Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò to lớn của đảng đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.2 KB, 11 trang )

Đề bài:
Anh (chị) hãy trình bày nhận thức của mình về lịch sử vẽ vang của
Đảng ta và vai trò to lớn của Đảng đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện
nay. Anh (chị) có nguyện vọng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt
Nam hay không? Nếu có, Anh (chị) hãy cho biết hướng phấn đấu của bản
thân mình.
Lịch sử đã chứng minh: Cái tạo nên sức mạnh Việt Nam, cái đảm bảo
cho dân tộc Việt Nam tồn tại và khẳng định mình, vượt qua mọi thử thách của
thiên tai cũng như của giặc ngoại xâm. Đó không phải là sức mạnh vật chất,
mà chủ yếu là do sức mạnh tinh thần của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh thần ấy ngày càng được
phát huy trên tất cả các lĩnh vực. Trong công cuộc xây dựng Đất nước hiện
nay, nhờ vào những bước đi đúng đắn đó kết hợp với những truyền thống tốt
đẹp vốn có của dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa nước ta lên nấc
thang cao ngất làm cho cả thế giới phải biết đến.
Đảng Cộng Sản Việt Nam có một lịch sử vẽ vang như thế nào? Vai trò
của Đảng to lớn như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Đất nước?
Không có gì có thể chứng minh rõ ràng điều đó bằng những cột mốc lịch sử.
Trước hết, đó là sự ra đời tất yếu của Đảng. Quan điểm và đường lối chính trị
của một giai cấp đã lỗi thời, một giai cấp đối lập với đại đa số quần chúng
nhân dân. Một giai cấp không thể phản ảnh xu thế khách quan của lịch sử,
không thể đại diện cho nguyện vọng của quần chúng, bởi mục đích hướng tới
của nó không phải là đời sống hạnh phúc của mọi người mà chỉ là quyền lợi
ích kỉ của một thiểu số cá nhân nào đó. Trái lại, một chế độ chính trị của lực
lượng xã hội đang lên, đang đáp ứng đòi hỏi của lịch sử bao giờ cũng được
quần chúng nhân dân coi trọng và sẵn sàng chấp nhận. Dưới ánh sáng của
Chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam
đã ra đời. Đảng đã đề ra phương hướng chính quyền là của dân, do dân, vì
dân. Các nhà hoạt động chính trị là đại diện của quần chúng là công bộc của
quần chúng, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ chung cho quần chúng. Mục tiêu lâu
dài của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội


công bằng dân chủ và văn minh. Đồng thời cũng mang lại quyền dân chủ thực
sự cho người dân, dần dần tạo nên một xã hội trong đó “Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện để phát triển sự tự do cho mọi người”. Sứ mệnh đó
đòi hỏi Đảng và cán bộ Đảng phải có trình độ cao về năng lực và phẩm chất.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu đó.
Đảng ra đời giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nổ
ra ở các nước Tư bản và các nước thuộc địa. Với sức phá hoại chưa từng có
trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp: công nhân thất nghiệp, nông dân
phá sản… Mâu thuẩn giữa công nhân và Tư bản, nông dân và địa chủ, giữa
các nước Đế quốc và thuộc địa, giữa các nước với nhau… đã phát triển đến
mức trầm trọng. Để chống đỡ tai hoạ của cuộc khủng hoảng, Đế quốc trút tất
cả gánh nặng đó lên vai nhân dân thuộc địa nói chung và nhân dân Việt Nam
nói riêng. Nhiệm vụ trước mắt của Đảng là lãnh đạo nhân dân chống đế quốc
và bọn tay sai. Vừa mới ra đời Đảng đã bắt tay lãnh đạo một phong trào Cách
mạng rộng lớn trong cả nước. Một Đảng còn rất trẻ nhưng phải nhận một
trách nhiệm vô cùng khó khăn. Cách mạng Việt Nam rồi sẽ ra sao? Nhưng
với sự tài tình của Đảng mà đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Người đã
vạch rõ sự áp bức bốc lột vô nhân đạo của Đế quốc, làm cho đồng bào ta hiểu
rằng “có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”. Cao trào 1930 –
1931 nổ ra rầm rộ trong cả nước, quần chúng đã làm chủ nhiều vùng, giành
được những thắng lợi vẻ vang, đem lại cho giai cấp công nông lòng tin vững
chắc ở sức mạnh của mình. Thấy rõ con đường giải phóng công nông, giải
phóng dân tộc không phải là con đường trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài
mà dựa vào sức mình là chính. Một bước đầu thành công rất đáng khen của
Đảng.
Thực tiễn lịch sử cho thấy: “ Không có những trận chiến rung trời lỡ
đất những năm 1930 - 1931, trong đó công nông đã tung ra nghị lực cách
mạng phi thường của mình thì không thể có cao trào những năm 1936 - 1939
thắng lợi vẻ vang như thế”. Tháng 3-1939 Đảng cho ra đời bảng tuyên ngôn
nêu rõ những tai hoạ đang đến gần, bọn thực dân Pháp đang ra sức bóp nghẹt

quyền tự do dân chủ, chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp
nhân dân cùng thống nhất hành động, chống nguy cơ chiến tranh. Đây là cuộc
tổng diễn tập lần hai cho Cách mạng tháng 8 năm 1945. Qua cuộc diễn tập
này lực lượng của Đảng đã phát triển nhanh chóng, đội ngũ cán bộ thêm đông
đảo, được rèn luyện trong chiến tranh vận động quần chúng, tích luỹ thêm
nhiều kinh nghiệm mới. Đó là kinh nghiệm về chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị
cụ thể trước mắt của Cách mạng, kinh nghiệm về thực hiện liên minh dân chủ
rộng rãi, về xây dựng lực lượng quần chúng và tổ chức mặt trận thống nhất,
kinh nghiệm về sử dụng kết hợp các hình thức tổ chức và đấu tranh.
Làm chính trị không thể bỏ qua các mưu lược. Đảng Cộng Sản Việt
Nam luôn luôn có những mưu kế khôn khéo, tạo nên sức cảm hoá mãnh liệt,
lôi kéo con người về với chính nghĩa. Năm 1943, Đảng đã đề ra Đề cương
Văn hoá Việt Nam để tập hợp các nhóm văn nghệ sĩ và trí thức vào Hội Văn
hoá cứu quốc, chủ trương đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, tuyên
truyền đường lối cứu quốc, cổ vũ quần chúng trên trận tuyến cách mạng. Đó
là một trong những vũ khí sắc bén để đuổi thù chung. Tháng 10 năm 1944,
đồng chí Nguyễn Ai Quốc chỉ đạo Cách mạng vừa đẩy mạnh đấu tranh chính
trị, vừa chuẩn bị cho đấu tranh vũ trang. Người ra chỉ thị: “Cách mạng của ta
là của toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Một chỉ thị
đầy sáng tạo và nó đã tạo nên một cuộc vũ trang toàn dân chưa từng có.
Cuối năm 1944-1945 trên chiến trường Châu Au, quân đội Xô Viết đã
giành thắng lợi quyết định bằng hàng loạt đòn phản công chiến lược. Giờ tận
số của phát xít Đức đã điểm. Số phận của phát xít Nhật ở Đông Dương cũng
đang lung lay tận gốc. Để trừ mối hoạ bị Pháp đánh sau lưng khi đồng minh
tiến vào Đông Dương, Nhật hất cẳng Pháp độc quyền chiếm Đông Dương.
Vào đêm 9-3-1945, cuộc xung đột vũ trang Nhật-Pháp nổ ra. Đảng ta đã nhận
định sự xung đột sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những
điều kiện của cuộc tổng khởi nghĩa chín mùi nhanh chóng. Sự nghiệp Đất
nước đang diễn ra trong một tình thế cực kì phức tạp: vừa có thời cơ vừa có
nhiều thách thức. Biết lợi dụng thời cơ cũng như biết vượt qua thử thách, đó

là một bài toán không đơn giản. Ở đây đòi hỏi lãnh đạo phải có tầm nhìn xa,
vừa nắm bắt nhanh chóng những thành tựu đã và đang có, vừa phải dự báo
được những gì sẽ diễn ra không chỉ trong Đất nước mình mà còn trên phạm vi
quốc tế. Hơn bao giờ hết, số phận các quốc gia, dân tộc đang đan kết với
nhau, tác động vào nhau. Bỏ qua một thời cơ thuận lợi cũng như không dự
báo được những thách thức thì công cuộc đổi mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Do
vậy Đảng ta đã sáng suốt chủ trương “đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho
“đánh đuổi Nhật-Pháp”. Nhờ vào đó Cách mạng Việt Nam nhanh chóng
chuyển lên thành cao trào và những cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra
ở nhiều địa phương. Tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết
định cho vận mệnh của dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy
đem sức ta màgiải phóng ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân
dân ta từ Bắc chí Nam đã đồng loạt vùng dậy tiến hành cuộc khởi nghĩa oanh
liệt, giải phóng toàn bộ Đất nước. Bản tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc đã tuyên bố nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, đập tan
xiềng xích gần 100 năm của thực dân Pháp và lật nhào ngai vàng phong kiến
có từ hàng nghìn năm trên Đất nước ta. Điều đó “chẳng những giai cấp lao
động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những
dân tộc bị áp bức ở nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần đầu tiên trong lịch
sử Cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nữa thuộc địa, một Đảng mới 15
tuổi đã lãnh đạo Cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã bị các nước Đế
quốc, các thế lực phản động quốc tế và trong nước liên kết với nhau bao vây,
chống phá quyết liệt. Thực dân Pháp đã nổ súng ở miền Nam bắt đầu cuộc
xâm lược nước ta lần thứ 2. Đế quốc Anh dùng danh nghĩa đồng minh giải
giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 vào đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp
quay lại Đông Dươn. Vẫn chưa hết, quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa
cũng mượn tiếng giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra nhưng chúng lại có
mưu đồ tiêu diệt Đảng ta. Trong lúc đó lực lượng mọi mặt của Nhà nước mới
còn non yếu, kinh tế vô cùng nghèo nàn, Đất nước xơ xác, tiêu điều. Ngoài ra

văn hoá nước ta cũng bị nô dịch nặng nề, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
chưa được các nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Đất
nước bị bao vây bốn phía, chính quyền Cách mạng ở vào tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc”. Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng. Tháng 11 năm
1945 Đảng tuyên bố tự giải tán, đây là một bước đi rất sáng tạo của Đảng ta.
Từ đây Đảng đi vào hoạt động bí mật nhưng có kết hợp với công khai. Những
chủ trương sách lược, biện pháp nhân nhượng đối với quân Tưởng và tay sai
của chúng ta là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn với điều kiện lúc bấy giờ của
chúng ta. Điều đó đã giúp chúng ta hạn chế và vô hiệu hoá một phần các hoạt
động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại mọi âm mưu lật đổ chính
quyền Cách mạng Việt Nam,
Thế nhưng “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta nhân nhượng, chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước
ta lần nữa”. Hồ Chủ Tịch đã nêu ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “
Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không nhất định chịu mất nước, không chịu
làm nô lệ”. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Giờ cứu nước
đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ Đất nước. Dù gian lao
kháng chiến nhưng với lòng kiên quyết hy sinh vì Đất nước, thắng lợi nhất
định thuộc về ta. Lời kêu gọi ấy làm cho cả nước sục sôi đứng lên, bình tĩnh
chiến đấu với một ý chí cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, với một thái độ chính
trị dứt khoát, kiên định. Cuộc kháng chiến 9 năm 1945-1954 (chiến dịch
Đông Khê, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ…) dưới sự lãnh
đạo tài tình của Đảng đã làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và địch.
Đẩy địch luôn luôn vào thế bị động, làm cho chúng thấy rõ sẽ thất bại trong
cuộc chiến tranh này, làm cho lòng tin của quân dân ta ngày càng nâng cao và
cuối cùng thắng lợi đã thuộc về ta. Đến đây chúng ta càng thấy rõ vai trò to
lớn của Đảng.
Miền Bắc đã được giải phóng nhưng chiến tranh không vì thế mà chấm
dứt. Đất nước đang ở vào tình thế vô cùng khó khăn, nếu không chỉ đạo đúng
đắn Đảng ta sẽ lại đưa Đất nước lâm vào một tình thế khó khăn khác. Nhưng

Đảng vẫn là Đảng, vẫn giữ được sự anh minh và sáng suốt của mình dù ở vào
tình thế nào đi nữa. Lúc này, Đảng xác định nhiệm vụ của Đất nước là vừa
xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc vừa tiến hành kháng chiến chống Mĩ
ở miền Nam, để thống nhất Đất nước đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong
lịch sử thế giới chưa có một Đảng nào lại thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng
và khó khăn như thế cùng một lúc. Đây là một quyết định khó khăn nhưng nó
chứng tỏ sự tài tình và lòng tin tưởng vào dân tộc rất cao của Đảng. Hai
nhiệm vụ khác nhau ở hai miền khác nhau nhưng lại có cùng mục tiêu chung
là thống nhất nước nhà, lại được lãnh đạo bởi một Đảng, một Nhà nước chưa
thể gọi là già dặn, thật vô cùng khó khăn.
Nhưng vượt qua tất cả, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, quân và dân
miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ. Hơn thế nữa là một
chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng mà cả thế giới phải thán
phục. Ở miền Nam cuộc tổng tiến công và nổi dậy tất Mậu Thân 1968 là một
đòn tấn công bất ngờ lớn đánh vào trung tâm sào huyệt Mĩ ngụy mà thắng lợi
lớn nhất là “làm lung lây ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ tạo nên bước ngoặc
của chiến tranh”, nó đã làm đảo lộn chiến lược của địch, làm lung lây ý chí
xâm lược của địch, buộc chúng phải ngồi đàm phán với ta tại Paris. Nhưng
vẫn chưa hết, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến
công và nổi dậy 1972 buộc đế quốc Mĩ phải kí kết và rút hết quân đội ra khỏi
miền Nam Việt Nam, chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình.
Mọi việc vẫn không dễ dàng như thế, mặc dù kí hiệp định Paris nhưng
chúng vẫn âm mưu phá hoại hiệp định, vẫn chưa từ bỏ ý định quay lại Việt
Nam. Nhưng người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục, Đảng Cộng
Sản Việt Nam không bao giờ lùi bước trước khó khăn nào. “ Phải kiên định
sự lãnh đạo của Đảng, vì ở nước ta không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
thì không thể có độc lập dân tộc, không có quyền làm chủ thực sự của nhân
dân, không có nhà nước của dân, do dân, vì dân, không thể thực hiện công
bằng xã hội, không thể có Chủ Nghĩa Xã Hội. Lúc bình thường, vai trò lãnh
đạo của Đảng rất quan trọng, ở những bước chuyển của giai đoạn, vai trò đó

càng quan trọng hơn”. Và đây là lúc Đảng khẳng định vai trò của mình. Dưới
sự chỉ đạo kịp thời sáng suốt và linh hoạt của TW Đảng, chỉ trong vòng 55
ngày đêm, với quyết tâm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khí
thế thần tốc và một tinh thần chiến đấu áp đảo, quân và dân ta đã giành thắng
lợi liên tiếp: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch
Hồ Chí Minh. Ngày 30/04/1975 đã trở thành ngày không thể quên của dân tộc
Việt Nam. Chúng ta đã thống nhất Đất nước, quân và dân Việt Nam đã hoàn
thành sứ mệnh của lịch sử. Việt Nam đã chứng minh trước toàn thế giới sự
thắng lợi của Chủ nghĩa Mac – Lênin, sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của
Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong Cách mạng Việt Nam, ở mọi thời kỳ Đảng ta luôn vươn tới mọi
tầm cao của dân tộc, đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng
Việt Nam, bởi nếu không có Đảng thì cách mạng vẫn chưa có lối thoát và
không thể có thắng lợi huy hoàng như ngày hôm nay. Sự ra đời của Đảng là
bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Vì khi Đảng ra đời, mọi
thắng lợi Cách mạng Việt Nam đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng. Đảng ra đời là cột mốc đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn về đường lối
cứu nước của Cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã trở thành hạt nhân đoàn
kết các yếu tố, cũng từ đây nhân dân Việt Nam đi vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng giai cấp, giải phóng loài người một cách tự giác và có tổ chức. Sự
ra đời của Đảng là một yêu cầu tất yếu của lịch sử. Từ khi thành lập Đảng
luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, luôn thể hiện được vai trò lãnh đạo của
mình. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Bác Hồ vạch rõ: “ Cách mệnh
trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng Cách mệnh để trong thì hoạt
động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai
cấp vô sản mỗi nơi. Đảng có vững Cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”.
Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm được những kỳ công là vì
Đảng là một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, một Đảng Macxit –
Lênin nít chân chính, do Bác Hồ sáng lập, rèn luyện và giáo dục. Sự kết hợp

giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đúng đắn về chính
trị, thống nhất về tư tưởng, trong sạch và vững mạnh về tổ chức, liên lạc chặt
chẽ với quần chúng – một đội ngũ kiên cường của phong trào Cách mạng.
Tuyệt đối dương cao ngọn cờ độc lập và Chủ Nghĩa Xã Hội, ngọn cờ bách
chiến bách thắng của Cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, Cách mạng Việt
Nam đã dành hết thắng lợi này đến hết thắng lợi khác và ngày càng rực rỡ.
Những vinh nquang và đổi thay kỳ diệu của Đất nước ta hoàn toàn gắn liền
với sự trưởng thành trong bản lĩnh chính trị, chiến đấu và sáng tạo của Đảng.
“ Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy – những nhân tố tạo nên dức mạnh của Cách
mạng Việt Nam chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”.
Thống nhất Đất nước đã khó nhưng xây dựng và bảo vệ Đất nước lại
càng khó hơn. Vì vậy sau khi thống nhất Đất nước, Đảng ta đang tiến hành
đổi mới, đang từng bước tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong suốt 7
thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, dân tộc ta đã
vượt qua rất nhiều gian nan thử thách, đưa Cách mạng từ thắng lợi này sang
thắng lợi khác. Đảng vẫn khẳng định: Giai cấp công nhân Việt Nam vẫn giữ
vai trò là lực lượng lãnh đạo xã hội mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Vì vậy mục tiêu của thời đại vẫn không hề thay đổi, vẫn là độc lập dân
tộc gắn liền Chủ Nghĩa Xã Hội. Bằng đường lối đổi mới, thông qua đường lối
đổi mới mà Đảng ta bổ sung, hoàn thiện và phát triển để phù hợp với hoàn
cảnh thế giới hiện nay. Trước thực trạng tình hình thế giới, Đảng ta đã chuyển
đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường. Và đã thu được
một số kết quả thật lớn lao: đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, GDP luôn tăng nhanh,
quan hệ quốc tế luôn luôn được mở rộng… Tuy nhiên song song với những
thành tựu đó luôn luôn tồn tại bốn nguy cơ: tụt hậu xa về kinh tế, nạn tham
nhũng, chệch hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và diễn biến hoà bình.
Ngoài ra, những năm gần đây thế giới đang tăng trưởng về kinh tế, điều
đó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, tạo nên những bất công, nghèo
nàn, xuống cấp… Đảng viên hàng ngày hàng giờ chịu sự tác động của những

nhân tố phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng. Vấn đề giữ vững
bản chất của một cán bộ Đảng viên đang đứng trước những thách thức mới.
Cuộc chiến tranh giải phóng Đất nước kéo dài mấy chục năm đã rèn đức dân
tộc và cho Đảng những phẩm chất tuyệt vời, nhưng cũng đã để lại nhiều di
hại nặng nề. Hơn thế nữa, một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên thiếu tu
dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa đoạ về đạo đức, thoái
hoá về chính trị … Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa làm rõ, cơ sở Đảng
ở một số nơi còn yếu kém. Những vấn đề đó suy cho đến cùng đều liên quan
đến việc hoàn thiện Đảng về tổ chức, tư cách và hiệu quả lãnh đạo.
Hơn bao giờ hết, thời kỳ lịch sử mới đang đòi hỏi các hoạt động chính
trị, các tổ chức chính trị, các nhà chính trị phải vươn tới tầm cao mới trong tri
thức, đạo đức cũng như cách thức quản lý. Đặc biệt đối với nước ta, với mục
tiêu Chủ Nghĩa Xã Hội thì toàn bộ hoạt động của Đảng đều vì Chủ Nghĩa Xã
Hội, vì con người, sự phồn vinh và hạnh phúc của con người. Và Đảng Cộng
Sản Việt Nam đang nỗ lực với mục tiêu ấy. Với điều kiện hiện nay, Đảng ta
đang ra sức hoàn thiện trên tất cả các lãnh vực của đời sống và đang dần đưa
nước ta lên tầm cao mới, hội nhập và quan hệ rộng rãi với các nước trên thế
giới. Đưa nền kinh tế phát triển ngang tầm với các nước khác trên thế giới
trên cơ sở độc lập tự chủ. Do vậy, mỗi công dân chúng ta với một phần kiến
thức nhỏ bé có được thì chúng ta sẵn sàng cống hiến cho Đất nước. Thế hệ
hôm nay phải đóng góp một phần sức lực của mình để xây dựng Đất nước
ngày một phồn vinh và giàu mạnh, để xứng đáng với bao xương máu mà ông
cha ta đã đổ ra. Vì vậy, đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam là
một niềm mơ ước, một niềm tự hào đối với bất cứ người dân nào trên Đất
nước Việt Nam.
Riêng bản thân tôi cũng vậy, đứng vào hàng ngũ của Đảng luôn là niềm
mơ ước, niềm tự hào không gì sánh bằng. Nhưng phấn đấu như thế nào để
ước mơ đó trở thành sự thật? Đó chính là phấn đấu mà không phấn đấu. Bởi
với một lòng yêu Đảng, ham muốn phụng sự cho Đảng tôi sẽ làm hết khả
năng của mình. Không vì một hư danh, một cái “mác” Đảng viên mà chúng

bỏ mặc tất cả, đi ngược lại mục đích của Đảng. Phấn đấu không phải để sau
đó được “ngồi mát ăn bát vàng”, mà phấn đấu để đem tài sức của mình góp
phần xây dựng Đất nước. Là một sinh viên mà cụ thể là một Đoàn viên thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tôi sẽ cố gắng nắm vững, nắm chắc các quan
điểm lý luận cũng như thực tiễn. Am hiểu và có thể vận dụng sáng tạo Chủ
nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công việc, tuyệt đối tránh rập
khuôn máy móc. Cần phải cố gắng học tập, trau dồi trí thức để xứng đáng là
những con người Xã Hội Chủ Nghĩa, những con người vừa hồng vừa chuyên,
đủ trình độ đáp ứng sự nghiệp Công Nghiệp Hoá – Hiện Đại Hoá Đất nước.
Luôn luôn cố gắng khơi dậy, phát huy Chủ nghĩa yêu nước, gắn liền lợi ích
dân tộc với lý tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội. Bên cạnh đó, cần phải thẳng thắn
góp ý xây dựng Đảng, không sợ sệt, không bao che, không bè phái… Chỉ có
khi Đảng mạnh thì Nhà nước mới mạnh, lúc đó dân mới giàu, xã hội mới
công bằng, dân chủ và văn minh./.

×