Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thị trường xuất khẩu tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.86 KB, 34 trang )

Thị trường xuất khẩu tôm
1
Thị trường xuất khẩu tôm
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 TRẨN THỊ THANH THUỶ 14064351
2 TRẦN THỊ HỒNG ĐÀO 14048991
3 PHẠM HOÀNG HẢI ĐĂNG 14050911
4 NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ 14039761
5 CAO THỊ KIM THOA 14060381
6 TRẦN THỊ HƯỜNG 14076941
7 CHÂU THỊ BẢO TRÂM 14036881
8 VŨ ÁI TRINH 14026841
9 NGUYỄN HOÀNG VŨ 14075871
LỜI CẢM ƠN

Thị trường xuất khẩu tôm
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến BGH trường Đại học Công Nghiệp
TPHCM, cán bộ quản lý thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất để nhóm có tư liệu tham khảo cũng như cơ sở
vật chất để học tập cùng với sự nhiệt tình hướng dẫn của Cô để nhóm có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận.
Song song đó, nhóm đã cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự
nhận xét, đóng góp của Cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thị trường xuất khẩu tôm
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Thị trường xuất khẩu tôm
Lý do chọn đề tài
Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành xuất khẩu đã có những bước phát triển nhanh và ổn
định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỉ trọng của xuất khẩu
trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành
xuất khẩu đã trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông
thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng
nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây Nguyên.
Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển và hợp tác rất lớn về lĩnh vực thuỷ hải sản,
chúng ta được sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là “rừng vàng, biển bạc” để phát triển
kinh tế. Thuỷ sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và có giá trị kinh tế rất lớn từ đó việc nuôi

trồng và xuất khẩu tôm đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngảnh thuỷ sản. Việt Nam
có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi tôm ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước
lợ và nuôi nước ngọt. Ngành xuất khẩu tôm là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều
lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ
cấu thành một hệ thống thống nhất, có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Sự phát triện toàn
diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp
tác phát triển kinh tế quốc tế để phát triển. Hiện nay, nước ta xếp thứ 3 về sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản, xếp thứ 13 về sản lượng khai thác thuỷ sản trên thế giới, và xếp thứ 6 về giá trị xuất
khẩu thuỷ sản. Xuất phát từ những tiểm năng thiên nhiên to lớn, ngành thuỷ sản càng có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Với nhiệt độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản
lượng khai thác và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ngành thuỷ sản đã chứng tỏ là một ngành kinh tế
mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước hiện nay. Trong đó, tôm là loài thuỷ sản được nuôi và xuất khẩu phổ biến trong
thị trường Việt Nam. Nuôi tôm là ngành phát triển ở nước ta hiện nay. Trong những tháng đầu
năm 2014 ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đạt những thằng lợi lớn, kim ngạch xuất khẩu
trong năm tháng qua đạt gần 89 triệu USD, tăng trưởng 41% so với cùng kì năm ngoái, đã chinh
phục được các thị trường khó trên thế giới như: Mỹ, Nhật, EU thời gian gần đây đã chinh phục
thêm thị trường nước Úc… Xuất khẩu tôm đã mang lại những lợi nhuận lớn cho ngành thuỷ sản,
đặc biệt là những hộ nuôi tôm ngày càng cải thiện đời sống. Tuy vậy việc xuất khẩu tôm lại là
một ngành gặp nhiều khó khăn và bất trắc vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như con giống,
thức ăn, nguồn nước, khoa học kỹ thuật, thời tiết,… Xuất phát từ các vấn đề trên, nhóm chúng
em nghiên cứu đề tài “Thị trường xuất khẩu tôm ở Việt Nam”. Nhưng do hạn chế về thời gian,
cũng như hiểu biết không nhiều, nhóm chúng em tuy đã cố gắng tìm hiều cập nhật các tài liệu
mới nhất có thể nhằm mang tới cho người đọc hiểu thêm về “Thị trường xuất khẩu tôm ở Việt
Thị trường xuất khẩu tôm
Nam” trong thời gian qua, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhóm chúng em mong
được sự đóng góp cô.
CHƯƠNG 1:
SƠ LƯỢC VỀ TÔM
Tôm biển thuộc lớp giáp xác, bộ mười chân, trong đó quan trọng nhất là các loài trong họ

tôm he (Penaeidae), ngoài ra còn có họ tôm moi, tôm hùm, tôm vỗ,…v.v…. là loại hải sản có giá
trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh sản lượng tôm khai thác tự nhiên, sản lượng tôm
nuôi của Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, trong đó sản phẩm tôm sú nuôi hiện nay đứng ở
vị trí hàng đầu trên thế giới.
Tôm biển của Việt Nam ngày nay không những là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt
Nam mà còn có giá trị trên thị trường thực phẩm thế giới. Thịt tôm biển của Việt Nam có hương
vị thơm ngon, thành phần dinh dưỡng cao, tuy nhiên sản lượng khai thác phần lớn là cỡ trung
bình và nhỏ, cỡ lớn chủ yếu chỉ đạt tới size 26-30 hoặc lớn hơn nhưng khối lượng không đáng
kể.
Nghề nuôi tôm của Việt Nam đã và đang được phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế
lớn đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Ngoài tôm sú được nuôi phổ biến, tôm chân trắng
cũng đã bắt đầu được thử nghiệm nuôi để tạo thêm sự đa dạng phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa.
Vùng nguyên liệu:
Suốt dọc bờ biển Việt Nam nơi nào cũng bắt gặp các loài tôm thuộc các họ tôm có giá trị kinh
tế và xuất khẩu cao, song tuỳ theo thời gian, địa hình biển, thời tiết và các đối tượng đánh bắt
khác nhau, hình thành các khu vực đánh bắt chủ yếu:
− Ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ : Tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh và Hải Phòng.
− Vùng biển Nam Thanh Hoá-Bắc Nghệ An là bãi tôm quan trọng thứ 2 của ven bờ phía
Tây Vịnh Bắc Bộ, chạy từ lạch Ghép đến lạch Quèn và bãi tôm vịnh Diễn Châu.
− Vùng biển Nam Hà Tĩnh: bãi tôm Cửa Hội-Cửa Sét, sản lượng không cao và mùa vụ
khai thác ngắn.
− Vùng biển miền Trung : Do đặc điểm địa hình thềm lục địa có độ dốc lớn, dòng chảy
mạnh, ít thuận lợi cho nghề kéo tôm. Các bãi tôm ở khu vực này nhỏ, hẹp nằm sát bờ
Thị trường xuất khẩu tôm
biển và trong các vụng, vịnh kín. Từ Bình Trị Thiên đến Ninh Thuận- Bình Thuận,
ngoài các bãi tôm nhỏ ven bờ, trong khu vực này có nguồn lợi tôm hùm khá phong
phú. Ngoài ra, ở biển miền Trung còn có những khu vực khai thác tôm quan trọng nữa
là vùng Đông Bắc-Đông Nam Cù Lao Thu, chủ yếu ở độ sâu 180m-205m nước và khu
vực ngoài khơi Quảng Ngãi - Bình Định ở độ sâu đánh lưới 80-100m.

− Vùng biền Nam Bộ: Vùng bờ phía Đông có bãi tôm Nam Vũng Tàu, từ Gò Công đến
Gành Hào, trọng điểm là cửa Cung Hầu đến cửa Định An. Khu vực Đông Nam mũi Cà
Mau là ngư trường tôm của tỉnh Minh Hải.
− Vùng biền gần bờ phía Tây (Vịnh Thái Lan): nguồn lợi kém hơn vùng phía đông, ở đây
có 2 bãi tôm quan trọng nhất là bãi tôm Ông Đốc- Hòn Chuối, tạo ra một khu vực khai
thác rộng lớn cho vùng phía Tây tỉnh Minh Hải. Bãi tôm Anh Đông- Nam Du, chạy
suốt từ Tây Nam quần đảo Nam Du đến Đông Nam An Thới và về phía Tây Bắc hòn
Sơn Rái.
Mùa vụ khai thác: Mùa đánh bắt tôm biển từ tháng 2 đến tháng 11.
Hình thức khai thác: Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới kéo tôm.
Nuôi tôm:
Tôm sú là đối tượng nuôi xuất khẩu chính. Vùng nuôi tốt nhất là khu vực nước lợ có độ mặn
từ 2 ‰ đến 25‰ . Tôm được nuôi trong các ao đầm nước lợ ở cả vùng cao và vùng triều. Một số
nơi nuôi xen kẽ vụ lúa, vụ tôm và nuôi chung với cá rô phi, cua và rong câu. Năng suất bình
quân cả nước là 400kg/ha/vụ. Năng suất có nơi đạt bình quân 4000kg/ha. Tuỳ theo vùng, miền
có thể nuôi 1-2 vụ/năm.
Mùa vụ thu hoạch: Mùa thu hoạch tôm nuôi rải rác từ tháng 4 đến tháng 9. Chính vụ, sản
lượng cao nhất vào tháng 5, 6, 7.
Hình thức nuôi: Khu vực phía Bắc nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh là chủ yếu.
Miền Trung nuôi bán thâm canh và thâm canh. Các tỉnh phía Nam nuôi bán thâm canh và quảng
canh cải tiến.
BẢNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI CẢ NƯỚC.
Đơn vị tính: tấn
2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
CẢ
NƯỚC
419.381 449.652 478.694 473.910 560.499
Thị trường xuất khẩu tôm

Biểu đồ Sản lượng tôm nuôi cả nước
Nguồn: />9dcc84666777&px_db=06.+N%C3%B4ng%2C+l%C3%A2m+nghi%E1%BB%87p+v
%C3%A0+th%E1%BB%A7y+s%E1%BA
%A3n&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=06.+N%C3%B4ng%2C+l%C3%A2m+nghi
%E1%BB%87p+v%C3%A0+th%E1%BB%A7y+s%E1%BA%A3n%5CV06.75.px
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÔM
2.1. Cơ chế thị trường tôm:
2.1.1 Đặc điểm:
Với đường bờ biển dài hơn 3.200km, Việt Nam có vùng biển rộng hơn 1triệu km2. Vị trí địa
lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh trong phát triển nghành công
nghiệp thủy sản. Xuất khẩu thủy sản trở thảnh một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh
tế.
2.1.2 Cung sản lượng tôm ở thị trường Việt Nam:
“Chất lượng tôm giống ngày càng kém” là đánh giá của tổng cục thủy sản tại hội nghị chuyên
đề “giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ thâm canh bền vững” ở Sóc Trăng, hôm 20/3. Do tốc
độ tăng trưởng và nhu cầu tôm giống tăng nhanh, nhiều cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận, sản
xuất số lượng lớn, không coi trọng chất lượng. Năm 2014, so với năm 2013, sản lượng tôm nước
lợ tăng 22%, trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng đến 42.9%.
Vùng ĐBSCL chiếm 90%, diện tích nuôi tôm cả nước, sản lượng 70%. Thế nhưng, năm 2014
sản xuất tôm giống mới chiếm 25.7% cả nước (20/77.8 tỷ con giống). Viện kinh tế và quy hoạch
thủy sản cho biết vùng này phải nhập tôm giống từ các tỉnh trung bộ như Ninh Thuận, Bình
Thuận, Khánh Hòa, Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm lớn nhất vùng, tỷ lệ giống phải nhập đến
70%. Cà Mau là tỉnh duy nhất có nguồn tôm giống bố mẹ nhưng diện tích nuôi tôm lớn nhất
vùng nên số lượng giống phải nhập củng lớn. Giống nhập lớn, nguồn đa dạng mà việc kiểm dịch
còn yếu nên nhìn chung không đảm bảo chất lượng.
Giống kém chất lượng cùng tình trạng không kiểm soát được môi trường, nên dịch bệnh diễn
biến phức tạp. Tại tỉnh Sóc Trăng, theo chi cục nuôi trồng thủy sản, diện tích tôm bị thiệt hại so
với diện tích nuôi, năm 2011 chiếm 71.6% , năm 2012 chiếm 57%, năm 2013 giảm xuống 30%
Thị trường xuất khẩu tôm

thì năm 2014 lại tăng lên 35.1%. vụ tôm năm nay, tính đến ngày 9/3 tỉnh mới thả nuôi được 6.1%
kế hoạch, chậm hơn cùng kì khoảng 50%. Dù thả nuôi còn ít nhưng diện tích bị thiệt hại củng đã
chiếm 10,5%.
Các cơ sở nuôi tôm đều mong nhà nước có biện pháp soát chất lượng tôm giống. Tổng cục
thủy sản cho biết , đang có chủ trương xã hội hóa quản lý giống, đó là “ khuyến khích các tổ
chức cá nhân tham gia hoạt động đánh giá chất lượng và cung cấp chứng nhận phù hợp”.
Hiện nay, trong sản xuất tôm giống đã có nhiều danh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, giống
nhập về chất lượng cao. Theo tổng cục thủy sản có thể kể tên 1 số doanh nghiệp lớn như Việt-
Úc, Number1, Winco , tương lai việc cung cấp giống của các doanh nghiệp đáp ứng tốt sẽ dần
dần sàng lọc những cơ sỏ sản xuất giống nhỏ lẻ không đảm bảo chất lượng.
Sự hợp tác của Việt-Úc
2.1.3 Cầu sản lượng tôm ở thị trường Việt Nam :
Nhu cầu và mức độ tiêu thụ tôm trong nước đã có nhiều khởi sắc nhưng hiện nay doanh
nghiệp vẫn chua chủ trọng và chỉ nhầm xuất khẩu là chính.
Ở các nước phát triển, tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác dùng làm thực phẩm tăng từ 70%
trong những năm 1980 lên 85% trong năm 2012. Tiêu thụ thủy sản theo đầu người tăng từ 10kg
trong những năm 1960 lên hơn 19kg năm 2012. Mặt hàng tôm có giá trị giao dịch tôm lớn nhất
thế giới, chiếm khoảng 15% tổng giá trị giao dịch trên thị trường thủy sản. Tại chợ Bình Điền,
chợ đâù mối lớn nhất tp.HCM, hàng ngày giá tôm thường thay đổi chóng mặt. Giá cao nhất lúc 3
giờ sáng, càng về sáng mặc dù tôm vẫn được cách ô-xi trong bể nhưng tôm yếu dần và chỉ vài
giờ sau giá đã giảm 10 đến 15%. Đến khi chợ gần tan, giá tôm lại thấp nữa và nhiều tôm chết với
giá rẻ mạc.
Xét góc độ thương mại, các công ty nuôi trồng chế biến tôm ở Việt Nam vẫn chưa mặn mà
với thị trường trong nước nên họ mở rất ít điểm tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu
thì lập hiệp hội nhưng tiêu thụ trong nước thì mạnh ai nấy làm và chủ yếu sản phẩm đã qua chế
biến. Tiêu thụ tôm tươi sông phần lớn từ nông trại và nhờ thương lái.
2.2. Sự tác động của đất nước trong nền kinh tế phát triển thị trường tôm:
2.2.1. Tác động của yếu tố xã hội:
Thị trường xuất khẩu tôm
Chú trọng nhiều hơn tới tính bền vững và nguồn cung có trách nhiệm: Ngành nuôi tôm, nhất

là tại châu Á, đã bị truyền thông một số nước EU như Đức và Hà Lan bôi xấu và chỉ trích về tác
động tiêu cực đến cộng đồng và môi trường. Do đó, ngày càng nhiều nhà nhập khẩu châu Âu tìm
kiếm những nhà cung cấp tôm có thể chứng minh được tính bền vững và trách nhiệm của sản
phẩm thông qua các chứng nhận.
Thực phẩm tiện lợi: Do hạn chế về thời gian và nhiều khách hàng không biết cách chế biến
tôm, nhu cầu với các sản phẩm tôm ăn liền, chế biến sẵn và giá trị gia tăng ngày càng lớn. Hiện
chỉ có các hoạt động giá trị gia tăng đơn giản như lột vỏ và chia phần được gia công. Tuy nhiên,
do áp lực giá, sẽ có thêm nhiều hoạt động gia tăng giá trị phức tạp như gia công tôm tẩm ướp tại
các nước đang phát triển, mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất các sản phẩm tôm GTGT chất
lượng như tôm xiên que hay tôm tẩm ướt.
2.2.2. Tác động của các yếu tố công nghệ:
An toàn thực phẩm và tính minh bạch: ATTP và tính minh bạch ngày càng được chú trọng
khắp Châu Âu. Các yêu cầu thị trường càng trở nên chặt chẽ hơn do có những bất cập trước đây
về chất lượng sản phẩm tôm cũng như rủi ro tài chính và uy tín của các nhà nhập khẩu Châu Âu.
Các tiêu chuẩn chất lượng riêng và minh bạch chuỗi cung ứng ngày càng được áp dụng phổ biến
như một yêu cầu tiếp cận thụ trường nhầm đảm bảo các sản phẩm tôm an toàn cho người tiêu
dùng EU.
Các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng: Do mỗi nước EU có yêu cầu sản phẩm khác
nhau nên các nhà xuất khẩu tôm muốn cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng cần
liên kết chặt chẽ với các nhà nhập khẩu EU. Do đó, các nhà cung cấp phải có khả năng định
hướng đặc tính sản phẩm xuyên suốt toàn bộ quy trình sản xuất từ nuôi đến chế biến nhằm đáp
ứng nhu cầu về kích cỡ các loại phụ liệu, chế biến và đóng gói.
2.2.3. Tác động của các yếu tố kinh tế:
Thị trường xuất khẩu tôm
Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tăng nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị thấp: giá trị tiêu thụ
và nhập khẩu thủy sản nhiều khả năng sẽ giảm trong thời gian tới do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, đặc biệt là tại Nam Âu. Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản vẫn
sẽ duy trì ổn định. Người tiêu dùng Châu Âu có xu hướng mua các sản phẩm tôm giá rẻ. Do đó,
nhu cầu đối với tôm chân trắng sẽ tăng và tôm sú sẽ giảm. Giao dịch thương mại với Nam Âu
thông qua Tây Bắc Âu sẽ ngày càng tăng do thương nhân ở đây có tiềm lực về tài chính mạnh

hơn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. Hiện tại, cơ hội sẽ đến với những nhà xuất khẩu có
thể cung cấp các sản phẩm có giá trị thấp.
Khủng hoảng tôm toàn cầu ảnh hưởng tới nhu cầu của EU: Dịch bệnh EMS bùng phát toàn
cầu đã đẩy giá tôm trên thị trường quốc tế đạt mức kỷ lục. Nhằm hạn chế ảnh hưởng lên giá tiêu
dùng, nhà cung cấp đã bắt đầu thu mua tôm cỡ nhỏ hơn và áp dụng tỷ lệ mạ băng và hàm lượng
nước cao hơn. Tuy nhiên, do vẫn thiếu hụt nguồn cung, giá tôm tăng dần và theo dự đoán nhu
cầu sẽ giảm. Tăng giá trong thời gian trước mắt không gây ảnh hưởng lâu dài đến nhu cầu, tuy
nhiên nếu giá vẫn duy trì ở mức cao, nhiều khả năng các siêu thị sẽ thay thế tôm bằng các sản
phẩm khác. Khi đó, tôm sẽ không dễ dàng lấy lại được vị thế khi giá giảm, gây ảnh hưởng đến
các nguồn cung tôm cho thị trường EU.
Tăng trưởng tiêu thụ tôm tạ Đông Âu: Đông Âu đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế
nhanh và được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phát triển trong thời gian tới. Người tiêu dùng tại Đông Âu
dễ tiếp nhận sản phẩm tôm hơn các khu vực EU khác. Tuy nhiên, theo dự đoán thị trường tôm tại
Đông Âu sẽ duy trì ở quy mô nhỏ trong thời gian tới. Mặc dù thị trường sẽ tăng trưởng đáng kể
trong tương lai lâu dài. Phương thức thâm nhập tốt nhất là thông qua các nhà nhập khẩu tại Tây
Âu đang muốn mở rộng kinh doanh.
Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữ các nhà nhập khẩu nhom nước BRIC: Do khủng hoảng
nguồn cung hiện tại, các nhà nhập khẩu EU đang phải đối mặt với cạnh tranh gây gắt nhất là từ
Trung Quốc. Tuy nhiên về lâu dài khi mức gia trở lại bình thường khách hàng EU cũng phải đối
mặt với cạnh tranh từ các nước BRIC (Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, braxin) rồi đang đưa ra các
mức giá tăng bằng hoạc cao hơn trong khi yêu cầu về sản phẩm ít nghiêm ngặt hơn. Do đó khách
hàng EU có thể phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn nhiều và phải mua nguyên liệu với giá
cao hơn. Trừ khi cầu tăng nhanh hơn cung thì việc kinh doanh của các nhà xuất khẩu sẽ có lợi
hơn.
2.2.4. Tác động của các yếu tố môi trường:
Nhận thức của người tiêu dùng Eu về sản xuất thủy sản bền vững: giới truyền thông đang tập
trung vào những tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm. Do đó, những vấn đề như khôi phục rừng
ngập mặt, hỗ trợ cộng đồng vào quản lý nguồn nước thải đang được quan tâm một cách rộng rãi
và sẽ ngày càng được chú trọng do các nhà bán lẻ và bán buôn đang chịu áp lực từ các tổ chức
phi chính phủ trong việc đảm bảo rằng tôm họ cung cấp được nuôi bền vững. Nếu chứng minh

được tôm bán ra không tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên thì giá trị sản phẩm sẽ tăng và
sẽ được ưa chuộng hơn tại EU. Chứng nhận trên thị trường chính thống.
Thị trường xuất khẩu tôm
Chứng nhận trên thị trường ngách: Nhiều thị trường ngách tại EU yêu cầu có các chứng nhận
cụ thể để có thể tiếp tận thị trường. Những chứng nhận này hầu hết đều liên quan đến thương
mại công bằng hoặc sản xuất hữu cơ. Các thị trường ngách được kỳ vọng sẽ mở rộng song song
với nhận thức ngày càng cao của tiêu thụ EU liên quan đến việc họ ăn gì và thức ăn được chế
biến như thế nào. Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ là tôm được sản xuất tại các hệ thống
quản canh hoặc thâm canh chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên và không có phụ gia.
2.2.5. Tác động các yếu tố chính trị:
Kiểm tra hải quan 20% số lô hàng tôm: Các cơ quan y tế Châu Âu tiếp tục áp dụng các chính
sách nghiêm ngặt với viếc nhập khẩu tôm nhiệt đới. Nhiều nước, như Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a,
đang phải đối mặt với quy trịnh kiểm tra 20% số lô hàng tại cửa khẩu sao việc phát hiện ra các lô
tôm nhiễm độc. Do nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng hóa chất và thuốc chữa bệnh
trong sản xuất tôm ngày càng tăng, nên sẽ áp dụng các quy định nghiêm ngặt vào việc xử phạt
nếu tình hình không khả quan hơn. Do đó, các nhà doanh nghiệp trong cùng hiệp hội các nhà
xuất khẩu trong nước cần hợp tác với nhau và với Chính phủ nhằm đảm bảo tuân thủ các quy
định trong ngành tôm.
(Nguồn:
CHƯƠNG 3:
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÔM
3.1. Tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2014:
3.1.1. Tình hình x uất khẩu chung :
Xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng liên tục hàng năm. Tính trung bình trong đầu những
năm 2000, sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu hằng năm đạt khoảng 150.000 tấn, trị giá gần 1tỷ
USD.
Tôm của Việt Nam đã có mặt trên 70 thị trường ở khắp các châu lục trên thế giới.
Có hơn 50 mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu, được chế biến dưới nhiều dạng sản phẩm khác
nhau như tươi sống, đông lạnh, các sản phẩm chế biến sẵn, chế biến ăn liền, các sản phẩm phối
chế, các sản phẩm khô, đóng hộp, làm lên mem chua

Các nhà máy chế biến tôm ở Việt Nam hiện nay phần lớn đều có hệ thống trang thiết bị hiện
đại và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới với các tiêu chuẩn chất lượng được ứng
dụng theo quốc tế như Chương trình chất lượng (QMS) theo HACCP, ISO 9001-2000, SSOP,
GMP. Các hệ thống dây chuyền IQF tự động hiện đại có khả năng sản xuất các mặt hàng giá trị
cao.
Thị trường xuất khẩu tôm
Các loài tôm biển được chế biến xuất khẩu chủ yếu : tôm sú, tôm bạc (tôm he chân trắng),
tôm sắt, tôm thẻ, tôm chì.
Dạng sản phẩm: Đông lạnh nguyên con, sơ chế đông lạnh, chế biến sẵn (bao gồm hàng giá trị
gia tăng và các sản phẩm phối chế), đồ hộp và đồ khô.
Nguồn: Vasep, MBKE.
Theo biểu đồ Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam thì trong những năm gần đây, tình trạng xuất
khẩu tôm ở Việt Nam ngày càng tăng cao, nhất là trong năm 2014 giá trị xuất khẩu tôm lên đến
1.201 triệu USD ở quý 4, so với năm 2013 cao nhất cũng chỉ ở mức 991 triệu USD. Như vậy,
Việt Nam đang càng ngày càng phát triển việc xuất khẩu thuỷ sản nói chung và xuất khẩu tôm
nói riêng.
3.1.2. Tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam từ 2009 đến 2014:
a. Năm 2009, tôm sú: Tiền hung hậu kiết:
Mấy năm nay người nuôi tôm khốn đốn không chỉ vì dịch bệnh, thời tiết thất thường làm tôm
chết hàng loạt mà còn vì đầu ra ngày càng khó khăn. Có năm doanh nghiệp chế biến phải tồn
kho khoảng 40.000 tấn tôm sú đông lạnh, không thể bán được vì thị trường thế giới có xu hướng
Thị trường xuất khẩu tôm
chuyển sang sử dụng tôm thẻ chân trắng. Có lúc tôm thẻ chân trắng chiếm 80% thị phần tôm
đông lạnh, đẩy con tôm sú vào thế cực kỳ khó khăn.
6 tháng đầu năm 2009, giá tôm sú rớt xuống mức thấp nhất trong 10 năm do tác động của suy
thoái kinh tế toàn cầu. Diện tích ao nuôi bỏ trống khoảng 30%, cộng thêm tình trạng tôm chết do
bệnh càng khiến cho sản lượng toàn vùng sụt giảm.
Giữa năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, càng về
cuối năm đơn đặt hàng càng nhiều để phục vụ cho dịp lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch khiến cho
nguồn tôm nguyên liệu càng khan hiếm. Giá tôm sú nguyên liệu đã tăng trở lại, bình quân 20.000

- 30.000 đồng/kg so với tháng 6 (loại 20 con/kg gần 150.000 đồng/kg, 30 con/kg - 110.000
đồng/kg).
Đến cuối tháng 12-2009, tại Cà Mau, tôm sú loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg, loại 40
con/kg giá 108.000 đồng/kg. Đây là thời điểm giá tôm sú nguyên liệu cao nhất trong năm (tăng
khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái) và người nuôi tôm sú cảm thấy dễ thở hơn khi cuối năm
không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Khoảng 80% hộ nuôi đều có lãi (hoặc hòa vốn) bình quân
50 - 60 triệu đồng/ha/hộ. Cá biệt có nhiều hộ thu lợi lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, 8
tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tôm sụt giảm, tạo cơ hội cho con cá tra vượt lên,
nhưng gần đây xuất khẩu tôm lại tiếp tục vị trí số 1 của ngành thủy sản xuất khẩu.
Nhưng với doanh nghiệp chế biến, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu đang khá phổ biến ở các
nhà máy chế biến. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều
hoạt động chưa đến 50% công suất do thiếu nguồn nguyên liệu.
Trong khi đó, dù thị trường tôm sú có dấu hiệu phục hồi, nhưng không vì thế mà người nuôi
tôm hoàn toàn vui mừng, khi mà kết cấu hạ tầng của nghề nuôi tôm vẫn còn lạc hậu (hệ thống
thủy lợi yếu kém, môi trường ô nhiễm, chất lượng con giống chưa được cải thiện hay kiểm dịch
tốt)… Đó là chưa nói đến biến đổi khí hậu mà nhiều nước đang đề cập sẽ tác động như thế nào
đối với vùng ĐBSCL, đó vẫn còn là thách thức cho vùng nuôi tôm sú ở ĐBSCL trong năm 2010.
(Nguồn: />Giá tôm hùm bóc vỏ, trừ đuôi chế biến của Thái Lan và Việt Nam năm 2009 và 5 tháng đầu
năm 2010 (USD/pounds).
Thị trường xuất khẩu tôm
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ.
Vào đầu năm 2009, việc xuất khẩu tôm ở Việt Nam sang Mỹ khá ổn định nhưng từ tháng 3
trở đi thị trường xuất khẩu tôm đã giảm mạnh do tác động của suy thoái toàn cầu, thấp nhất là
vào tháng 9 rồi sau đó đã tăng dần đều sang năm 2010. Do ảnh hưởng của sự cố tràn dầu của dàn
khoan dầu Deepwater Horizon trên vịnh Mexico tới tôm đã khiến Mỹ nhập khẩu tôm mạnh mẽ
từ 2 nước Việt Nam và Thái Lam trong 5 tháng đầu năm 2010.
(Nguồn: />huong-loi.htm)
b. Năm 2010, năm của “tôm”:
“Giá cao, người nuôi lãi lớn”
Do nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu (NK) tăng cao, cộng với sự cố tràn dầu ở vịnh

Mexico nên giá tôm sú năm 2010 luôn ổn định ở mức cao. Theo số liệu thống kê của các sở nông
nghiệp và PTNT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ đầu năm 2010, giá tôm sú cỡ
20 con/kg đã đứng ở mức 180.000 đồng/kg, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2009, cỡ 30 con/kg
giá 130.000 -135.000 đồng/kg (tăng 65%), cỡ 40 con/kg trên 100.000 đồng/kg, tăng 48%. Đến
đầu quý III /2010, ĐBSCL vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi thâm canh nhưng giá tôm vẫn cao
ngất ngưởng. Theo đó, tôm sú cỡ 30 con/kg có giá 140.000 đồng/kg. Người nuôi sau một thời
gian “bầm dập” vì dịch bệnh, tôm rớt giá, nay đã nở mày nở mặt.
Kể từ đầu tháng 10 đến nay, do hầu hết các ao nuôi tôm đều đã thu hoạch nên giá tôm sú
nguyên liệu tăng liên tục, nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT
Tiền Giang, hiện giá tôm sú nguyên liệu dao động ở mức 210.000- 220.000 đồng/kg đối với tôm
cỡ 20 con/kg, 170.000-175.000 đồng/kg tôm cỡ 30 con/kg và 130.000 đồng/kg tôm cỡ 40 con/kg
(tăng từ 11 - 36% so với cùng kỳ năm 2009), cũng là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay. Riêng
tôm thẻ chân trắng, giá dao động từ 58.000-74.000 đồng/kg.
Thị trường xuất khẩu tôm
Theo hạch toán của nông dân tỉnh Tiền Giang, chi phí đầu vào cho nuôi tôm trung bình
khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg đối với tôm sú và 40.000-45.000 đồng/kg đối với tôm thẻ nên
với mức giá như hiện nay, người nuôi tôm lãi khoảng 120.000-140.000 đồng/kg đối với tôm sú
và 20.000- 30.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng.
Các chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định, mặc dù giá thức ăn thủy sản tăng cao, làm tăng
chi phí nuôi nhưng với lợi thế giá tôm luôn ở mức cao nên trên 90% số hộ nuôi tôm có lãi. Riêng
tại Tiền Giang, theo khảo sát của Chi cục Thủy sản tỉnh, 100% số hộ nuôi tôm đều có lãi.
Hiện mặt hàng tôm đã vượt lên chiếm 40,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,
cũng là mặt hàng đứng đầu trong nhóm thủy sản. Từ đầu năm đến nay, mức tăng giá trị xuất
khẩu (XK) tôm cao gấp rưỡi mức tăng sản lượng. Theo dõi diễn biến vài năm gần đây thấy, XK
tôm năm 2010 có tốc độ tăng tháng sau cao hơn tháng trước khoảng 23%, thị trường tiêu thụ đã
vươn tới 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường chủ lực là Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu
Âu (EU) đều tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Năm 2010, kim ngạch XK tôm ước đạt trên
2 tỷ USD.
(Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) thông báo kim ngạch xuất khẩu tháng

9 và 9 tháng đầu năm 2010.
Riêng tháng 9, MPC xuất khẩu được 2.360 tấn tôm tương đương trị giá 26,47 triệu USD. So
với cùng kỳ năm 2009, sản lượng tôm tháng 9 tăng 19,46% và kim ngạch tăng 42,56%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2010, MPC xuất khẩu được 19.991 tấn tôm và đạt giá trị kim ngạch
157,57 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2010 tăng 36,53% và giá trị xuất
khẩu tăng 43,89% so với cùng kỳ năm 2009.
Thị trường xuất khẩu tôm
Biểu đồ biến động Khối lượng và Kim ngạch xuất khẩu tôm của MPC 9 tháng qua.
Nguồn: />tang-44-so-voi-cung-ky-20101011034731531.chn.

c. Xuất khẩu tôm năm 2011:
Năm 2011, mặt hàng tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm thủy sản XK chủ
lực của ViệtNam, chiếm 39,8%. Mặc dù nguồn nguyên liệu tôm sú thiếu hụt nghiêm trọng do
dịch bệnh ở khu vực ĐBSCL, nhưng lại được bù đắp bằng nguồn cung cấp tôm chân trắng và
một phần đáng kể nguồn tôm NK từ các nước, nên XK tôm vẫn duy trì tăng trưởng khả quan
gần 14% so với năm trước. XK tôm sú giảm 0,6% trong khi XK tôm chân trắng tăng
gần 70% về giá trị so với năm 2010.
Những bất cập về con giống và dịch bệnh khiến cho sản lượng tôm sú giảm, giá nguyên liệu
tăng (tôm sú cỡ 35- 40 con/kg tại Cà Mau, Sóc Trăng luôn đứng ở mức 200.000 đ/kg). Năm
2011, tôm chân trắng có sự biến động tích cực rõ rệt, do nhu cầu của thị trường thế giới tập trung
vào loài tôm này vì cỡ nhỏ, giá rẻ, trong khi loài tôm này có khả năng kháng bệnh cao, nguồn
cung ổn định hơn tôm sú. Nhiều DN chế biến XK đã chuyển hướng từ tôm sú sang tôm chân
trắng hoặc kết hợp cả 2 loài này để chủ động nguồn cung, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa thị
trường. Động thái này khiến giá tôm chân trắng tăng mạnh trong năm 2011 và liên tục biến động.
Đến tháng 12, giá tôm chân trắng cỡ 100 con/kg tại Phú Yên lên tới 105.9000 đồng/kg, tăng
25.000 đồng (30%) so với đầu năm. Tại Cà Mau, giá tôm cùng cỡ cũng lên tới mức 100.000
đồng/kg, tăng 20.000 đồng (25%) so với đầu năm.
Tổng giá trị XK tôm của Việt Nam cả năm đạt 2,396 tỷ USD, vượt qua mốc 2 tỷ cả năm
2010. Trong đó, XK tôm sú đạt trên 1,43 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng giá trị, XK tôm chân
trắng đạt 704 triệu USD, chiếm 29,3% tỷ trọng, 12% còn lại là tôm các loại khác.

Năm 2011, tôm Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khác ngoài 3 thị trường
trọng điểm truyền thống là Mỹ, Nhật Bản và EU. Năm 2010, giá trị XK tôm sang 3 thị trường
này chiếm trên 71% tổng giá trị XK tôm cả nước. Sang năm 2011, tỷ trọng này giảm xuống còn
66%. Trong khi đó, XK sang một số thị trường khác như Hàn Quốc, ASEAN và đặc biệt là sang
Thị trường xuất khẩu tôm
Nga tăng mạnh. XK tôm sang Nga tăng 124% so với năm 2010, sang Hàn Quốc tăng 23%, sang
ASEAN tăng 54,7%.
Giá trung bình tôm XK hàng tháng của Việt Nam năm nay đạt 9,2 – 9,9 USD/kg, cao hơn
khoảng 12-18%, có thời điểm cao hơn 28% so với năm trước. Hầu hết các loại tôm XK đều có
giá tăng. Mặt hàng tôm sú và tôm chân trắng thuộc mã HS03 có mức tăng chậm hơn những mặt
hàng đã chế biến (HS16).
Tôm sú vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu XK tôm của Việt Nam trong năm 2011. Tuy
nhiên, tỷ trọng về khối lượng và giá trị đang giảm dần, đặc biệt là mặt hàng tôm sú
sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 030613). Tỷ trọng của tôm chân trắng trong tổng XK tôm đã lên
tới 29%, so với 26% năm 2010. Tỷ trọng nhóm hàng XK tôm đã qua chế biến (mã HS 160520)
đang có xu hướng tăng. Năm 2010, giá trị XK tôm sống/tươi/đông lạnh chiếm gần 76% tổng giá
trị XK nhưng sang đến năm 2011 chỉ còn chiếm 70%. Trong khi đó, giá trị XK tôm chế biến tăng
từ 23% năm 2010 lên 28% năm 2011.
(Nguồn: Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam)
d. Giá tôm nguyên liệu biến động thất thường trong năm 2012:
Năm 2012, giá tôm nguyên liệu biến động thất thường, đặc biệt là trong quý II, có thời điểm
giá giảm tới 50%. Tháng 1/2012, tôm sú nguyên liệu cỡ 30/40 con/kg tại Cà Mau có giá bán
khoảng 155.000-195.000 đồng/kg, đến tháng 6/2012, giá giảm còn 120.000-130.000 đồng/kg.
Nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới giảm cộng với tín dụng bị thắt chặt khiến nhu
cầu thu mua tôm nguyên liệu cho chế biến giảm, dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh. Tuy
nhiên, quý III/2012, giá tôm nguyên liệu lại có xu hướng nhích dần lên do nhu cầu thu mua tôm
nguyên liệu từ các nhà chế biến tăng lên nhằm đáp ứng nhiều đơn hàng phục vụ cuối năm ở các
thị trường nhập khẩu lớn.
Số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm giảm mạnh: Tính đến tháng 10/2012, số doanh
nghiệp xuất khẩu tôm chỉ còn khoảng 70 doanh nghiệp. Dịch bệnh, thiếu vốn và nhu cầu từ thị

trường thế giới sụt giảm đang là những yếu tố căn bản khiến nhiều doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu tôm phải ngừng tham gia xuất khẩu.
(Nguồn: />nganh-tom-nam-2012/)
e. Giá tôm xuất khẩu tăng trong năm 2013:
Tính đến hết tháng 11/2013, XK tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD và ước tính cả năm
2013 sẽ cán đích trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012. Dự báo năm 2014, XK tôm có
thể vẫn duy trì kết quả đạt 3 tỷ USD nếu các vấn đề về con giống, hóa chất kháng sinh được
quan tâm và sớm có giải pháp, bởi nguồn cung tôm thế giới có thể sẽ hồi phục do kiểm soát
EMS tốt hơn và thị trường NK sẽ lại quan tâm đến kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nhất là
hóa chất, kháng sinh.
Chiều 3/1/2014, tại khách sạn Sheraton, t.p Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Hội nghị Tổng kết xuất khẩu tôm năm 2013. Hội nghị sẽ
Thị trường xuất khẩu tôm
đánh giá kết quả XK tôm năm 2013, qua đó đặt ra những vấn đề của năm 2014: xu hướng sản
xuất tôm nguyên liệu, thị trường NK, những thách thức về chất lượng, thị trường và những giải
pháp khắc phục
Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh EMS, giá tôm trên thị trường thế giới
tăng mạnh, nhu cầu NK tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được
kết quả trên 3 tỷ USD XK tôm.
11 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 107% so với
cùng kỳ năm 2012 và chiếm 50% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,2 tỷ USD,
chiếm 43,6%, chỉ tăng gần 6%. Giá tôm nguyên liệu tăng cao do sản lượng tôm trong nước cũng
như trên thế giới giảm mạnh đã khuyến khích người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi tôm, đặc biệt là
tôm chân trắng.
Tổng diện tích nuôi tôm năm 2013 tăng 1,6% so với năm ngoái ước đạt 666 nghìn ha, tuy
nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 42.000 ha ha lên 66.000 ha, sản
lượng tăng từ 186.000 tấn lên 273.000 tấn. Tổng sản lượng tôm năm 2013 ước đạt 541.000 tấn,
trong đó sản lượng tôm sú đạt 268.000 tấn, giảm 34.000 tấn so với năm 2012.
Năm 2014, EMS sẽ được kiểm soát tốt hơn tại các nước chịu ảnh hưởng nặng nhất như Trung
Quốc, Thái Lan và Mexico. Nhờ đó, sản lượng tôm của các nước này sẽ được cải thiện. Nếu dịch

bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là 3 nước cung cấp
tôm lớn nhất cho thị trường thế giới bởi Trung Quốc đang chuyển dần sang trở thành nước NK
ròng tôm do nhu cầu trong nước gia tăng.
Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự thắt chặt kiểm tra chất lượng từ
các thị trường NK, do đó cần sớm kiểm soát chất lượng con giống, hóa chất, kháng sinh, đặc biệt
là tình trạng bơm agar vào tôm nguyên liệu đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và uy tín của
sản phẩm tôm Việt Nam.
(Nguồn: />2013.htm)
Cơ hội của ngành tôm Việt Nam năm 2013:
Sản lượng tôm Thái Lan, nước chi phối nguồn cung tôm thế giới, giảm mạnh do ảnh hưởng
của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế. Theo dự báo của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái
Lan, sản lượng tôm của nước này trong năm 2013 dự kiến giảm 50% so với 550.000 tấn năm
2012.
Giá tôm trên thị trường thế giới đang tăng nhanh. Giá tôm tại Mỹ, Nhật Bản và EU có xu
hướng tăng.
- Trên thị trường Mỹ, giá tôm sú 6 tháng đầu năm 2013 tăng thêm 2,26 USD/kg từ 6,40
USD/pao lên 7,53 USD/pao. Giá tôm chân trắng cũng tăng 2,86 USD/kg từ 4,10 USD/pao
lên 5,53 USD/pao.
- Trên thị trường Nhật Bản, tôm sú HLSO Việt Nam cỡ 16/20 cuối tháng 6/2013 tăng thêm
5,5 USD/kg so với tháng 1/2013, từ 10,72 USD/kg lên 16,23 USD/kg. Tôm sú HLSO cỡ
16/20 từ Ấn Độ cũng tăng thêm gần 5 USD/kg, từ 11,03 USD/kg lên 15,95 USD/kg.
Tôm Indonesia tăng 3 USD/kg. Giá tôm chân trắng của Indonesia trên thị trường này
Thị trường xuất khẩu tôm
trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng đáng kể. Tôm HLSO cỡ 16/20 tăng 1,8 USD/kg, từ
11,32 USD/kg lên 13,1 USD/kg.
- Trên thị trường EU, giá tôm chân trắng HOSO tăng 7% trong 6 tháng đầu năm 2013, từ
9,41 USD/kg tôm cỡ 31/40 lên 10,05 USD/kg. Giá tôm sú HLSO tăng 16% từ 8,60
USD/kg tôm cỡ 16/20 lên 10 USD/kg.
Giá tôm nguyên liệu đang tăng trở lại phần nào khuyến khích người nuôi tôm thả nuôi trở lại,
giúp giảm bớt căng thẳng về nguồn nguyên liệu cho chế biến trong nước. Tôm sú nguyên liệu cỡ

30 con/kg có giá bán 180.000 đồng/kg tăng 20% so với đầu năm. Tôm chân trắng cỡ 100 con/kg
có giá bán 102.000 đồng/kg, tăng 8,5%.
Dịch bệnh có chiều hướng giảm, EMS được kiểm soát tốt hơn.
- Theo báo cáo của một số địa phương về tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm 2013, tôm
nhiễm bệnh hoại tử gan tụy đã giảm đáng kể so với năm 2011 & 2012. Nhiều hộ nuôi
tôm đã kiểm soát tốt đối với hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi.
- Thống kê của Tổng Cục Thuỷ sản cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi tôm
bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, giảm 35% so với cùng kỳ 2012.
(Nguồn: />xuat-khau-tom-Viet-Nam.htm)
f. Năm 2014, năm bội thu của con tôm Việt Nam:
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản vẫn đạt tổng sản lượng 6,3
triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 7,92 tỷ USD, vượt 11,6% so với kế hoạch.
Trong lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam, thủy sản được xem là thế mạnh và là mặt hàng chủ lực.
Theo số liệu của tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2014 đạt
7,2 tỷ USD, tăng 19,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo Công an Tp.HCM, mặc dù phải
đối mặt với nhiều khó khăn nhưng năm 2014 ngành thủy sản vẫn đạt tổng sản lượng 6,3 triệu
tấn, giá trị xuất khẩu đạt 7,92 tỷ USD, vượt 11,6% so với kế hoạch.
Tính đến tháng tháng 7 năm 2014, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam,
chiếm 23% tỷ trọng. Các thị trường quan trọng tiếp theo là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hàn
Quốc, Asean, Trung Quốc.
Ngành tôm: Bật cao tanh tách
Mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gồm nhiều loại như tôm, cá tra, cá ngừ, mực,
bạch tuộc,… tuy nhiên tôm và cá tra là hai mặt hàng chủ lực. Theo Hiệp hội thủy sản Việt Nam,
tính trong 8 tháng đầu năm 2014, mặt hàng tôm đóng góp 50,1% vào tổng giá trị xuất khẩu,
cá tra đóng góp 21,6%. Đây là ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản
Việt Nam.
Chỉ trong 3 năm, giá trị xuất khẩu tôm gần tăng gấp đôi khi quý 2 năm 2011 đạt 572 triệu
USD thì tới quý 2 năm 2014 đã đạt tới 993 triệu USD. Cũng xét tại 2 mốc thời gian này, giá trị
xuất khẩu cá tra đạt lần lượt 452 và 391 triệu USD, mặt hàng này hầu như ổn định trong 3 năm.
Theo công ty chứng khoán MBKE, sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian vừa qua là nhờ

với sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm. Hai lý do chính khiến mặt hàng này tăng trưởng
Thị trường xuất khẩu tôm
đáng kể là nhờ hưởng lợi từ nguồn cung lớn trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc bị giảm
mạnh do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) và nhu cầu tôm tăng mạnh tại thị trường Mỹ.
Theo báo cáo phân tích từ Rabobank, nhập khẩu tôm từ Mỹ cũng như EU tăng do giá thịt bò
tại hai thị trường này tăng cao khi nguồn cung giảm khoảng 7%. Thống kê của Bộ nông nghiệp
Mỹ cho thấy 10 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ tăng 57% về giá trị và
33% về khối lượng, là nước có tốc độ tăng cao nhất trong 5 nhóm cung tôm lớn nhất vào
Mỹ. Cũng theo báo cáo của MBKE, nửa đầu năm nay, giá trung bình của tôm nhập khẩu vào Mỹ
đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, khiến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng được
hưởng lợi về giá trị.
(Nguồn: />viet-nam-20141230180722386.chn)
3.2. Sự phát triển của tôm trong nước và ngoài nước:
 Những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc nuôi tôm:
Thứ nhất, ảnh hưởng về vốn, vì một số hộ nuôi tôm đang thiếu vốn nuôi tiếp do tổn thất nuôi
từ trước, cũng vì thắt chặt tín dụng nên cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều thiếu vốn. Thứ hai,
bệnh trên tôm có thể vẫn là một khó khăn. Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm và những hiểu biết về
bệnh mà chúng ta đã có được cuối năm 2012, nếu các địa phương, hộ nuôi và doanh nghiệp thực
hiện nghiêm chỉ đạo thì sẽ phòng ngừa, kiểm soát được bệnh tốt hơn năm ngoái. Thứ ba, về rào
cản Ethoxyquin, không hy vọng Nhật Bản hay Hàn Quốc gỡ bỏ, cơ bản là nội lực chúng ta. Nếu
người nuôi và doanh nghiệp cùng làm đúng quy trình ngành chức năng hướng dẫn, trên cơ sở đã
có kinh nghiệm bước đầu, thì hoàn toàn có thể vượt qua.
Khó khăn vẫn còn nhiều, đồng thời thuận lợi không ít. Nếu chúng ta vượt qua rào cản
Ethoxyquin thì xuất khẩu tôm bớt khó hơn, sẽ thuận lợi mở rộng thị trường và bứt phá hơn. Về
rào cản Ethoxyquin, phải áp dụng các hướng dẫn cách nuôi, cách sử dụng thức ăn để vượt qua.
Người nuôi tôm đã có nhiều kinh nghiệm,, có khả năng thích nghi, biết phòng tránh và tìm được
cách sống chung với bệnh tật trên tôm chủ động hơn. Nếu được các cơ quan chức năng trang bị
thêm kiến thức, khi có dịch bệnh sẽ ứng phó kịp thời. Về vốn, thời gian qua Thủ tướng đã đồng ý
Thị trường xuất khẩu tôm
đưa tôm vào thực hiện chính sách vốn như với cá tra. Tất nhiên, để hiện thực hóa, ngân hàng

phải chủ động sao cho chủ trương đó đi gần đến khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên, những khó
khăn hiện nay, như Mỹ kiện “tôm Việt Nam bán phá giá”, có thể gây cản trở doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến xuất khẩu. Hơn nữa, giá tôm xuất khẩu của ta còn cao, cao hơn 2 - 4 USD/kg so với
Indonesia, Ấn Độ; vật tư đầu vào cũng cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm; và cũng không
ngoại trừ lý do kinh tế thế giới tiếp tục xấu, sức mua xuống.
a. Thuận lợi:
• Thuận lợi về nuôi trồng:
Khí hậu thuận lợi: nhiệt đới gió mùa.
Chính sách đầu tư của Đảng.
Dân có kinh nghiệm.
Tiếp thu kĩ thuật công nghệ mới.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn: năm 2010, các tỉnh ĐBSCL sẽ đưa diện tích nuôi
thủy sản lên 930.000 ha mặt nước, tăng 100.000 ha so với năm 2009, đặc biệt là bán đảo Cà
Mau.
Diện tích nuôi tôm sú trong nước xấp xỉ nửa triệu héc ta, năm 2009 đạt sản lượng 290.000
tấn.
Con tôm sú đóng góp 40 - 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, khoảng 1
tỉ USD.
• Thuận lợi về khai thác:
Vùng đặc quyền kinh tế rộng: khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc
quyền kinh tế.
Biển ấm quanh năm, không đóng băng.
Nhiều bãi tôm, nhiều vũng, vịnh.
750 km chiều dài bờ biển.
Dân có kinh nghiệm, chính sách đầu tư của nhà nước.
Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng tốt.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
• Thuận lợi về kinh tế:
Vốn đầu tư thấp, thời gian sản xuất nhanh, mau thu hồi vốn.

Thị trường xuất khẩu tôm
Mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả nhất là nuôi công nghiệp với năng suất bình quân 5,35 tấn/ha,
kế đó là mô hình nuôi bán công nghiệp đạt 1,58 tấn/ha, nuôi tôm trên ruộng (muối, lúa) đạt
khoảng 930kg/ha và nuôi quảng canh cải tiến chỉ đạt 200kg/ha. Với giá bán bình quân khoảng
66.000 đồng/kg (loại 50 con), tổng giá trị sản lượng tôm sú trên địa bàn đạt hơn 360 tỉ đồng. Lợi
nhuận ròng của con tôm sú lên tới 117 tỉ đồng. Bình quân nông dân đạt mức lãi khoảng 25 triệu
đồng/ha, riêng mô hình nuôi công nghiệp có mức lãi lên tới 160 triệu đồng/ha.
Được biết tổng diện tích nuôi tôm sú vào khoảng 4.650 ha, trong đó mô hình nuôi công
nghiệp chỉ chiếm khoảng 12% diện tích, chủ yếu tập trung tại bốn xã Bình Khánh, An Thới
Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn.
Theo thống kê mới nhất của FAO về xuất khẩu tôm sú trên thế giới, số liệu năm 2006, Việt
Nam tiếp tục 4 năm liền đứng thứ 1 về giá trị xuất khẩu, đạt 1,25 tỷ USD, với 131.615 tấn, sau
Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia.
• Thuận lợi về giá trị xã hội:
Cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho người tiêu dùng.
Cải thiện đời sống người nông dân, tăng thêm nguồn thu nhập, giúp người dân nhanh chóng
làm giàu trong 1 thời gian ngắn.
Mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, góp phần phát triển xã hội,
tạo việc làm cho người lao động.
Thị trường xuất khẩu tôm
• Thuận lợi của Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu tôm cho các nước đang phát triển:
Điều kiện tự nhiên:
− Vị trí địa lí của Việt Nam là niềm mơ ước của rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Với
3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên trải qua 13 vĩ độ từ 823’ vĩ độ bắc đến
2129′ vĩ độ bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226000 km và
vùng biển đặc quyền kinh tế trên một triệu km rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
− Trên vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như: Cô Tô,
Cát Bà, Phú Quốc… là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời đã, đang
và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, chu chuyển
sản phẩm cho các đội tàu khai thác hải sản, đồng thời là nơi cư trú của tàu thuyền trong

mùa mưa bão.
− Ngoài ra nước ta còn có 660 nghìn ha vùng nước lợ, đây là môi trường giàu chất dinh
dưỡng cho thực vật thủy sinh Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he, tôm
nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cá trai, cá bớp, cua biển…
Diện tích nuôi tôm có xu hướng tăng mạnh:
− Theo Phạm Xuân Thuỷ (2006) năm 2005 diện tích và sản lượng tôm nước lợ trên cả
nước phân theo các vùng gồm: ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông
Nam Bộ và ĐBSCL được thống kê trong (Bảng 1). ĐBSCL có diện tích nuôi và sản
lượng tôm nước lợ cao nhất so với các vùng nuôi còn lại, trong đó Đông Nam Bộ và
ĐBSCL hai vùng nuôi thuộc Nam bộ.
− Diện tích tôm nuôi nước lợ cả nước năm 2005 là 604.479 ha (Bảng 2) so với năm 1999
tăng 394.031 ha (gấp 1,87 lần), mức tăng bình quân 31,2% /năm. Các tỉnh ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất là 535.145 ha (năm
2005) (chiếm 88,53% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước).
− Theo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê, sản lượng tôm nước lợ tại Nam Bộ các năm
từ 2007 -2009 đạt trên 300.000 tấn. Trong khi các năm từ 1995 – 1999 mới chỉ dưới
50.000 tấn (hình 1).
− Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, tính đến tháng 8-2008 tổng diện tích nuôi tôm
nước lợ của các tỉnh ven biển ĐBSCL là 539.607ha, chiếm 89,3% tổng diện tích cả
nước; trong đó, nuôi tôm sú là 538.800ha, tôm thẻ chân trắng 807ha. Diện tích nuôi
tôm sú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Cà Mau (257.000ha), Bạc Liêu (121.811ha) và
Kiên Giang (77.218ha)…ĐBSCL có 46.257ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh,
diện tích còn lại là nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến (Cà Mau và Bạc Liêu
tập trung nhiều nhất, 90%). Các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, diện tích nuôi tôm sú là
18.843ha và nuôi tôm chân trắng là 129ha.
− Sản lượng thu hoạch, tính riêng khu vực ĐBSCL là 160.566 tấn, chiếm 76,3% tổng sản
lượng thu của cả nước, chủ yếu là tôm sú. Các tỉnh có sản lượng tôm sú cao là Cà Mau
(68.500 tấn), Bạc Liêu (36.211 tấn), Kiên Giang (13.623 tấn)… Năng suất nuôi tôm sú
thâm canh trung bình 3-4 tấn/ha/vụ 4 tháng.
Thị trường xuất khẩu tôm

− Năm 2010, diện tích nuôi tôm sú trong vùng đạt hơn 560 nghìn ha, sản lượng hơn 293
nghìn tấn; trong đó, tỉnh Cà Mau có gần 247 nghìn ha, Bạc Liêu 117.364 ha, Kiên
Giang hơn 72 nghìn ha… Từ năm 2000 đến nay, các tỉnh đã chuyển hơn 300 nghìn ha
ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS; riêng năm 2006, chuyển gần 6.500 ha.
− Diện tích nuôi tôm sú năm 2010 giảm gần 16.000 ha so với năm 2009 do hệ thống tiêu
thoát nước thải chưa đáp ứng nhu cầu và chưa ngăn chặn được dịch bệnh.
− Tháng 8/2010, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đã đạt 222.480 tấn, trên khoảng 39%
diện tích. Như vậy, với 61% diện tích tôm chưa thu hoạch cùng với cùng với diện tích
nuôi thêm trong 4 tháng cuối năm, sản lượng tôm nước lợ nuôi năm nay có thể đạt tới
500.000 tấn.
− Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hướng đi trong tương
lai của đồng bằng ven biển Nam Bộ là phát triển nuôi tôm sú theo chiều sâu. Đến năm
2015, có 546.000 ha vào nuôi tôm sú, giảm 768 ha so với năm 2010 nhưng sản lượng
sẽ đạt 463.000 tấn, 80% sản lượng sẽ được xuất khẩu với giá trị hàng năm ít nhất là 1,5
tỉ USD.
− Hình thức nuôi phổ biến là quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh.
Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm khoảng 20% diện tích để
sản lượng nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 51% tổng sản lượng tôm, sản lượng
nuôi quảng canh cải tiến chiếm 35%, sản lượng tôm lúa, tôm rừng chiếm 14% tổng sản
lượng.
− Năng suất tôm nuôi quảng canh phấn đấu từ 0,35-0,45 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến
trên ruộng lúa (tôm lúa) đạt từ 0,4-0,5 tấn/ha, nuôi tôm rừng 0,15-0,20 tấn/ha, nuôi
thâm canh-bán thâm canh đạt trung bình 2,0-3,5 tấn/ha. Hiện tại năng suất tôm nuôi
trung bình của vùng đạt 0,7 tấn/ha/năm và phấn đấu đến năm 2015 đạt 0,85 tấn/ha.
− Đến hết tháng 8 năm 2013, ước diện tích nuôi tôm cả nước đạt 600.000 ha, trong đó
diện tích nuôi tôm sú là 570.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 25.200 ha. Sản lượng thu
hoạch tôm ước đạt 133.000 tấn, trong đó tôm sú là 93.000 tấn, tôm thẻ chân trắng là
40.000 tấn.
− Về mặt hàng tôm thẻ chân trắng, 7 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 51,5% so với cùng kỳ
năm 2012 (đạt 609 triệu USD) và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm

của Việt Nam, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Sản phẩm đã đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu:
− Bộ thủy sản đã ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn ngành về điêù kiện đảm bảo an toàn
vệ sinh của tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua, cơ sở sản xuất nước đá, sơ chế thủy
sản, kho lạnh, cơ sở bán lẻ… Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm tương đương với tiêu chuẩn cuả các nước nhập khẩu. Công tác kiểm tra,
kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đã được chuyển đổi từ kiểm tra sản phẩm cuối
cùng sang quản lí và thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm theo hệ
thống xuyên suốt từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua và chế biến xuất khẩu.
− Bộ thủy sản đã ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn ngành về điêù kiện đảm bảo an toàn
vệ sinh của tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua, cơ sở sản xuất nước đá, sơ chế thủy

×