong mỗi tiết học đối với môn tiếng việt nói riêng và đối với các môn học
khác nói chung. Chính vì điều này giáo viên đã tạo nên sự gần gũi, sự cảm
thông từ đó học sinh có được niềm tin trong học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu theo mẫu với câu văn cho sẵn bằng
tiếng việt và ngược lại yêu cầu học sinh đặt lại câu văn đó theo tiếng mẹ đẻ
của mình và ngược lại. Từ đó học sinh thấy được mối liên quan giữa tiếng mẹ
đẻ và tiếng việt , và tự tin trong việc học tiếng việt hơn
Ví dụ: Đặt câu theo mẫu ai? Là gì? Ai? Thế nào? Ai? Làm gì? Và yêu cầu
học sinh đặt câu theo mẫu đó bằng tiếng mẹ đẻ và ngược lại.
* Đặt câu theo mẫu Ai? Là gì?
M .Chị em là Bác Sỹ
Ay dê hoách dớp Bác Sỹ.
* Đặt câu theo mẫu Ai? Thế nào?
M .Con trâu cày rất khoẻ
Biêu hoách cày giỏi lắm.
3. Gây cho học sinh hứng thú học tiếng việt:
* Khi các em xác định được tầm quan trọng của môn tiếng việt, giáo
viên đưa các em từ chỗ lười học đến vị trí hứng thú học môn tiếng việt là một
quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp và phải có tính liên tục.
* Dùng lời khen ngợi khi học sinh nói đúng dù chỉ hoàn thành một
lượng nhỏ của yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Đây là mặt tâm lý đặt biệt cho
5
những học sinh có hướng tiến bộ. Những lời khen phải vừa với kết quả của
các em đạt được.
* Từ đó các em phải tự thấy phải làm gì để xứng đáng với lời khen đó
và duy trì liên tục để đạt được điểm cao.
* Dùng phương pháp nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy của các em.
*Đánh vào vấn đề mà học sinh cần hiểu nó, đặt ra vấn đề sao cho đúng
tình huống, đúng tần số suy nghĩ của học sinh. Đúng những thắt mắt khó khăn
mà học sinh không tự giải quyết được. Khi đó giáo viên đưa học sinh vào tình
huống tự giác học tập.
* Dùng phương pháp gợi mở sẽ giải quyết những lúng túng của học
sinh đồng thời cũng huy động được sự chú ý của cả lớp học.
Xây dựng đôi bạn học tập cùng tiến bộ, phối hợp chặt chẽ với gia đình
học sinh và hướng dẫn cho phu huynh học sinh biết cách hướng dẫn mình học
ở nhà.
4. Rèn luyện cho các em có tính tự lực, tự giác và tính sáng tạo, sự suy
nghĩ độc lập.
5. Giáo viên phải thường xuyên trao đổi với học sinh về nhiều vấn đề
từ đó giáo viên nắm bắt được những điều mong muốn của học sinh
và có biện pháp khắc phục tốt hơn.
IV. Kết quả
Qua những biện pháp áp dụng đã nêu trên tôi thấy có những chuyển
biến và sự tiến bộ của học sinh một cách rõ rệt. Hầu hết các giờ học trên lớp
sôi nổi hẳng lên, học sinh thực sự hứng thú học tập.
100% học sinh có đủ vở bài tập và tự làm bài tập sau mỗi câu hỏi của
giáo viên đặt ra ít nhất có tới 30% học sinh mang tính ì xung phong trả lời.
60% học sinh mang tính ì đạt điểm kiểm tra trung bình trở lên.
6
10% học sinh trở thành học sinh khá giỏi. Tuy nhiên tính ì của học sinh
không dễ gì khắc phục nhanh chóng mà đòi hỏi phải có nhiều thời gian và
phải thực hiện liên tục.
V. Kết luận:
Chống tính ì của học sinh trong việc dạy học tiếng việt ở tiểu học là
một việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều cách thức
khác nhau có thể tóm tắt qua những yếu tố sau:
Một là: Phải phân rõ đối tượng để có hướng xử lý, phải cảm hoá được
các em qua từng phân môn của môn tiếng việt và hình thành cho các em tư
duy sáng tạo, tính độc lập.
Hình thành cho các em phương pháp học tiếng việt qua việc học ở lớp,
ở nhà, học ở bạn bè và học ở thầy cô.
Hai là: Đối với giáo viên phải thực sự nhiệt tình, đi đúng phương pháp
dạy hocjtheo quy trình. Đồng thời đặt biệt quan tâm đôn đốc, nhắc nhở học
sinh có tính thụ động khuyến khích khen ngợi khi học sinh có hướng tiến bộ.
Cần làm cho học sinh tự sữa chữa tính ì của mình.
Ba là: Đối với học sinh tuyệt đối không thụ động, im lặng mà cần phải
hỏi những điều mình chưa biết.
Bốn là: Đối với nhà trường cần phải tạo ra các hoạt động vui chơi vừa
mang tính thi đua vừa mang tính lấp lổ hỏng kiến thức. Tạo điều kiện cho đối
tượng học sinh này cùng tham gia trong các hoạt động đó để các em phát huy
hết năng lực của mình từ đó có hướng học tập tốt hơn.
Trên đây là những biện pháp chống tính ì của học sinh trong quá trình
dạy học tiếng việt tiểu học mà tôi đã tìm hiểu và áp dụng trong hai năm gần
đây mong rằng những biện pháp này góp phần làm phong phú thêm cho
phương pháp dạy học tiếng việt ở những trường miền núi, những trường ở các
xã đặt biệt khó khăn kể cả các trường vùng sâu vùng xa.
7
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của ban giám khảo cùng bạn
đọc. Xin chân thành cảm ơn.
VI. Đề nghị:
Đề nghị lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp cùng phối
hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển đề tài.
Đề tài có thể áp dụng trong giáo dục học sinh khuyết tật, học sinh cá
biệt.
Đề tài có thể áp dụng đối với các trường đặt biệt khó khăn, vùng sâu,
vùng xa.
Đề tài có thể áp dụng cho tát cả các môn học ở tiểu học.
8