Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI TIỂU LUẬN đề tài môi trường của tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.21 KB, 10 trang )

Mai Nữ Trâm Anh 1











BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Môi trường của tổ chức

















Mai Nữ Trâm Anh 2



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA FORD
3
PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI FORD NHƯ THẾ NÀO?
6
2.1. Cơ sở lý luận 6
2.1.1. Khái niệm về môi trường 6
2.1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô 6
2.2. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới Ford như thế nào? 10
2.2.1. Môi trường kinh tế 10
2.2.2. Môi trường chính trị -pháp luật 12
2.2.3. Môi trường công nghệ 12
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VI MÔ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN FORD? 14
3.1. Cở sở lý luận 14
3.2. Môi trường vi mô tác động thế nào đến Ford? 16
3.2.1. Khách hàng 16
3.2.2. Đối thủ cạnh tranh 17
3.2.3. Thị trường lao động 18
PHẦN 4: FORD-TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI 19
PHẦN 5: KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22




Mai Nữ Trâm Anh 3
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đang thay đổi từng giây, từng phút. Quản trị đã làm thay đổi cách thức
nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh, sự gia tăng các tổ chức dịch
vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế?. Để thành công trong hôm nay các
nhà quản trị phải làm gì?. Phải có năng lực quản trị cần thiết nào để thích ứng
với yêu cầu của thời đại?. Mặc khác, những biến động thường xuyên của môi
trường làm xuất hiện những cơ hội và đe doạ đến công tác quản trị. Do vậy để
tồn tại và phát triển, nhà quản trị phải tìm cách hướng hoạt động của mình thích
ứng với điều kiện môi trường đó.
Hiểu được tầm quan trọng của môi trường bên ngoài, tôi đã làm bài tiểu luận này
với đề tài “Môi trường của tổ chức” cụ thể là môi trường vi mô và vĩ mô ảnh
hưởng thế nào đến tập đoàn Ford- tập đoàn với những chiếc xe hơi làm thay đổi
thế giới.
Nội dung của bài tiểu luận sẽ đề cập đến những vấn đề sau:
Phần 1: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Ford
Phần 2: Môi trường vĩ mô tác động tới Ford như thế nào?
Phần 3: Môi trường vi mô ảnh hưởng thế nào đến Ford?
Phần 4: Ford- tầm ảnh hưởng đối với thế giới.
Phần 5: Kết luận chung.
Đây là lần đầu tiên làm tiểu luận do vậy sẽ không thể tránh những hạn chế, thiếu
sót. Rất mong được sự góp ý của thầy (cô) và các bạn để bài tiểu luận hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4, năm 2010
Sinh viên thực hiện
Mai Nữ Trâm Anh










Mai Nữ Trâm Anh 4

PHẦN 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA FORD

Trong khoảng 100 năm nay, Ford đã bán được một lượng xe khổng lồ tại
Mỹ cũng như trên toàn thế giới và xứng đáng đứng trong nhóm Ba Ông Lớn của
ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước Mỹ gồm: General, Ford và Chrysle.
Henry Ford, người sáng lập ra công ty vào năm 1903, luôn ước ao có thể
làm ra chiếc xe cho công chúng và thực tế là ông đã làm được điều đó. Khởi đầu
với dòng xe A và sau đó là các dòng xe với những cái tên đặc thù trong bảng
chữ cái Alphabet. Có lẽ loại xe nổi tiếng nhất của Ford trong loạt xe này là dòng
xe loại T được sản xuất từ năm 1908 đến năm 1927. Loại xe này đã bán được
16,5 triệu chiếc trong suốt 20 nămđó và giá cả của chúng cũng rất hợp lý để
công nhân tại các nhà máy của Ford cũng có thể mua được. Ngay từ những năm
đầu tiên hãng đã sử dụng dây chuyền lắp ráp di động rất hiệu quả và sáng kiến
này cũng trở thành cơ sở cho toàn bộ quy trình sản xuất của hãng sau này.










Hình 1.1: Chiếc Ford Model T đầu tiên.
Ford quyết định phát triển sang thị trường xe sang qua việc mua lại công
ty ô tô Lincoln vào năm 1925. Vài năm sau đó, Ford mở rộng phát triển và lập
nên phân nhánh Mercury để sản xuất xe ô tô có mức giá trung bình. Vào cuối
thập kỷ 30, Ford giới thiệc chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, động cơ V8 giá
thấp và kết quả là hơn 25 triệu chiếc xe Zephyr đã được tiêu thụ.
Lịch sử của sự phát triển như vũ bão của Ford:
Thời kỳ hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Thunderbird
huyền thoại với kiểu dáng đặc sắc kết hợp với những đặc tính sang trọng như
cửa sổ điện. Ngoài ra, chiếc xe Edsel cũng chiếm được rất nhiều cảm tình từ
những người yêu xe. Hai loại xe này đã giúp cho doanh số của hãng vượt trội và
giúp cho hãng luôn giữ được vị trí vững chắc trên thị trường. Ngôi vị của Ford
càng được củng cố khi vào đầu những năm 1960, hãng giới thiệu loại xe
compact Falcon và đặc biệt là chiếc xe thể thao Mustang. Người tiêu dùng yêu
thích Mustang vì mức giá thấp, động cơ V8 khoẻ, kiểu dáng bóng bẩy và chiếc
Mai Nữ Trâm Anh 5
xe này đã trở thành một trong những mẫu xe bán được nhiều nhất vào thời điểm
đó.
Sang đến thập kỷ 70, cũng giống như các nhà sản xuất nội địa khác, Ford
gặp rất nhiều khó khăn bắt nguồn từ sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và
các quy định mới của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên đến năm 1979, hãng vẫn thu
được chút lợi nhuận qua thương hiệu Mazda – Ford nắm giữ 25% cổ phần của
nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này. Chính điều này đã mở ra một giai đoạn mới cho
Ford bằng những dự án hợp tác phát triển. Đến cuối thập kỷ 80, Ford đã mở
rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách mua lại thương hiệu Jaguar và
Aston Martin đồng thời cho thấy một sức mạnh mới khi ra mắt các loại xe kiểu
mẫu như Escort.

Những năm 1990, Ford đã rất thành công trong việc định hướng thị hiếu
người tiêu dùng qua mẫu xe thể thao việt dã SUV hạng trung Explorer. Thành
công này đã đóng góp vai trò to lớn trong việc mở ra một kỷ nguyên của dòng
xe thể thao đa dụng. Phạm vi hoạt động của hãng lại càng được mở rộng khi
quyết định mua lại phân nhánh sản xuất xe con của Volvo vào năm 1999 và
Land Rover vào năm 2000.
Xe tải và xe thể thao đa dụng SUV của hãng luôn có doanh số rất cao,
bằng chứng là đã qua bao thập kỷ, xe tải series F của hãng luôn là loại xe bán
chạy nhất.






Hình 1.2: Sản phẩm mới nhất của Ford.
Tuy nhiên, thiên niên kỉ mới đã chứng kiến sự suy thoái của Ford. Sự
cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất khác, chi phí dàn trải cho tất cả các
thương hiệu; thua lỗ liên tục xảy ra với nhãn hiệu Jaguar; lợi nhuận quá thấp từ
phân khúc xe thể thao việt dã SUV đã gây thiệt hại nặng nề cho hãng. Để khắc
phục tình trạng đó công ty đã đầu tư nghiên cứu, và cho ra đời một loạt các sản
phẩm mới - điển hình là chiếc xe thể thao được nâng cấp Mustang. Hiện tại bất
ổn nhưng theo quy luật của chu kỳ kinh doanh thì những ngày tháng tươi đẹp
vẫn đang chờ đón hãng phía trước.




Mai Nữ Trâm Anh 6






PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI FORD NHƯ THẾ NÀO?









H
ình 1.3: Henry Ford-
người sáng lập ra hãng Ford
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường bên ngoài của tổ chức bao gồm tất cả các yếu tố tồn tại bên
ngoài ranh giới của tổ chức có ảnh hưởng tiềm tàng tới hoạt động của tổ chức.
Môi trường bên ngoài của tổ chức được phân làm hai lớp: môi trường vĩ mô và
môi trường vi mô.
Ví dụ:
Các nhà cạnh tranh, các nguồn lực công nghệ, các điều kiện kinh tế…
2.1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô
 Môi trường kinh tế:
Khía cạnh kinh tế đại diện cho tình trạng kinh tế một quốc gia hoặc vùng,
nơi mà tổ chức hoạt động. Tiền lương của người lao động, lạm phát, thuế, chi
phí nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và giá cả các hàng hoá, dịch

vụ bán ra, sự cạnh tranh tự do trên thị trường, sự tiến bộ về khoa học công nghệ
và lực lượng lao động là các yếu tố tạo nên nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Ngày nay, do các tổ chức hoạt động trong môi trường toàn cầu, các yếu tố kinh
tế ngày phức tạp và ít chắc chắn hơn.
Mai Nữ Trâm Anh 7
Một trong những xu hướng quan trọng của nền kinh tế hiện nay là sáp
nhập và thôn tính thường xuyên.
Những thị trường mới. Những giới hạn về biên gới quốc gia đang dần bị
xóa mờ. Công ty có thể gia tăng tíếp xúc khách hàng mà không bận tâm họ ở
đâu trên trái đất. Chỉ cần một thao tác click chuột, công ty có thể tiếp cận với
khách hàng tiềm năng của mình. Internet được đánh giá là một cuộc cách mạng
thật sự do khả năng ứng dụng cao và cắt giảm chi phí giao dịch một cách đáng
kinh ngạc.
Ví dụ: Travelocity, InWest, Well-Fago, Amazon.com
Điều này đang thách thức các nhà bán lẻ truyền thống và cả những
khoảng cách về địa lí.
Nền kinh tế mới cũng làm xuất hiện nhiều công ty chuyên làm chức năng
cung cấp thông tin và tư vấn cho các công ty khác trong quá trình ra quyết định
của họ.
Nền kinh tế nâng cao nguồn lực con người. Trong nền kinh tế cũ, máy
móc thiết bị và những nguồn vốn là những tài sản quan trọng của tổ chức.
Nhưng trong thời đại mới tổ chức cần nhận thức rằng, không chỉ dữ liệu hay
thông tin mà chính tri thức mới là chìa khóa đem lại sự thành công. Tri thức là
tài sản quan trọng của tổ chức.
 Môi trường chính trị, pháp luật
Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị - pháp luật đối
với hoạt động kinh doanh ở những mục đích và thể chế chính trị nhằm tới. Thể
chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động xã hội, trong đó
có hoạt động kinh doanh.
Sự ổn định về chính trị, vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế, những

định hướng chung của nền kinh tế, hệ thống pháp luật hiện hành là những nội
dung chính cần xem xét khi nghiên cứu yếu tố chính trị trong môi trường vĩ mô.
Trong những ảnh hưởng từ những chính sách của Nhà nước, thì chính
sách về thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đối với việc cân đối thu chi, lời
lỗ, và chính sách của doanh nghiệp. Như vậy, công tác quản trị kinh doanh ở các
doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Nhà nước và
nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật là một đòi hỏi
mang tính tất yếu khách quan.






Mai Nữ Trâm Anh 8

Hình 1.5: Tranh biếm họa về sức mạnh của Nhà nước
 Môi trường văn hoá – xã hội:
Một tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất
định và giữa doanh nghiệp với môi trường, xã hội có những mối liên hệ chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh
nghiệp cần và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra. Các giá trị
chung của xã hội, các phong tục truyền thống, các hệ tư tưởng tôn giáo, cơ cấu
dân số, thu nhập của dân chúng đều có tác động nhiều mặt tới hoạt động của các
tổ chức kinh doanh.
Bao gồm:
 Dân số
 Văn hoá
 Nghề nghiệp
 Tâm lý dân tộc

 Phong cách và lối sống
 Hôn nhân và gia đình
 Tôn giáo
 Môi trường công nghệ:
Công nghệ là một quá trình làm biến đổi đầu vào của một tổ chức thành
đầu ra.
Công nghệ là tri thức, là công cụ, là kĩ thuật và hoạt động được sử dụng
để chuyển đổi những ý tưởng, thông tin và nguyên liệu thành hàng hoá, dịch vụ
cuối cùng. Kinh doanh là tìm cách thoả mãn nhu cầu của thị trường, nhưng nhu
cầu của thị trường lại thay đổi liên tục nên doanh nghiệp phải thường xuyên thay
đổi, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới để đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng. Ngày nay, không có doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển mà
không dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học-công nghệ. Khoa
học- công nghệ càng tinh vi cho phép các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều lọai
hàng hóa phù hợp với nhu cầu của con người. Công nghệ thường xuyên biến
đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra những cơ hội cũng như
nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp.
Nhìn chung, những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thể hiện tập trung ở
những phương diện sau:
 Những phát minh sáng chế và những cải tiến khoa học kĩ thuật tăng
lên nhanh chóng.
 Bùng nổ cách mạng về thông tin và truyền thông.
Mai Nữ Trâm Anh 9
 Rút ngắn thời gian ứng dụng các phát minh sáng chế.
 Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên vật liệu với những tính
năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây.
 Chu kì dổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn, tốc độ chuyển giao
công nghệ ngày càng nhanh và mạnh hơn.
 Vòng đời sản phẩm của các doanh nghiệp ngày càng ngắn hơn.
 Các loại hàng hóa mới thông minh ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

 Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa
trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản lí ngày
càng cao hơn.
 Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ
tiền hơn dẫn tới không gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng
lớn hơn.
Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thật và công nghệ là vô cùng phong
phú và đa dạng, điều quan trọng cần phải nhận thức được là các nhà quản trị của
tổ chức nói chung và của doanh nghiệp nói riêng đều phải tính toán những ảnh
hưởng của các yếu tố này trong các mặt hoạt động của mình. Sẽ là một sai lầm
rất lớn nếu trong kinh doanh mà các nhà quản trị không hoạch định được những
chiến lược đúng đắng về kĩ thuật và công nghệ trong từng thời kì để sản xuất ra
các loại sản phẩm tương ứng với thị trường. Thực tế chứng tỏ rằng, nhà doanh
nghiệp nào nắm bắt nhanh nhạy và áp dụng kịp thời những thành tựu tiến bộ như
vũ bão của khoa học kĩ thuật thì người đó sẽ thành công.
 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên đang dần khan hiếm và bị xâm hại một cách nghiêm
trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi nhiều tổ chức, công luận quốc tế cần đưa ra những
chính sách quản lí chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguốn tài nguyên và môi trường.
Những chính sách này thể hiện nội dung sau :
1. Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên
cứu và phát triển. Tăng cường đầu tư tìm kiếm những nguồn tài
nguyên tại những vùng xa như ngoài biển khơi hoặc những nguồn có
khả năng phục hồi. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cơ bản để
phát triển những công nghệ mới, có khả năng phục hồi các nguồn tài
nguyên, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và hạn chế sự lãng phí.
2. Tăng cường tìm kiếm và sử dụng lại các nguồn chất thải. Các loại
chất thải công nghiệp, sinh hoạt tái sinh nhằm bảo vệ môi trường và
tiết kiệm nguyên liệu.
3. Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên

liệu thay thế. Tại các nước phát triển, sợi thủy tinh đang dần thay thế
cho kim loại, sứ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện lực và
công nghiệp hàng không.
Mai Nữ Trâm Anh 10
4. Thiết kế lại sản phẩm. Việc thiết kế lại sản phẩm nhằm hợp lý hóa
việc sử dụng các yếu tố vật chất trong chế tạo sản phẩm. Quá trình
này cũng dẫn đến những việc thiết kế những công nghệ, dây chuyền
sản xuất mới hợp lý hơn.
Vấn đề môi trường đã trở thành một bộ phận trong chiến lược hành động
của các nhà quản trị chứ không dừng lại ở mức độ quan tâm của họ. Giờ đây,
quản trị viên phải học cách suy nghĩ một cách dài hạn cho dù lợi nhuận có bị
ảnh hưởng trong ngắn hạn. Sau đó, họ cần thực hiện một loạt các hành động để
đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức môi trường.
 Tránh sự mâu thuẫn với các tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường.
 Bồi thường cho các tác động gây nguy hiểm cho môi trường.
 Chấp hành ngay những quy định của Chính phủ.
 Cắt giảm hành động gây nguy hiểm cho môi trường.
 Tăng cường ứng dụng công nghệ mới.
 Tái chế rác thải.
 Các kế hoạch hành động.
Những mối quan tâm về môi trường thường xuyên tác động làm thay đổi
cách tư duy không chỉ của các nhà sản xuất mà còn cả người tiêu dùng, các
nguồn nguyên liệu tạo ra nó và quy trình sản xuất được áp dụng. Một điều thực
tế là hầu hết các sản phẩm thành công trong thời đại mới là những sản phẩm mà
bản thân nó đã bao hàm yếu tố bảo vệ môi trường, cũng như phản ánh ý thức giữ
gìn và tôn trọng môi trường của công ty sản xuất ra nó.
Tóm lại: Môi trường vĩ mô là những yếu tố tác động gián tiếp đến tất cả
các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế. Các yếu tố này có phạm vi rộng lớn
bao trùm toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
2.2. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới Ford như thế nào?

2.2.1. Môi trường kinh tế

×